Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp một bên vi phạm cơ bản hợp đồng t...

Tài liệu Luận văn chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp một bên vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(cisg)

.PDF
89
1
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ CAO LÊ NGỌC ANH MSSV: 1753801011003 CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT BÊN VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHOÁ: 2017 - 2021 Giảng viên hướng dẫn: ThS. VŨ DUY CƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT BÊN VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) SINH VIÊN THỰC HIỆN : CAO LÊ NGỌC ANH KHÓA: 42 : 1753801011003 MSSV GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. VŨ DUY CƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được viết trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu không có sự chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều phía, em sẽ khó khăn lắm mới có thể hoàn thành được. Khóa luận không chỉ là cơ hội để em được một lần trải nghiệm quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học mà còn là một kỉ niệm đẹp em may mắn có được trong những ngày cuối còn được là sinh viên của trường. Và hơn hết, khoảng thời gian viết khóa luận này sẽ luôn nhắc em nhớ rằng dù mọi thứ có như thế nào thì cuộc sống vẫn luôn tồn tại những điều đáng biết ơn và trân trọng. Dòng cuối, em xin phép được gửi đến Thầy Vũ Duy Cương lời tri ân chân thành nhất vì sự tận tâm Thầy đã dành cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Vũ Duy Cương, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Người cam đoan Cao Lê Ngọc Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CISG United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Công ước của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) PICC Principles of International Commercial Contract (Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế) PECL Principles of European Contract Law (Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu) LTM Luật Thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005 BLDS Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2005/QH11) ngày 24/11/2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG VÀ VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CISG ............................................ 7 1.1 Khái quát về chế tài hủy hợp đồng theo CISG ............................................... 7 1.1.1 Khái niệm chế tài hủy hợp đồng theo CISG ............................................... 7 1.1.2 Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo CISG ... 9 1.1.3 Hậu quả pháp lý của chế tài hủy hợp đồng theo CISG ............................ 13 1.2 Khái quát về vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG ..................................... 16 1.2.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng theo CISG.................................................. 16 1.2.2 Vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG: Khái niệm và đặc điểm ................ 19 1.2.3 Các yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG..................... 23 1.2.4 Các tiêu chí được xem xét nhằm xác định vi phạm cơ bản ...................... 30 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG KHI MỘT BÊN VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CISG ........ 36 2.1 Quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng của bên mua trong trường hợp bên bán vi phạm cơ bản hợp đồng ............................................................................. 36 2.1.1 Bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng ....................................................... 36 2.1.2 Bên bán vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa ......... 42 2.2 Quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng của bên bán trong trường hợp bên mua vi phạm cơ bản hợp đồng ............................................................................ 44 2.2.1 Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán .................................................... 44 2.2.2 Bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng .................................................... 48 2.3 Quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp vi phạm cơ bản dự đoán trước ............................................................................................................ 50 2.3.1 Quy định về mức độ chắc chắn của vi phạm cơ bản trước thời hạn ........ 50 2.3.2 Thực tiễn áp dụng chế tài hủy hợp đồng do vi phạm cơ bản dự đoán trước ........................................................................................................................... 54 2.4 Nghĩa vụ thông báo hủy hợp đồng theo CISG.............................................. 56 2.4.1 Giá trị của thông báo ................................................................................ 56 2.4.2 Hình thức thông báo ................................................................................ 60 2.4.3 Nội dung thông báo .................................................................................. 62 2.5 Mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng theo CISG ............................................. 64 2.5.1 Đối với bên bán......................................................................................... 65 2.5.2 Đối với bên mua........................................................................................ 66 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VỤ VIỆC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đến ngày 24 tháng 9 năm 2020, Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt là CISG) đã ghi nhận sự gia nhập của 94 quốc gia1. Với vai trò là một văn bản thống nhất luật, CISG – hiệp ước thương mại hiện đại phù hợp với truyền thống pháp luật - đã dung hòa được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Vì vậy, việc trở thành quốc gia thành viên của CISG đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của Việt Nam2 trong việc tăng cường mức độ hội nhập với nền kinh tế thế giới, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng một khung pháp lý chung, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải quá trình thực hiện hợp đồng nào cũng diễn ra suôn sẻ, rất nhiều trường hợp do một bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến mức làm cho bên còn lại không đạt được những gì họ kì vọng khi giao kết hợp đồng. Nhằm mục đích bảo đảm một môi trường lành mạnh và công bằng cho giao thương quốc tế được phát triển thuận lợi, CISG đã quy định quyền được áp dụng các biện pháp chế tài để bên bị thiệt hại có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do hợp đồng bị vi phạm dẫn đến quyền và lợi ích của bên bị vi phạm không được đảm bảo nên chế tài được đặt ra chủ yếu nhằm hướng tới khôi phục các quyền và lợi ích bị vi phạm, bù đắp những thiệt hại chứ không chỉ nhằm mục đích trừng phạt. Các chế tài trong CISG 1 https://iicl.law.pace.edu/cisg/page/cisg-table-contracting-states, truy cập ngày 4/6/2021. Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt là CISG) vào cuối tháng 12/2015 và trở thành thành viên thứ hai tại ASEAN sau Singapore gia nhập Công ước. Công ước này chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. 2 2 bao gồm buộc thực hiện nghĩa vụ, ngừng thực hiện hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu thanh toán lãi suất và nặng nề nhất là hủy bỏ hợp đồng. Do đó, việc hiểu rõ các căn cứ dẫn đến hủy hợp đồng cũng như hậu quả pháp lý mà chế tài này mang lại chính là cách cơ bản nhất để các bên khi tham gia hợp đồng có thể bảo đảm việc thực hiện hợp đồng của mình được diễn ra thuận lợi. Trong các căn cứ hủy hợp đồng, trường hợp một bên “vi phạm cơ bản” hợp đồng được xem là trường hợp phổ biến hơn cả. Tuy vi phạm cơ bản không còn là một khái niệm quá xa lạ3 nhưng tính chất phức tạp của nó và những vấn đề liên quan vẫn là điều mà chưa ai dám phủ nhận, thậm chí có tác giả còn cho rằng vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm “trừu tượng và mơ hồ”4. Với mong muốn mang đến một cái nhìn rõ ràng và sắc nét hơn về chế tài hủy hợp đồng, đặc biệt là khi hủy hợp đồng do có vi phạm cơ bản trên cả hai phương diện quy định và thực tiễn, người viết quyết định chọn đề tài “Chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp một bên vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Chế tài hủy hợp đồng và vi phạm cơ bản hợp đồng không phải là chủ đề xa lạ nhưng không vì thế mà mất đi tính mới khi cần nghiên cứu sâu và kĩ hơn. Dưới đây là một số một công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, có thể điểm qua các công trình tiêu biểu sau: - Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Võ Sỹ Mạnh: “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định Khái niệm này đã được định nghĩa trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 được Quốc hội khóa 11 thông qua vào ngày 14/6/2005. 4 Ulrich Huber, ‘Der UNCITRAL-Entwurf eines Übereinkommens über interntr.ionale Warenkaufvertrage’ (1979) 43 RabelsZ 413, 524, trích dẫn thông qua Võ Sỹ Mạnh, Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980, tham khảo tại https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/442, truy cập ngày 4/5/2021. 3 3 hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2015. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản, là các quy định của Công ước Viên và pháp luật Việt Nam; phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của Luận án tập trung vào vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 trong mối quan hệ với việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách yêu cầu giao hàng thay thế hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bên bán hoặc bên mua vi phạm hợp đồng; đồng thời phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng, với việc áp dụng các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. - Khóa luận tốt nghiệp “Căn cứ áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Quy định pháp luật và thực tiễn tài phán” của tác giả Huỳnh Thị Bảo Trân, Đại học Luật TP.HCM năm 2016. Trong khóa luận này, tác giả đi sâu vào việc làm rõ từng yếu tố của chế tài hủy hợp đồng cũng như căn cứ để áp dụng chế tài đó dưới góc độ quy định pháp luật và các vụ việc thực tế. - Bài viết “Vi phạm cơ bản hợp đồng” của tác giả Đỗ Văn Đại đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2004 đã giải nghĩa thuật ngữ “cơ bản”, “vi phạm cơ bản”. Tác giả nhấn mạnh một số văn bản quốc tế về hợp đồng như PICC, PECL đều không sử dụng khái niệm “vi phạm cơ bản”, đồng thời cũng cho rằng không nên tiếp nhận từ nước ngoài những thuật ngữ cũ hoặc không rõ ràng, bởi sự khó khăn trong áp dụng thống nhất mà việc này có thể đem lại. Chế tài huỷ hợp đồng do vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu nước ngoài sau: - Cuốn sách “Remedies in International Sales: Perspective from CISG, UNIDROIT Principles and PECL” của hai tác giả Chengwei Liu và Marie Stefanini Newman được Nhà xuất bản Jurist Net xuất bản năm 2017 (tạm dịch: Các chế tài trong thương mại quốc tế: Dưới góc độ CISG, Bộ quy tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại 4 quốc tế và Các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng châu Âu). Đây là công trình nghiên cứu về các chế tài áp dụng cho việc không thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể trong các văn bản CISG, Bộ quy tắc UNIDROIT và Các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng châu Âu PECL. Các tác giả phân tích chi tiết từng chế tài đồng thời so sánh điều kiện, cách thức áp dụng chúng trong các công ước quốc tế kể trên. - Ulrich Magnus (2005), ‘The Remedy of Avoidance of Contract under CISG: General Remarks and Special Cases’, Journal of Law and Commerce, 423 (tạm dịch: Chế tài hủy hợp đồng theo quy định của CISG: Những lưu ý tổng quan và một số vụ việc đặc biệt). Trong bài viết này, tác giả tập trung trình bày quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng từ cả góc độ của cả bên mua và bên bán, đồng thời, phân tích làm rõ những lý thuyết trên qua các vụ việc thực tiễn điển hình. - Leung Sze Lum (2013), A Comparative Analysis on the Avoidance of Contract under CISG and PICC, Outstanding Academic Papers by Students, City University of Hong Kong, CityU Intenational Repository (tạm dịch: So sánh việc hủy hợp đồng theo quy định của CISG và Bộ Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế PICC). Bài viết phân tích chi tiết chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp áp dụng quy định của CISG và Bộ Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế PICC, từ đó rút ra kết luận về cách giải quyết những bất cập khi áp dụng từng công ước. Đây đều là những công trình có giá trị tham khảo rất lớn đồng thời cũng đóng vai trò nền tảng trong việc tìm hiểu những nội dung xoay quanh chế tài hủy hợp đồng theo CISG của người viết. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, người viết cũng nhận thấy rằng hiện nay, chưa một công trình nào đi sâu vào chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp một bên có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng. Vì vậy, người viết càng mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn và đưa ra một số kết luận về đề tài này nhằm đóng góp thêm một góc nhìn về chế tài hủy hợp đồng và vi phạm cơ bản. 3. Mục đích nghiên cứu 5 Thông qua việc cung cấp kiến thức tổng hợp về chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp một bên vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên quy định của CISG cũng như những phân tích trong các phán quyết và nghiên cứu của các học giả, đề tài sẽ rút ra những kết luận với mục đích giúp các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những nhận thức chính xác về vi phạm cơ bản hợp đồng và chế tài hủy hợp đồng, từ đó có thể áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi xảy ra vi phạm cơ bản một cách hiệu quả nhất. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chế tài hủy hợp đồng khi một bên vi phạm cơ bản theo CISG. - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của CISG liên quan đến chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp có vi phạm cơ bản hợp đồng và việc vận dụng các quy định này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp. Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong các trường hợp khác sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứ của đề tài. Ngoài ra, đề tài cũng dành ra một dung lượng nhỏ để so sánh các quy định này với các văn bản pháp luật trong nước là Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015 và một số vấn đề lưu ý trong các hệ thống pháp luật phổ biến khác. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, bình luận được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về chế tài hủy hợp đồng theo CISG, đồng thời làm rõ những phán quyết từ thực tiễn giải quyết tranh chấp. Qua đó phân tích việc áp dụng luật, cũng như bình luận các bản án, nhằm đánh giá việc áp dụng trong thực tế. - Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm phát hiện và lý giải các điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của CISG về các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. 6 - Phương pháp quy nạp, tổng hợp được sử dụng để rút ra những kết luận có tính khái quát về chế tài hủy hợp đồng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. 7. Bố cục tổng quát Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các vụ việc được sử dụng trong khóa luận, nội dung của khóa luận gồm 2 chương, cụ thể: Chương 1: Khái quát về chế tài hủy hợp đồng và vi phạm cơ bản theo CISG Chương 2: Quy định và thực tiễn áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp một bên vi phạm cơ bản theo CISG 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ TÀI HỦY HỢP ĐỒNG VÀ VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CISG 1.1 Khái quát về chế tài hủy hợp đồng theo CISG 1.1.1 Khái niệm chế tài hủy hợp đồng theo CISG Theo nghĩa thông thường, hủy bỏ là đưa về trạng thái không còn tồn tại nữa5. Theo nghĩa pháp lý, một số tác giả định nghĩa như sau: Tác giả Nguyễn Thị Việt Hà cho rằng: “Hủy bỏ hợp đồng là triệt tiêu quá khứ cũng như tương lai của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp với lý do triệt tiêu hợp đồng không tồn tại vào thời điểm giao kết mà vào thời điểm thực hiện hợp đồng”6. Tác giả Nguyễn Mạnh Bách nhận định: “Sự hủy bỏ hiệu lực hợp đồng có hiệu lực hồi tố và đặt các đương sự trở lại tình trạng trước khi ký kết hợp đồng, những nghĩa vụ chưa thi hành thì sẽ bị tiêu hủy và những nghĩa vụ đã thi hành sẽ được thu hồi lại”7. BLDS không quy định cụ thể về khái niệm hủy bỏ hợp đồng, còn LTM thì không nêu khái niệm riêng rẽ mà quy định thông qua việc phân biệt hủy bỏ toàn bộ8 và hủy bỏ một phần hợp đồng9 tại khoản 2 và khoản 3 Điều 312 LTM. Như vậy, theo quy định tại Điều 312 LTM, ta có thể hiểu trong pháp luật thương mại Việt Nam, hủy hợp đồng là một chế tài đặc thù của pháp luật thương mại nhằm mục đích hủy bỏ hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ hợp đồng thương mại kể từ thời điểm giao kết. Tuy CISG không có quy định định nghĩa về chế tài hủy hợp đồng nhưng ban soạn thảo CISG ý thức rất rõ những hậu quả nặng nề mà một tuyên bố chấm dứt hợp đồng từ một phía có thể đem lại nên đã đặt ra những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.612. Nguyễn Thị Việt Hà, 2010, Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ĐH Luật TP. HCM, tr.24. 7 Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng (lược giải), Nxb Chính trị Quốc gia, tr.58. 8 Khoản 2 Điều 312 LTM: “Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.” 9 Khoản 3 Điều 312 LTM: “Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.” 5 6 8 nhằm khắc phục tình trạng các bên tùy tiện áp dụng chế tài này. Khởi nguồn từ ý niệm hợp đồng được tạo lập không phải để bị hủy bỏ, nhà làm luật luôn hướng tới việc ngăn chặn tối đa những trường hợp tùy tiện hủy hợp đồng bởi một khi hợp đồng bị hủy trái phát luật, hậu quả của việc này sẽ khiến các chủ thể hợp đồng phải gánh chịu những thiệt hại rất đáng kể. Hơn nữa, khi giao kết hợp đồng, các bên đều tự nguyện được ràng buộc mà không chịu bất cứ sự thúc ép, cưỡng chế nào. Vì vậy, thật không hợp lý nếu một bên muốn thoát khỏi sự giao ước mà chính mình đã tự nguyện xác lập trước đó. Nếu hợp đồng có thể dễ dàng bị phủ nhận hiệu lực như vậy, hẳn sẽ không thể có một nền tảng ổn định nào để giao thương có thể phát triển. Do đó, một vi phạm hợp đồng thông thường, giản đơn sẽ không cho phép bên bị vi phạm hủy bỏ hợp đồng. Chỉ khi hành vi vi phạm của bên vi phạm nghiêm trọng đến mức cấu thành một vi phạm cơ bản10 thì tuyên bố hủy hợp đồng mới được xem là hợp pháp11. Có vi phạm cơ bản, bên bị vi phạm mới có cơ sở khẳng định họ không còn lý do hợp lý nào để tiếp tục tuân thủ hợp đồng. Tinh thần này của CISG đã khiến các cơ quan tài phán và các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc hủy bỏ hợp đồng theo CISG là “ultima ratio”12 – biện pháp khắc phục cuối cùng, cụ thể: Thứ nhất, bên bị vi phạm cần hiểu được bản chất nghiêm khắc của chế tài này khi quyết định áp dụng. Trong khoa học pháp lý, có tác giả đã trình bày theo hướng phân biệt “chế tài có tính chất tạm thời” và “chế tài có tính chất cuối cùng”13. Biện pháp có tính chất cuối cùng không hướng đến việc tiếp tục duy trì hợp đồng mà triệt tiêu hiệu lực của hợp đồng, giải phóng các bên khỏi những quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận trước đó. Trong CISG, không một chế tài nào có thể làm chấm dứt hiệu lực hợp đồng và đặt các bên về lại trạng thái ban đầu trước khi hợp đồng được ký kết như hủy hợp đồng. Hủy hợp đồng làm chấm dứt mối quan hệ hợp đồng giữa các bên Điều 25 CISG - khái niệm này sẽ được phân tích sâu hơn ở phần 1.2. Điều 49(1), 64(1) CISG. 12 Ulrich Magnus, “The Remedy of Avoidance of Contract under CISG—General Remarks and Special Cases”, https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/media-documents/uncitral/en/magnus.pdf, truy cập 10/5/2021. 13 Đỗ Văn Đại (2019), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr.42. 10 11 9 và đặt dấu chấm hết cho mọi lợi ích các bên mong muốn khi đặt bút ký vào hợp đồng, các bên phải hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận14. Thứ hai, tính chất cuối cùng của biện pháp hủy hợp đồng được thể hiện không phải ở thứ tự thực hiện mà ở thứ tự ưu tiên so với các chế tài khác. Tức là, mặc dù xem hủy hợp đồng là chế tài cuối cùng nhưng không có nghĩa bên áp dụng phải sử dụng hết tất cả những chế tài khác rồi mới được dùng đến chế tài này. Vì muốn duy trì hiệu lực hợp đồng cho các bên, CISG khuyến khích các bên xem xét sử dụng các chế tài khác hủy hợp đồng và chỉ khi những chế tài này không mang lại kết quả khả quan hơn thì các bên mới nên sử dụng chế tài này15. Bởi một khi chế tài hủy hợp đồng được chọn để xử lý vi phạm thì mối quan hệ hợp đồng giữa các bên được xem như chưa từng tồn tại vì nó sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Do đó, việc có áp dụng chế tài hủy hợp đồng hay không phải được cân nhắc một cách rất cẩn trọng. Từ những phân tích trên, người viết xin được phép đưa ra định nghĩa khái quát về chế tài hủy hợp đồng theo CISG như sau: “Hủy hợp đồng là chế tài có tính chất cuối cùng, được sử dụng nhằm triệt tiêu hiệu lực của hợp đồng kể từ thời điểm giao kết và đặt các chủ thể tham gia hợp đồng trở lại tình trạng trước khi ký kết hợp đồng.” 1.1.2 Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo CISG (i) Hủy hợp đồng do vi phạm cơ bản hợp đồng Vi phạm cơ bản hợp đồng thường là nguyên nhân chính dẫn đến chế tài hủy hợp đồng và là căn cứ tối quan trọng để bên bị vi phạm có thể tuyên bố hủy hợp đồng. Đây cũng là “khái niệm trung tâm”16 mang giá trị cốt lõi trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ vi phạm hợp đồng. Một bên không thể viện cớ vi phạm để dễ Điều 81 CISG Jacob Ziegel (1984), “The Remedial Provisions in the Vienna Sales Convention: Some Common Law Prespectives”, Nina M. Glalston and Hans Smit (chủ biên), International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, tr.34. 16 “International Sale of Goods Under CISG”, tham khảo tại https://www.lawteacher.net/free-lawessays/international-law/international-sale-of-goods-under-cisg.php?vref=1, truy cập 13/6/2021. 14 15 10 dàng hủy hợp đồng, vi phạm nếu không đáng kể hoặc nếu đáng kể nhưng vẫn còn khả năng khắc phục thì không thể dẫn đến việc áp dụng chế tài này. Người viết chia các trường hợp bên bị vi phạm viện dẫn vi phạm cơ bản để hủy hợp đồng thành hủy hợp đồng do xảy ra vi phạm cơ bản thực tế (actual breach)17 và hủy hợp đồng do vi phạm cơ bản dự đoán trước (anticipatory breach)18. Những hành vi vi phạm cơ bản thực tế, về phía bên bán, có thể là không giao hàng, không giao chứng từ liên quan đến hàng hóa, giao hàng không phù hợp19; về phía bên mua, có thể là không thanh toán tiền hàng hay không nhận hàng theo đúng thỏa thuận20. Ngoài ra, có thể thấy CISG công nhận và áp dụng quy tắc “vi phạm dự đoán trước” vốn quen thuộc với các quốc gia theo truyền thống Thông luật. Một số văn bản pháp lý quốc tế khác cũng có quy định tương tự.21 Quy tắc về “vi phạm hợp đồng dự đoán trước” có thể được diễn giải như sau: Nếu bên có quyền biết hoặc có căn cứ để nghi ngờ một cách hợp lý rằng nghĩa vụ sẽ không được thực hiện, thì cho dù chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng theo thỏa thuận, vẫn có thể thực hiện ngay các quyền hoặc một số quyền mà thông thường chỉ được dành cho các trường hợp nghĩa vụ đã không được thực hiện trên thực tế22. Cụ thể, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa được giao hàng thành nhiều chuyến, Công ước quy định nếu bên bán có vi phạm cơ bản đối với một lần giao hàng thì bên mua có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng tương ứng đối với lần giao đó.23 Ngoài ra, được xem như một trường hợp đặc Điều 49, Điều 64 CISG Điều 72, Điều 73 CISG. 19 Điều 49(1)(a) CISG quy định: “Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng”, những nghĩa vụ này có thể kể đến giao hàng (đúng thời hạn theo Điều 33(a) CISG, phù hợp với hợp đồng theo Điều 35(2) CISG), giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 34 CISG). 20 Điều 64(1)(a) CISG quy định: “Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng: a. Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng”, những nghĩa vụ này có thể kể đến thanh toán (Điều 54 CISG), nhận hàng (Điều 60 CISG) 21 Tương tự Công ước Viên, Điều 7.3.3 PICC quy định: “Một bên có căn cứ để hủy hợp đồng nếu, trước thời hạn, rõ ràng sẽ có việc không thực hiện chủ yếu từ phía bên kia”. PECL quy định tại Điều 9:304, “nếu, ngay trước ngày mà hợp đồng phải thực hiện, thấy rõ là một bên sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng, bên kia có quyền huỷ hợp đồng”. 22 Võ Sỹ Mạnh, (2015), Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.230. 23 Điều 73(1) CISG. 17 18 11 biệt của quy tắc công nhận “vi phạm dự đoán trước”, hành vi vi phạm trong một lần giao hàng cũng được Công ước ghi nhận là một cơ sở để bên mua kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau; khi đó, bên mua có thể tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng cho những lần giao hàng trong tương lai.24 Các tranh chấp minh họa sẽ được trình bày chi tiết hơn dưới đây. (ii) Hủy hợp đồng không do vi phạm cơ bản Các trường hợp này không phổ biến bằng vi phạm cơ bản nhưng cũng là những căn cứ hợp pháp để một tuyên bố hủy hợp đồng có hiệu lực, có thể bao gồm hủy hợp đồng do các bên không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng hoặc tuyên bố không thực hiện trong thời hạn bổ sung và hủy hợp đồng dựa trên thỏa thuận của các bên. Đối với trường hợp khi các bên không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng hoặc tuyên bố không thực hiện trong thời hạn bổ sung (additional period of time), các quy định trong CISG liên quan đến thời hạn bổ sung này có thể kể đến Điều 47, Điều 49(1)(b), Điều 63, Điều 64(1)(b). Các văn bản pháp luật quốc tế khác như PICC25 hay PECL26 cũng có các quy định tương tự. Thời hạn này có thể là thời hạn cố định các bên đã đặt ra từ trước, cũng có thể là thời hạn hợp lý được xác định tại thời điểm xảy ra vi phạm.27 Quy định về thời hạn bổ sung của CISG được tiếp thu từ khái niệm “Nachfrist” bắt nguồn từ luật dân sự Đức, có nghĩa là “thời gian ân hạn”28. Sở dĩ có cơ chế linh hoạt này là do một trong những nguyên tắc chính của CISG chính là nỗ lực duy trì khả năng thực hiện hợp đồng cao nhất có thể. Mục đích hình thành của CISG là đảm bảo giao thương hàng hóa quốc tế vượt qua các trở ngại về khoảng cách, thời gian, Điều 73(2) CISG Điều 7.1.5 PICC 26 Điều 3.106 PECL 27 Christiana Fountoulakis (2010), “Remedies for breach of contract under the United Nations Convention on the International Sale of Goods”, ERA conference on International Commercial Transactions, tr.9. 28 John C. Duncan Jr (2000), “Nachfrist Was Ist? Thinking Globally and Acting Locally: Considering Time Extension Principles of the U.N. Convention on Contracts for the International Sale of Goods in Revising the Uniform Commercial Code”, BYU Law Review, Số 1363, tr.1369. 24 25 12 chi phí để có thể vận hành trôi chảy, thuận lợi nhất có thể. Do đó, nếu một vi phạm xảy ra, việc áp dụng ngay những biện pháp nặng nề như hủy hợp đồng rất có thể sẽ làm cho công sức các bên trở nên vô nghĩa. Vì vậy, quy định về gia hạn trao cho bên vi phạm cơ hội tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ chưa được thực hiện đúng của mình mà không chịu sự cưỡng chế cứng nhắc từ phía cơ quan tài phán. Nếu bên vi phạm không tận dụng khoảng thời gian này để khắc phục hậu quả kịp thời thì vi phạm cơ bản xem như được chính thức cấu thành29. Trường hợp hủy hợp đồng theo thỏa thuận của các bên thì về mặt quy định, có thể thấy CISG không thể hiện trực tiếp việc có chấp nhận quyền hủy hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy hợp đồng hay không. PECL, PICC cũng không quy định trực tiếp về vấn đề này. Tuy nhiên, từ Điều 29 CISG, người viết cho rằng có cơ sở để khẳng định việc này là được phép vì Điều 29 quy định: “Một hợp đồng có thể được sửa đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên”. Tương tự, theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận của các bên cũng là một điều kiện huỷ hợp đồng hợp pháp. Điều 312(4)(a) LTM cho phép một bên có quyền hủy hợp đồng trong trường hợp “xảy ra hành vi vi phạm bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng”, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 LTM30. Việc thừa nhận quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này xuất phát từ sự tôn trọng ý chí tự do định đoạt của các bên, cũng là tinh thần của Công ước31. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp mà CISG được áp dụng, có thể thấy cơ quan giải quyết tranh chấp cũng công nhận và áp dụng hướng giải quyết tại Điều 29 Công ước. Ví dụ, ở tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa bên mua Nga Chengwei Liu (2006), “Additional Period (Nachfrist) for Late Performance: Perspectives from the CISG, UNIDROIT Principles, PECL and Case Law”, Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG) 2004-2005, Sellier. European Law Publishers, tr.5. 30 Điều 303 LTM: “Trong trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 LTM, bên bị vi phạm dù cho có căn cứ hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 312 LTM cũng không được phép hủy bỏ hợp đồng”. 31 Điều 7(2) CISG: “Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng trong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành”. 29 13 (nguyên đơn) và bên bán Đức (bị đơn)32, Tòa án Trọng tài Thương mại quốc tế của Liên bang Nga đã nhận định bên mua hoàn toàn có thể dựa vào Điều 4.2 hợp đồng giữa các bên để làm căn cứ tuyên bố hủy hợp đồng nên đã cho phép hủy bỏ một phần hợp đồng và giải quyết hậu quả pháp lý tương ứng. 1.1.3 Hậu quả pháp lý của chế tài hủy hợp đồng theo CISG (i) Chấm dứt hiệu lực hợp đồng, trừ những khoản bồi thường thiệt hại Theo quy định tại Điều 81(1) CISG, “việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.” Từ quy định trên, có thể nhận thấy hai vấn đề sau: Thứ nhất, khi hợp đồng bị hủy, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực đối với các bên, đồng nghĩa với việc các bên chấm dứt thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau, các bên được giải phóng khỏi việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hiện tại và trong tương lai. Tức là, khi bên bán hủy hợp đồng thì bên mua được giải phóng khỏi việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng, ngược lại, nếu bên mua là bên hủy hợp đồng thì bên bán sẽ không còn nghĩa vụ phải giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa và giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua. Thứ hai, mặc dù hậu quả pháp lý chính của việc hủy hợp đồng là giải phóng các bên khỏi việc thực hiện nghĩa vụ nhưng điều này không có nghĩa rằng tất cả các điều khoản của hợp đồng cũng tự động hết hiệu lực. Hiệu lực hợp đồng bị hủy không bao gồm các điều khoản về giải quyết tranh chấp hay các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy, đặc biệt là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Khi có hành vi vi phạm, nhất là vi phạm cơ bản dẫn đến hủy hợp đồng, thiệt hại là điều không tránh khỏi. Điều 81(1) CISG khẳng định việc hủy hợp đồng không giải 32 Russia, 16 February 1998 the ICAC at the RF CCI (Waren case), tham khảo tại http://www.cisgonline.ch/content/api/cisg/display.cfm?test=1303.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan