Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn các tình tiết tăng nặng trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Luận văn các tình tiết tăng nặng trong luật hình sự việt nam

.PDF
80
1
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ THẠCH THỊ CHI NA CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Thành phố Hồ Chí Minh – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ  THẠCH THỊ CHI NA CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số sinh viên: 1753801013121 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ THÙY DUNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Thùy Dung, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tôi xin chân thành cảm ơn! THẠCH THỊ CHI NA ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I ................................................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................................... 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ...................... 6 1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ....................................... 6 1.1.2 Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.......................................... 9 1.2. Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ....................................... 13 1.2.1. Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ................................................................................................................... 13 1.2.2. Phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 15 1.3. Ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.................. 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................. 22 Chương II: VỊ TRÍ PHÁP LÝ, NỘI DUNG NHỮNG TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ........................................................................... 23 2.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam ............................................................................................................. 23 2.1.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trước khi ban hành Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985.................................................................... 23 2.1.2. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985 .......................................................................................... 26 2.1.3. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 1999 ....................................................................................................................... 30 iii 2.1.3. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật hình sự Việt Năm năm 2015. ......................................................................................... 36 2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay .................................................................................................................... 49 2.2.1. Thực trạng các vụ án áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại một số địa phương tại Việt Nam ...................................................................... 49 2.2.2. Đánh giá chung về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay............................................................................................. 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................... 54 CHƯƠNG III .............................................................................................................. 56 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN ................................................................................... 56 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ...................................................................................... 56 3.1.1. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .............................................................................. 56 3.1.2. Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .............................................................................. 59 3.2. Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ......... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ........................................................................................ 70 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự HĐXX Hội đồng xét xử TAND Tòa án nhân dân QĐHP Quyết định hình phạt XHCN Xã hội chủ nghĩa CTTP Cấu thành tội phạm NQ Nghị quyết v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng thống kê các tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội năm 2010 tại một số Tòa án địa phương trên cơ sở báo cáo tổng kết của các địa phương Bảng 2.2. Bảng thống kê các tỷ lệ các vụ án có áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở nghiên cứu sắc xuất 100 vụ án, tại một số địa phương. vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đất nước ta đã có sự chuyển biến với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay, chúng ta đang không ngừng phấn đấu đưa đất nước ngày càng hội nhập với khu vực và thế giới, xây dựng Nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội mang tính chất của nền kinh tế thị trường, do đó làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, biểu hiện là tình hình tội phạm ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm đa dạng, phong phú với nhiều loại tội khác nhau cùng nhiều mức độ khác nhau do sự khác nhau về các đặc điểm mặt khách quan, khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, của mỗi tội phạm cụ thể được thực hiện. Vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta, pháp luật hình sự quy định những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự trong những trường hợp tội phạm nguy hiểm hơn và cần phải tăng mức độ giáo dục, cải tạo người phạm tội, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai. Về mặt khoa học, việc xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn có nhiều sự tranh luận, do có nhiều cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu khác nhau nên chưa thống nhất về mặt khái niệm, lý luận. Trên thực tế, việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách có hiệu quả đã góp phần giải quyết các vụ án hình sự một cách có hiệu quả, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, góp phần rất lớn trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như trừng phạt, cải tạo và giáo dục người phạm 1 tội. Tuy nhiên, những hạn chế vướng mắc, công tác áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn những hạn chế, cùng với những hạn chế trong thực tiễn đã làm cho việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận của những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của Luật Hình sự Việt Nam có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết vụ án hình sự ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Đề tài về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau, nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả vì liên quan đến nhiều chế định khác nhau của pháp luật hình sự quyết định hình phạt, xác định trách nhiệm hình sự trong các tội phạm hoặc nhóm tội phạm, nhóm người phạm tội,… Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau: Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Phan Hồng Thúy (2010) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương về Phạm tội vì động cơ đê hèn với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Quang Vinh về Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam; Thạc sĩ Lê Văn Luật (2007) về Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội đối với trẻ em”; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Đỗ Đức Hồng Hà (1991) về Áp dụng tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng - giảm nhẹ trong luật Hình sự Việt Nam; Đỗ Đức Hồng Hà (2006) về Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Trần Mạnh Toàn (2011) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; Luận văn thạc sĩ của Thạc sĩ Bùi Văn Lam (2002) về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự 2 Việt Nam; Khóa luận tốt nghiệp của Võ Khánh Linh (1995) về Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật Hình sự Việt Nam; Khóa luận tốt nghiệp của Mông Thị Thu Hương về Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam; Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Bích Châu (2018) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam; Khóa luận tốt nghiệp Ngô Thị Tuyến (2011) về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự Việt Nam; Khóa luận tốt nghiệp Vũ Văn Phong (2006) về Các về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam,… Những công trình trên nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nhiều góc độ nhưng chủ yếu ở nghĩa hẹp, tức là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được quy định trong các Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Đồng thời, có một số công trình nghiên cứu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam theo nghĩa rộng, bao gồm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng trong Luật hình sự Việt Nam” để đưa những tình tiết tăng nặng áp dụng trong thực tế được chính xác, cụ thể, các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện và có hệ thống hơn, kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu mới đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của việc xây dựng, hoàn thiện và áp dụng những quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích của đề tài tìm hiểu sâu hơn về những quy định của pháp luật về những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cùng với việc phân tích cơ sở lí luận trong luật hình sự Việt Nam (khái niệm, hình thức, các luận điểm khoa học…) và thực tiễn áp dụng các quy định trên một số địa phương ở nước ta. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần áp dụng và thực thi một cách có hiệu quả 3 cao nhất trong việc áp dụng thực tiễn các quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về các tình tiết tăng nặng TNHS được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong công tác giải quyết vụ án hình sự trên một số địa phương nước ta. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp cụ thể của khoa học hình sự như: - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích, tổng hợp các quy định pháp luật hiện hành về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhằm mục đích khái quát hóa các quy định của pháp luật về vấn đề này. Từ đó chỉ ra những điều tiến bộ và thiếu sót về pháp luật hiện hành. - Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu quy định của pháp luật hình sự nước ta qua từng thời kì, đồng thời đối chiếu quy định pháp luật của nước ta với thực tiễn có phù hợp hay chưa nhằm mục đích đánh giá, xác định mức độ phù hợp, tính khả thi của quy định trong đời sống thực tế. - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu khái quát qua các giai đoạn lịch sử thông qua các BLHS được ban hành nhằm thấy được thực trạng pháp luật về các tình tiết tăng nặng làm cơ sở cho các kết luận, đề xuất của đề tài. - Phương pháp thống kê: Thực hiện thống kê một số số liệu để làm rõ và là cơ sở cho những nhận định, đánh giá, kết luận... 4 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp biện chứng duy vật, logich pháp lí,...Từ đó, có cơ sở tổng hợp kiến thức để làm rõ những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đối chiếu với thực tiễn và sẽ đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam Chương II: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay Chương III: Kiến nghị hoàn thiện các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn 5 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Dưới góc độ giải thích thuật ngữ luật học: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó”1 Dưới góc độ pháp luật thực định, theo quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, thuật ngữ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được dùng để chỉ các tình tiết được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, được quy định như sau: “Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn, Thuật ngữ Luật hình sự, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội,1999, tr.116 1 6 k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.” Ngoài các tình tiết này, không có tình tiết nào khác được Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) được dùng để xác định thuộc phạm vi thuật ngữ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nhà làm luật nước ta không ghi nhận định nghĩa pháp lý chính thức về khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm này, cụ thể như sau: - “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng… làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó”2; 2 Kiều Đình Thụ, Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr.233 7 - “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt”3; - “Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho một hành vi phạm tội hoặc người phạm tội giảm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội để từ đó cần áp dụng hình phạt nặng hơn trong phạm vi một khung hình phạt đã được xác định”4; - “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên trong phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể”5; - “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt”6… Để thực hiện tốt nguyên tắc mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật, Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Theo đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một mặt thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước hành vi phạm tội, mặt khác góp phần không bỏ sót tội phạm, xử lý đúng người, đúng tội, có tính răn đe, giáo dục, ngăn ngừa hành vi phạm tội. Đinh Văn Quế, Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 tr.12; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, 1999, tr.236-237. 4 Trường Đại học Cảnh sát, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,1995, tr. 305 5 Trần Văn Sơn, Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996, tr.36. 6 Dương Tuyết Miên, Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2003, tr.19. 3 8 Căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tham khảo các quan điểm ở trên. Theo quan điểm của tôi, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được hiểu như sau: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này nhằm trừng phạt, cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm”. 1.1.2 Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Về cơ bản, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được hiểu là dấu hiệu, yếu tố làm cho trách nhiệm hình sự của người phạm tội tăng lên so với trường hợp thông thường ở trong cùng một loại tội phạm. Xuất phát từ các khái niệm trên và thực tiễn xét xử, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản như sau: Các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong các căn cứ để Tòa án QĐHP được quy định tại Điều 52 BLHS 2015. Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS là một trong các căn cứ rất quan trọng, đó cũng là yêu cầu khách quan nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam như: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc phân hóa TNHS, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt,... Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội nào thì chỉ có ý nghĩa tăng nặng đối với cá nhân người đó, tình tiết tăng nặng chung với tất cả các bị cáo trong vụ án đồng phạm thì áp dụng với tất cả các bị cáo ấy. Tuy nhiên, việc xác định một tình tiết nào đó có liên quan đến tội phạm cụ thể đang được xem xét hay không là việc rất khó khăn và phức tạp. Trên cơ sở nắm vững nội dung và ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng, Tòa án đối chiếu các tình tiết của vụ án đã xảy ra với các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS 2015. Nếu các tình tiết đó có sự tương xứng và thích hợp với các tình tiết được quy định tại Điều 52 BLHS 2015 thì mới được coi là các tình tiết tăng nặng TNHS có liên quan tới tội phạm. 9 Các tình tiết tăng nặng TNHS làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong phạm vi một CTTP cụ thể tương ứng trong phần các tội phạm của BLHS, là hậu quả pháp lý xấu phải gánh chịu tăng lên, sự ảnh hưởng của các tình tiết tăng nặng này cho phép Tòa án tăng mức hình phạt trong một khung hình phạt mà luật quy định, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên hoặc thể hiện mức độ tăng của việc cần áp dụng biện pháp nghiêm khắc hơn để cải tạo, giáo dục người phạm tội. Sự thay đổi ở đây là thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nếu sự thay đổi là thay đổi về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì không được xem là tình tiết tăng nặng TNHS mà đó là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Việc thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên ở đây phải được hiểu là tính nguy hiểm cho xã hội tăng thuộc một trong ba trường hợp sau: Tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể, vượt ra khỏi tội phạm cơ bản và đến một tội phạm cùng loại có mức hình phạt cao hơn; Tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách vừa phải và không vượt ra khỏi giới hạn của tội phạm đó, đến một khung hình phạt cao hơn khung hình phạt định tội; Tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên nhưng không vượt quá giới hạn của khung hình phạt đang xem xét. Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 BLHS 2015 “những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng TNHS”. Tuy nhiên, với mỗi loại tội phạm khác nhau và trong từng tội phạm cụ thể thì vai trò của các tình tiết cũng khác nhau, có những tình tiết trong vụ án này là tình tiết tăng nặng TNHS nhưng trong vụ án khác lại là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Vì vậy, cần xác định chính xác khi nào là tình tiết định tội, định khung hình phạt và khi nào là tình tiết tăng nặng TNHS. Nếu đã áp dụng tình tiết đó với vai trò là tình tiết định tội, định khung hình phạt thì không áp dụng với vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS. Vì thế, một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng một lần trong một vụ án hình sự, chỉ những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào liên quan đến vụ án hình sự mới được áp dụng trong vụ án hình sự đó và trong cùng một vụ án hình sự có đồng phạm, nếu tình tiết tăng nặng trách 10 nhiệm hình sự thuộc về riêng một trong các đồng phạm thì chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với họ. Tình tiết tăng nặng TNHS mang tính chất ổn định về số lượng và nội dung, theo quy định của pháp luật thì chỉ những tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 mới là tình tiết tăng nặng TNHS. Mặc dù vậy, nếu trong thực tiễn đời sống xuất hiện những tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng nghiêm khắc hơn thì nó sẽ được nhà làm luật bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị-xã hội. Ngược lại, sẽ loại bỏ khỏi BLHS những tình tiết nào mà việc áp dụng chúng không còn phù hợp với giai đoạn tương ứng đó. Do đó, nếu chưa được bổ sung vào BLHS, thì Tòa án không được tùy tiện áp dụng những tình tiết mà BLHS không quy định để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Do tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, từ đó tăng mức hình phạt lên cao hơn so với trường hợp thông thường, vì vậy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong pháp luật hình sự một cách cụ thể, rõ ràng và không thể tùy tiện thêm bớt. Khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi tội phạm, chỉ những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để tăng hình phạt đối với bị cáo. Nhất thiết không được xem xét những tình tiết không được pháp luật hình sự quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm khác biệt cơ bản của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự so với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ngoài những tình tiết được liệt kê, những người áp dụng pháp luật hình sự có thể xem xét đến các tình tiết khác mà có lợi cho người phạm tội để xác định đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ. Các tình tiết tăng nặng do các nhà làm luật nhận định phụ thuộc vào tính chất tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chính tội phạm trong từng thời kỳ. Điều này có nghĩa là, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong mỗi thời kỳ là khác nhau, nó phụ thuộc vào sự đánh giá của nhà làm luật. Có thể trong giai đoạn này tình tiết đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng trong giai đoạn khác, nó không phải là tình tiết 11 tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và ngược lại, có thể trong giai đoạn này, đó không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hoặc có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung nhưng trong giai đoạn khác, nó lại chuyển hóa thành loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác. Và cũng cần lưu ý, với mỗi nhà nước, với mỗi chế độ khác nhau thì tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng có thể khác nhau. Về cơ bản, pháp luật hình sự không chỉ riêng Việt Nam mà ở cả những quốc gia khác thường quy định mức tối thiểu của tội phạm, tức là mức thấp nhất của tội phạm, sau đó căn cứ vào tình tiết tăng nặng để chuyển khung hình phạt hoặc chuyển sang tội phạm khác nặng hơn. Chỉ ở một số tội phạm thì xây dựng theo phương thức xác định tội danh và hình phạt, không có tình tiết tăng nặng. Như vậy, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự mang tính phổ biến và có ý nghĩa rất cao trong pháp luật hình sự và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có mức độ tăng trách nhiệm hình sự khác nhau, mà cụ thể nhất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tăng nặng định khung, có thể tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm tăng lên của mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà có sự tăng lên tương ứng trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu. Mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội một cách có giới hạn. Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, mặc dù bị chuyển sang tội danh mới nhưng ở tội danh này cũng có hình phạt cụ thể, mặc dù nặng hơn trường hợp phạm tội thông thường nhưng cũng không thể vượt ra ngoài khung hình phạt đó. Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung cũng vậy, mặc dù chuyển khung hình phạt nhưng hình phạt ở khung mới cũng có khung giới hạn, không thể vượt quá khung đó, ngay cả khi có một hoặc nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc khung đó mà không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc khung phạm tội khác nặng hơn hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm 12 hình sự định tội. Đối với trường hợp có một hoặc nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung cũng tương tự, khung hình phạt được áp dụng cũng không thể vượt quá giới hạn của khung đó. Đây là điều hoàn toàn khác biệt so với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đối với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, việc quyết định hình phạt có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu của khung hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn. Như vậy, các đặc điểm của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn của tội phạm và phản ánh nhu cầu cải tạo giáo dục người phạm tội bằng biện pháp nghiêm khắc hơn so với trường hợp thông thường. Việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự điều cần thiết, giúp đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật và cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm. 1.2. Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.2.1. Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Căn cứ vào tiêu chí này, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được phân loại thành: - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội; - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung; - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. * Tình tiết tăng nặng định tội Tình tiết tăng nặng định tội là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể. Tội phạm bị xử lý về tội danh cùng loại nặng hơn. Đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội vì thế nếu như không có tình tiết này (nếu pháp luật không quy định đó là tình tiết tăng nặng) thì hành vi cũng đã cấu thành một tội phạm cùng loại nhẹ hơn. Tình tiết đó chỉ đóng vai trò tăng thêm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà sự tăng thêm đó làm cho tội phạm thay đổi về tính chất và mức độ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan