Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng theo pháp luật...

Tài liệu Luận văn nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng theo pháp luật việt nam

.PDF
61
1
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ NGUYỄN TIẾN TRỌNG NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TIẾN TRỌNG KHÓA: 41 MSSV: 1651101030153 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phan Thị Thành Dương, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Tiến Trọng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT TTCK Thị trường chứng khoán CTNY Công ty niêm yết CTCPĐC Công ty cổ phần đại chúng CTĐC Công ty đại chúng CBTT Công bố thông tin ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BKS Ban Kiểm soát CTCP Công ty cổ phần LCK Luật Chứng Khoán LCK 2006 Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/06/2006 LCK 2019 Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14) ngày 29/11/2019 LDN Luật Doanh nghiệp HNX Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG. ....................................... 6 1.1. Khái quát về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng. ........... 6 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng. ........ 6 1.1.2. Đặc điểm hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng. .................... 9 1.1.3. Học thuyết nền tảng của hoạt động công bố thông tin................................ 12 1.1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng. ........................................................................................ 15 1.1.5. Phân loại công bố thông tin của công ty đại chúng. ................................... 19 1.1.6. Nguyên tắc công bố thông tin của công ty đại chúng. ................................ 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. ........................................................................................ 27 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG. ....................................................................... 28 2.1. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng. .............. 28 2.1.1. Công ty đại chúng ..................................................................................... 28 2.1.2. Người công bố thông tin ........................................................................... 31 2.2. Cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền .................... 32 2.3. Thực trạng quy định pháp luật về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng và đề xuất hoàn thiện.................................................................................... 33 2.3.1. Nội dung thông tin công bố. ...................................................................... 33 2.3.2. Thời hạn công bố thông tin. ...................................................................... 40 2.3.3. Phương tiện công bố thông tin................................................................... 43 2.3.4. Tình hình thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................................................... 44 2.3.5. Kiến nghị hoàn thiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng.... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 50 KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................ 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm hình thành từ một thị trường chứng khoán (TTCK) non trẻ, TTCK Việt Nam đã có những bước tiếp không ngừng và phát triển với những sự hoàn thiện về mặt cấu trúc, tăng trưởng về chất lượng lẫn quy mô và tầm vóc. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), kể từ phiên giao dịch đầu tiên của TTCK Việt Nam ghi nhận sự tham gia của 02 công ty niêm yết (CTNY) với hai mã cổ phiếu là SAM và REF. Đến năm 2006, số công ty cổ phần đại chúng (CTCPĐC) thực hiện niêm yết trên TTCK là khoảng 200 công ty và con số này đến cuối năm 2019 là hơn 1.600 công ty. Tính đến ngày 30/6/2020, tổng vốn hóa của TTCK Việt Nam đạt mức 5,5 triệu tỷ đồng, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP đã tăng từ mức 0,3% năm 2000 lên mức 104% GDP tháng 6/2020. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tương ứng khoảng 64,5% GDP năm 2019. Theo tính toán, trong 20 năm qua, vốn hóa TTCK ước tính tăng trưởng ở mức trung bình hơn 50%/năm. 1 TTCK chứng tỏ vai trò kênh cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, với sự phát triển không ngừng của mình, trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua TTCK vẫn đạt khoảng 107 nghìn tỷ đồng. Ước tính tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm được thực hiện qua kênh TTCK Việt Nam ở mức bình quân 16,5%/năm giai đoạn 2016-2019.2 Đặc biệt sự thu hút không chỉ dừng lại ở các nhà đầu tư trong nước mà có cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, có thể kể đến như các quỹ ngoại (DCVEIL, FTSE,..) cũng rất quan tâm TTCK Việt Nam. Trên TTCK, thông tin được ví như mạch máu, nguồn dưỡng chất cung cấp cho thị trường và là cơ sở để nhà đầu tư xây dựng chiến lược cũng như quyết định mức độ thành công của việc đầu tư. Chính vì lẽ đó mà TTCK cũng là thị trường cực kỳ nhạy cảm với thông tin, nhà đầu tư sẽ phải chịu mức độ rủi ro rất lớn nếu thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác và ngược lại những nhà đầu tư nắm thông tin là những người nắm lợi thế vô cùng lớn. Do đó công khai, minh bạch thông tin được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu ThS. Nguyễn Hữu Bình, “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Sự trưởng thành sau 20 năm hình thành và phát triển”, http://consosukien.vn/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-su-truong-thanh-sau-20-nam-hinh-thanh-va-phattrien.htm, truy cập ngày 30/6/2021 2 Anh Minh, “Chuyên gia: TTCK Việt Nam cần có tầm nhìn và hành động đúng để sớm nâng hạng”, http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=401241, truy cập ngày 30/6/2021 1 1 tư. Đặc biệt tại những TTCK mới nổi như Việt Nam, tham gia thị trường chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân và tâm lý đầu tư thường diễn ra theo số đông thì mức độ ảnh hưởng của thông tin càng lớn. Nổi bật hơn cả phải kể đến thông tin của CTCPĐC bởi sự đa dạng nguồn tin, mật độ phủ sóng dày đặc trên các kênh thông tin tạo ra ý nghĩa tác động rất lớn đối với tâm lý đầu tư và thị trường so với các nhóm đối tượng khác như Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK), công ty giám sát, CTCPĐC, các quỹ đầu tư chứng khoán hay kể cả những nhà đầu tư như cổ đông lớn,... Vì vậy, ngay từ thời điểm TTCK mới thành lập và trong suốt quá trình vận hành, các nhà làm luật cũng xác định rõ vai trò của CBTT đối với TTCK nói chung và CBTT của CTCPĐC nói riêng, từ đó thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT, một bộ phận của hệ thống pháp luật chứng khoán và TTCK. Mới nhất ngày 29/11/2019, Quốc hội khóa 14 chính thức thức thông qua Luật Chứng khoán 2019 (LCK 2019) thay thế Luật Chứng khoán 2006 (LCK 2006) và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã không còn phù hợp với sự phát triển và những yêu cầu của thị trường hiện nay, cũng như chưa không bao quát đầy đủ về các nội dung thông tin phải công bố lẫn các chủ thể phải CBTT. Nối tiếp sự ra đời của LCK 2019, Thông tư số 96/2020/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngay sau đó, để thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC đã hết hiệu lực cũng như kịp thời hướng dẫn chi viết và cụ thể hoá các quy định CBTT của LCK 2019 với nhiều quy định được bổ sung, các yêu cầu chặt chẽ hơn so với trước. Tuy nhiên, các văn bản này sẽ có hiệu lực đầu năm 2021, liệu những quy định mới về CBTT có phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, đã khắc phục được những bất cập về CBTT trước đây hay chưa. Bởi trên thực tế, chất lượng CBTT tại Việt Nam hiện nay chưa cao, đặc biệt nếu so với chuẩn mực công bố thông tin ở các thị trường tài chính đã phát triển.3 Trong khi yêu cầu về tính công khai, minh bạch thông tin của nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng cao, nhất là đối với các thông tin của CTCPĐC. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài “Nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng theo pháp luật Việt Nam” với mong muốn có thể làm rõ hơn những nội dung trên đồng thời cập nhật những quy định mới ban hành, Trần Linh Huân (2019), Một số góp ý hoàn thiện về quy định của Luật Chứng khoán trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, Tài liệu Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Chứng khoán, Trường Đại học Luật TPHCM ngày 09/10/2019, tr 31 3 2 tìm hiểu về thực trạng thực thi pháp luật, đi sâu hơn vào nội dung, chuẩn mực thông tin công bố, chỉ ra những bất cập, từ đó có các kiến nghị phù hợp theo pháp luật Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, đã có một số công trình khoa học, đề tài nghiên cứu quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động CBTT trên TTCK như: Tác giả Đinh Văn Sơn với tác phẩm Thông tin chứng khoán và giao dịch chứng khoán tại SGDCK Hà Nội, Nhà xuất bản Tài chính, xuất bản năm 2010. Trong tác phẩm tác giả đưa ra quan điểm về ảnh hưởng của thông tin đối với TTCK, đặc biệt là vai trò CBTT của CTCPĐC, đồng thời tác giả cũng đưa các các phân tích, đánh giá hệ thống quy định pháp lý đối với hoạt động CBTT cũng như có những góp ý hoàn thiện. Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công tin đại chúng trên TTCK Việt Nam” của TS. Tạ Thanh Bình, UBCKNN vào năm 2011. Đề tài nghiên cứu làm rõ các thông tin phải công bố của CTCPĐC trên TTCK, phân tích đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống CBTT của chủ thể này. Đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của ThS. Trần Quốc Tuấn, UBCKNN vào năm 2001. Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất của CBTT trên TTCK, nêu lên vai trò của hệ thống CBTT đối với TTCK ngay từ những ngày đầu thành lập, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động CBTT ở một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Luận văn Thạc sĩ “Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Trần Văn Long, Trường Đại học Luật TPHCM vào năm 2004. Công trình nghiên cứu này trình bày khái quát về cơ sở lý luận của hoạt động CBTT trên TTCK; mô hình CBTT trên TTCK tập trung tại Thái Lan và Hàn Quốc. Từ đó, nêu thực trạng khung pháp lý điều chỉnh cũng như giải pháp hoàn thiện hoạt động CBTT trên TTCK của các chủ thể và các phương tiện CBTT qua hệ thống các văn bản pháp luật. Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về công bố thông của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam” của tác giả Đỗ Nguyễn Ngọc Bích, Trường Đại học Luật TPHCM, vào năm 2011. Công trình nghiên cứu này đã tìm hiểu rất chi tiết về CBTT của CTCPĐC ở Việt Nam. Tác giả phân tích cặn kẽ pháp luật Việt Nam về chủ thể và trách nhiệm CBTT của 3 CTCPĐC, người CBTT,…cũng như đề ra một số nguyên tắc và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. Bài viết “Hoạt động CBTT của công ty đại chúng và vấn đề bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán” của tác giả Đỗ Thị Thu Hà, Tạp chí Tài chính Kỳ 1- Tháng 10/2018, trang 48-50. Trong bài viết tác giả nghiên cứu về tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động CBTT của CTCPĐC cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trong hoạt động CBTT, bất cập tồn tại và giải pháp nâng cao hiểu quả. Bài viết “Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các công ty đại chúng” của tác giả Trương Thị Thuỳ Dương, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 Tháng 3/2017, Hà Nội. Trong nghiên cứu tác giả đưa những bất cập, hạn chế của báo cáo tài chính (BCTC) nói chung và đặc biệt là vấn đề CBTT BCTC nói chung, từ đó tác giả cho rằng cần tăng cường cơ chế giám sát đối với BCTC đặc biệt là thông qua các quy định về nghĩa vụ CBTT. Nhìn chung, các công trình cũng như đề tài nêu trên đã có những sự đóng góp quan trọng trong quá trình nghiên cứu pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam đặc biệt là đối với chủ thể CTCPĐC. Tuy nhiên các đề tài trên đều thực hiện khi Thông tư số 52/2012/TT-BTC hoặc Thông tư số 155/2015/TT-BTC đang có hiệu lực thi hành, vì vậy tính đến hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào khai thác điểm mới tại Thông tư số 96/2020/TT-BTC về nghĩa vụ CBTT của CTCPĐC (cả CTNY lẫn công ty chưa niêm yết) cũng như các đề tài đa phần chú trọng phân tích lý luận, quy định pháp luật về CBTT trên TTCK. Từ đó, tác giả mong muốn tìm hiểu các quy định mới tại LCK 2019 và Thông tư số 96/2020/TT-BTC về nghĩa vụ CBTT của CTCPĐC cũng như có những phân tích, tìm hiểu sâu hơn ở khía cạnh các nội dung thông tin được công bố. 3. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ công bố thông của CTCPĐC trên TTCK. Thứ hai, đề tài làm rõ các quy định của LCK 2019 và Thông tư số 96/2020/TTBTC về nghĩa vụ CBTT của CTCPĐC trên cơ sở phân tích và đánh giá khách quan, đồng thời chỉ ra những điểm bất cập, cần lưu ý về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật cũng như có sự tìm hiểu các thông lệ quốc tế đó với hoạt động CBTT. Thứ ba, đề tài đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hoạt động CBTT của CTĐC trên TTCK tại Việt Nam. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghĩa vụ công bố thông tin của CTCPĐC trên thị trường chứng khoán. Những nghĩa vụ này sẽ được phân tích trên cơ sở những lý luận chung và các quy định pháp luật tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật quy định về CBTT được áp dụng trong nhiều đối tượng khác nhau như CTĐC, SGDCK, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ CBTT của CTĐC trên TTCK tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp như: phương pháp tham khảo được sử dụng để thu thập, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó có được những phân tích, tổng hợp, đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu; phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp luật được sử dụng phổ biến trong đề tài khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận. Ở chương 1, phương pháp nghiên cứu chủ yếu và xuyên suốt là phương pháp phân tích, đánh giá. Bằng việc phân tích những lý luận chung về hoạt động CBTT của CTĐC theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán và pháp luật có liên quan, tác giả đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm của hoạt động CBTT của dạng công ty này, nguyên tắc và sự cần thiết của hoạt động CBTT. Ở chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp. Dựa trên những cơ sở lý luận đã phân tích được ở chương 1, tác giả tiếp tục phân tích, đánh giá các quy định pháp luật. Từ đó, tác giả đưa ra những bất cập về quy định nghĩa vụ CBTT của CTĐC và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về vấn đề này. 6. Bố cục của đề tài Đề tài của nhóm tác giả bao gồm 03 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Trong đó, Phần nội dung đề tài có 02 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng. Chương 2. Quy định pháp luật về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng. 5 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG. 1.1. Khái quát về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng. 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng.  Công ty cổ phần đại chúng Với một nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, các công ty cổ phần (CTCP) đã có sự phân hóa rõ nét về nhiều mặt, từ quy mô vốn, số lượng cổ đông cho đến cách thức vận hành và đặc biệt là các CTCPĐC (từ đây gọi tắt là công ty đại chúng). Ở Anh, công ty đại chúng (CTĐC) được gọi là public limited company, viết tắt là Plc (đuôi Plc bắt buộc phải ghi sau tên công ty).4 CTĐC cần số vốn tối thiểu là 50.000 bảng Anh, được huy động vốn và giao dịch cổ phần rộng rãi, số cổ đông tham gia không giới hạn và có tối thiểu hai thành viên quản trị thường trực. Ở Hoa Kỳ, CTĐC là loại “C Corporation” (CTCP có trên 100 cổ đông). Khác với S Corporation là hình thức công ty chỉ được phát hành một loại cổ phần duy nhất, có số cổ đông không vượt quá 100 và cổ đông phải là cá nhân mang quốc tịch Mỹ, C Corporation phải đóng thuế thu nhập công ty và cổ đông khi nhận cổ tức phải khai thuế thu nhập lần nữa.5 Tuy nhiên, một số quốc gia không tiếp cận CTĐC dưới góc độ Luật Công ty/Luật Doanh nghiệp mà khái niệm CTĐC được tiếp cận ở LCK như :6 Điều 110 Luật Chứng khoán Bulgari quy định:“Công ty đại chúng là công ty: đã phát hành cổ phần của công ty theo các điều kiện của việc phát hành ra công chúng lần đầu, hoặc đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán về việc phát hành chứng khoán với mục đích tham gia giao dịch tại TTCK được quản lý”.Hay theo Luật Chứng khoán Ba Lan (Khoản 4 Điều 4): “Công ty đại chúng là công ty có cổ phiếu của ít nhất một lần phát hành được chấp thuận cho giao dịch nơi công chúng”. Như vậy, có thể thấy phần lớn các quốc gia trên thế giới xem hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng là tiêu chí đặc trưng để xác định tư cách CTĐC, chính hoạt động này tạo nên “tính đại chúng” cho loại hình công ty này. 4 Section 58, Companies Act 2006 (Luật Công ty Anh 2006) Huy Nam (2010), “Thế nào là công ty đại chúng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 22, tr. 24 6 Nguyễn Thế Thọ (2009), Giáo trình Pháp luật chứng khoán và TTCK, Nxb Thống Kê, tr. 103-104 5 6 Tại Việt Nam, khái niệm về “Công ty đại chúng” xuất hiện khá trễ. Mãi khi LCK 2006 được thông qua thì cơ sở pháp lý về định nghĩa thuật ngữ “Công ty đại chúng” mới được xuất hiện, cũng bắt đầu từ đây các nhà làm luật thiết lập cơ chế pháp lý riêng biệt để điều chỉnh hoạt động của CTĐC. Tuy nhiên trước khi LCK ra đời thực tế đã xuất hiện mô hình CTĐC dưới dạng: (i) Các CTNY phát hành chứng khoán số lượng lớn ra công chúng, từ trước khi LCK 2006 có hiệu lực (Quyết định 07/2002/QĐ-VPCP về việc ban hành Điều lệ Mẫu áp dụng CTNY). (ii) công ty cổ phần phát hành riêng lẻ nhiều lần có số lượng cổ đông lớn, theo Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999.7 Hiện nay, khái niệm CTĐC được quy định tại khoản 1 Điều 32 LCK 2019: CTĐC là CTCP thuộc một trong hai loại hình sau đây: - Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ, so với LCK 2006, quy định mới đã nâng điều kiện CTĐC về vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng và sửa đổi, bổ sung điều kiện về cơ cấu cổ đông có tối thiểu 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ. - Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN, đây là hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chứng và được thực hiện bằng một trong ba cách thức sau: (i) chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; (ii) chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; (iii) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.8 Các CTCP khi trở thành CTĐC ngoài việc chịu sự điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp thì các công ty này còn phải tuân theo các quy định của LCK về CBTT, các quy chế Quản trị công ty. Các CTCP khi đủ các điều kiện trở thành CTĐC phải thực hiện việc đăng ký với UBCKNN để trở thành CTĐC. Như vậy có thể thấy rằng, định nghĩa về CTĐC đã được xác định một cách rõ ràng, phù hợp thông lệ quốc tế cũng như tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.  Nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Trên TTCK, thông tin rất phong phú và đa dạng, có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ CTĐC, tổ chức kinh doanh chứng khoán, từ cơ quan quản lý thị Lương Đình Thi (2015), Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 13 8 Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019 7 7 trường hay từ nhà đầu tư,... Các thông tin này phản ánh tình hình TTCK, tình hình tổ chức niêm yết,…dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đó có thể là thông tin liên quan đến lệnh mua, bán chứng khoán, thông tin về tổ chức phát hành, thông tin về biến động giá chứng khoán hay các thông tin khác có ảnh hưởng đến TTCK. Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu, thông tin trên TTCK là tập hợp các số liệu, tin báo, những chi tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và TTCK, phản ánh tình hình TTCK, tình hình tài chính doanh nghiệp, tiềm năng, khả năng sinh lời của chứng khoán ở hiện tại và tương lai, giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin thông qua đó đạt được mục đích mong muốn. Dưới góc độ pháp lý, thông tin trên TTCK là hệ thống tư liệu phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, phản ánh mối quan hệ pháp luật trong nội bộ doanh nghiệp như quan hệ giữa cổ đông và thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên Ban Kiểm soát (BKS), Ban giám đốc thông qua việc thực hiện các quy định về CBTT cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác tham gia TTCK. Như vậy, có thể hiểu thông tin trên TTCK là hệ thống các chỉ số, thông số, báo cáo, tin tức, nhận định liên quan đến chứng khoán và TTCK, đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giá chứng khoán và quyết định của các chủ thể tham gia thị trường. Qua đó thấy rằng, đối với các nhà đầu tư chứng khoán, thông tin luôn được xem như một dạng rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng bởi lẽ khi rủi ro xảy ra đều dẫn đến thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp và rộng hơn là cho nền kinh tế.9 Và như đã phân tích ở trên, CTĐC trên TTCK với đặc thù bởi hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng với sự tham gia của số lượng lớn nhà đầu tư không phải cổ đông lớn vào công ty tạo nên quan hệ một cách gián tiếp lẫn trực tiếp của cổ đông/chủ sở hữu – công ty ở góc độ LDN; nhà đầu tư – CTĐC ở góc độ LCK hay cả quan hệ sở hữu tài sản dưới góc độ lý luận. Và khi số vốn tham gia lẫn số lượng các nhà đầu tư càng lớn thì sự ảnh hưởng của thông tin đến thị trường là không hề nhỏ, nhưng liệu các nhà đầu tư có khả năng nắm hết tất cả thông tin trên hay không, nói cách khác nhà đầu tư mong muốn hay có quyền biết những thông tin nào, thông tin nào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia vào TTCK. Nhưng cũng phải giải quyết được câu hỏi, quyền và lợi ích hợp pháp của họ hình thành từ đâu mà phải được bảo vệ, chế định nào bảo vệ cho lợi ích của họ. Và theo khái niệm tại Điều 274 Bộ luật “Quản lý rủi ro thông tin trên thị trường chứng khoán: Thực trạng và giải pháp”, https://tapchitaichinh.vn/kinhte-vi-mo/quan-ly-rui-ro-thong-tin-tren-thi-truong-chung-khoan-thuc-trang-va-giai-phap-132928.html truy cập ngày 10/6/2021 9 8 Dân sự 2015, “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Như vậy xét trong mối quan hệ nhà đầu tư và CTĐC thì nghĩa vụ CBTT cũng chính là một phần của mối quan hệ này (nội dung của quan hệ), việc thực hiện CBTT chính là vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân tích thông tin và tìm hiểu thị trường còn hạn chế. Ngoài ra ở một khía cạnh khác hơn, nghĩa vụ CBTT còn là nghĩa vụ của CTĐC đối với cơ quan quản lý nhà nước, nghĩa vụ này là một công cụ pháp lý hiệu quả trong việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong các hoạt động của công ty và công tác Quản trị công ty.10 Từ đó, giúp hoạt động mua bán của TTCK vận hành một cách trôi chảy và đặt hiệu suất cao, góp phần tạo nên một TTCK bền vững, ổn định và phát triển. Qua tìm hiểu và phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa ngắn gọn về nghĩa vụ CBTT của CTĐC như sau: nghĩa vụ CBTT của CTĐC là việc CTĐC bắt buộc phải thực hiện hoạt động CBTT công khai, minh bạch các thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến hoạt động của chính tổ chức mình trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng. 1.1.2.1. Hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Công ty đại chúng là loại hình công ty được thiết kế phù hợp để huy động vốn từ công chúng đầu tư thì TTCK chính là kênh quan trọng để loại hình công ty này có thể thực hiện mục đích trên. TTCK chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa là chứng khoán, trong đó một trong những người bán chứng khoán chính là CTĐC thông qua thị trường sơ cấp. Để nhận được sự chú ý từ phía công chúng, CTĐC cần phải đưa ra được thông tin hàng hoá một cách minh bạch. Vì vậy để đảm bảo trật tự trên TTCK, Báo cáo của Nhóm chuyên gia cao cấp về Luật Công ty và khuôn khổ pháp lý hiện đại cho Luật Công ty Brussels, 04/11/2002 10 9 CTĐC và các chủ thể liên quan khác phải tuân thủ các quy định trên TTCK. Và hoạt động CBTT của CTĐC trở thành một nghĩa vụ bắt buộc theo quy định pháp luật. Một điều chắc chắn rằng không chỉ ở TTCK Việt Nam mà TTCK toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật bản, Hàn Quốc… pháp luật đều quy định chặt chẽ về nghĩa vụ CBTT của các chủ thể tham gia trên TTCK. Khi hoạt động trên TTCK Hoa Kỳ, mọi chủ thể tham gia thị trường như CTĐC, công ty chứng khoán… đều phải tuân thủ quy định CBTT của Luật Chứng khoán 1933 (Securities Act 1933), Luật về Giao dịch chứng khoán 1934 (Securities Exchange Act 1934) và Quy chế (Rule) của Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Các quy định về nghĩa vụ CBTT của các chủ thể tham gia TTCK Hoa Kỳ nằm rải rác trong các văn bản nên trên có thể kể đến như: nghĩa vụ CBTT về đơn đăng ký trở thành tổ chức phát hành chứng khoán, nghĩa vụ CBTT về việc được SEC chấp thuận đơn đăng ký trở thành tổ chức phát hành quy định tại Mục 7 (Section 7), nghĩa vụ CBTT về Báo cáo thường niên (Annual Report), Báo cáo tài chính (Financial Report) đã được kiểm toán quy định tại Mục 19 (Section 19).11. Còn ở Việt Nam, hiện nay các chủ thể trên TTCK hoạt động phải tuân thủ quy định của LCK 2019, đặc biệt hoạt động CBTT còn phải tuân thủ theo sự điều chỉnh của các quy định mới nhất tại Thông tư số 96/2020/TT-BTC. Điểm a khoản 1 Điều 31 LCK 2019 ghi nhận CTĐC có nghĩa vụ “công bố thông tin theo quy định của Luật này”; đồng thời, với mỗi SGDCK đều có Quy chế CBTT bắt buộc mọi chủ thể tham gia như CTNY, công ty chứng khoán, nhà đầu tư… có nghĩa vụ phải thực hiện CBTT về mọi hoạt động của mình. LCK 2019 bổ sung thêm nhiều đối tượng có nghĩa vụ CBTT có thể kể đến như12: quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTĐC; cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của CTĐC, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ;…. Do đó, có thể khẳng định CBTT nói chung và CBTT của CTĐC nói riêng không phải là một hoạt động tự phát của các chủ thể tham gia thị trường, mà CBTT của CTĐC Tạ Thanh Bình (chủ nhiệm đề tài) (2010), Hoàn thiện hệ thống CBTT của CTĐC Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, mã số UB.11,04, tr. 9 12 Nguyễn Thị Ngọc Anh (2020), Nghĩa vụ công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật TPHCM, tr. 13 11 10 là một nghĩa vụ bắt buộc do pháp luật quy định. Đây chính là đặc điểm đầu tiên của hoạt động CBTT của CTĐC trên TTCK. 1.1.2.2. Thông tin công bố mang tính đa dạng về hình thức lẫn nội dung. Tùy vào mục đích và tiêu chí xác định, mà nội dung cũng như hình thức thông tin được công bố cũng rất đa dạng. Về mặt nội dung, các loại thông tin công bố cũng rất đa dạng như: thông tin về tài chính; thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; thông tin về tình hình QTCT hoặc những thông tin liên quan đến các hoạt động quan trọng khác như công ty sáp nhập mua bán, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nhận một bản án, quyết định từ Tòa án. Về mặt hình thức, có thể kể đến như CBTT định kỳ, CBTT bất thường hay CBTT theo yêu cầu qua nhiều phương tiện khác nhau như Trang thông tin điện tử của tổ chức là đối tượng CBTT, hệ thống CBTT của UBCKNN, trang thông tin điện tử của SGDCK, Trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán TTLKCK, Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử...). Điều này tạo cho việc CBTT có chiều sâu đáp ứng được các yêu cầu cũng như sự quan tâm cao của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điểm chung của tất cả loại thông tin này đều phải là những thông tin có giá trị có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, bởi nếu thông tin được công bố là “thông tin rác” thì hoạt động CBTT cũng trở nên vô nghĩa. 1.1.2.3. Hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng là một hoạt động thường xuyên của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, nó gắn liền với diễn biến hoạt động của công ty cũng như thị trường. Hoạt động CBTT là hoạt động thường xuyên của CTĐC. Đây là yếu tố then chốt giúp thị trường hoạt động có hiệu quả, phát huy chức năng giám sát của chính thị trường đối với hoạt động của CTĐC. Khi hoạt động CBTT được tiến hành thường xuyên thì tính minh bạch, công khai, liên tục của TTCK mới được đảm bảo. Các yếu tố đó có ý nghĩa đặc biệt đối với các thị trường mới nổi như Việt Nam. Đặc điểm này sẽ giúp các cổ đông có điều kiện thực hiện tốt nhất quyền sở hữu đối với phần vốn tại công ty của mình nhằm phát huy cao nhất lợi ích với tư cách là chủ sở hữu, nhất là đối với các cổ đông thiểu số, cổ đông thuần túy là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, xa hơn là góp phần lớn vào việc tạo lập, củng cố niềm tin của nhà đầu tư cũng như các bên liên quan vào thị trường vốn, một thị trường vốn được coi là quan trọng nhất của các nước phát triển hiện nay. 11 Tuy nhiên để hoạt động CBTT thực sự hiệu quả thì ngoài việc CBTT thường xuyên thì hoạt động CBTT của CTĐC còn đảm bảo luôn gắn liền với hoạt động của công ty cũng như là thị trường. Đặc điểm này xuất phát từ chính nội dung thông tin được công bố bởi các CTĐC trên thị trường, bao gồm các thông tin về BCTC, thông tin về các cổ đông lớn, thông tin về người nội bộ và người có liên quan… Rõ ràng, đối với bản thân các CTĐC, việc CBTT gắn liền với diễn biến, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản trị nội bộ của công ty, chịu tác động bởi nhiều yếu tố liên quan đến tình hình quản lý doanh nghiệp, phản ánh trung thực hiệu quả hoạt động của công ty và diễn biến của toàn TTCK nói chung. Nói cách khác, hoạt động CBTT của CTĐC trên TTCK là một kênh quảng bá khách quan về hình ảnh, uy tín, năng lực và tình hình quản trị hay hiểu ngắn gọn là tình hình sức khoẻ hiện tại của công ty. Từ đó, mang lại một mức giá cao xứng đáng cho cổ phiếu của công ty, góp phần hình thành sự phát triển tích cực của thị trường. Ngược lại, nếu tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tình hình quản trị nội bộ lục đục, các giao dịch giữa công ty và người có liên quan của cổ đông nội bộ thiếu minh bạch, nghĩa vụ CBTT bị vi phạm nghiêm trọng từ đó làm mất lòng tin từ các nhà đầu tư sẽ dẫn đến giá trị cổ phiếu của công ty sụt giảm nhanh chóng, tỷ lệ thu hút đầu tư thấp, rủi ro trong đầu tư, kéo theo đó là sự hoạt động yếu ớt của toàn thị trường. Mục đích cuối cùng của nghĩa vụ CBTT của CTĐC trên TTCK là cung cấp những thông tin về CTĐC một cách kịp thời, chính xác, là động lực thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng khoán được vận hành một cách trôi chảy, đảm bảo quá trình hình thành mua bán trên TTCK được diễn ra một cách có hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó, CBTT của các chủ thể tham gia TTCK phải diễn ra thường xuyên, liên tục đảm bảo thông tin được công bố đến các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước không bị gián đoạn và chậm trễ. 1.1.3. Học thuyết nền tảng của hoạt động công bố thông tin. 1.1.3.1. Học thuyết uỷ nhiệm (Agency theory) Lý thuyết về uỷ nhiệm: lý thuyết người đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế đã được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976), với sự ra đời của mô hình công ty mới – công ty cổ phần nơi mà có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Lý thuyết người đại diện được định nghĩa là "mối quan hệ giữa các chủ sở hữu – cổ đông và người đại diện – người điều hành và quản lý công ty". Trong lý thuyết này, các cổ đông là người chủ sở hữu hoặc ông chủ của các công ty, thuê những người đại diện – giám đốc điều hành, người quản lý để thực hiện công việc cho mình. Chủ sở hữu ủy 12 nhiệm việc điều hành kinh doanh cho giám đốc hoặc người quản lý, người đại diện. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là khi những người đại diện tìm cách tối đa hóa lợi ích cá nhân, thì có thể gây ra bất lợi cho các cổ đông vì người đại diện có những đặc quyền cho phép chiếm đoạt giá trị của công ty cho bản thân họ, thay vì việc phải thực hiện hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty, vì lợi ích của chủ sở hữu công ty – cổ đông. Jensenand và Meckling giải thích “Lý thuyết người đại diện bao hàm một hợp đồng theo đó một hoặc nhiều người (các cổ đông) thuê người khác (giám đốc) thực hiện một số dịch vụ thay mặt họ trong đó bao gồm việc uỷ thác quyền ra quyết định cho người đại diện. Nếu cả hai bên tham gia hợp đồng đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình thì có lý do để tin rằng giám đốc - người đại diện sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông - chủ sở hữu”.13 Chính từ quan điểm lý thuyết này mà việc hình thành sự điều chỉnh hoạt động CBTT của CTĐC được các nhà làm luật đặt ra và ngày càng hoàn thiện, nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng giữa cổ đông và người đại diện, đặc biệt là các nhà đầu tư trên TTCK: nhóm cổ đông thất thế về mặt thông tin. Người đại diện chịu trách nhiệm trong việc đưa thông tin đến cổ đông về hoạt động giám sát những người điều hành, hoạt động của chính công ty và đảm bảo rằng quyền lợi của cổ đông sẽ được đảm bảo một cách đúng đắn, nhằm tăng cường việc giám sát và quản lý từ phía chủ sở hữu – cổ đông. Những hoạt động này tác động vào nhân tố hệ thống pháp lý để nâng cao tính minh bạch của các CTĐC trên TTCK. 1.1.3.2. Học thuyết về hành vi Lý thuyết về hành vi: Giải Nobel kinh tế năm 2017 được trao cho Giáo sư Richard H. Thaler, đến từ Đại học Chicago, Hoa Kỳ cho những đóng góp của ông trong nghiên cứu về kinh tế học hành vi nhằm lý giải yếu tố tâm lý chi phối như thế nào tới các quyết định kinh tế. Theo đó, hành vi của con người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được những phản ứng thì có thể nói rằng không có hành vi. Sở dĩ lý thuyết về hành vi lại được áp dụng trong nghiên cứu luật học và đặc biệt là nghiên cứu pháp luật về chứng khoán vì bởi lẽ mỗi hành vi được thực hiện thường gắn liền với những mục đích nhất định. Thông thường hành vi sẽ được thực hiện 13 Christine A.Mallin (2013), “Corporate Governance”; Oxford University Press, tr. 19 13 khi có lợi cho chủ thể thực hiện và thường chủ thể có xu hướng không thực hiện các hành vi bất lợi cho mình.14 Trong hoạt động CBTT của CTĐC trên TTCK, nhất là đối với chủ thể là đại diện của CTĐC khi thực hiện các hoạt động CBTT của CTĐC trên TTCK dưới tác động của những quy định pháp luật thường cân nhắc kỹ lưỡng tới việc CBTT có ảnh hưởng bất lợi đối với chính công ty mình hay không thậm chí là ảnh hưởng tới cá nhân họ hay không? Nó có làm lộ thông tin, bí mật kinh doanh của công ty mình hay không? Dẫn tới tình trạng CBTT sai lệch so với thông tin thực tế của CTĐC nhằm bảo vệ những lợi ích riêng, lợi ích nhóm gây bất lợi đối với nhà đầu tư, thậm chí ảnh hưởng xấu đến thị trường. 1.1.3.3. Học thuyết bất cân xứng thông tin ( Asymmetric Information theory) Lý thuyết thông tin bất cân xứng: Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học, hợp đồng và tài chính, luật học. Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng là G.A.Akerlof. Trong quá trình nghiên cứu tình huống mua bán xe ôtô trên thị trường, Ông cho rằng người bán xe có tính chủ động hơn đối với người mua. Người bán có thể biết rõ đặc tính của chiếc xe mình muốn bán và bán với giá cao.15 Lý thuyết thông tin bất cân xứng đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Trải qua gần nửa thế kỷ, lý thuyết về thông tin bất cân xứng ngày càng trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại và cả luật học. Thông tin bất cân xứng ngày càng phổ biến và trở nên tiêu cực khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin chưa được tối ưu hoá.16 Bùi Xuân Hải (2007),“Học thuyết đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4, tr. 5 15 Auronen Lauri ( 2003 ), Asymmetric Information: Theory and Applications, Helsinki University of Technology, tr. 7 16 Đỗ Thị Thu Hà (2019), Pháp luật về CBTT của CTĐC trên TTCK ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, tr. 29 14 14 Đối với các nền kinh tế mới nổi, thông tin không đối xứng có những tác động rất lớn. Bởi lẽ, thông tin được coi là một loại tài sản có giá trị rất lớn đối với tất cả các nhà đầu tư trên TTCK. Sở hữu thông tin nhanh chóng, chính xác là lợi thế rất lớn khi tham gia đầu tư trên TTCK. Tuy vậy, không phải nhà đầu tư nào tham gia TTCK cũng có cơ hội được sở hữu một lượng thông tin như nhau cả về số lượng hay chất lượng, xuất phát từ sự thiếu minh bạch của CTĐC. Bất cân xứng thông tin tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, gây thiệt hại cho một số nhóm nhà đầu tư tham gia giao dịch, các chủ thể được coi là nhân tố quan trọng nhất của thị trường nhưng cũng là chủ thế có vị thế yếu nhất của thị trường. Tại TTCK Việt Nam hiện tượng thông tin không đối xứng có thể kể đến như: ngoài các thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định pháp luật thì các CTĐC không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, sử dụng thông tin để thức hiện các giao dịch nội gián,…. 1.1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng. 1.1.4.1. Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư Riêng đối với nghĩa vụ CBTT của CTĐC, việc bảo vệ nhà đầu tư được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng trước hết là ghi nhận và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Trên TTCK, quyền tiếp cận thông tin tự bản thân nó thuộc nhóm quyền phi tài sản. Thật vậy, tự bản thân thông tin không là tài sản của nhà đầu tư; mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư chứng khoán hướng tới là lợi nhuận mà không phải là thông tin. Song việc tiếp nhận, sở hữu và sử dụng thông tin chính là tiền đề, điều kiện để phát sinh các quyền và lợi ích vật chất khác. Không có quyền tiếp cận thông tin thì nhà đầu tư không còn là nhà đầu tư đúng nghĩa, lúc đó nhà đầu tư chỉ là con bạc trong canh bài đỏ đen hoặc họ chỉ kỳ vọng vào sự hên xui, may rủi hoặc là hành động theo đám đông. Vì vậy, quyền được tiếp cận thông tin không đơn thuần là quyền luật định của nhà đầu tư mà cũng chính là cơ chế để bảo vệ các quyền và lợi ích khác của nhà đầu tư.17 Ở một TTCK đang trong quá trình hoàn thiện, nâng thị trường đang là mục tiêu trước mắt cần hướng tới, nếu không những quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy chủ thể CTĐC thực hiện việc CBTT một cách bắt buộc thì sẽ không có cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin cho nhà đầu tư thì TTCK sẽ biến thành sòng bài hoặc ở đó sẽ ngự trị Nguyễn Văn Vân (2010), Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư chứng khoán, Tài liệu Hội thảo Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán - Thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện, Đại học Luật TPHCM, tr. 45 17 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan