Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hư...

Tài liệu Luận văn các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam

.PDF
85
1
92

Mô tả:

PHẠM LÊ TRÂM ANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH  PHẠM LÊ TRÂM ANH LUẬT QUỐC TẾ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐẦU TƢ QUỐC TẾ - ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM  LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ KHÓA 29 TP HỒ CHÍ MINH – 12 – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH CÁC NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐẦU TƢ QUỐC TẾ - ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60380108 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thăng Long Học viên: Phạm Lê Trâm Anh Lớp: Cao học Luật Quốc tế Khóa: 29 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 12-2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng toàn bộ nội dung trong Luận văn này được hình thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thăng Long - Giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong Luận văn này, tôi có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Việc trích dẫn này tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu và các thông tin được trình bày trong Luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả Luận văn Phạm Lê Trâm Anh năm 2022 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt BIT Hiêp định đầu tư song phương BLLĐ Bộ luật Lao động CEAA Đạo luật Đánh giá tác động môi trường Canada CERES Bộ nguyên tắc của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường CIW Liên minh Công nhân Immokalee CNSC Ủy ban An toàn hạt nhân Canada CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ĐTM Đánh giá tác động môi trường EU Liên minh châu Âu EVFTA Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU FC Hiến pháp Liên bang Malaysia FDI Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FTA Hiệp định thương mại tự do GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATT Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch IAP2 Hiệp hội quốc tế về Tham gia cộng đồng ICCPR Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị IIA Hiệp định đầu tư quốc tế ILO Tổ chức Lao động quốc tế LAA Đạo luật thu hồi đất của Malaysia LBVMT Luật Bảo vệ môi trường LĐĐ Luật Đất đai MEA Hiệp định đa phương về môi trường NAFTA Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NEB Hội đồng Năng lượng quốc gia NGO Tổ chức phi chính phủ NLC Bộ luật Đất đai Quốc gia Malaysia OECD Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QIZ Khu Công nghiệp Đủ tiêu chuẩn – khu công nghiệp được hưởng lợi trong tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. SCIC Hội đồng Công nghiệp hóa chất Singapore SDGs Kế hoạch hành động bao gồm 17 mục tiêu phát triển được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua SEC Hội đồng Môi trường Singapore VGGT Hướng dẫn tự nguyện về quản trị có trách nhiệm đối với quyền sử dụng đất, đất rừng và mặt nước nuôi trồng thủy sản MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................... 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu ................... 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐẦU TƢ QUỐC TẾ ..................................... 6 1.1. Khái quát về đầu tƣ quốc tế và luật đầu tƣ quốc tế........................................ 6 1.1.1. Khái niệm đầu tư quốc tế .............................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của luật đầu tư quốc tế ............................................ 7 1.2. Đảm bảo phát triển bền vững trong luật đầu tƣ quốc tế ............................... 8 1.2.1. Nguồn gốc của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế ..................................................................................................................... 8 1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững ...................................................................... 9 1.2.3. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững và đầu tư quốc tế ................................................................................................................... 11 1.2.3.1. Sự cần thiết của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế ........................................................................................................... 11 1.2.3.2. Sự tác động của đầu tư đến việc thực thi nguyên tắc đảm bảo phát bền vững ................................................................................................................... 13 1.3. Nội dung của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững ........................ 14 1.3.1. Bảo vệ môi trường....................................................................................... 14 1.3.1.1. Xây dựng luật bảo vệ môi trường hiệu quả .......................................... 14 1.3.1.2 Đánh giá tác động môi trường ............................................................... 15 1.3.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong qui trình đánh giá tác động môi trường ........................................................................................................................... 18 1.3.2. Bảo vệ con người ........................................................................................ 19 1.3.2.1. Bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai .................................... 19 1.3.2.2. Bảo vệ quyền lao động ......................................................................... 22 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỰC TIỄN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA .................................................................................................................. 27 2.1. Sự thể hiện các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật đầu tƣ quốc tế .......................................................................................................... 27 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong các điều khoản hiệp định đầu tư quốc tế ........................................................................................................ 27 2.1.1.1 Điều khoản bảo vệ môi trường .............................................................. 27 2.1.1.2. Điều khoản bảo vệ con người ............................................................... 33 2.1.2. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững qua một số vụ việc về đầu tư quốc tế ................................................................................................................... 37 2.1.2.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ............................................................. 37 2.1.2.2. Nguyên tắc bảo vệ con người ............................................................... 40 2.1.3. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật một số quốc gia .......................................................................................................................... 45 2.1.3.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ............................................................. 45 2.1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ con người ............................................................... 48 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................... 51 CHƢƠNG 3. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƢ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ............................................. 53 3.1. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong một số hiệp định đầu tƣ mà Việt Nam là thành viên..................................................................................... 53 3.1.1. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 53 3.1.2. Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) ............................. 54 3.2. Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện ........................................................... 56 3.2.1. Quá trình hình thành các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật Việt Nam ............................................................................................... 56 3.2.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường .................................................................... 57 3.2.3. Nguyên tắc bảo vệ con người ...................................................................... 61 3.2.3.1. Bảo vệ quyền con người liên quan đến đất đai .................................... 61 3.2.3.2. Bảo vệ quyền lao động ........................................................................ 62 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................... 64 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 67 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển bền vững là vấn đề nổi bật và trở thành trọng tâm trong các chiến lược phát triển của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có một sự thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế rằng đầu tư quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng của việc phát triển kinh tế bền vững, cụ thể FDI góp phần trong việc xóa bỏ nghèo đói, phát triển kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Như vậy, việc xây dựng một môi trường thúc đẩy đầu tư là nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững. Trong thập kỷ vừa qua, nguồn FDI ngày càng tăng đòi hỏi phải có một khung pháp lý để điều chỉnh. Khung pháp lý này phải được minh bạch, có tính ổn định, bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, giúp nhà đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận. FDI mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển bền vững nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức, đặc biệt là đối với Việt Nam. Các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt có thể kể đến như sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên suy thoái (tài nguyên nước và đa dạng sinh học), sản xuất và tiêu thụ lãng phí, sức khoẻ, và quyền lợi của người dân và người lao động. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của tăng trưởng kinh tế, điển hình như vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải vào năm 2008 và vụ Formosa gây ô nhiễm tại vùng biển Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh vào năm 2016. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ XX trong phong trào bảo vệ môi trường. Đến năm 1987, nó được thể hiện đậm nét trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (của Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc – WCED). Trong đó, “phát triển bền vững” được coi là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sau đó, vào năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển (tại Rio de Janeiro – Brazil) đã công bố Tuyên ngôn Rio, trong đó khẳng định: phát triển bền vững được thực hiện thông qua phương thức kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; trong đó, con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Tiếp theo, vào năm 2002, tại Johannesburg – cộng hoà Nam Phi, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững đã thông qua những văn kiện quan trọng; trong đó đặc biệt nhấn mạnh và phát triển đầy đủ hơn: Phát triển bền vững là quá trình phát triển, trong đó có sự kết hợp hợp lý, chặt chẽ và hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ 2 môi trường. Cụ thể là, phát triển kinh tế (nhấn mạnh phát triển gắn liền với tăng trưởng kinh tế); phát triển xã hội (nhấn mạnh xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội); bảo vệ môi trường, (nhấn mạnh đến khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống nạn phá rừng và cháy rừng, xử lý và khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường) Như vậy, có thể thấy để phát triển bền vững thì yếu tố về môi trường và con người là các yếu tố trung tâm. Luật đầu tư quốc tế cũng đã công nhận nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp chế tài đối với nhà đầu tư vì mục đích “bảo vệ lợi ích công cộng”, trong đó bao gồm bảo vệ môi trường và con người. Tuy nhiên, các hiệp định đầu tư chỉ đang dừng lại ở việc thừa nhận quyền bảo vệ lợi ích công cộng của nhà nước tiếp nhận đầu tư chứ chưa chỉ ra cụ thể các nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Ở nước ta, “phát triển bền vững” được chính thức khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; và được thể hiện sâu sắc trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Tại Đại hội XI của Đảng, quan điểm phát triển bền vững một lần nữa được nhấn mạnh. Trong pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững thể hiện rải rác trong các luật như LBVMT, LĐĐ, BLLĐ và vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì lý do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế - định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam” 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Sách, giáo trình Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa tìm được các tài liệu nghiên cứu dưới hình thức sách chuyên khảo về vấn đề liên quan ngoài Giáo trình Luật đầu tư quốc tế Học viện ngoại giao (2017), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia của TS. Trịnh Hải Yến. Tuy nhiên, nội dung giáo trình chỉ đề cập tổng quan đến vấn đề về môi trường khi truất hữu hoá chứ chưa nhắc đến các nguyên tắc phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế. 2.2. Bài báo, công trình nghiên cứu: Trong nước: Trần Thăng Long (2019), “Áp dụng ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế”, Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, số 4/ 2019, tr. 55-63: Bài viết tập trung nghiên cứu về cơ sở pháp lý cho quốc gia tiếp nhận đầu tư thực hiện 3 các biện pháp can thiệp dẫn đến việc tước quyền sở hữu của nhà đầu tư, đặc biệt là khi các biện pháp truất hữu được thực hiện trên cơ sở các ngoại lệ về môi trường. Tuy bài viết không viết về vấn đề phát triển bền vững nhưng lại cho thấy bảo vệ môi trường là một trong những phương diện quan trọng của phát triển bền vững bởi lẽ quốc gia tiếp nhận đầu tư có quyền truất hữu vì lý do môi trường để duy trì sự phát triển bền vững. Nước ngoài: Eric Neumayer and Laura Spess (2005), “Do bilateral investment treaties increase foreign direct investment to developing countries?”, World Development, 33(10), 2005, tr. 1567-1585: Bài viết tập trung phân tích mối liên hệ giữa BITs và FDI đối với các nước đang phát triển, lý do phát triển mạnh mẽ của các BITs. Các nhà đầu tư nước ngoài thường hoài nghi về chất lượng của các tổ chức trong nước và khả năng thực thi của pháp luật ở các nước đang phát triển. Hiệp ước đầu tư song phương đảm bảo các tiêu chuẩn đối xử nhất định. Bài viết cung cấp những số liệu chứng minh số lượng BIT cao hơn làm tăng vốn FDI vào một quốc gia đang phát triển. Newcombe, A. (2007), “Sustainable development and investment treaty law”, Journal of World Investment Trade 8, số 3/2007, tr. 357-408: Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của FDI trong phát triển bền vững và các nguyên tắc phát triển bền vững. Bài viết tập trung nghiên cứu về sự phát triển và nội dung của các Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs), từ đó đề cập đến hướng thay đổi nội dung của các hiệp định sao cho phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững. Gazzini, Tarcisio. (2014), "Bilateral Investment Treaties and Sustainable Development”, Journal of World Investment & Trade, vol. 15, no. 5-6, 2014, p. 929963: Bài viết tập trung phân tích mối liên hệ giữa các Hiệp định đầu tư song phương (BITs). Đầu tiên, bài viết định nghĩa khái niệm phát triển bền vững, sau đó, bài viết thảo luận và đánh giá các nguyên tắc phát triển bền vững trong các BITs hiện tại. Tác giả sẽ dựa trên các phân tích của bài viết về khái niệm phát triển bền vững để tiến hành xem xét, phân tích các BITs mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam để hoàn thiện các nguyên tắc này. Daria Davitti. (2016), “Refining the Protect, Respect and Remedy Framework for Business and Human Rights and its Guiding Principles”, Human Rights Law Review, số 16/2016, tr. 55–75: Bài viết phân tích nội dung, những điểm nổi bật và khả năng ứng dụng của Khung Liên hợp quốc và Nguyên tắc Hướng dẫn cho doanh nghiệp và quyền con người. Bài viết tập trung vào hai vấn đề: một là, trách nhiệm của quốc gia trong việc quản lý doanh nghiệp khi các doanh nghiệp vi phạm quyền con người; hai là, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con khi công ty con vi phạm nhân quyền. Bằng cách giải quyết hai câu hỏi này, bài viết chỉ ra những khuyết điểm của 4 khung nguyên tắc này nhằm nâng cao tính hiệu quả khi áp dụng. Bảo vệ quyền con người là một phần quan trọng để phát triển bền vững nên tác giả dựa trên ý kiến của bài viết để điều chỉnh cho phù hợp, áp dụng vào pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững, sự ghi nhận của chúng trong các văn kiện quốc tế trong lĩnh vực đầu tư cũng như trong pháp luật đầu tư Việt Nam, việc áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễn luật đầu tư quốc tế, thực tiễn giải quyét tranh chấp đầu tư quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá và những kiến nghị nhằm đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật Việt Nam. Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn có những mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận về các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững, bao gồm việc chỉ ra khái niệm và các đặc trưng của luật đầu tư quốc tế, nghiên cứu về nguồn gốc của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững và phân tích cụ thể nội dung của từng nguyên tắc. Thứ hai, tập trung khai thác sự thể hiện của các nguyên tắc trong pháp luật đầu tư quốc tế, cụ thể là trong các IIA, thực trạng áp dụng của các nguyên tắc, đồng thời, trích dẫn, phân tích các vụ việc có liên quan nhằm cho thấy mức độ thực thi của các nguyên tắc. Thứ ba, xem xét sự thể hiện các nguyên tắc trong các văn bản pháp luật Việt Nam, hiện trạng áp dụng chúng tại Việt Nam, đồng thời đề ra các kiến nghị để hoàn thiện các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong pháp luật Việt Nam. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu các nguyên tắc phát triển bền vững trong luật quốc tế (bao gồm các IIA mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư) Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (i) Đối với hoạt động nghiên cứu và giảng dạy: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người có ý muốn nghiên cứu, học tập về các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế. (ii) Đối với hoạt động lập pháp: Các kiến nghị được nêu trong luận văn có thể là đóng góp hữu ích cho việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến phát triển bền vững trong đầu tư. 5 (iii) Đối với hoạt động thực tiễn: Luận văn có thể được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hay các chiến lược phát triển bền vững trong đầu tư tham khảo. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐẦU TƢ QUỐC TẾ 1.1. Khái quát về đầu tƣ quốc tế và luật đầu tƣ quốc tế 1.1.1. Khái niệm đầu tƣ quốc tế Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về “đầu tư quốc tế”. Khái niệm này thường được tìm thấy trong các hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) và có sự thay đổi do sự ra đời của các hình thức đầu tư mới.1 Công thức xây dựng nên định nghĩa “đầu tư quốc tế” trong hầu hết các IIA hiện nay được dựa trên BIT giữa Đức và Malaysia năm 1960.2 Theo đó, “đầu tư quốc tế” là “việc huy động một nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định để tạo lợi nhuận trong tương lai”.3 Nhìn chung, “đầu tư quốc tế” trong các BIT không chỉ là sự dịch chuyển các khoản vốn qua biên giới mà còn bao gồm các loại tài sản khác.4 Thông thường, một danh mục tài sản mở sẽ được liệt kê trong BIT để làm rõ hơn cụm từ “bất kỳ loại tài sản nào”. 5 Ngoài ra, các BIT thường để mở khái niệm đầu tư để áp dụng đối với các hình thức đầu tư phát sinh trong tương lai, điều này nhằm tránh việc đàm phán lại BIT.6 Ngoài ra, khoản đầu tư phải được thực hiện theo pháp luật của từng quốc gia ký kết hiệp định đầu tư, vấn đề này cũng thường được quy định trong các BIT.7 Pháp luật quốc gia sẽ quy định các điều kiện để chấp thuận đầu tư. Một dự án đầu tư sẽ không 1 Claudio Dordi và Nguyễn Thanh Tâm (2017), Giáo trình Luật Đầu tư quốc tế, Youth Publishing House, trang 405. 2 Mahnaz Malik (2009), Definition of investment in International Investment Agreement, Published by the International Institute for Sustainable Development, trang 3 3 Claudio Dordi và Nguyễn Thanh Tâm, tldđ (1) trang 405. 4 Claudio Dordi và Nguyễn Thanh Tâm, tldđ (1) trang 405. 5 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (Điều 8.28(a)): “Đầu tư” là bất cứ hình thức tài sản nào được đầu tư bởi nhà đầu tư của một Bên tại lãnh thổ của bên kia theo Chương này, phù hợp với luật pháp của nước mình, tài sản đó có đặc điểm của một khoản đầu tư, bao gồm các đặc điểm như cam kết về vốn hoặc nguồn lực khác, kỳ vọng về lợi nhuận và rủi ro giả định, như (cụ thề, nhưng không giới hạn): (i) Tài sản cố định và lưu động cũng như bất kỳ quyền tài sản nào, chẳng hạn như cầm cố hoặc thế chấp; (ii) Cổ phần, cổ phiếu và bất kỳ hình thức tham gia vào vốn của một pháp nhân; (iii) Trái phiếu và trái khoán; (iv) Khoản tiền phải đòi hoặc các khoản phải đòi theo hợp đồng có giá trị kinh tế 3 liên quan đến khoản đầu tư; (v) Quyền sở hữu trí tuệ; (vi) Đặc quyền kế nghiệp; (vii) Quyền thực hiện hoạt động kinh doanh có giá trị tài chính được quy định trong luật hoặc trong hợp đồng, bao gồm nhưng không giới hạn ở hợp đồng xây dựng, sản xuất, chia doanh thu và hợp đồng nhượng quyền, đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, phát triển, khai thác tài nguyên thiên nhiên. 6 Mahnaz Malik, tlđd (2), trang 3 7 Chẳng hạn, BIT giữa Malaysia và các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), UAE quy định phải được “các cơ quan có thẩm quyền của UAE chấp thuận và phân loại là đầu tư theo pháp luật và quy định của nước tiếp nhận đầu tư”, Malaysia cũng đề cập đến “khoản đầu tư được chấp thuận”. 7 thể thực hiện được và không được bảo hộ nếu khoản đầu tư này không tuân thủ pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư, bởi nó không được xem là khoản đầu tư theo định nghĩa của BIT.8 Tóm lại, dựa trên các định nghĩa trong đa số các BIT, tác giả cho rằng “đầu tư quốc tế” là một khoản vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia trong tương lai, vốn ở đây được hiểu là “bất kì loại tài sản nào”.9 Đồng thời, khoản đầu tư này phải tuân theo pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Việc xây dựng khái niệm đầu tư quốc tế được thống nhất và sử dụng rộng rãi là quan trọng vì các quốc gia xuất khẩu vốn dùng nó để bảo hộ các khoản đầu tư của mình tại nước nhập khẩu vốn. Các nước nhập khẩu vốn dùng nó để thúc đẩy đầu tư tại nước nhà cũng như tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của luật đầu tƣ quốc tế Luật đầu tư quốc tế là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài trong việc khuyến khích và bảo hộ đầu tư.10 Về bản chất, luật đầu tư quốc tế thuộc lĩnh vực luật quốc tế, hay công pháp quốc tế, hệ thống các quy định của pháp luật đầu tư quốc tế bao gồm các quy phạm trong điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hay nguyên tắc cơ bản của pháp luật do các quốc gia thoả thuận, nhằm điều chỉnh mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đầu tư. Về đối tượng điều chỉnh, luật đầu tư quốc tế tập trung điều chỉnh mối quan hệ giữa quốc gia sở tại với nhà đầu tư nước ngoài. Về chủ thể, chủ thể trong pháp luật quốc tế là các quốc gia và các chủ thể mang tính nhà nước như các tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập.11 Chủ thể luật đầu tư quốc tế không chỉ bao gồm các chủ thể truyền thống trong luật quốc tế mà còn cả các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức tư nhân. Các chủ thể này không có quyền tham gia đàm phán, ký kết hiệp ước, cũng không được hưởng ưu đãi miễn trừ như nhà nước.12 Tuy nhiên, các quốc gia tự nguyện gánh vác nghĩa vụ quốc tế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, nhà đầu tư nước ngoài mới có thể hưởng các quyền 8 Claudio Dordi và Nguyễn Thanh Tâm, tldđ(1) trang 405. Điều 1.2 mẫu BIT Belgium-Luxembourg Model (2002), Điều 1.2 Japan/Korea BIT (2003), mẫu BIT Hoa Kỳ 2004. 10 Trịnh Hải Yến (2017), Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Đại học Luât Hà Nội, trang 19 11 Trong một số lĩnh vực khác như luật nhân quyền quốc tế, luật hình sự quốc tế… các cá nhân, tổ chức tư nhân trở thành chủ thể đặc biệt, phái sinh do mục đích điều chỉnh của các lĩnh vực đó liên quan đến các cá nhân, tổ chức tư nhân 12 Trịnh Hải Yến (2017), tldđ(10), trang 20 9 8 pháp lý quốc tế, chẳng hạn họ được trao quyền khởi kiện quốc gia tiếp nhận đầu tư ở các cơ quan tài phán quốc tế khi cho rằng các quốc gia vi phạm hiệp định đầu tư mà họ đã tham gia.13 1.2. Đảm bảo phát triển bền vững trong luật đầu tƣ quốc tế 1.2.1. Nguồn gốc của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tƣ quốc tế. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX, trong công trình Chiến lược bảo tồn thế giới vào năm 1980.14 Trong ba thập kỷ qua, văn kiện quốc tế đã ghi nhận các nguyên tắc phát đảm bảo phát triển bền vững. Những nguyên tắc này ngày càng được hướng dẫn cụ thể.15 Báo cáo Brundtland (Ủy ban môi trường và phát triển thế giới, 1987) và Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) năm 1992, tổ chức tại Rio, góp vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm phát triển bền vững. Hội nghị Rio đánh dấu sự phát triển đáng kể của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững. Các công cụ pháp lý quan trọng liên quan đến phát triển bền vững được thông qua tại Hội nghị Rio, gồm có Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển (Tuyên bố Rio). Kể từ năm 1992, khái niệm “phát triển bền vững” được phát triển thêm thông qua các Hội nghị thượng đỉnh, chẳng hạn Kế hoạch thực hiện Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh Rio +10 vào năm 2002, và tài liệu “Tương lai chúng ta muốn”, được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio +20 vào năm 2012. Tóm lại, trong giai đoạn 1980-2012, các văn kiện nhắc đến thuật ngữ “phát triển bền vững” chỉ tập trung nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trong nhiều lĩnh vực chứ chưa tập trung vào mảng đầu tư. Đến năm 2012, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra khung chính sách đầu tư phát triển bền vững, khung chính sách này được sửa đổi vào năm 2015. Nó cung cấp hướng dẫn về cách thức đảm bảo rằng chính sách đầu tư thúc đẩy phát triển bền vững, nói cách khác, nó thiết lập nên nguyên tắc cốt lõi để hoạch định chính sách đầu tư. Tuy nhiên, các nguyên tắc này phần lớn tập trung về bảo hộ đầu tư. 13 Trịnh Hải Yến (2017), tldđ(10), trang 20 Trương Quang Học, Phát triển bền vững - Một số vấn đề lý luận và thực thi chiến lược trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, https://css.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=68a55120-f7cd-467f-877b-86744555464e, truy cập 24/05/2021 15 Cotula L. (2016), Foreign investment, law and sustainable development: A handbook on agriculture and extractive industries, Natural Resource Issues No. 31. IIED, London, tái bản lần 2, trang 17 14 9 Vào tháng 9/2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một kế hoạch hành động bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), kèm theo 169 mục tiêu cụ thể hơn và một bộ chỉ số toàn diện để đo lường tiến độ. SDGs kế thừa nhiệm vụ của kế hoạch Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong giai đoạn 2000-2015. SDGs định hướng cho chương trình nghị sự trong giai đoạn 2015-2030. Các mục tiêu phát triển bền vững trong SDGs mang tính toàn diện hơn với 17 mục tiêu được chia thành 4 nhóm.16 Nhóm (i): tập trung vào con người, bao gồm xoá nghèo, không còn nghèo đói, sức khoẻ và có cuộc sống tốt, giáo dục có chất lượng, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh. Nhóm (ii): đảm bảo khả năng thích ứng với khí hậu và môi trường bền vững, gồm các mục tiên: công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng, các thành phố và cộng đồng bền vững, tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm, hành động về khí hậu, tài nguyên và môi trường biển, tài nguyên và môi trường trên đất liền. Nhóm (iii): thịnh vượng và hợp tác, bao gồm các mục tiêu: công việc tốt và tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng, quan hệ đối tác vì các mục tiêu. Nhóm (iv): thúc đẩy hoà bình, công lý và phát triển toàn diện Ngoài ra, trách nhiệm của chính phủ, nhà đầu tư trong việc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra.17 1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm linh hoạt, đang được phát triển và chưa có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi.18 Thông qua các quy định trong văn kiện quốc tế, tác giả nhận thấy, các yếu tố con người, môi trường và xã hội được đặt vào trung tâm của sự phát triển bền vững. Cụ thể gồm có các tiêu chí sau: (i) Lấy con người làm trung tâm Nguyên tắc 1 trong Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển nêu rõ rằng con người là "trung tâm của các mối quan tâm vì sự phát triển bền vững và được hưởng 16 Liên hiệp quốc tại Việt Nam 2017, “Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc ký một kế hoạch chiến lược cho giai đoạn 2017-2021”, https://data.vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/dataset/one-strategic-plan-20172021-between-the-government-of-the-socialist-republic-of-viet-nam-and-the-u/resource/1c92cb51-464b-452abc23-a20714680935, truy cập tháng 24/05/2021 17 Trong nghiên cứu của Maconachie và R & Fortin về phương án cân bằng lợi ích của chính phủ, nhà đầu tư và cộng đồng đối trong đầu tư nhiên liệu sinh học tại Châu Phi hạ Sahara của Fortin và Maconachie thực hiện năm 2013. Theo đó, chính phủ đòi hỏi phải xây dựng được môi trường thu hút được các nhà đầu tư năng lượng sinh học trong tương lai, đồng thời đảm bảo môi trường sống an toàn cho cộng đồng dân cư ở gần dự án trong khi các nhà đầu tư phải chú trọng vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường để duy trì nguồn nhiên liệu sinh học cũng như không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. 18 Cotula L., tlđd (4), trang 17 10 một cuộc sống lành mạnh và hữu ích, hài hòa với thiên nhiên". Nguyên tắc này thay đổi việc coi con người là nạn nhân hay người thụ hưởng thụ động trong các dự án đầu tư. Con người vẫn có thể phản ứng với các dự án đầu tư thông qua việc trình bày ý kiến tại các cuộc tham vấn cộng đồng. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các chính sách, quyết định về đầu tư của chính phủ cũng phải dựa trên nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Đồng thời, các quốc gia có chủ quyền khai thác nguồn tài nguyên của mình theo các chính sách phát triển bền vững và môi trường để đảm bảo môi trường sống lành mạnh, hữu ích, hài hoà với thiên nhiên cho người dân. Việc đặt con người là trung tâm có ý nghĩa trong việc trao quyền cho người dân, giúp họ có quyền kiểm soát tốt hơn đối với các quyết định liên quan đến dự án đầu tư ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.19 Nguyên tắc 22 của Tuyên bố Rio cũng đã thừa nhận vai trò của người dân bản địa, cộng đồng địa phương trong quản lý và phát triển môi trường.20 Ngoài Tuyên bố Rio, 17 mục tiêu Phát triển bền vững năm 2015 (SDGs 2015) cũng khẳng định việc lấy con người làm trung tâm, bao gồm: xoá nghèo đói, đảm bảo môi trường sống lành mạnh, hướng đến bình đẳng giới. Sự tham gia của người dân cũng như trách nhiệm giải trình của chính phủ được nhấn mạnh trong SDGs thông qua các mục tiêu liên quan đến tiếp cận công lý và “các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và hòa nhập ở mọi cấp độ”. Việc phát triển "các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và minh bạch" được đề cập ở mục tiêu 16.6, trong khi mục tiêu 16.7 kêu gọi đảm bảo "đưa ra quyết định đáp ứng, toàn diện, có sự tham gia và đại diện". (ii) Giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội: Về vấn đề môi trường, nguyên tắc 4 của Tuyên bố Rio nêu rõ "bảo vệ môi trường là một phần không thể thiếu của quá trình phát triển". Dựa theo các khái niệm được phát triển trong Báo cáo Brundtland, nguyên tắc 3 tuyên bố Rio cho rằng quyền phát triển được thực hiện sao cho cân bằng các nhu cầu phát triển và môi trường giữa thế hệ hiện tại và tương lai. Yêu cầu này cho thấy sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường cũng là mục tiêu nền tảng của SDGs. Các mục tiêu 12 đến 15 tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trong phát triển bền vững. Trong đầu tư, bảo vệ môi trường liên quan đến việc cắt giảm các tác động xấu đến môi trường, chẳng hạn làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời các hoạt động có lợi cho môi 19 Cotula L., tlđd (15), trang 19 Nội dung nguyên tắc 22 Tuyên bố Rio: “Người dân bản địa và cộng đồng của họ cũng như các cộng đồng địa phương khác, có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển môi trường nhờ kiến thức và tập quán truyền thống của họ. Các quốc gia cần công nhận và ủng hộ hợp lý bản sắc, văn hóa và lợi ích của mình và cho phép họ tham gia hiệu quả vào việc đạt được phát triển bền vững”. 20 11 trường như đầu tư vào các công nghệ low-carbon cần được thúc đẩy. Các thiệt hại về môi trường cần được phân bổ trách nhiệm và mức bồi thường, khắc phục hậu quả rõ ràng. Về các vấn đề xã hội, xoá nghèo là một trong yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững (theo Nguyên tắc 5 của Tuyên bố Rio). Ngoài ra, nguyên tắc 22 trong Tuyên bố Rio cũng kêu gọi các quốc gia ủng hộ cho lợi ích của người dân bản địa và cộng đồng địa phương. Sau Tuyên bố Rio, các Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo liên tiếp nhắc đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội. Chẳng hạn, Kế hoạch thực hiện Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững năm 2002 có nội dung về xoá bỏ nghèo, đói. Ngoài ra nó còn nhắc đến các vấn đề về sức khỏe, năng lượng, môi trường và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Trong SDGs, các vấn đề xã hội được nhắc đến xuyên suốt, ví dụ chấm dứt nghèo đói; đảm bảo cuộc sống lành mạnh, giáo dục chất lượng và tiếp cận năng lượng, nước và vệ sinh; tạo việc làm; và giảm bớt sự bất bình đẳng. Trong đầu tư, không thể chấp thuận một khoản đầu tư có lợi về kinh tế cho quốc gia (ví dụ về tổng sản phẩm quốc nội hoặc doanh thu công) là để thúc đẩy phát triển bền vững nếu người dân bị tước đoạt đất đai một cách tùy tiện hay bị áp chế bởi lực lượng an ninh. Chính vậy, các vấn đề xã hội luôn là tâm điểm trong các văn kiện quốc tế về đảm bảo phát triển bền vững. 1.2.3. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững và đầu tƣ quốc tế 1.2.3.1. Sự cần thiết của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững trong đầu tư quốc tế Những tranh luận đầu tiên về sự phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề môi trường xuất hiện tại Câu lạc bộ Rome vào năm 1968 – một tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề của thế giới”.21 Các tranh luận trong các báo cáo do Câu lạc bộ Rome đưa ra xoay quanh vấn đề dân số và môi trường, tức khi dân số tăng nhanh, môi trường sẽ chịu ảnh hưởng như tài nguyên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường…22 Giữa những năm 70, khái niệm “sự phát triển không huỷ hoại” được 21 Câu lạc bộ Rome được thành lập vào tháng 4 năm 1968. Đây là tổ chức phi chính phủ, được thành lập để hỗ trợ nghiên cứu “Những vấn đề của thế giới”, bao gồm các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường. Tổ chức này tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các lãng đạo của nhiều quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta Menchus Tum) 22 Trương Quang Học, Phát triển bền vững - Một số vấn đề lý luận và thực thi chiến lược trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, https://css.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=68a55120-f7cd-467f-877b-86744555464e, truy cập 24/05/2021 12 đưa ra trong Chương trình bảo vệ môi trường của Liên hiệp quốc nhằm chỉ sự phát triển cân bằng xã hội. Năm 1972, Tuyên bố của Hội nghị đầu tiên của Liên hiệp quốc về môi trường tổ chức tại Stockholm và báo cáo giới hạn của sự tăng trưởng của Rome đề cập rõ sự liên hệ giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Các văn kiện này chỉ ra sự phát triển kinh tế nhanh chóng nhưng vô ý thức, dẫn đến nguy cơ huỷ hoại môi trường sống con người, tại nguyên bị cạn kiệt. Các cuộc tranh luận về phát triển bền vững, cụ thể là bảo vệ môi trường diễn ra xuyên suốt những năm 80. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, vấn đề này càng được đề cập nhiều hơn trong các văn kiện quốc tế.23 FDI là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững, cụ thể FDI góp phần trong việc xoá nghèo, đói, tạo việc làm…giúp phát triển kinh tế nhanh và phát triển bền vững đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư.24 Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế dẫn đến ô nhiễm môi trường. Các số liệu đưa ra trong một nghiên cứu về mức độ xả thả CO2 từ các dự án FDI ngày càng tăng tại 17 quốc gia Châu Á trong gia đoạn 1980 – 2014 cho thấy không khí đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.25 Nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, quá trình đô thị hoá nhanh chóng tại nước cũng khiến chất lượng không khí giảm sút, ô nhiễm nguồn nước.26 Chính vậy, các văn kiện quốc tế càng nhấn mạnh sự cần thiết của các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững, cụ thể là bảo vệ môi trường và quyền con người. Đặc biệt, Tuyên bố Rio còn nhắc đến sự cân bằng của các thế hệ. Theo đó, Tuyên bố Rio yêu cầu việc phát triển thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại không được phương hại đến lợi ích của thế hệ tương lai. Các thế hệ có quyền được sống trong môi trường lành mạnh như nhau, thế nên, các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững cần được thiết lập để duy trì một môi trường sống tốt cho thế hệ mai sau.27 23 Trương Quang Học, Phát triển bền vững - Một số vấn đề lý luận và thực thi chiến lược trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, https://css.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=68a55120-f7cd-467f-877b-86744555464e, truy cập 24/05/2021 24 Manjiao Chi (2018), Sustainable development provisions in investment treaties, United Nations publication, trang 1 25 Khan, M.A., Ozturk, I. (2020), Examining foreign direct investment and environmental pollution linkage in Asia, Environ Sci Pollut Res 27, trang 10 26 OECD (2018), OECD Investment Policy Reviews: Viet Nam 2018, OECD Publishing, Paris, trang 31 27 Nội dung nguyên tắc 3 Tuyên bố Rio: “Đảm bảo bình đẳng về phát triển và môi trường của thế hệ hiện tại và tương lai.”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan