Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch...

Tài liệu Luận văn pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

.PDF
76
1
71

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI NGUYỄN PHƢỚC THẠNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƢỚC THẠNH Khóa: 42 MSSV: 1753801011165 GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: THẠC SĨ TRẦN LINH HUÂN TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng Luật BVMT Luật Bảo vệ môi trƣờng Luật DL Luật Du lịch Nghị định số 03/2015/NĐ-CP Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trƣờng Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT Nghị định số 168/2017/NĐ-CP Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng Nghị định số 45/2019/NĐ-CP Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. ÔNMT Ô nhiễm môi trƣờng QPPL Quy phạm pháp luật Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 12/4/2012 ban hành Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lƣu trú du lịch tại Việt Nam Quyết định số 4216/QĐ-BVHTTDL Quyết định số 4216/QĐ-BVHTTDL của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/12/2020 ban hành Quy tắc ứng xử về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Quyết định số 821/QÐ-BVHTTDL Quyết định số 821/QÐ-BVHTTDL của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 09/3/2021 về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Nghị định về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia Thông tƣ liên tịch số 19/2013/TTLT- Thông tƣ liên tịch số 19/2013/TTLTBVHTTDL-BTNMT BVHTTDL-BTNMT của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 30/12/2013 về Hƣớng dẫn bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ....................................................................... 6 1.1. Tổng quan về du lịch ................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của du lịch.............................................................. 6 1.1.2. Tình hình du lịch tại Việt Nam ................................................................ 8 1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ...................... 10 1.2.1. Khái niệm về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ...................... 10 1.2.2. Đặc điểm bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ............................ 12 1.2.3. Vai trò của bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch .......................... 13 1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo vệ môi trƣờng ..................... 14 1.3.1. Tác động của hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với du lịch ................... 14 1.3.2. Tác động của du lịch đối với hoạt động bảo vệ môi trƣờng.................... 18 1.4. Tổng quan pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch...... 24 1.4.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ....... 24 1.4.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch.................................................................................................................. 25 1.4.3. Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ...... 28 1.5. Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch tại một số quốc gia ...................................................................................................................... 29 1.5.1. Trung Quốc ........................................................................................... 29 1.5.2. Nhật Bản ............................................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 35 CHƢƠNG 2. BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH .......................... 36 2.1. Bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch .................................................................................... 36 2.1.1. Bất cập trong quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ............................................................................................................. 37 2.1.2. Một số giải pháp hoàn thiện .................................................................. 45 2.2. Bất cập và giải pháp hoàn thiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ............................................................ 49 2.2.1. Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch ............................................................................................ 49 2.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện .................................................................. 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 58 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch thƣờng đƣợc ví von nhƣ ngành công nghiệp “không khói” bởi tác động của du lịch đến môi trƣờng so với các ngành công nghiệp khác có thể nói là ít tiêu cực và nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhƣ hiện nay cũng nhƣ ý thức chƣa cao của một số cá nhân, tổ chức hoạt động du lịch, ngành du lịch đã có những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Vì thế, giờ đây, việc bảo vệ môi trƣờng (BVMT) trong hoạt động du lịch đang ngày càng đƣợc quan tâm. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lƣợc BVMT trong hoạt động du lịch, qua đó góp phần nâng cao công tác quản lý và kiểm soát BVMT trong hoạt động du lịch. Nghị quyết 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đã nhấn mạnh đến vấn đề BVMT trong hoạt động du lịch theo hƣớng “Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường. Thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái”. Đây đƣợc coi là cơ sở quan trọng để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) quy định về vấn đề BVMT trong hoạt động du lịch tại Việt Nam. Hiện nay, Nhà nƣớc ta cũng đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề BVMT trong hoạt động du lịch, tiêu biểu nhƣ Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 (Luật BVMT), Luật BVMT 2020, Luật Du lịch 2017 (Luật DL), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT (Nghị định số 19/2015/NĐ-CP), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch (Nghị định số 168/2017/NĐ-CP), Thông tƣ liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 30/12/2013 hƣớng dẫn BVMT trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích (Thông tƣ liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT),… Các văn bản này về cơ bản đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu phục vụ công tác BVMT trong hoạt động du lịch trong khoảng thời gian qua. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, các quy định pháp luật về BVMT trong du lịch vẫn còn thiếu tính thống nhất, rời rạc, chế tài vẫn chƣa thật sự tƣơng xứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, điều này đã dẫn đến sự thiếu hiệu quả khi áp dụng trên thực tế. Hơn nữa, do một số văn bản đã ra đời cách đây khá lâu nên không còn phù hợp với điều kiện hiện tại của đất 1 nƣớc. Bên cạnh đó, mặc dù việc việc thực thi pháp luật BVMT trong du lịch đã đƣợc quan tâm, tuân thủ thực hiện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.1 Từ thực tiễn trên, với mong muốn tìm hiểu, phân tích, bình luận, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về BVMT trong hoạt động du lịch, làm rõ những bất cập trong quy định hiện hành, từ đó kiến nghị, đƣa ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch. Tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch” để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tại Việt Nam, pháp luật BVMT trong hoạt động du lịch là một lĩnh vực tƣơng đối mới mẻ. Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động BVMT trong du lịch, cụ thể nhƣ: Trần Phong Bình (2009), Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã tập trung phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch, đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện pháp luật BVMT trong hoạt động du lịch, từ đó nêu ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch. Các phân tích của tác giả có giá trị tham khảo nhƣng do thời điểm ra đời của luận văn khá lâu nên luận văn chủ yếu dựa vào các văn bản QPPL hiện nay đã hết hiệu lực (Luật BVMT 2005, Luật DL 2005, Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành,..), một số quan điểm không còn phù hợp nữa. Các phân tích của tác giả sẽ đƣợc tham khảo có chọn lọc trong khóa luận. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Giáo trình đã nghiên cứu và phân tích vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng (ÔNMT) trong hoạt động du lịch; nghĩa vụ của Nhà nƣớc, cá nhân, tổ chức trong việc kiểm soát ÔNMT trong hoạt động du lịch và xử lý vi phạm pháp luật môi trƣờng trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, giáo trình chỉ mới nghiên cứu ở mức độ khái quát và chƣa đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật 1 Theo thống kê của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải từ hoạt động du lịch; tại Vƣờn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), việc ồ ạt đƣa du khách lên khám phá Phan xi păng trong khi công tác quản lý còn bất cập đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái; tại Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, việc khách du lịch tụ tập đốt lửa trại dẫn đến nguy cơ dẫn đến cháy rừng (xem thêm tại Trần Tân, “Ngành du lịch bị đẩy lùi vì ô nhiễm môi trƣờng”, http://tapchimoitruong.vn/chuyen-muc-3/Ng%C3%A0nhdu-l%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BA%A9y-l%C3%B9i-v%C3%AC-%C3%B4nhi%E1%BB%85m-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-14804, truy cập ngày 27/6/2021). 2 hiện hành cũng nhƣ chƣa chỉ ra những bất cập, đề xuất sửa đổi những bất cập đó. Một số quan điểm trong giáo trình sẽ đƣợc tham khảo có chọn lọc trong khóa luận. Souliphon Khampanya (2016), Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Trong luận văn, tác giả đã phân tích các vấn đề lý luận về pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch, thực trạng pháp luật và đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch. Các phân tích và kiến nghị của tác giả có giá trị tham khảo nhất định nhƣng một số văn bản đƣợc sử dụng trong khóa luận đã hết hiệu lực ở thời điểm hiện tại nhƣ Luật DL 2005, Nghị định số 92/2007/NĐCP của Chính phủ ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch. Ngô Long Vƣơng (2018), Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật – Đại học Huế. Trong luận văn này, tác giả đã tập trung phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng, từ đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện. Các phân tích và kiến nghị của tác giả có giá trị tham khảo nhƣng do phạm vi của đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật tại thành phố Đà Nẵng nên một số nội dung không mang tính khái quát cao. Thùy Vân (2019), “Nghiên cứu mô hình bảo vệ môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch trên thế giới”, http://itdr.org.vn/nghien-cuu-mo-hinh-bao-ve-moi-truong-taicac-khu-diem-du-lich/. Bài viết đã phân tích một số mô hình nổi bật trên thế giới, từ đó đƣa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết trên không phân tích dƣới góc độ pháp lý mà chỉ thiên về hƣớng đề xuất, kiến nghị mô hình phù hợp cho Việt Nam. Qua việc sơ lƣợc nội dung các công trình nghiên cứu trên, nhìn chung các công trình trên đã phân tích và trình bày có khoa học về các vấn đề cơ bản của pháp luật BVMT trong hoạt động du lịch cũng nhƣ nêu ra một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, một số công trình chỉ nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế, một số công trình khác nghiên cứu dƣới góc độ pháp lý nhƣng đã ra đời khá lâu nên không còn phù hợp với thực tiễn cũng nhƣ pháp luật hiện hành, một số công trình lại nghiên cứu thực tiễn ở một địa phƣơng nhất định mà chƣa thể hiện đƣợc sự khái quát trong cả nƣớc. Tình hình thực tế xã hội biến động từng ngày nên cần có những công trình nghiên cứu có tính khái quát dựa trên những quy định hiện hành. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch” để nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành, từ đó 3 đƣa ra một số giải pháp góp phần vào việc BVMT trong hoạt động du lịch một cách hiệu quả trên cơ sở kế thừa, tham khảo những quan điểm có giá trị từ các đề tài, công trình nghiên cứu trƣớc đây. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về BVMT trong du lịch, phân tích các quy định hiện hành, chỉ ra những bất cập và hạn chế trong pháp luật của Việt Nam về vấn đề này, từ đó đƣa ra một số định hƣớng hoàn thiện dƣới khía cạnh pháp lý. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung phân tích các quy định pháp luật liên quan đến BVMT trong hoạt động du lịch. Tác giả chủ yếu phân tích các quy định tại Luật BVMT 2014, Luật DL 2017, Thông tƣ liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT và một số nội dung liên quan đến pháp luật Trung Quốc và Nhật Bản. 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Khóa luận đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Khóa luận sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích - chứng minh: Đƣợc sử dụng để phân tích các khái niệm, số liệu, quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch để chứng minh những quan điểm và kiến nghị của tác giả về thực trạng pháp luật, chứng minh tính đúng đắn và khả thi của các kiến nghị. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở cả hai chƣơng của khóa luận. Phƣơng pháp thống kê: Đƣợc sử dụng để cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình du lịch ở Việt Nam, thực trạng BVMT trong hoạt động du lịch để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở cả hai chƣơng của khóa luận. Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh giữa các QPPL có liên quan, giữa QPPL hiện hành với QPPL trƣớc đây, giữa QPPL hiện hành và QPPL sắp có hiệu lực thi hành. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 2 của khóa luận. Phƣơng pháp tổng hợp: Dùng để phân tích các kết quả phân tích, đánh giá để từ đó đƣa ra kết luận. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở cả hai chƣơng của khóa luận. 4 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm hai chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch Chƣơng 2. Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch 5 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.1. Tổng quan về du lịch 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của du lịch Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch và lữ hành (International Conference on Travel and Tourism Statistics) tổ chức ở Ottawa năm 1991 đã đƣa ra một khái niệm về du lịch; theo đó, du lịch đƣợc xem là “hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.2 Thêm vào đó, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa du lịch là “một hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hóa thể hiện sự di chuyển của con người đến các quốc gia hoặc địa điểm bên ngoài khu vực sinh sống thông thường của họ nhằm mục đích cá nhân hoặc kinh doanh, nghề nghiệp”.3 Bên cạnh đó, theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, du lịch đƣợc định nghĩa là “Đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở”4. Dƣới góc độ pháp lý, thuật ngữ du lịch đã đƣợc định nghĩa tại Luật DL 2005 “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.5 Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá trừu tƣợng, khó hiểu, cũng nhƣ có một số cụm từ mang tính định tính, khó xác định cụ thể nội hàm nhƣ “một khoảng thời gian nhất định”. Tiếp thu và khắc phục những hạn chế trên, Luật DL 2017 đã định nghĩa về du lịch nhƣ sau “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”6. Luật DL 2017 đã định nghĩa cụ thể hơn về thời gian, mục đích của hoạt động du lịch. Theo quan điểm của tác giả, định nghĩa về du lịch đƣợc nêu ra trong Luật DL 2017 là hoàn thiện và tƣơng đối đầy đủ. Từ cách định nghĩa trên, có thể rút ra du lịch có những đặc điểm cơ bản nhƣ sau: 2 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động xã hội, tr. 19. 3 UNWTO, “Understanding Tourism: Basic Glossary”, http://www.unite.it/UniTE/Engine/RAServeFile.php/f/File_Prof/VACCARELLI_1399/Glossary.pdf, truy cập ngày 30/6/2021. 4 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 264. 5 Khoản 1 Điều 4 Luật DL 2005. 6 Khoản 1 Điều 3 Luật DL 2017. 6 Một là, về bản chất, du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình. Con ngƣời thực hiện hoạt động du lịch khi di chuyển từ nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình sang một địa điểm khác. Sự dịch chuyển về mặt không gian là một trong những đặc điểm của du lịch. Tuy nhiên, hành vi dịch chuyển này lại có mục đích rất phong phú, đa dạng và mang tính đặc trƣng. Con ngƣời thực hiện hoạt động du lịch với nhiều mục đích khác nhau nhƣ để tham quan những địa điểm mà mình chƣa đến, nghỉ dƣỡng sau thời gian làm việc căng thẳng, giải trí, tìm hiểu, khám phá những vùng đất mới, những nơi mà bản thân yêu thích. Sự đa dạng trong mục đích của hoạt động du lịch xuất phát từ nhu cầu của mỗi ngƣời là khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong lý do thúc đẩy họ thực hiện hoạt động du lịch. Những mục đích tuy đa dạng nhƣng mang đặc trƣng riêng của hoạt động du lịch: đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Đó là đặc điểm phân biệt hoạt động du lịch với các hoạt động di chuyển thông thƣờng khác. Bên cạnh đó, xuất phát từ mục đích của hoạt động du lịch nên hoạt động du lịch diễn ra phổ biến vào một số thời điểm trong năm, thƣờng là lúc khách du lịch không phải làm việc, học hành nhƣ cuối tuần, lễ, tết, nghỉ hè. Theo số liệu từ công cụ Destination Insights7 của Google, nhu cầu tìm kiếm thông tin về du lịch tăng mạnh vào dịp nghỉ lễ nhƣ 30/5 – 01/5 hay dịp nghỉ hè, lƣợng tìm kiếm thông tin về du lịch trong những ngày cuối của tháng 3/2021 đã tăng lên gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trƣớc.8 Hai là, thời gian của hoạt động du lịch là không quá 01 năm liên tục. Việc giới hạn thời gian du lịch là không quá 01 năm liên tục có ý nghĩa lớn trong việc quản lý công dân. Không ít những trƣờng hợp khách du lịch lợi dụng hoạt động du lịch để cƣ trú trái phép cũng nhƣ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Theo thống kê tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 giữa Sở Du lịch và Công an Thành phố, tình hình ngƣời nƣớc ngoài tạm trú và lợi dụng du lịch vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố gia tăng. Năm 2016, xử lý vi phạm hành chính, buộc trục xuất 58 đối tƣợng với hành vi phổ biến là quá hạn thị thực du lịch; 2017 là 148 vụ; năm 2018 là 98 vụ; năm 2019 bắt giữ, xử lý 315 đối tƣợng ngƣời Đài Loan (Trung Quốc), 133 đối tƣợng có quốc tịch các 7 Destination Insights là một trong ba công cụ chính của Travel Insights - website do Google phát triển, cung cấp dữ liệu và thông tin thị hiếu về ngành du lịch. Destination Insights cung cấp thông tin chi tiết những địa điểm du lịch trong nƣớc mà khách du lịch quan tâm nhất. 8 Đào Trang, Tiến Thọ, “Bài 1: Du lịch nội địa nóng dịp nghỉ lễ và chào hè”, https://nhandan.vn/dien-dandulich/bai-1-du-lich-noi-dia-nong-dip-nghi-le-va-chao-he--643450/, truy cập ngày 27/6/2021. 7 nƣớc châu Phi, 93 đối tƣợng Hàn Quốc và 140 đối tƣợng các quốc tịch khác. 9 Công an thành phố đã kiểm tra và phát hiện 226 lƣợt cơ sở vi phạm với các hành vi phổ biến nhƣ: Không thông báo lƣu trú, thiếu tinh thần trách nhiệm để các đối tƣợng sử dụng trái phép chất ma túy, hoạt động mại dâm tại cơ sở lƣu trú,...phát hiện rất nhiều trƣờng hợp sử dụng thị thực du lịch sai mục đích, thậm chí lao động chui, tổ chức đánh bạc trực tuyến, hoạt động lừa đảo...10 Vì thế Luật DL quy định nhƣ trên nhằm hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh từ hoạt động du lịch. Ba là, hoạt động du lịch thƣờng diễn ra ở những địa điểm có tài nguyên du lịch. Khoản 4 Điều 3 Luật DL 2017 quy định “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch. 11 Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch. 12 Những nơi có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa dạng thƣờng sẽ thu hút một lƣợng lớn khách du lịch, từ đó khiến ngành du lịch ở những địa điểm này phát triển. 1.1.2. Tình hình du lịch tại Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển về du lịch với đƣờng bờ biển kéo dài 3.260 km, 8 di tích đƣợc Ủy ban di sản thế giới thuộc UNESCO công nhận là Di sản thế giới, 13 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO ghi danh vào các danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới đƣợc Ủy ban Sinh quyển và Con ngƣời thuộc UNESCO công nhận, 3 Di sản tƣ liệu thế giới, 4 Di sản tƣ liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng cùng nhiều những tiềm năng to lớn khác về mặt du lịch. 13 Tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch của Việt Nam đứng thứ 35/140 trên toàn cầu, tài nguyên văn hóa đứng thứ 29 theo xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới; Việt Nam có 400 nguồn 9 N. Cảnh, “Công an TP Hồ Chí Minh tăng cƣờng đảm bảo an ninh du lịch”, http://cand.com.vn/Hoat-dongLL-CAND/Cong-an-TP-Ho-Chi-Minh-tang-cuong-dam-bao-an-ninh-du-lich-627102/, truy cập ngày 15/4/2021. 10 N. Cảnh, tlđd (9). 11 Khoản 1 Điều 15 Luật Du lịch 2017. 12 Khoản 2 Điều 15 Luật Du lịch 2017. 13 “Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_hi%E1%BB%87u_UNESCO_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam, truy cập ngày 18/5/2021. 8 nƣớc nóng từ 40 – 1500C, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển.14 Đảng và Nhà nƣớc ta đã có tầm nhìn mang tính chiến lƣợc về việc tận dụng những lợi thế trên để đƣa ngành du lịch nƣớc ta ngày càng phát triển. Quyết định 201/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 22/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định quan điểm “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.” Thực hiện theo đƣờng lối trên, trong những năm gần đây, ngành du lịch ở nƣớc ta đã có những bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch 15, về khách du lịch quốc tế, nếu nhƣ năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam thì vào vào năm 2019 đã đạt hơn 18 triệu lƣợt – tăng 72 lần so với năm 1990 16, khách nội địa tăng 85 lần từ 1 triệu lƣợt lên 85 triệu lƣợt.17 Tốc độ tăng trƣởng hàng năm thƣờng đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm đƣợc Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. 18 Năm 1990, tổng thu từ du lịch mới đạt 1.340 tỷ đồng thì đến năm 2019, con số đó là 755.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 32,8 tỷ USD) 19; tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng có xu hƣớng tăng dần theo mỗi năm.20 Lƣợng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng dần đều qua các năm, đặc biệt lƣợng khách du lịch quốc tế vào năm 2019 có sự tăng trƣởng mạnh mẽ (tăng 10.065 nghìn lƣợt so với năm 2015). Nếu lƣợng khách du lịch quốc tế năm 2015 tăng gần 1,6 lần so với năm 2010 thì lƣợng khách du lịch quốc tế năm 2019 đã tăng gần 2,3 lần so với năm 2015. Điều này chứng tỏ sự tăng trƣởng lớn dần theo từng năm của ngành du lịch Việt Nam, phần nào thể hiện sự hiệu quả trong đƣờng lối phát triển du lịch của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, tổng thu và tỷ lệ đóng góp trực tiếp vào GDP của hoạt động du lịch cũng có xu hƣớng tăng dần 14 Thảo Thảo, “Phát triển du lịch bền vững: Rừng vàng, biển bạc cũng bởi tay ngƣời”, https://laodong.vn/kinh-te/phat-trien-du-lich-ben-vung-rung-vang-bien-bac-cung-boi-tay-nguoi-768878.ldo, truy cập ngày 18/5/2021. 15 Theo Điều 1 Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ ngày 30/3/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì Tổng cục Du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trên phạm vi cả nƣớc, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật. 16 Xem thêm tại Phụ lục 1. 17 Xem thêm tại Phụ lục 2. 18 Trung tâm Thông tin du lịch, “Tốc độ tăng trƣởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội”, https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/32527, truy cập ngày 18/5/2021. 19 Xem thêm tại Phụ lục 3. 20 Xem thêm tại Phụ lục 4. 9 qua từng năm. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 tăng 399.500 tỷ đồng, tức tăng gấp 2,1 lần so với năm 2015. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP năm 2019 cũng tăng 0,9% so với năm 2018. Sự tăng trƣởng trên thể hiện vai trò ngày càng mạnh mẽ của hoạt động du lịch đối với nền kinh tế nƣớc ta. Du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp của Việt Nam và ngày càng đƣợc cơ quan nhà nƣớc quan tâm, định hƣớng phát triển. Nhà nƣớc đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy du lịch phát triển nhƣ tổ chức hoạt động Năm du lịch quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng hàng năm của ngành du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá đến nhân dân trong nƣớc và bạn bè quốc tế những giá trị, vẻ đẹp, tiềm năng phát triển du lịch của các vùng miền nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm Du lịch quốc gia 2021 với chủ đề “Hoa Lƣ - Cố đô ngàn năm” đƣợc tổ chức tại Ninh Bình đƣợc xem nhƣ cơ hội để “kích hoạt ngành du lịch phục hồi và bứt phá sau đại dịch Covid-19”.21 Năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chƣơng trình “Ngƣời Việt Nam đi du lịch Việt Nam” nhằm khắc phục hậu quả do dịch Covid-19 gây ra, kích cầu du lịch nội địa. Những hoạt động trên đã phần nào giúp cho ngành du lịch Việt Nam phục hồi trong bối cảnh đại dịch vẫn còn diễn ra phức tạp. 1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch 1.2.1. Khái niệm về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, môi trƣờng đƣợc định nghĩa là “toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy”.22 Một định nghĩa khác về môi trƣờng đƣợc nêu ra trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ “Môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”.23 Theo Giáo trình Luật Môi trƣờng Đại học Luật Hà Nội, môi trƣờng là “mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người”.24 Dƣới góc độ pháp lý, hiện nay, kế thừa và khắc phục những điểm chƣa hợp lý của Luật BVMT 200525, khái niệm môi trƣờng đƣợc giải thích tại khoản 1 Điều 3 21 T. Linh, “Năm Du lịch quốc gia 2021 - Hoa Lƣ, Ninh Bình góp phần phục hồi du lịch Việt Nam”, https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/nam-du-lich-quoc-gia-2021-hoa-lu-ninh-binh-gop-phan-phuc-hoi-du-lichviet-nam--641085/, truy cập ngày 2/7/2021. 22 Hoàng Phê, tlđd (4), tr. 639 - 640. 23 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr. 9. 24 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tlđd (23), tr. 9 - 10. 25 Luật BVMT 2005 định nghĩa “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”. Việc sử dụng từ “bao gồm” không thể hiện đƣợc mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau so với từ “hệ thống” nhƣ Luật 10 Luật BVMT 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Nhƣ vậy, từ định nghĩa trên, có thể thấy môi trƣờng là sự kết hợp của hai yếu tố gồm tự nhiên (các yếu tố tồn tại khách quan, ngoài ý muốn của con ngƣời) và nhân tạo (các yếu tố do con ngƣời tạo nên, chịu sự chi phối của con ngƣời). Hai yếu tố này tác động qua lại, tƣơng tác lẫn nhau và ảnh hƣởng đến sự tồn tại, phát triển của con ngƣời cũng nhƣ các sinh vật khác. Tuy nhiên, định nghĩa này có hạn chế khi chƣa thể hiện đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa con ngƣời và môi trƣờng, chỉ thấy sự tác động một chiều từ môi trƣờng đến con ngƣời mà chƣa thấy con ngƣời cũng có thể tác động đến môi trƣờng. 26 Bên cạnh đó, khoản 18 Điều 3 Luật DL 2017 cũng nêu ra khái niệm về môi trƣờng du lịch“Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch”. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con ngƣời góp phần cải tạo môi trƣờng nhƣng đồng thời cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Vì thế vấn đề BVMT đƣợc đặt ra. BVMT là những hoạt động gìn giữ môi trƣờng trong lành, sạch đẹp; phục hồi, cải thiện môi trƣờng, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.27 Khoản 3 Điều 3 Luật BVMT 2014 cũng đã nêu ra định nghĩa về hoạt động BVMT “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.”. Định nghĩa trên đã xác định tƣơng đối đầy đủ nội hàm của hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Môi trƣờng và du lịch tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nếu hoạt động du lịch không đƣợc định hƣớng phát triển hợp lý, bền vững sẽ dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng và gây ảnh hƣởng lại chính hoạt động du lịch. Những tác động tiêu cực trên của hoạt động du lịch đòi hỏi Nhà nƣớc phải đƣa ra những giải pháp kịp thời và hiệu quả để hạn chế tối đa những tác động đó. Tham khảo tinh thần khoản 2 Điều 2 Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 29/7/2003 về việc ban hành Quy chế BVMT 2014. Đồng thời Luật BVMT 2014 sử dụng từ ngữ “yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo” thay cho “yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo”. Sự thay đổi này phần nào nhấn mạnh và làm rõ hơn về việc giới hạn chỉ những yếu tố vật chất mới là môi trƣờng theo Luật BVMT 2014. 26 Bùi Đức Hiền (2017), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr. 6. 27 Nguyễn Thị Tố Uyên (2019), Cơ chế pháp lý về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr. 20. 11 BVMT trong lĩnh vực du lịch, BVMT trong hoạt động du lịch đƣợc định nghĩa là“các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. BVMT trong hoạt động du lịch có nội hàm hẹp hơn BVMT nói chung. Từ tinh thần của khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu BVMT trong hoạt động du lịch là hoạt động của các chủ thể nhằm cải thiện môi trƣờng, hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch gây ra, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trƣờng, ÔNMT trong hoạt động du lịch. 1.2.2. Đặc điểm bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch Từ khái niệm trên, có thể thấy BVMT trong hoạt động du lịch có những đặc điểm sau: Một là, BVMT trong hoạt động du lịch là hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau. Nhƣ đã phân tích ở trên, BVMT trong hoạt động du lịch tuy là một lĩnh vực riêng biệt nhƣng đồng thời cũng mang những nét đặc trƣng chung của hoạt động BVMT. Hiến pháp 2013 đã đề cập đến nghĩa vụ BVMT nói chung, bao gồm cả nghĩa vụ BVMT trong du lịch của các cá nhân, tổ chức tại Điều 43 “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Luật BVMT 2014 thì “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” và BVMT trong hoạt động du lịch cũng mang đặc điểm trên. Đây là hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau, điển hình nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch; các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; khách du lịch. BVMT trong hoạt động du lịch cũng đồng thời là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Hai là, BVMT trong hoạt động du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, liên vùng. Tính liên ngành, liên vùng xuất phát từ nguyên tắc môi trƣờng là một thể thống nhất. Tính thống nhất đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh gồm sự thống nhất về mặt không gian và sự thống nhất giữa các yếu tố cấu thành môi trƣờng. 28 Theo nguyên tắc này, việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia cũng nhƣ địa giới hành chính. Trong phạm vi quốc gia, việc BVMT trong hoạt động du lịch phải đặt dƣới sự quản lý thống nhất của trung ƣơng theo hƣớng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phƣơng; đồng thời bảo đảm có mối quan hệ tƣơng tác giữa các ngành. Hoạt động BVMT trong du lịch chỉ 28 Trần Thị Thảo Giang (2011), Nguyên tắc coi môi trường là một thể thống nhất và vấn đề phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 4. 12 diễn ra thực sự hiệu quả khi giữa các địa phƣơng, các ngành có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, thống nhất trong công tác quản lý. Ba là, mục đích BVMT trong hoạt động du lịch là giữ gìn và phát triển môi trƣờng du lịch đi đôi với hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch gây ra đối với môi trƣờng. Mặc dù luôn đƣợc ví von nhƣ “ngành công nghiệp không khói” nhƣng du lịch đã và đang gây ra những ảnh hƣởng xấu đối với môi trƣờng. Vì thế, việc BVMT đƣợc đặt ra với mục đích ngăn ngừa và khắc phục những tác động xấu đối với môi trƣờng, phòng ngừa các sự cố môi trƣờng, ngăn ngừa suy thoái môi trƣờng cũng nhƣ bảo vệ và phát triển môi trƣờng du lịch, hƣớng tới phát triển du lịch bền vững. 1.2.3. Vai trò của bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017), nhiều chỉ số liên quan môi trƣờng của Việt Nam đƣợc xếp thấp nhƣ: mức độ bền vững về môi trƣờng; các quy định lỏng lẻo về môi trƣờng; mức độ chất thải; nạn phá rừng; hạn chế về xử lý nƣớc… 29 Thực tế, những tác động tiêu cực từ việc phát triển du lịch không bền vững, không đi đôi với BVMT đang ngày càng thể hiện rõ. Chất thải rắn sinh hoạt chƣa đƣợc thu gom, xử lý đúng quy định, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cƣ, nhà hàng, khách sạn trong khi ý thức BVMT của ngƣời dân và khách du lịch còn hạn chế, thƣờng xuyên xảy ra tình trạng vứt chất thải, thực phẩm thừa bừa bãi trên các bãi tắm, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tiêu cực đến tiềm năng khai thác du lịch.30 Ô nhiễm khiến cho khách du lịch đã một lần đến làng nghề sẽ không muốn quay trở lại dù có tìm thấy ở đấy những điều thú vị. 31 Việc xây dựng các cơ sở lƣu trú du lịch, các công trình nhằm thu hút khách du lịch đang gây ra những tổn hại đối với các di tích lịch sử - văn hóa; rừng nguyên sinh, hang động, các rạn san hô,… có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhƣng cũng dễ bị ảnh hƣởng bởi hoạt động du lịch. Với những ảnh hƣởng nhƣ trên, nếu các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch cũng nhƣ các chủ thể khác không có ý thức bảo vệ môi trƣờng du lịch; khắc phục những hệ quả xấu mà hoạt động du lịch gây ra thì việc môi trƣờng bị phá hủy, những cảnh quan thiên nhiên không còn nữa chắc chắn sẽ xảy ra. Hoạt động du lịch đã và đang có những tác động sâu sắc đến môi trƣờng. 29 Thái Sơn, “Khai thác du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/khai-thacdu-lich-gan-voi-bao-ve-moi-truong-313875, truy cập ngày 25/4/2021. 30 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2019), Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2019 Chuyên đề Chất thải rắn sinh hoạt, Hà Nội, tr. 57. 31 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2015), Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia Giai đoạn 2010 - 2015, Hà Nội, tr. 179. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan