Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo luật thương mại 2005...

Tài liệu Luận văn hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo luật thương mại 2005

.PDF
80
1
60

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI NGUYỄN LÊ KIM NGỌC HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN LÊ KIM NGỌC Khóa: 42 MSSV: 1753801011126 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Lê Kim Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT ADA Hiệp định về Chống bán phá giá (Anti-dumping Agreement) CISG Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) GATT 1994 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade) LTM 1997 Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/5/1997 LTM 2005 Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005 SCM Hiệp định về các biện pháp Trợ cấp và đối kháng (Subsidy and Countervailing measures Agreement) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG.......................................................................... 7 1.1. Khái quát về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005 ................................................................................................ 7 1.2. Hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng....... 9 1.2.1. Sự thỏa thuận về số lượng .................................................................... 11 1.2.2. Sự thỏa thuận về chất lượng ................................................................. 12 1.2.3. Sự thỏa thuận về đóng gói, bảo quản hàng hóa ..................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG THÔNG THƯỜNG ............................................................................................. 19 2.1. Trình tự xem xét đối với các tiêu chí về mục đích của hàng hóa.................. 20 2.2. Mục đích sử dụng thông thường.................................................................. 22 2.3. Hàng hóa cùng chủng loại ........................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH CỤ THỂ .. 28 3.1. Mục đích cụ thể .......................................................................................... 28 3.2. Điều kiện áp dụng ....................................................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 37 CHƯƠNG 4: HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THEO MẪU VÀ YÊU CẦU ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN .................................... 38 4.1. Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu chất lượng theo mẫu......................... 38 4.1.1. Mẫu và chất lượng của mẫu ................................................................. 38 4.1.2. Hàng mẫu là hàng hóa được bên bán giao cho bên mua........................ 39 4.2. Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu đóng gói, bảo quản........................... 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 45 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mua bán hàng hóa là một quan hệ thương mại truyền thống và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong quan hệ này, giữa bên bán và bên mua đã thiết lập một giao dịch cụ thể mà đối tượng là hàng hóa. Theo đó, nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán là giao hàng, còn nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua là thanh toán. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của bên bán ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí là tiền đề để bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Do đó, trong quan hệ mua bán hàng hóa, đánh giá “mức độ hoàn thành” nghĩa vụ giao hàng của bên bán là một vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu của bên mua và cả cơ quan tài phán khi các bên có tranh chấp. Bên cạnh các yếu tố cụ thể về thời gian giao hàng, phương tiện vận chuyển, thì chất lượng của hàng hóa được giao cũng là một vấn đề cốt lõi trong cấu thành của nghĩa vụ giao hàng. Do đó, đánh giá chất lượng hàng hóa trong hợp đồng cũng là một trong những công việc cần phải làm khi đánh giá nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Trước hết, cần xem xét sự phù hợp của hàng hóa với pháp luật, nghĩa là, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải thuộc một trong các loại hình mà luật định dưới tên gọi “hàng hóa”. Tiếp theo, pháp luật xem xét sự phù hợp của hàng hóa với ý chí của các bên, được nhìn nhận dưới khái niệm “hàng hóa không phù hợp với hợp đồng”. Pháp luật thương mại cho thấy, một hàng hóa “đạt chuẩn” được hiểu là một hàng hóa phù hợp với yêu cầu của các bên đã thể hiện trong hợp đồng và trong cả quá trình đàm phán, thương lượng trước đó có liên quan. Hai trường hợp cụ thể đã được quy định khi đánh giá sự “đạt chuẩn” này của hàng hóa, đó là giữa các bên có sự thỏa thuận và giữa các bên không có sự thỏa thuận. Với trường hợp các bên đã có sự thỏa thuận, pháp luật thương mại Việt Nam đã quy định sự phù hợp của hàng hóa là sự đáp ứng tất cả đặc tính mà các bên đã thỏa thuận minh thị và ghi nhận vào hợp đồng. Điều này có nghĩa là, bất kỳ một điều khoản hợp pháp nào trong hợp đồng đề cập đến đặc tính của hàng hóa được giao đều là căn cứ để đánh giá sự “đạt chuẩn” của hàng hóa. Với trường hợp các bên không có sự thỏa thuận, thay vì quy định tất cả tiêu chí mà hàng hóa cần đáp ứng để được xem là phù hợp, pháp luật thương mại Việt Nam đã quy định theo hướng chỉ ra các trường hợp mà hàng hóa được xem là không phù hợp với hợp đồng. Tại quy định này, các tiêu chí được xem xét bao gồm: mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại, mục đích cụ thể mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết, chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua và yêu cầu về đóng gói, bảo quản theo cách thức thông thường. Khi quy định những tiêu chí này, nhiều khái niệm vẫn chưa được pháp luật định nghĩa, giải thích như: mục đích sử dụng thông thường, hàng 1 hóa cùng chủng loại, mục đích cụ thể, cách thức thông thường trong khâu đóng gói, bảo quản... Ngoài ra, thực tiễn cho thấy, tồn tại một số vấn đề liên quan nhưng lại không được ghi nhận trong quy định của pháp luật như: liệu mẫu do bên mua đề xuất cho bên bán có được xem là căn cứ để xác định tính phù hợp của hàng hóa, hoặc trường hợp bên mua tiến hành đặt hàng mà không dựa vào sự tư vấn của bên bán thì bên bán có còn chịu trách nhiệm trong việc giao hàng phù hợp với mục đích của bên mua hay không... Do đó, khi tìm hiểu quy định pháp luật thương mại về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nhiều nội dung còn chưa được giải thích, làm rõ, dẫn đến việc hiểu các quy định này còn hạn chế. Ngoài ra, khi thể hiện tại quy định của mình, pháp luật thương mại vẫn chưa thể hiện thống nhất các tên gọi cho phù hợp như sự chênh lệch về số lượng hàng hóa khi giao hàng của bên bán cũng được hiểu là sự không phù hợp của hàng hóa, thay vì gọi tên thành hai vấn đề khác nhau tại Điều 41 Luật Thương mại 2005. Mặt khác, trong một số bản án, việc xem xét và áp dụng các quy định về vấn đề này để giải quyết của tòa án vẫn chưa hợp lý, thuyết phục. Với những lý do trên, tác giả nhận thấy, nghiên cứu về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng là cần thiết. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Luật Thương mại 2005” để thực hiện khóa luận, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn vào hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sách/Giáo trình - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Giáo trình có đề cập và phân tích quy định của Luật Thương mại 2005 về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và so sánh với quy định tương ứng tại Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, giáo trình chỉ phân tích về mặt lý luận, chưa đi sâu vào trường hợp các bên có thỏa thuận và không đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử. - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tại Chương 3, giáo trình có đề cập đến nghĩa vụ giao hàng phù hợp của bên bán theo quy định của Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt Nam nhưng chỉ trình bày khái quát mà chưa đi vào phân tích chi tiết. 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Thương mại Tập II (Tái bản lần thứ 11), Nhà xuất bản Công an nhân dân: Giáo trình cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng về vấn đề này thông qua việc phân tích quy định pháp luật Việt Nam. - Nguyễn Hoàng Thái Hy, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2020), Đọc hiểu CISG qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp tiêu biểu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Sách cung cấp kiến thức tổng quát về quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua việc phân tích các tranh chấp tiêu biểu, trong đó, sách có đề cập đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Công ước này. Luận án/Luận văn/Khóa luận - Võ Sỹ Mạnh (2015), Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Luận án có đề cập đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhưng không phân tích sâu mà chỉ nêu sơ lược để làm căn cứ trình bày vấn đề “vi phạm cơ bản hợp đồng”. - Ngô Hữu Thuận (2019), Chế tài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 và theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Huế: Luận văn có đề cập đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhưng không phân tích sâu mà chỉ nêu sơ lược để làm căn cứ trình bày vấn đề “chế tài hủy hợp đồng”. - Ngô Thị Kiều Trang (2014), Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn có đề cập đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không phân tích sâu. - Nguyễn Thanh Phương Vy (2019), Tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp: Khóa luận phân tích cụ thể, chi tiết vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đối với pháp luật Việt Nam, tác giả chỉ nêu khái quát, chưa phân tích sâu. Bài báo khoa học/Công trình nghiên cứu - Phan Huy Hồng (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại Việt Nam, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Trong đề tài này, nhóm tác giả đã phân tích khái quát vấn đề hàng hóa không phù hợp 3 với hợp đồng thông qua phân tích thực tiễn xét xử. Vấn đề này được nhóm tác giả phân tích một cách tổng quát, chưa phân tích sâu vào quy định pháp luật. - Phạm Ánh Dương, Nguyễn Thế Đức Tâm, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2014), “Vi phạm cơ bản do giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1980 và pháp luật thương mại Việt Nam”, Tạp chí Sinh viên và Khoa học Pháp lý, số 8, tr. 31-35: Nhóm tác giả có đề cập khái quát về việc xem xét tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt Nam nhưng chưa phân tích sâu vào các tiêu chí được quy định. - Phan Thị Thanh Thủy (2014), “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học: Luật học, tập 30, số 3/2014, tr. 50-60: Bài viết phân tích sơ lược vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng làm căn cứ trình bày vấn đề “trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”. - Nguyễn Hoàng Thái Hy, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2017), “Xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa theo Công ước Vienna năm 1980”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 07 (110), tr. 34-41: Bài viết có đề cập đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng một cách sơ lược làm căn cứ trình bày vấn đề “thời hạn của nghĩa vụ kiểm tra và thông báo” khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Trần Thị Thuận Giang (2017), “Điều khoản miễn trách nhiệm do hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 07 (110), tr. 67-73: Bài viết có đề cập sơ lược vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, làm căn cứ trình bày điều khoản miễn trách nhiệm trong trường hợp này theo quy định của Công ước. Ngoài ra, còn một số các công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí có liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam và thực tiễn xét xử. Thông qua việc xem xét về tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy: đa phần các công trình nghiên cứu về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng chỉ được thực hiện một cách khái quát thông qua việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam hoặc được nghiên cứu thông qua quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về vấn đề này dưới góc độ pháp luật Việt Nam và thực tiễn xét xử. 4 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Luật Thương mại 2005”, tác giả hướng đến các mục đích quan trọng sau: Thứ nhất, làm rõ vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật thương mại Việt Nam và liên hệ với Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ tính chất tương tự của hai quy định này, việc tìm hiểu quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ý nghĩa tham khảo, góp phần xem xét tính hiệu quả của các quy định mang cùng tính chất và việc áp dụng những quy định này trong giải quyết một số vụ việc thực tế. Thứ hai, đánh giá sự hiệu quả của các quy định pháp luật thương mại Việt Nam, đánh giá thực tiễn áp dụng của các cơ quan tài phán tại Việt Nam đối với vấn đề trên trong một số trường hợp cụ thể, đồng thời đề xuất giải pháp cho các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa khi thỏa thuận về vấn đề này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Luật Thương mại 2005. Để làm rõ đề tài này, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích các vấn đề sau: - Các đặc điểm thể hiện tính phù hợp của hàng hóa trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm: số lượng, chất lượng, đóng gói và bảo quản; - Các đặc điểm thể hiện tính phù hợp của hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm: sự phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại, sự phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng, sự đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua, và sự bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành (Luật Thương mại 2005) và liên hệ với Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có tham khảo các ý kiến của học giả, chuyên gia trong việc phân tích và đọc hiểu quy định pháp luật. Đồng thời, đề tài còn nghiên cứu các bản án của Tòa án trong nước và nước ngoài liên quan trong việc giải quyết đối tượng nghiên cứu. 5 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả sử dụng linh hoạt, phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: Đây là hai phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt trong đề tài. Thông qua hai phương pháp này, tác giả làm rõ các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, hai phương pháp này còn được tác giả sử dụng để nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên quan. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp còn được tác giả dùng để kết luận và khái quát các vấn đề được trình bày trong đề tài này. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu và giải mã các vấn đề liên quan trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ hoặc chưa có tiền lệ áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, tác giả dùng phương pháp này để đối chiếu việc áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tài phán Việt Nam khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Ngoài ra, phương pháp này còn được tác giả sử dụng để so sánh khái quát sự thay đổi trong quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng trong tiến trình xây dựng pháp luật của Việt Nam, kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích vụ việc: Phương pháp này được tác giả sử dụng để phân tích các bản án của Tòa án nhân dân các cấp khi áp dụng pháp luật Việt Nam, các bản án của Tòa án nước ngoài khi áp dụng các quy định tương tự, nhằm đánh giá sự hiệu quả của quy định pháp luật và bình luận về tính phù hợp của việc xét xử đối với vấn đề nghiên cứu. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Bên cạnh phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục tổng quát của khóa luận gồm: Chương 1: Hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Chương 2: Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường Chương 3: Hàng hóa không phù hợp với mục đích cụ thể Chương 4: Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu chất lượng theo mẫu và yêu cầu đóng gói, bảo quản 6 CHƯƠNG 1: HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG 1.1. Khái quát về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005 Việc xác định nội hàm của khái niệm hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005 (LTM 2005) bắt nguồn từ khái niệm hàng hóa theo Luật này. Bởi lẽ, khái niệm hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc xác định tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng. Chỉ khi xác định được quan hệ giữa các bên là quan hệ mua bán hàng hóa, thông qua việc xác định đối tượng của hợp đồng và quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên, thì các quy định pháp luật về thương mại hàng hóa mới có thể áp dụng, trong đó bao gồm quy định về tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng. LTM 2005 đã quy định hàng hóa bao gồm: (1) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và (2) những vật gắn liền với đất đai1. Có thể thấy, LTM 2005 đã định nghĩa hàng hóa một cách tổng quan và bao quát những đối tượng được đề cập trong giao dịch mua bán hàng hóa. Quy định này của LTM 2005 là dễ hiểu, có thể phân loại và đánh giá được trên thực tế, do đó, quá trình xác định hàng hóa theo quy định này đã diễn ra hiệu quả trong các quan hệ mua bán hàng hóa. Liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/5/1997 (LTM 1997) quy định: “trường hợp chất lượng hàng hóa không được xác định cụ thể trong hợp đồng, người bán phải giao hàng có chất lượng trung bình của loại hàng hóa đó được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng”2. Bên cạnh đó, LTM 1997 cũng ghi nhận “trường hợp bao bì hàng hoá không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng cho loại hàng này”3. Có thể thấy, LTM 1997 quy định theo hướng “trường hợp các bên không có thỏa thuận thì hàng hóa như thế nào được xem là phù hợp” thông qua xem xét các tiêu chí “chất lượng trung bình được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng” và “bao bì thường dùng”. Đến LTM 2005, vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được ghi nhận cụ thể hơn thông qua xem xét hai trường hợp cụ thể: có sự thỏa thuận giữa các bên và không có sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận, hàng hóa không phù Khoản 2 Điều 3 LTM 2005. Khoản 2 Điều 60 LTM 1997. 3 Khoản 3 Điều 60 LTM 1997 quy định bao bì phải bảo đảm an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, có tính đến khả năng chuyển tải trong điều kiện bốc dỡ thông thường và phải phù hợp với thời gian, phương 1 2 tiện vận tải. 7 hợp là hàng hóa không đảm bảo các đặc tính được ghi nhận trong hợp đồng (Điều 34 LTM 2005 quy định bên bán phải giao hàng đúng và đầy đủ theo sự thỏa thuận của các bên). Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, thay vì quy định hàng hóa như thế nào là phù hợp, LTM 2005 đã quy định theo hướng ghi nhận một số tiêu chí nhất định để đánh giá hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. So với yêu cầu “chất lượng trung bình” và “bao bì thường dùng” của LTM 1997, LTM 2005 đã ghi nhận các tiêu chí sau: (1) mục đích sử dụng thông thường (so với các hàng hóa cùng chủng loại), (2) mục đích cụ thể (đã được bên mua thể hiện hoặc thuộc trường hợp bên bán phải biết), (3) mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao, và (4) cách thức bảo quản, đóng gói. Như vậy, bằng việc mở rộng tiêu chí xem xét, vấn đề “hàng hóa không phù hợp với hợp đồng” được LTM 2005 quy định một cách chi tiết và đa dạng hơn so với LTM 1997. Cùng vấn đề này, pháp luật quốc tế cũng có những quy định nhất định nhằm điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tiêu biểu là Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Theo CISG, các bên có quyền thỏa thuận về chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng tại Điều 35(1). Trường hợp các bên không có thỏa thuận về vấn đề này, CISG cũng liệt kê các tiêu chí nhằm xem xét hàng hóa có phù hợp hay không tại Điều 35(2). Có thể thấy, quy định của CISG và LTM 2005 về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng là tương tự nhau.4 Một trong những nguyên nhân của sự tương tự này là do các nhà làm luật Việt Nam đã tham khảo CISG trong quá trình soạn thảo pháp luật thương mại.5 Như vậy, xem xét quy định và thực tiễn xét xử của CISG sẽ có ý nghĩa tham khảo rất lớn, trong quá trình đánh giá tính hiệu quả của LTM 2005 và thực tiễn áp dụng của cơ quan tài phán Việt Nam trong một số trường hợp cụ thể. Nhìn chung, vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được LTM 2005 đề cập thông qua hai khía cạnh: (1) tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định pháp luật về định danh loại hình hàng hóa, và (2) tính phù hợp của hàng hóa so với ý chí của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đó, khía cạnh (2) được LTM 2005 xem xét trong hai trường hợp: (2.a) có sự thỏa thuận giữa các bên, và (2.b) không có sự thỏa thuận giữa các bên. Đối với trường hợp không có sự thỏa thuận giữa Bộ Công Thương, “Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)”, https://quochoi.vn/uybandoingoai/content/tulieu/Lists/Tulieu/Attachments/11/Bao%20cao%20tong%20hop% 20ket%20qua%20nghien%20cuu%20Cong%20uoc%20Vien%201980%20(final).pdf, truy cập ngày 20/5/2021, tr. 18. 5 “So sánh CISG và Luật Việt Nam”, https://cisgvn.wordpress.com/2010/11/01/so-sanh-cisg-va4 lu%e1%ba%adt-vi%e1%bb%87t-nam, truy cập ngày 20/5/2021. 8 các bên, các tiêu chí xem xét được quy định tại Điều 39 bao gồm: (2.b.i) mục đích sử dụng thông thường, (2.b.ii) mục đích cụ thể, (2.b.iii) chất lượng của hàng mẫu và (2.b.iv) cách bảo quản, đóng gói hàng hóa. Với những phân tích trên, để thuận tiện nghiên cứu vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo LTM 2005, tác giả sẽ trình bày vấn đề này thông qua các tiêu chí: (I) Hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, (II) Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường, (III) Hàng hóa không phù hợp với mục đích cụ thể, và (IV) Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu chất lượng theo mẫu và yêu cầu đóng gói, bảo quản. 1.2. Hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, có thể nói, “hàng hóa có chất lượng phù hợp” là lợi ích chính đáng mà bên mua mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng với bên bán. Hay nói cách khác, “nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa”6. Do đó, pháp luật thương mại đã ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về đặc điểm của hàng hóa. Sự thỏa thuận này phải được thể hiện minh thị, cụ thể trong hợp đồng. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại Việt Nam, các bên có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, thiện chí; và việc thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội7. Nghĩa là, các bên có thể thỏa thuận bất cứ đặc điểm nào của hàng hóa trong hợp đồng mà các bên cảm thấy cần thiết được ghi nhận, làm rõ và thông tin đến đối phương. Việc thỏa thuận cụ thể về hàng hóa không những tạo điều kiện cho các bên hiểu rõ nhu cầu của nhau, mà còn là một cơ hội để bên bán xem xét, rà soát khả năng thực hiện hợp đồng của mình so với các yêu cầu mà bên mua đưa ra, từ đó các bên có thể đánh giá tính khả thi, hiệu quả của hợp đồng, dẫn đến nâng cao khả năng thực hiện trọn vẹn hợp đồng đã ký kết. Theo CISG, thỏa thuận của các bên về hàng hóa trong hợp đồng cần có các điều khoản chủ yếu (về tên hàng hóa, số lượng, giá cả), trong khi đó, pháp luật thương mại Việt Nam lại không có bất kỳ quy định nào về vấn đề này8. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 34 LTM 2005 về nghĩa vụ của bên bán quy định: “Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng”. Quy định này đã thể hiện việc pháp luật thương mại có đề cập đến các đặc điểm của hàng hóa mà bên bán phải đáp Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 109. 7 Điều 11 LTM 2005. 6 8 Tlđd (6). 9 ứng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, gồm: số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản... Điều này có thể được hiểu rằng, “nếu trong hợp đồng có yêu cầu hàng hóa phù hợp với mô tả thì người bán sẽ phải tuân thủ yêu cầu này”9. Tại Điều 35(1) CISG cũng quy định, hàng hóa phải phù hợp với các yêu cầu về số lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói được đề cập tại hợp đồng giữa các bên. Như vậy, cả LTM 2005 và CISG đều ghi nhận quyền thỏa thuận cụ thể về chất lượng hàng hóa của các bên trong hợp đồng. Với quy định này, thỏa thuận của các bên đã trở thành một căn cứ, tiêu chuẩn quan trọng để xem xét “mức độ” phù hợp của hàng hóa được giao, từ đó đánh giá “mức độ” hoàn thành nghĩa vụ của bên bán. Có thể thấy, quy định này của pháp luật thương mại là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên khi điều chỉnh quy định mang tính chất dân sự này. Bên cạnh đó, pháp luật thương mại cũng thể hiện rằng, xem xét thỏa thuận giữa các bên là ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, tại Điều 39 LTM 2005, các tiêu chí luật định chỉ được xem xét đến trong trường hợp hợp đồng giữa các bên không có quy định cụ thể về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng tồn tại ít nhất một điều khoản có nội dung mâu thuẫn với quy định tại Điều 39 LTM 2005, sự thỏa thuận giữa các bên sẽ được áp dụng thay cho quy định pháp luật. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là điều khoản đó, hợp đồng đó phải hợp pháp. Nguyên tắc xem xét thỏa thuận giữa các bên trước tiên này cũng được ghi nhận tại Điều 35(1) CISG. Một ví dụ điển hình về vấn đề này là vụ tranh chấp giữa người bán Slovakia và người mua Séc10 với hợp đồng mua bán một loại thảm. Sau khi nhận hàng, người mua cho rằng hàng hóa có những khiếm khuyết khiến hàng kém bền và ngày càng hao mòn nên đã yêu cầu người bán giảm giá 30% so với giá ban đầu nhưng người bán không đồng ý. Vì người mua không tiến hành thanh toán đủ số tiền hàng, người bán đã khởi kiện người mua, yêu cầu thanh toán số tiền còn thiếu và lãi tương ứng. Tòa sơ thẩm cho rằng chất lượng hàng hóa không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định đối với loại thảm tương tự nên đây là hàng hóa đã không phù hợp với hợp đồng theo trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, Tòa phúc cho rằng, có một hợp đồng mua bán hợp lệ giữa các bên và hàng hóa được giao trước hết phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong đơn đặt hàng của người mua. Tòa án nhận thấy yêu cầu của Nguyễn Thanh Phương Vy (2019), Tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 14. 10 Czech Republic 29 March 2006 Supreme Court of the Czech Republic, 9 http://www.unilex.info/cisg/case/1941, truy cập ngày 25/6/2021. 10 người mua là “thảm loại ADOS”, điều này ngụ ý rằng người mua đã đặt mua hàng hóa có chất lượng được xác định trong hợp đồng bằng cách tham chiếu đến tên một doanh nghiệp chính xác: hãng ADOS. Thực tế cho thấy, người bán đã giao loại thảm hãng ADOS đúng theo yêu cầu của người mua. Do đó, Tòa phúc thẩm cho rằng, cần phải xem xét thỏa thuận của các bên trước khi xem xét đến các tiêu chí luật định, và trong tranh chấp này, hàng hóa đã giao là phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Như vậy, cả LTM 2005 và CISG đều cho rằng, vấn đề “giữa các bên có thỏa thuận hay không” cần thiết được xem xét đầu tiên khi đánh giá tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng. Trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận thì trước hết, sự phù hợp của hàng hóa sẽ được đánh giá dựa trên thỏa thuận này. Khi đó, mọi đặc tính được ghi nhận trong hợp đồng đều được phân tích và trở thành cơ sở đối chiếu, phổ biến nhất là các yếu tố số lượng, chất lượng và cách đóng gói, bảo quản hàng hóa. 1.2.1. Sự thỏa thuận về số lượng Số lượng được định nghĩa là “con số biểu thị sự có nhiều hay có ít”11. Thực tế khi đề cập đến số lượng, một sự thể hiện đầy đủ cần được ghi nhận gồm: con số và đơn vị tính, ví dụ như: 50 cái, 70 tấn... Trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên về số lượng của hàng hóa, chữ số la-tinh được khuyến khích sử dụng, hoặc cẩn thận hơn, các bên có thể dùng cả chữ và số để diễn đạt thông tin này. Trường hợp các bên sử dụng những lượng từ có thể tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, việc giải thích ý nghĩa của chúng được dựa trên ý chí của các bên tại thời điểm giao kết, thói quen giữa các bên và tập quán thương mại (nếu có). Ví dụ, các bên giao kết một hợp đồng mua bán xoài tại Cần Thơ, trong hợp đồng nêu rõ bên bán sẽ bán cho bên mua “sáu chục quả xoài, đóng thành sáu thùng với mỗi thùng một chục quả”. Thông thường, một chục được hiểu là mười (10). Tuy nhiên, trong thực tế, tồn tại nhiều trường hợp đơn vị “chục” được sử dụng cho mười hai (12), mười bốn (14) hoặc có thể là mười sáu (16), đặc biệt là người dân Cần Thơ (và miền Tây Nam Bộ nói chung). Do đó, việc các bên không diễn đạt số lượng theo hướng chỉ có thể hiểu một cách duy nhất có thể dẫn đến sự bất đồng trong việc “hiểu cho đúng hợp đồng”. Chính vì vậy, không chỉ khuyến khích các bên thỏa thuận về số lượng trong hợp đồng mà việc thỏa thuận này còn cần thiết được thực hiện một cách chi tiết, đơn nghĩa trong hợp đồng. So với LTM 2005, CISG có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc số lượng là một yếu tố bắt buộc phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Việc giao hàng không đúng về số lượng sẽ được xem là giao hàng không phù hợp với hợp đồng và các bên có 11 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 866. 11 quyền yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục, thậm chí là các chế tài thương mại. Thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng cho thấy, nhiều bản án của Tòa án, phán quyết của Trọng tài đã tuyên hành vi giao thiếu hàng, thừa hàng của bên bán cấu thành hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tại tranh chấp về giao hàng thiếu trong hợp đồng mua bán quần áo trẻ em giữa người mua Cuba và người bán Trung Quốc12, trọng tài đã dựa trên thỏa thuận về số lượng hàng hóa của các bên trong hợp đồng để xác định người bán phải chịu trách nhiệm trong việc giao thiếu hàng và yêu cầu người bán phải hoàn trả cho người mua số tiền hàng còn thiếu mà người mua đã thanh toán. Như vậy, yếu tố số lượng được thỏa thuận trong hợp đồng của các bên là một tiêu chí để xem xét sự phù hợp của hàng hóa. Tại LTM 2005, dù không quy định rõ các bên phải thỏa thuận về số lượng nhưng khoản 1 Điều 34 đã thể hiện rằng bên bán có nghĩa vụ giao đúng số lượng hàng hóa mà các bên đã đề cập trong hợp đồng. Đồng thời, việc giao hàng không đúng số lượng sẽ được hiểu là giao hàng không phù hợp khi xem xét trường hợp có sự thỏa thuận của các bên theo khoản 1 Điều 39 LTM 2005. Về bản chất, quy định này của LTM 2005 là phù hợp, bởi lẽ, suy cho cùng, tính phù hợp của hàng hóa là được xét trên ý chí của các bên trong hợp đồng, nhằm đánh giá mong muốn của bên mua về hàng hóa đã được đáp ứng hay chưa. Tuy nhiên, khi quy định về quyền khắc phục do giao hàng không đúng số lượng của bên bán, Điều 41 LTM 2005 đã quy định đồng thời với cả trường hợp “giao thiếu hàng” và “hàng hóa không phù hợp với hợp đồng”. Ngoài ra, Điều 43 LTM 2005 cũng có quy định về trường hợp “giao thừa hàng”. Xét thấy, sự chênh lệch về số lượng hàng hóa là một vấn đề thuộc về tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng, do đó, cần thiết điều chỉnh tên gọi của các điều khoản này để quy định của LTM 2005 trở nên thống nhất hơn. Cụ thể, tác giả đề xuất, quy định tại Điều 41 và Điều 43 LTM 2005 nên được gộp lại, đặt dưới tên gọi “Khắc phục trong trường hợp giao hàng không phù hợp với hợp đồng” để việc tìm hiểu và theo dõi vấn đề này được tập trung lại và hiệu quả hơn. 1.2.2. Sự thỏa thuận về chất lượng Theo Từ điển tiếng Việt, “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”13, do đó, có thể hiểu “chất lượng hàng hóa” thông qua các đặc tính, thông số thể hiện phẩm chất, giá trị của hàng hóa đó. Các bên có quyền thỏa thuận tất cả nội dung mà các bên cho rằng những nội dung đó đang miêu tả về chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng (thỏa thuận không được trái với quy định VIAC, “50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”, https://vietnamarbitration.files.wordpress.com/2016/01/viac-50-phan-quyet-trong-tai-quoc-te-chon-loc.pdf, truy cập ngày 22/05/2021, tr. 47-48. 12 13 Viện ngôn ngữ học, tlđd (13), tr. 144. 12 pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội). Thực chất, việc thỏa thuận về chất lượng hàng hóa có ý nghĩa quan trọng, do đó, các bên được khuyến khích thỏa thuận càng chi tiết càng tốt. Thỏa thuận về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng sẽ được xem là căn cứ, tiêu chuẩn để xác định bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao đúng hàng hóa của mình hay chưa, là tiền đề để xác định trách nhiệm của các bên sau đó nếu các bên có tranh chấp. Cả LTM 2005 và CISG đều xem chất lượng hàng hóa được thỏa thuận trong hợp đồng là một căn cứ quan trọng nhằm xác định nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Mọi hành vi giao hàng không đúng chất lượng đã thỏa thuận đều được xem là hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận cụ thể các thông số về chất lượng của hàng hóa, cả LTM 2005 và CISG đều ghi nhận sự ưu tiên áp dụng và tôn trọng thỏa thuận của các bên, đồng thời không quy định bất kỳ một sự chênh lệch hay ngưỡng sai số nào dựa trên “chất lượng” mà các bên đã thống nhất. Tranh chấp giữa Sunrise Foods International Inc. và Ryan Hinton Inc.14 là một ví dụ về vấn đề này. Trong đó, người bán Canada đã đồng ý cung cấp 6.000 tấn ngô hữu cơ cho người mua Hoa Kỳ. Vì hàng hóa được người mua dự định bán lại làm thức ăn gia súc nên hợp đồng quy định rằng mức độ độc tố nôn (một loại nấm mốc có trong hầu hết các sản phẩm ngũ cốc) trong ngô không được vượt quá hai phần triệu. Sau đó, một cuộc kiểm tra cho thấy một phần ngô tại địa điểm nhận hàng của người bán có chứa một lượng độc tố nôn cao hơn, người mua đã từ chối nhận toàn bộ số lượng hàng hóa mà họ đã đồng ý mua và chuyển sang một nguồn khác để mua. Người bán sau đó đã bán lại ngô cho những khách hàng khác và đệ đơn khiếu nại người mua để tìm cách bồi thường thiệt hại. Căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên về độ độc tố nôn của hàng hóa, Tòa án nhận định hàng hóa mà người bán giao cho người mua là không phù hợp với hợp đồng.15 14 USA 8 August 2019 United States District Court, D. Idaho, http://www.unilex.info/cisg/case/2247, truy cập ngày 24/6/2021. 15 Tòa án cũng cho rằng người mua đã từ chối một cách không hợp lý nỗ lực cứu chữa hợp lý của người bán (Điều 47 CISG). Sau khi phần ngô đó được phát hiện có chứa độc tố nôn ở mức độ cao hơn, người bán thực sự đã đề xuất sửa chữa các khiếm khuyết theo ba cách khác nhau: (1) cung cấp ngô từ một khu vực khác của cơ sở lưu trữ; (2) trộn nó với ngô có hàm lượng độc tố nôn thấp hơn theo quy định của ngành; hoặc (3) cung cấp hoàn toàn ngô từ một cơ sở lưu trữ khác. Tuy nhiên, người mua đã không cho phép người bán khắc phục tình trạng không phù hợp của hàng hóa. Hơn nữa, người mua đã không cung cấp bằng chứng cho thấy phần còn lại của hàng hóa bị lỗi. Do đó, dù hàng hóa không phù hợp nhưng người mua đã có hành vi gây thiệt hại cho người bán, nên Tòa án phán quyết rằng người bán có quyền thu hồi phần chênh lệch giữa giá trong giao dịch thay thế và giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. 13 Một ví dụ khác là tranh chấp giữa người bán Pháp và người mua Đức16 do Tòa Landgericht Paderborn giải quyết. Trong đó, người bán Pháp và người mua Đức đã ký hợp đồng mua bán nhựa để người mua sử dụng cho hoạt động sản xuất các sản phẩm của mình (linh kiện của rèm). Sau đó, người mua bán sản phẩm của mình cho bên thứ ba (nhà sản xuất rèm). Tuy nhiên, khách hàng của người mua cho rằng một số rèm không che được ánh sáng mặt trời một cách hiệu quả và yêu cầu người mua bồi thường thiệt hại nên người mua chỉ trả một phần tiền hàng cho người bán. Người bán đã khởi kiện yêu cầu người mua thanh toán toàn bộ, trong khi đó, người mua lại yêu cầu người bán bồi thường vì sự không phù hợp của hàng hóa với hợp đồng. Xem xét các thông số về chất lượng của hàng hóa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, Tòa án đã nhận định rằng loại nhựa được giao có một tỷ lệ phần trăm của một chất nhất định thấp hơn tỷ lệ đã thỏa thuận, và do đó, Tòa án cho rằng người bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng giữa các bên. Hơn nữa, trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể về thông số của hàng hóa, việc tồn tại một thỏa thuận về “hãng sản xuất” hoặc các nội dung tương tự có thể chỉ dẫn đến thông số chất lượng của hàng hóa của một bên thứ ba (như tiêu chuẩn về hàng hóa do các chủ thể giám định công bố) cũng được xem xét là thỏa thuận về chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng. Trong tranh chấp giữa người bán Slovakia và người mua Séc17 nêu trên, bên mua cho rằng loại thảm được giao không đáp ứng tiêu chí “bền”. Tuy nhiên, bên cạnh việc thỏa thuận hàng hóa là thảm hãng ADOS, các bên đã không có thỏa thuận thêm về sự “bền” này, do đó, Tòa phúc thẩm cho rằng, bên bán không có nghĩa vụ phải giao hàng đáp ứng tiêu chí “bền” theo cách hiểu của bên mua. Tòa án cũng nhấn mạnh, người bán không thể chịu trách nhiệm về các khuyết tật của hàng hóa mà người mua đã xác định được kiểu dáng hoặc thông số. Như vậy, có thể thấy rằng, trong trường hợp này, Tòa án đã xem việc các bên thỏa thuận về “hãng” của hàng hóa là một thỏa thuận về chất lượng của hàng hóa và khi đó, Tòa án đã cho rằng việc giao hàng đúng “hãng” mà bên mua yêu cầu cũng đồng nghĩa với việc đáp ứng được điều kiện về chất lượng của hàng hóa khi giao. Điều này là hoàn toàn hợp lý và thuyết phục. Bởi lẽ, khi sản xuất và tiến hành bán hàng hóa, các hãng thường sẽ công khai về các chỉ số liên quan đến sản phẩm của mình, trong đó có cả thông số về chất lượng. Do đó, việc các bên tiến hành thỏa thuận chọn hãng sản xuất của hàng hóa cũng mặc nhiên được hiểu là các bên đã thỏa thuận 16 Germany 25 June 1996 Landgericht Paderborn, http://www.unilex.info/cisg/case/191, truy cập ngày 27/6/2021. 17 Tlđd (10). 14 về các thông số thể hiện chất lượng của hàng hóa được giao chính là các thông số thể hiện chất lượng của hàng hóa được hãng sản xuất công bố, trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác đi và được minh thị trong hợp đồng. Bên cạnh yếu tố chất lượng, các vấn đề liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hóa cũng cần thiết được thỏa thuận trong hợp đồng. Bởi lẽ, thực tế tồn tại nhiều cách thức, cơ chế khác nhau khi xác định chất lượng hàng hóa, và theo đó, kết quả được đưa ra cũng có thể khác nhau. Vì vậy, các bên được khuyến khích thỏa thuận về cả cách thức, cơ chế xác định chất lượng hàng hóa để đặc tính của hàng hóa được thể hiện rõ ràng hơn trong hợp đồng, góp phần hỗ trợ bên bán thực hiện nghĩa vụ hiệu quả hơn và hạn chế phát sinh tranh chấp. Một ví dụ về tầm quan trọng của cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa được thể hiện thông qua tranh chấp giữa người bán Thụy Sỹ và người mua Hà Lan18. Các bên đã ký kết 03 hợp đồng mua bán cùng một loại hàng hóa với quy cách phẩm chất được quy định chi tiết. Tuy nhiên, chỉ có 02 hợp đồng được ký và thực hiện, hợp đồng thứ 3 vẫn chưa được ký và trước khi hàng được gửi đi từ Canada, người mua đã hủy hợp đồng với lý do hàng hóa được giao ở hai hợp đồng đầu không đúng quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng. Nhà máy ở Canada đã cử kỹ sư sang Hà Lan để kiểm tra mẫu hàng. Kết quả kiểm tra cho thấy: nếu phân tích theo phương pháp Bắc Mỹ thì hàng hóa phù hợp với hợp đồng, nhưng nếu phân tích theo phương pháp Châu Âu thì hàng hóa lại không phù hợp. Người bán đã khởi kiện người mua ra trọng tài, yêu cầu bồi thường đối với hành vi hủy hợp đồng, còn người mua yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến hai hợp đồng đầu. Trọng tài nhận định, các bên thỏa thuận cụ thể vể quy cách phẩm chất hàng hóa nhưng lại không đề cập đến phương pháp sử dụng để phân tích chất lượng hàng hóa cho đến khi người mua có khiếu nại về phẩm chất hàng hóa. Thực tế giữa người mua và người bán chưa hề có một thỏa thuận về phương pháp phân tích. Người bán lẽ ra phải nêu rõ những miêu tả về hàng hóa trong hợp đồng phải được hiểu theo phương pháp phân tích Bắc Mỹ, thay vì mặc định cho rằng phương pháp Bắc Mỹ là phương pháp được sử dụng rộng rãi nên không thông tin đến cho người mua. Đồng thời, người mua cũng có trách nhiệm trong việc thông báo cho người bán về phương pháp Châu Âu mà mình yêu cầu. Trọng tài cho rằng, người bán và người mua có trách nhiệm chia sẻ hậu quả do lỗi cẩu thả gây nên. Tuy nhiên, vì phương pháp Bắc Mỹ được sử dụng rộng rãi hơn so với các phương pháp khác nên lỗi cẩu thả trong việc cung cấp thông tin của người bán nhẹ hơn so với người mua. Do đó, trọng tài quyết định số tiền bồi thường sẽ được chia làm 5 phần, người mua chịu 3/5, người bán chịu 2/5. 18 VIAC, tlđd (14), tr. 16-20. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan