Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn đình chỉ giải quyết vụ án hành chính...

Tài liệu Luận văn đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

.PDF
86
1
53

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH ------------***------------ TRƯƠNG THU GIANG MSSV: 1753801011045 ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THANH QUYÊN TP.HCM – Năm 2021 TP.HCM – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” là công trình khoa học do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng nên. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác được sử dụng trong Luận văn này đều được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định. Nội dung của công trình không sao chép bất kỳ Luận văn hay tài liệu nào. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của đề tài. Tác giả Trương Thu Giang LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” là kết quả của quá trình nỗ lực từ bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, người thân và bạn bè. Qua đây, Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Luật TP. HCM, Khoa Luật Hành chính đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cũng như thời gian học tập tại trường suốt 4 năm qua. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn Cô Nguyễn Thanh Quyên – Thạc sĩ Luật Học, giảng viên Khoa Luật Hành chính – Người đã trực tiếp hướng dẫn cũng như đưa ra những lời khuyên, định hướng và đánh giá vô cùng giá trị đối với đề tài này. Chính sự hướng dẫn tận tình ấy đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành công trình này. Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung viết tắt 1 BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 2 Luật TTHC Luật Tố tụng hành chính 3 Luật TTHC năm 2010 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 4 Luật TTHC năm 2015 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 5 VAHC Vụ án hành chính 6 HĐXX Hội đồng xét xử 7 TAND Tòa án nhân dân 8 UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ...................................................................................................7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án hành chính ...... 7 1.1.1. Khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính ................................. 7 1.1.2. Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.......................... 11 1. 2. Ý nghĩa ................................................................................................... 15 1.2.1. Ý nghĩa chính trị, xã hội ...................................................................... 15 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 16 1.3. Những quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính ............................................................................................................... 17 1.3.1. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án......................................................... 18 1.3.2. Thẩm quyền .......................................................................................... 36 1.3.3. Hậu quả pháp lý ................................................................................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................44 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH .............................................45 2.1. Thực trạng .............................................................................................. 45 2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật ..................................................... 46 2.1.2. Thực trạng thực hiện pháp luật .......................................................... 57 2.2. Kiến nghị hoàn thiện .............................................................................. 63 2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật ........................................... 64 2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện việc thực hiện pháp luật .................................. 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................73 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................74 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước những thay đổi lớn lao trên các mặt của đời sống xã hội, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập, thêm vào đó là sự nhận thức pháp luật của người dân ngày càng nâng cao, những VAHC xuất hiện với tính chất phức tạp ngày một gia tăng… đã đòi hỏi có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh mới. Theo đó, Luật TTHC năm 2015 được ban hành và chính thức đi vào thực tiễn kể từ ngày 01/7/2016, trên cơ sở kế thừa, có sửa đổi và bổ sung những văn bản pháp luật ra đời trước đó “đã thể hiện quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết các khiếu nại hành chính theo hướng mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân và tổ chức có khiếu kiện hành chính”1. Có thể nói, sự ra đời của Luật TTHC đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác xét xử các VAHC, là cơ sở pháp lý sắc bén cho việc giải quyết các khiếu kiện hành chính theo tinh thần của đường lối cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay là “đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Toà án” và góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía cơ quan công quyền. Trong đó, đình chỉ giải quyết VAHC – một trong những quyết định tố tụng được Tòa án ban hành khi vụ án phát sinh căn cứ đình chỉ luật định là một trong những quy định nổi bật của Luật TTHC. Về nguyên tắc, sau khi quyết định đình chỉ được ban hành, mọi hoạt động tố tụng sẽ chấm dứt, đương sự có khả năng không được khởi kiện trở lại. Mặc dù chỉ là một nội dung nhỏ được quy định trong pháp luật tố tụng hành chính, tuy nhiên đình chỉ giải quyết VAHC có những ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội và thực tiễn, góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết VAHC nói chung. Chính vì tầm quan trọng của đình chỉ giải quyết VAHC trong việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả VAHC nên pháp luật tố tụng hành chính, từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006) đến Luật TTHC năm 2010 và hiện nay là Luật TTHC năm 2015 đã dành nhiều Điều luật quy định về chế định này. Những quy định đó đã đã thực sự đáp 1 Phạm Công Hùng (2012), “Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (02), tr. 9. 2 ứng đáng kể các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quan trọng nhất là bảo đảm tính thượng tôn pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hành chính. Tuy vậy, qua gần 05 năm thực thi, một số quy định của đình chỉ giải quyết VAHC dần bộc lộ những bất cập, vướng mắc đã gây ra những rào cản nhất định đối với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi nhiệm vụ, ảnh hưởng không nhỏ đến thực tiễn xét xử và quyền lợi hợp pháp của đương sự. Không chỉ vậy, qua nghiên cứu cho thấy, chế định đình chỉ giải quyết VAHC là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều về mặt lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế định đình chỉ giải quyết VAHC một cách khoa học, toàn diện là yêu cầu thực sự cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh công cuộc cải cách tư pháp của nước ta đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nhiệm vụ “hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân thông qua hoạt động tư pháp” được đẩy mạnh hơn lúc nào hết. Theo đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” để nghiên cứu với mong muốn trình bày kết quả nghiên cứu liên quan đến quy định pháp luật thực định về đình chỉ giải quyết VAHC, kết hợp đi sâu phân tích thực trạng áp dụng quy định này trên thực tế. Qua đó, tác giả hy vọng rằng đề tài sẽ cung cấp một số kiến nghị mang tính tham khảo, liên quan đến việc hoàn thiện chế định này dưới góc nhìn lý luận và quy định pháp luật hiện hành. Song song đó, hướng đến nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết các VAHC trên bình diện thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” là một trong những vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu về pháp luật tố tụng hành chính. Đây là đề tài không mới nhưng đến nay, rất ít công trình khoa học pháp lý hay bài viết nào nghiên cứu một cách toàn diện, độc lập và trực tiếp về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt dưới góc độ nghiên cứu của Luật TTHC hiện hành. Theo đó, chế định đình chỉ giải quyết VAHC mới chỉ được tiếp cận gián tiếp hoặc thông qua một số khía cạnh nhỏ trong các sách chuyên khảo, bài báo, bài viết trên ấn phẩm, tạp chí hoặc được thảo luận tại các diễn đàn, hội nghị. Một số công trình nghiên cứu có đề cập một số khía cạnh liên quan đến đình chỉ giải quyết VAHC như sau: - Có thể kể đến các Luận văn: Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Yến Mai “Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh” (bảo vệ năm 2013) đề cập đến nội dung xét xử sơ thẩm VAHC thông qua thẩm quyền của TAND cấp 3 tỉnh. Trong Luận văn này, tác giả có đánh giá sơ bộ về đình chỉ giải quyết VAHC với tư cách là một trong những quyết định tố tụng mà Tòa án có thể ban hành trong quá trình xét xử sơ thẩm VAHC. Chính vì vậy, quy định về đình chỉ giải quyết VAHC mới chỉ dừng lại ở mức độ phác thảo sơ bộ như một quy định pháp luật có liên quan đến quá trình xét xử sơ thẩm VAHC. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Huyền “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính” (bảo vệ năm 2014) có đánh giá về đình chỉ giải quyết VAHC một trong những quyết định tố tụng mà Tòa án có thể ban hành tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nhằm đánh giá tầm quan trọng của giai đoạn này - là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng, kể từ ngày VAHC được thụ lý cho đến khi khai mạc phiên tòa sơ thẩm. Tương tự như Luận văn trên, chế định đình chỉ giải quyết VAHC trong công trình khoa học này không được tiếp cận một cách cụ thể. Theo đó, Luận văn chỉ dừng lại ở mức độ phân tích các căn cứ đình chỉ chứ chưa nghiên cứu toàn diện về chế định này trên các phương diện khác và được viết theo Luật TTHC năm 2010. Luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Thùy Linh “Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính: Từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (bảo vệ năm 2013). Luận văn này phân tích khá chi tiết những vấn đề lý luận và pháp lý về thủ tục phúc thẩm VAHC cũng như thực trạng và phương hướng hoàn thiện thủ tục phúc thẩm VAHC. Tuy nhiên, vì nội dung chính của công trình này là tập trung vào giai đoạn phúc thẩm nên đình chỉ giải quyết VAHC chỉ là vấn đề được khái quát sơ bộ trong sự tương quan so sánh với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm được ban hành trong giai đoạn phúc thẩm, dưới góc độ nghiên cứu của Luật TTHC năm 2010. Luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Thục Đoan “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” (bảo vệ năm 2013) đã đánh giá một cách toàn diện và trực tiếp các quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về đình chỉ giải quyết VAHC. Tuy vậy, vì thời điểm thực hiện công trình là vào năm 2013 nên luận văn nói trên chỉ tiếp cận chế định này theo quy định của Luật TTHC năm 2010. Luận văn cử nhân của tác giả Trương Nguyễn Nhật Hồng “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” (bảo vệ năm 2017). Luận văn này tập trung phân tích những vấn đề chung về tạm đình chỉ giải quyết VAHC cũng như thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy định này. Theo đó, tác giả có đề cập đến đình chỉ giải quyết VAHC, tuy nhiên chỉ phác thảo sơ lược trong sự tương quan với tạm đình chỉ giải quyết VAHC – nội dung trọng tâm mà tác giả này nghiên cứu. 4 Nhìn chung, các công trình khoa học nói trên chỉ đề cập đến đình chỉ giải quyết VAHC một cách gián tiếp, ở phạm vi tương đối hẹp. Hơn hết, chúng chỉ tiếp cận đình chỉ giải quyết vụ án dưới góc độ nghiên cứu của Luật TTHC năm 2010. Về cơ bản, một số quy định pháp luật đã bị thay thế, sửa đổi hoặc bãi bỏ. Do vậy, những vấn đề liên quan trực tiếp đến chế định này vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và đầy đủ ở khía cạnh lý luận và thực tiễn theo quy định của pháp luật hiện hành. - Bên cạnh đó là một số công trình khoa học nghiên cứu về đình chỉ giải quyết VAHC hoặc một số khía cạnh khác của nội dung này, được thể hiện thông qua các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: “Trao đổi một số vấn đề về quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính của tòa án” của tác giả Vương Văn Bép, Tạp chí Kiểm sát số 24/2016; “Nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính” của tác giả Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18 (346)/2017; “Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Phạm Công Hùng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 02/2012; “Vướng mắc khi giải quyết đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền, Tạp chí Kiểm sát số 06/2020; “Những vấn đề cơ bản về đình chỉ giải quyết các vụ án dân sự” của tác giả Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 07/2012; “Kinh nghiệm pháp luật về ban hành quyết định hành chính của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc” của tác giả Phạm Hồng Quang, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/2014; … Có thể nói, phần lớn bài viết nêu trên tiếp cận đình chỉ giải quyết VAHC một cách gián tiếp, thông qua một số nội dung liên quan đến chế định này như phiên tòa sơ thẩm VAHC, tạm đình chỉ giải quyết VAHC... Ngoài ra, có nhiều đề tài, bài viết nghiên cứu về đình chỉ giải quyết vụ án nhưng những đề tài này không tập trung ở lĩnh vực tố tụng hành chính, mà thuộc lĩnh vực dân sự, hình sự. Chẳng hạn như đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;…Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân tố tụng hành chính là lĩnh vực tố tụng còn khá mới mẻ, án hành chính là loại án khá mới so với án hình sự, dân sự; các quy định pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi và nhận được sự quan tâm từ dư luận xã hội… Các bài viết, công trình nghiên cứu này được tham khảo và một số vấn đề liên quan sẽ được tác giả trích dẫn trong Luận văn của mình. Nói tóm lại, qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết VAHC cũng như thực tiễn thi 5 hành các quy định này theo pháp luật hiện hành. Đa phần những tài liệu nghiên cứu nói trên mới chỉ đề cập một cách sơ lược hoặc nếu có chuyên sâu cũng chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu của Luật TTHC năm 2010. Mặc dù vậy, các công trình nói trên đều là những thành tựu có giá trị rất lớn trong việc kế thừa và phát triển đề tài. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các kết quả nghiên cứu về đình chỉ giải quyết VAHC ở góc độ lý luận, đánh giá thực trạng của pháp luật qua thực tiễn thực hiện, để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện chế định này là nhiệm vụ hết sức cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành xoay quanh chế định đình chỉ giải quyết VAHC. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về đình chỉ giải quyết VAHC, tác giả nêu lên thực trạng áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử và rút ra những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định này dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả. Qua đó, đề xuất một số giải pháp mang tính tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các VAHC, bảo đảm quyền, lợi ích thiết thực cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước nói chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau: 1. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế định đình chỉ giải quyết VAHC theo quy định pháp luật thực định. Đồng thời, phân tích những quy định chung của đình chỉ giải quyết VAHC về căn cứ ban hành, thẩm quyền ban hành và hậu quả pháp lý của việc ban hành quyết định này, lần lượt qua các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Nêu lên thực trạng của đình chỉ giải quyết VAHC, trên hai khía cạnh: quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành chế định này. 3. Trình bày một số kiến nghị mang tính tham khảo đối với chế định đình chỉ giải quyết VAHC. Bao gồm các giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật và thực tiễn thi hành chế định này. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài mang tên “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính”. Trước hết, nội dung mà đề tài hướng đến là những vấn đề có trọng tâm về đình chỉ giải quyết VAHC, thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, hậu quả pháp lý của chế định này nói chung và trong từng giai đoạn tố tụng nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận kết hợp quy định pháp luật thực định, luận văn đi sâu vào việc phân tích thực trạng của đình chỉ giải quyết 6 VAHC trên phương diện quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành. Về mặt lý luận, đình chỉ giải quyết VAHC cần được ban hành dựa trên những căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục luật định. Về mặt thực tiễn, nêu lên một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng quy định này trong quá trình giải quyết VAHC. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị, phương hướng sửa đổi trên hai góc độ này. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, những mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược cải cách tư pháp của nước ta giai đoạn hậu 2020 “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” cùng những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và bài viết của một số tác giả. Nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện quy định pháp luật về đình chỉ giải quyết VAHC trên phương diện pháp lý và thực tiễn, trong công trình khoa học này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu liệt kê, phân tích, bình luận, chứng minh, kết hợp lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết các nội dung nghiên cứu dưới góc nhìn lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, đối chiếu cũng được sử dụng nhằm đánh giá chế định này trong mối tương quan với các văn bản pháp luật trước đó hoặc các văn bản liên quan có nội dung tương ứng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê - được thể hiện thông qua số vụ án được giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm trên tổng số vụ án được thụ lý theo số liệu tổng kết trong các báo cáo của ngành Tòa án qua các năm, nhằm đánh giá chất lượng giải quyết VAHC. Đồng thời, phương pháp tổng hợp, quy nạp, đánh giá, tổng kết cũng được áp dụng, đối với từng quan điểm, từng luận cứ, luận điểm mà tác giả làm rõ hoặc đề cập. Theo đó, các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng phối hợp, đan xen trong toàn luận văn. 6. Bố cục của Luận văn Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; tình hình nghiên cứu đề tài; mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài; giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phần nội dung: gồm 02 Chương: Chương 1: Những vấn đề chung về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Chương 2: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chế định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm và đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án hành chính 1.1.1. Khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính Luật TTHC năm 2015 ra đời và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 đã kế thừa cơ bản những quy định pháp luật trước đó về VAHC và giải quyết VAHC, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới như bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm; về đối thoại, về người tiến hành tố tụng, về kế thừa quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính,… cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Bên cạnh những điểm đáng chú ý, quy định của Luật TTHC năm 2015 về “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính” là một trong những nội dung nổi bật. Quá trình giải quyết VAHC theo Luật TTHC năm 2015 có thể trải qua các giai đoạn: khởi kiện và thụ lý vụ án; chuẩn bị xét xử sơ thẩm; xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm và cuối cùng là thi hành án. Tuy nhiên, không phải mọi VAHC đều trải qua lần lượt và tất cả 06 giai đoạn trên, mà tùy tính chất, tùy trường hợp cụ thể, nhiều vụ án có thể chỉ trải qua một vài giai đoạn2. Nhìn chung, một VAHC thường trải qua tối thiểu hai giai đoạn: giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án và giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Theo đó, quá trình tố tụng chính thức được khởi động từ giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án tiến hành xem xét đơn3 và nếu thỏa mãn các điều kiện để thụ lý, Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và quá trình tố tụng hành chính chuyển sang giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án có thể ban hành quyết định tố tụng4, trong đó có những quyết định ảnh hưởng đến việc tiếp tục hay không quá trình giải quyết vụ 2 Chẳng hạn như trường hợp Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì vụ án sẽ ngừng lại ngay ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm; hoặc bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nhưng hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị vẫn không có kháng cáo, kháng nghị thì chỉ dừng ở giai đoạn sơ thẩm và không trải qua thủ tục xét xử phúc thẩm. 3 Tòa án có thể ban hành một trong các quyết định: Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Hoặc tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại Khoản 1 Điều 246 Luật TTHC năm 2015. 4 Trong giai đoạn này, Tòa án có thể ban hành một trong các quyết định: quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. 8 án. Trong trường hợp ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC, quá trình giải quyết VAHC sẽ bị chấm dứt. Trên thực tế, VAHC có thể bị chấm dứt hẳn khi xuất hiện các căn cứ được pháp luật quy định. Nói cách khác, khi xuất hiện một trong các căn cứ làm cho vụ án không thể tiếp tục, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Sau khi Tòa án ban hành quyết định này, quá trình tố tụng sẽ chấm dứt ngay và điều này dẫn đến khả năng đương sự có khả năng không được khởi kiện trở lại5. Chính vì tầm quan trọng của đình chỉ giải quyết VAHC nên việc làm rõ khái niệm này sẽ giúp nhận thức đúng bản chất, tránh nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp luật. Đồng thời, việc nắm bắt quy định pháp luật về đình chỉ ở từng giai đoạn giúp hiểu rõ từng căn cứ áp dụng, thẩm quyền ban hành, hậu quả pháp lý… để đương sự, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền áp dụng một cách chính xác và phù hợp trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm đình chỉ giải quyết VAHC. Vì vậy, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn thi hành còn nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, khi nghiên cứu khái niệm này, chúng ta cần phải tiếp cận dưới nhiều góc độ. Cụ thể là ở góc độ ngôn ngữ học, khoa học pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng hành chính. Xét ở góc độ ngôn ngữ học, đình chỉ có nghĩa là “ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn” (đình: ngừng lại)6; vụ là “việc, sự việc không hay, rắc rối cần phải giải quyết”7; hành chính là “thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước”8. Trong khi đó, thuật ngữ “vụ án hành chính” là thuật ngữ pháp lý chuyên ngành, không được định nghĩa trong từ điển phổ thông. Nhưng có thể hiểu đơn giản, VAHC là vụ án phát sinh trên cơ sở tranh chấp trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, các khái niệm nêu trên đều cho rằng đình chỉ vụ án là việc ngừng giải quyết một VAHC – liên quan đến nội dung tranh chấp là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Nhìn chung, các khái niệm này đưa ra khá đơn giản và không phản ánh được bản chất của đình chỉ giải quyết VAHC, khi chỉ đề cập đến 5 Trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật TTHC năm 2015 và trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì đương sự được quyền khởi kiện lại. 6 Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 324. 7 Viện Ngôn ngữ học, tlđd 6, tr.1130. 8 Viện Ngôn ngữ học, tlđd 6, tr.422. 9 đình chỉ có nghĩa là ngừng giải quyết VAHC trong một thời gian hay vĩnh viễn. Trong khi đó, với Từ điển Bách khoa, đình chỉ vụ án là “việc các cơ quan tố tụng quyết định kết thúc vụ án khi có những căn cứ luật định”9. Có thể thấy, khái niệm đình chỉ vụ án này rõ ràng hơn các khái niệm nêu trên rất nhiều song vẫn còn khá chung chung, chưa phản ánh cụ thể bản chất của đình chỉ giải quyết vụ án ở từng lĩnh vực tố tụng, trong đó có tố tụng hành chính là như thế nào. Khi tiếp cận nội dung này dưới góc độ khoa học pháp lý, các nhà luật học và một vài tài liệu khoa học giảng dạy có đưa ra những quan điểm tham khảo về đình chỉ giải quyết vụ án. Chẳng hạn, đình chỉ giải quyết VAHC là “việc chấm dứt (hay ngừng) hoàn toàn việc giải quyết vụ án hành chính khi có các căn cứ do Luật Tố tụng hành chính quy định”10. Một quan điểm khác lại cho rằng, đình chỉ vụ án là “một trong những cách thức cơ quan tiến hành tố tụng kết thúc vụ án khi có những căn cứ do pháp luật quy định”11. Trong quyển 900 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam, đình chỉ giải quyết vụ án được giải thích là “sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án phát hiện thấy những căn cứ do luật qui định không cho phép tiếp tục giải quyết vụ án mà phải thực hiện việc ngừng giải quyết vụ án”12. Bên cạnh đó, theo quan điểm Giáo trình Luật TTHC Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, đình chỉ giải quyết VAHC là “việc Thẩm phán được phân công làm chủ phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ theo quy định của pháp luật”13. Trong khi đó, quan điểm của Giáo trình Luật TTHC Việt Nam của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh lại xem đình chỉ giải quyết VAHC là “việc Tòa án có thẩm quyền sau khi thụ lý vụ án phát hiện những căn cứ theo quy định của pháp luật đã ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án”14. Có thể thấy, cách giải thích đình chỉ giải 9 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr.815. 10 Đoàn Tấn Minh (2011), Bình luận khoa học Luật tố tụng hành chính và các văn bản áp dụng giải quyết các khiếu nại hành chính tại Tòa, NXB Lao động, tr.104. 11 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Pháp lý, Hà Nội, tr.263. 12 Nguyễn Ngọc Diệp, Đinh Thị Ngọc Dung (1996), 900 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.291. 13 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 299. 14 Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr. 416. 10 quyết VAHC ở những tài liệu này tập trung vào việc Tòa án sẽ quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án khi phát hiện các căn cứ đình chỉ theo quy định pháp luật là tương đối chính xác và đầy đủ, khi tiếp cận khái niệm đình chỉ giải quyết VAHC thông qua căn cứ ban hành và chủ thể có thẩm quyền ban hành. Trong tố tụng dân sự, khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án được hiểu là “hành vi tố tụng sau khi thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền. Quyết định đình chỉ vụ án được ban hành khi phát hiện có một trong các căn cứ do pháp luật quy định. Quyết định đình chỉ vụ án là căn cứ làm chấm dứt quá trình giải quyết vụ án. Là quyết định có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tố tụng của Tòa án”15. Những vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý giải quyết, nếu có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đồng nghĩa rằng quá trình giải quyết vụ án dân sự sẽ chấm dứt. Với tố tụng hình sự, đình chỉ giải quyết vụ án được xem là “quyết định chấm dứt việc tiến hành các hoạt động tố tụng đối với vụ án hoặc đối với từng bị can khi có những căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định”16. Dưới góc độ văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng hành chính, hiện nay không có văn bản nào đưa ra khái niệm về đình chỉ giải quyết VAHC. Trước thời điểm ban hành Luật TTHC năm 2010 và Luật TTHC năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), thủ tục tố tụng hành chính được giải quyết dựa trên Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006) nên quan niệm về VAHC được hiểu là những trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa người khởi kiện với cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Đối với quy định pháp luật hiện hành, Luật TTHC năm 2015 mới chỉ quy định căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong từng giai đoạn tố tụng mà chưa đưa ra khái niệm thế nào là đình chỉ giải quyết VAHC. Như vậy, khái niệm đình chỉ giải quyết VAHC chưa được định nghĩa một cách rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Qua việc tiếp cận khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án dưới nhiều góc độ, tác giả nhận thấy rằng, tuy khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, cả trên phương diện đời sống lẫn pháp lý nhưng đều có điểm chung ở chỗ: đưa ra được những đặc điểm cơ bản của đình chỉ giải quyết vụ án là 15 Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr. 342. 16 Trường Đại học Luật Tp.HCM (2019), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr. 493. 11 chấm dứt quá trình giải quyết vụ án khi phát sinh những căn cứ được quy định bởi pháp luật. Như vậy, bản chất pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án sẽ chấm dứt quá trình tố tụng khi phát hiện những căn cứ đình chỉ luật định. Tóm lại, trên cơ sở tiếp cận khái niệm đình chỉ giải quyết VAHC dưới góc độ ngôn ngữ học, khoa học pháp lý và quy định của pháp luật tố tụng hành chính, theo tác giả, “Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là một thủ tục tố tụng của Tòa án, theo đó Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án sau khi phát hiện các căn cứ đình chỉ theo quy định pháp luật”. 1.1.2. Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án hành chính Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Tòa án phát hiện một trong những căn cứ đình chỉ giải quyết VAHC được pháp luật quy định, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và quá trình tố tụng chấm dứt hẳn17. Từ khái niệm nêu trên, tác giả rút ra những đặc điểm cơ bản của đình chỉ giải quyết VAHC. Đó là: Thứ nhất, về thời điểm phát sinh căn cứ đình chỉ giải quyết VAHC: Những căn cứ đình chỉ mà Luật TTHC quy định là những trường hợp phát sinh sau khi vụ án được Tòa án thụ lý giải quyết. Nói cách khác, quyết định đình chỉ giải quyết VAHC chỉ được ban hành sau khi Tòa án thụ lý vụ án. Bởi lẽ, chỉ sau khi vụ án được thụ lý, đang trong quá trình tiến hành tố tụng thì Tòa án – bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình, chẳng hạn như tiến hành xác minh tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp hoặc Tòa án tự mình thu thập chứng cứ cùng những công việc khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát hiện ra các căn cứ nhằm đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết VAHC một cách chính xác, khách quan. Thêm vào đó, thông qua hoạt động thu thập chứng cứ được tiến hành sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ có cơ sở vững chắc, khẳng định chắc chắn hơn những căn cứ đình chỉ được áp dụng. Nói cách khác, sau khi vụ án đảm bảo các điều kiện thụ lý18, Tòa án mới ban hành thông báo thụ lý vụ án19 và quá trình giải quyết hành chính tiếp tục chuyển sang giai đoạn sơ thẩm. Tại giai đoạn này, nếu vụ án phát sinh những căn cứ đình chỉ luật định, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC. Như vậy, 17 Trừ một số trường hợp đương sự được quyền khởi kiện lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật TTHC năm 2015. 18 Điều kiện để Tòa án thụ lý VAHC là vụ án đó không thuộc trường hợp phải trả, chuyển đơn khởi kiện và đương sự xuất trình được biên lai đóng tạm ứng án phí (trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí). 19 Điều 125 Luật TTHC năm 2015. 12 quyết định đình chỉ giải quyết VAHC chỉ có thể được ban hành sau khi thụ lý VAHC. Ngược lại, trong trường hợp chưa thụ lý vụ án mà Tòa án phát hiện ra những căn cứ luật định sẽ không gọi là đình chỉ mà là “trả lại đơn khởi kiện” cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện20. Vì ở giai đoạn này, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện mới chỉ nhận đơn khởi kiện và vẫn đang trong thời gian xem xét. Giả sử phát sinh một trong các căn cứ để trả lại đơn khởi kiện, Tòa án sẽ có văn bản trả lại đơn khởi kiện. Nói cách khác, lúc này vụ án chưa phát sinh nên dù có căn cứ cũng không gọi là đình chỉ giải quyết VAHC mà là “trả lại đơn khởi kiện”. Thứ hai, về căn cứ đình chỉ giải quyết VAHC: Căn cứ đình chỉ giải quyết hành chính được quy định tại nhiều điều khoản trong Luật TTHC năm 2015, cụ thể nhất là tại Điều 143 và một số điều khoản khác được dẫn chiếu. Việc làm sáng tỏ nội dung của những căn cứ này không những có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho cơ quan tiến hành tố tụng ban hành quyết định một cách chính xác mà còn giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, khách quan. Theo đó, những căn cứ đình chỉ giải quyết VAHC được thể hiện trong Luật TTHC là những căn cứ được quy định bởi pháp luật, thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể trong trường hợp nào sẽ chấm dứt việc giải quyết vụ án. VAHC, nếu rơi vào một trong các căn cứ đình chỉ được quy định thì tiến trình tố tụng sẽ bị chấm dứt hoàn toàn. Chính vì hệ quả mang lại của đình chỉ giải quyết hành chính là chấm dứt ngay quá trình giải quyết vụ án và có thể gây ra những thiệt hại nhất định đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, do vậy, căn cứ đình chỉ phải đảm bảo là những căn cứ do pháp luật quy định và Tòa án có trách nhiệm thực hiện đúng quy định pháp luật về áp dụng căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án. Tòa án không thể áp dụng căn cứ dựa theo ý chí chủ quan để ra quyết định đình chỉ giải quyết VAHC. Nói khác đi, những căn cứ này là cơ sở pháp lý để Tòa án dựa vào đó ban hành quyết định chấm dứt hoàn toàn việc giải quyết vụ án mà không phải tiến hành xét xử thông qua quyết định đưa vụ án ra xét xử hay tạm đình chỉ giải quyết VAHC khi xuất hiện căn cứ tạm đình chỉ. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật để đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết VAHC một cách chính xác, khách quan và công bằng. Thứ ba, về thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC: 20 Khoản 1 Điều 123 Luật TTHC năm 2015. 13 Như đã trình bày ở đặc trưng pháp lý thứ nhất, những căn cứ đình chỉ giải quyết VAHC là những căn cứ được quy định bởi Luật TTHC. Vì vậy, việc đình chỉ VAHC đương nhiên phải do người có thẩm quyền ra quyết định, tuân theo những trình tự, thủ tục được quy định trong Luật TTHC. Việc tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án được thể hiện thông qua vai trò của Tòa án – cụ thể là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoặc HĐXX. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết VAHC trước khi phiên tòa diễn ra. Còn tại phiên tòa, HĐXX sẽ đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Quy định này xuất phát từ tính hiệu quả trong tiến trình giải quyết VAHC nói riêng và những vụ án khác nói chung, từ khâu xem xét đơn, ra quyết định thụ lý vụ án nếu đủ điều kiện thụ lý cho đến khi vụ án được đem ra giải quyết. Theo đó, hướng giải quyết vụ án từ Tòa án cũng chính là kết luận của toàn bộ quá trình tố tụng đã được thực hiện từ khi quy trình giải quyết vụ án hành chính được khởi động. Việc Thẩm phán xem xét đơn, thụ lý vụ án, đồng thời được phân công xét xử, tạo thành một vòng khép kín từ khâu xét đơn đến xét xử sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ đưa ra quyết định một cách đúng đắn vì thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, họ sẽ hiểu rõ bản chất VAHC đó như thế nào, tranh chấp này diễn biến ra sao để có hướng xử lý sao cho công tâm nhất. Ngoài Thẩm phán, HĐXX cũng có thẩm quyền này tại phiên tòa vì đây là chủ thể có thẩm quyền cao nhất tại phiên tòa. Hơn nữa, HĐXX là chủ thể nắm rõ bản chất vụ án, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, do đó, họ sẽ đưa ra quyết định một cách phù hợp. Thứ tư, về hậu quả pháp lý của việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC: Vì là một hình thức kết thúc hoạt động tố tụng và có thể được áp dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án nên quyết định đình chỉ giải quyết VAHC khi được ban hành ở mỗi giai đoạn sẽ có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, nếu vụ án bị đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm sẽ kết thúc bằng quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; nếu vụ án bị đình chỉ ở giai đoạn xét xử phúc thẩm sẽ kết thúc bằng quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm… Ngoài ra, đình chỉ giải quyết vụ án phải được Tòa án thực hiện bằng việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết VAHC. Sau khi các chủ thể có thẩm quyền ban hành, quyết định này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các đương sự trong vụ án này. Nói khác đi, sau khi quyết định được ban hành, tiến trình tố tụng sẽ chấm dứt, những đương sự trong vụ án đó sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại 14 vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật TTHC năm 2015 (sẽ được phân tích ở phần sau). Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tố tụng, đình chỉ giải quyết quyết vụ án còn dẫn đến những hệ quả khác về mặt án phí, lệ phí và chi phí tố tụng. Theo đó, số tiền án phí và lệ phí đương sự đã nộp sẽ được sung vào công quỹ Nhà nước hoặc trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tùy từng trường hợp do Pháp lệnh án phí, lệ phí quy định. Thứ năm, quyết định đình chỉ giải quyết VAHC là đối tượng kháng cáo, kháng nghị: Trong thực tiễn giải quyết VAHC, có rất nhiều trường hợp Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết không đúng quy định pháp luật, chẳng hạn như vi phạm về mặt thẩm quyền, hoặc vụ án không thuộc các trường hợp phải đình chỉ song Tòa án vẫn ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án…Điều này đã gây tác động không nhỏ đến quyền và lợi ích chính đáng của đương sự và uy tín của ngành Tòa án. Vì vậy, thực hiện nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử”21, đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Luật TTHC cho phép đương sự có quyền kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết VAHC. Theo đó, đương sự hoặc Viện kiểm sát22 có quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chưa có hiệu lực pháp luật, trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Ngoài ra, quyết định đình chỉ giải quyết VAHC còn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền23 có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có các căn cứ, điều kiện giám đốc thẩm và tái thẩm theo quy định24. 21 Trừ khiếu kiện về danh sách cử tri theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật TTHC năm 2015. 22 Cụ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị. 23 Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao hoặc của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. 24 Khoản 1 Điều 255 và Điều 281 Luật TTHC năm 2015. 15 Những quy định này thực sự phát huy tính dân chủ trong quá trình giải quyết VAHC, mặt khác, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của ngành Tòa án khi giải quyết VAHC nói chung, đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết VAHC nói riêng. Thứ sáu, về mối quan hệ với tạm đình chỉ giải quyết VAHC: Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VAHC đều là những quyết định tố tụng mà Tòa án có thể ban hành khi phát hiện những căn cứ luật định. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, giữa chúng có sự khác nhau. Tạm đình chỉ giải quyết VAHC chỉ là tạm ngừng các hoạt động tố tụng, tạm ngưng việc giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian nhất định khi phát hiện căn cứ tạm đình chỉ và vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết nếu căn cứ tạm đình chỉ không còn. Sự tạm ngưng trong một khoảng thời gian này nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, đồng thời, góp phần giải quyết đúng đắn, khách quan VAHC. Khác với tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VAHC là việc chấm dứt hẳn quá trình giải quyết VAHC. Kể từ đây, mọi hoạt động tố tụng coi như ngừng lại. Các đương sự không có quyền khởi kiện lại, trừ một số trường hợp ngoại lệ có thể khởi kiện lại theo quy định của pháp luật hiện hành. 1. 2. Ý nghĩa Mặc dù chỉ là một nội dung nhỏ được quy định trong Luật TTHC, tuy nhiên đình chỉ giải quyết VAHC có những ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội và thực tiễn, góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết VAHC, cụ thể như sau: 1.2.1. Ý nghĩa chính trị, xã hội: Đình chỉ giải quyết VAHC nói riêng, cùng những quy định pháp Luật TTHC nói chung được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh mới đã góp phần đẩy mạnh đáng kể tiến trình cải cách tư pháp đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở nước ta hiện nay và “có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát nền hành chính”25. Theo đó, việc xây dựng và ban hành Luật TTHC hiện hành với những quy định được sửa đổi, bổ sung, trong đó có đình chỉ giải quyết VAHC còn nhằm mục đích tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước về tính hợp pháp của các quyết định, hành vi hành chính do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước ban hành và thực hiện; góp phần đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật; bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng cho công dân. Ngoài ra, khi nhìn nhận dưới góc độ con người và quyền con người, sự ra đời của Luật TTHC năm 2015 với những nội dung tiến bộ, trong đó có quy định về đình 25 Nguyễn Thị Hà (2017), “Nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 18 (346), tr. 22.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan