Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn các giải pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học vi...

Tài liệu Luận văn các giải pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học việt nam hiện nay

.PDF
158
1
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ------------------------ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Mã số: B 2019-10-01) Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài: Th.S TRẦN QUANG TRUNG TP.HCM, 1.2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ------------------------ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Mã số: B 2019-10-01) Các thành viên tham gia: TS. Lê Thị Nam Giang TS. Cao Vũ Minh Th.S Ngô Kim Hoàng Nguyên Th.S Trần Thị Ánh Minh CN. Nguyễn Thị Hậu KS. Lê Thị Kim Cúc TP.HCM, 1.2021 LỜI CAM ĐOAN VÀ TRI ÂN Đây là đề tài bàn về vấn đề quyền tác giả nên ngay từ ban đầu, nhóm tác giả chúng tôi ý thức và hành động nhất quán rằng, toàn bộ đề tài (từ hình thức đến nội dung, trích dẫn, số liệu… ) phải bảo đảm những chuẩn mực cao nhất có thể, phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng như tính trung thực, đạo đức và liêm chính học thuật. Qua đó, chúng tôi còn mong muốn đề tài sẽ là mẫu mực cho sinh viên, học viên, thậm chí giảng viên tham khảo để thực hiện các công trình nghiên cứu, sản phẩm khoa học của mình, nhất là việc trích dẫn. Để hoàn thành đề tài này, nhóm tác giả chân thành tri ân sự động viên, hỗ trợ kịp thời, quý báu (về thời gian, kỹ thuật, tài liệu….) từ Ban giám hiệu, Phòng Quản lý NCKH và Hợp tác quốc tế, Lãnh đạo Khoa Luật Hành chính, Ban biên tập Tạp chí KHPL và một số đơn vị khác trong trường Đại học Luật TP.HCM. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tri ân quý thầy, cô, bạn bè đã quan tâm, động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thay mặt nhóm tác giả Chủ nhiệm đề tài Th.S Trần Quang Trung MỤC LỤC CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 1 1.1 Nhận thức chung về quyền tác giả và pháp luật quyền tác giả 1 1.2 Một số nội dung cơ bản pháp luật QTG hiện hành ở Việt Nam 8 1.3 Đặc điểm và vai trò bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam 17 1.4 Nhận diện hành vi vi phạm pháp luật QTG trong môi trường giáo dục đại học 26 1.5 Các hoạt động bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học 34 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 40 2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật quyền tác giả 40 2.2 Thực trạng bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học 61 2.3 Đánh giá thực trạng thi hành, bảo vệ pháp luật QTG 70 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 82 3.1 Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện các giải pháp thực thi và bảo vệ QTG 82 3.2 Hoàn thiện pháp luật quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học 87 3.3 Tổ chức quản lý và xã hội hóa hoạt động bảo vệ QTG trong môi trường đại học 110 3.4 Hoàn thiện các hoạt động bảo vệ quyền tác giả 114 3.5 Thực thi pháp luật quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học phải mang tính đồng bộ với hệ thống giáo dục quốc dân Kết luận Phục lục Danh mục tài liệu tham khảo 127 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 14 năm (kể từ ngày 26/10/2004) Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, và hơn 12 năm ban hành và thực thi Luật SHTT, bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện tượng xâm phạm QTG vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng và đáng báo động. Các cơ quan hữu quan dù có nhiều nỗ lực thúc đẩy việc thực thi và bảo hộ QTG vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Rất dễ dàng nhận thấy hiện tượng xâm phạm QTG trong nhiều môi trường khác nhau và để lại những hậu quả rất lớn. Trong đó, vi phạm QTG trong môi trường đại học, gắn liền với chủ thể là sinh viên/học viên và kể cả giảng viên có thể nói là phổ biến, nhất là trên địa bàn TP.HCM, nơi có khoảng 100 trường đại học, cao đẳng, học viện… cùng hàng triệu sinh viên/học viên với hàng trăm chuyên ngành đào tạo thuộc các hệ dân lập, công lập, tư thục. Vi phạm pháp luật QTG có hình thức mức độ, tần suất, phương thức thực hiện ngày càng tinh vi như gian lận đạo văn, sao chép tùy tiện, chiếm đoạt tri thức đang diễn biến hết sức tùy tiện, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đối với tác giả là những giảng viên, nhà nghiên cứu vừa bất lực, vừa nổi giận trước cách hành xử vô pháp với “đứa con tinh thần” của mình, khiến họ mất cảm hứng sáng tác, làm nghẽn mạch năng lực tưởng tượng và sáng tạo. Tinh thần cống hiến cho khoa học không những không được bảo hộ mà còn bị phá vỡ khiến sự sáng tạo của tác giả trở nên vô nghĩa. Nền giáo dục đại học không có chỗ cho sự sáng tạo và cống hiến sẽ trở nên xơ cứng, nghèo nàn tri thức; người học mất cơ hội tiếp cận kiến thức mới. Đối với người học, vi phạm QTG là biểu hiện cụ thể của tính gian dối, thiếu trung thực, thực dụng trong học tập, thi cử, hình thành thói quen ứng xử vô pháp; không tôn trọng mà còn tìm cách chiếm đoạt sáng tạo chính là tự tước đoạt lòng tự trọng của chính mình, xâm hại nghiêm trọng uy tín, quyền lợi của tác giả là những nhà khoa học, nhà giáo có tác phẩm được bảo hộ. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học chưa quan tâm đúng mức việc thực thi, bảo hộ QTG, thiếu những biện pháp xử lý thỏa đáng với người vi phạm. Sự im lặng này cho thấy các trường đại học hoặc bất lực hoặc không quan tâm trước thực trạng này. Nói cách khác, vấn đề bản quyền đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành thách thức, nguy cơ lớn trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam. Biến “nguy” thành “cơ”, giáo dục đại học Việt Nam khẳng định vị thế trong trào lưu hội nhập. Tuy nhiên, cho đến nay, bức tranh bản quyền trong các trường đại học Việt Nam đã xuất hiện một vài điểm sáng nhưng cơ bản mảng tối vẫn đang chi phối, gây ra những tác động và hệ lụy tiêu cực. Có thể nêu ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, nổi bật nhất pháp luật QTG cũng như quy chế giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học còn quá nhiều bất cập; thái độ, nhận thức, ý thức của một bộ phận lớn sinh viên, kể cả giảng viên về pháp luật QTG còn rất kém; việc giáo dục, giảng dạy, tuyên truyền pháp luật về QTG chưa được quan tâm đúng mức, thiếu các biện pháp bảo hộ QTG trong môi trường đại học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu và có hệ thống nhận diện thực trạng các hành vi vi phạm QTG, nguyên nhân và đánh giá nguyên nhân; đồng thời đề xuất các giải pháp đặc hiệu trong thực thi và bảo vệ QTG ở môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tóm lại, qua khảo sát và các hoạt động tiền nghiên cứu tại các trường đại học, chúng tôi thấy rằng, sinh viên/học viên, kể cả giảng viên đang ứng xử một cách lộng hành trước QTG và pháp luật QTG. Sự lộng hành này bắt nguồn từ khuôn khổ pháp luật QTG vừa yếu, vừa thiếu; năng lực thực thi và kiểm soát QTG còn khiếm khuyết; nhận thức QTG trong sinh viên/học viên, kể cả giảng viên còn mông lung, mơ hồ. Từ những phân tích trên và để nâng cao năng lực thực thi, bảo vệ QTG trong môi trường đại học này, nhóm tác giả chọn chủ đề làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2019: “CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY” 2. Mục tiêu đề tài: Xuất phát từ tình hình nghiên cứu hiện nay về vấn đề QTG, cũng như tính cấp thiết nêu trên, việc nghiên cứu đề tài này định hướng các mục tiêu cần đạt được:  Nhận diện các hành vi vi phạm và nguyên nhân vi phạm QTG trong môi trường giáo dục đại học;  Đề xuất các giải pháp bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước 3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Thứ nhất, hướng nghiên cứu QTG dưới góc độ lý luận, pháp luật quốc tế về QTG cũng như thực tiễn thi hành và bảo vệ QTG, tiêu biểu có các công trình sau:  Mihaly Ficsor: Collective management of copyright and related rights (Quản l tập thể quyền tác giả, quyền liên quan), do Cục ản quyền tác giả văn học nghệ thuật dịch và xuất bản năm 2006.  Tamotsu Hozumi: châu ), NX sia Regional uthorship Handbook (Cẩm nang quyền tác giả khu vực im Đồng xuất bản năm 2005;  Dalloz: Xavier Linant de ellefonds, Droits d’auteur et droits voisins (quyền tác giả và quyền liên quan, Paris 2002;  WIPO: Intellectual Property Handbook: Policy, Law anh Use (Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO xuất bản) do Cục Sở hữu trí tuệ dịch năm 2005;  Trung tâm Văn hóa Pháp – L’Espace và Nhà Pháp luật Việt Pháp: Hội thảo "SHTT và quyền tác giả"do tổ tại hội trường L’Espace – Trung tâm Văn hóa Pháp ngày 24/11/2011;  Hombal và .N. Prasad: “ ảo vệ bản quyền k thuật số: Những vấn đề trong môi trường thư viện k thuật số”;  Cục công nghiệp và thương mại Hồng ông về “ ảo vệ quyền tác giả trong môi trường k thuật số”;  Orit Fischman fori: “Quyền con người và bản quyền: Giới thiệu về Luật tự nhiên và đối chiếu với Luật bản quyền của Hoa ”. Các công trình này tập trung nghiên cứu, phân tích luận giải cơ sở lý luận của QTG như: các học thuyết, quan điểm, quan niệm về QTG, làm rõ các khía cạnh nghĩa, vai trò của vấn đề QTG trong đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong lĩnh vực SHTT phục vụ cho sự phát triển khoa học k thuật, công nghệ, văn hóa xã hội… đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải bảo hộ QTG bằng pháp luật. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu này phân tích, đánh giá quá trình hình thành pháp luật QTG trên thế giới cũng như xu hướng hình thành các điều ước về QTG. Thứ hai, hướng nghiên cứu vấn đề QTG trong mối quan hệ với quyền con người, theo đó QTG tác giả là một bộ phận của quyền con người  Christoph eat Graber với tiêu đề: “Quyền tác giả và khả năng tiếp cận – Một quan điểm về quyền con người”;  Nhóm chuyên gia Hội đồng châu u về Quyền con người: “Quyền tác giả và quyền con người”  Trung tâm nghiên cứu chính sách châu u tại ỉ: “Quyền tác giả trong thị trường k thuật số chung châu u”;  Mihály Ficsor, báo cáo tham luận “Cân bằng quyền tác giả với tư cách một quyền con người với các quyền con người khác” tại Hội nghị quốc tế về quyền tác giả và quyền con người trong thời đại thông tin: Xung đột hay hài hòa cùng tồn tại ;  Primavera De Filippi, “Quyền tác giả trong môi trường k thuật số: Từ sở hữu trí tuệ đến tài sản vô hình”;  Nghiên cứu của Lea Shaver và Caterina Sganga: “Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa: Về quyền tác giả và quyền con người”. 3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Thứ nhất, hướng nghiên cứu về pháp luật QTG như: quan điểm QTG, lịch sử hình thành pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về QTG, việc thực thi và cơ chế bảo hộ QTG… Nghiên cứu theo hướng này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:  Nguyễn ình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn ích Ngọc: ình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nxb Tư pháp năm 2005;;  Nguyễn á ình, Phạm Thanh Tùng: Công ước erne 1886, công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nxb Tư pháp năm 2006;  Cục ản quyền tác giả văn học - nghệ thuật: Các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, Hà Nội năm 1997;  Cục ản quyền tác giả văn học - nghệ thuật: Kỷ yếu hội thảo về quản l tập thể quyền tác giả và quyền liên quan, Hà NộI 2006;  Đoàn Thanh Nô: Thường thức về quyền tác giả, Nxb Thanh niên, Hà Nội năm 1998;  Hoàng Minh Thái: “Những quy định về bảo hộ quyền tác giả trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa và việc thực thi tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5 năm 2002.  Thượng Thuận, Quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường, Nxb Văn hoá - Thông tin năm 1995 Thứ hai, hướng nghiên cứu thực trạng vi phạm QTG. Nghiên cứu theo hướng này tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật QTG và tình hình vi phạm QTG ở một số môi trường cụ thể, tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến:  Nguyễn nh Đức “ ảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con ngườI” (Luận văn Thạc sĩ, năm bảo vệ 2014);  Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Thị phẩm trong môi trường giáo dục Tạp chí ích Ngọc: Về quyền photocopy tác HPL số 2(39)/2007 (Đại học luật TP. Hồ Chí Minh);  Lê Hải: Nguyên nhân vi phạm quyền tác giả trong môi trường internet, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2012 tại hoa Luật – ĐHQG Hà Nội chuyên ngành luật dân sự;  Nguyễn Thị Hồng Nhung: Xử lý vi phạm quyền tác giả trên internet bằng biện pháp hành chính ở Việt Nam – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 năm 2015;  Trần Văn Thuận: Vấn đề xâm phạm quyền tác giả trong bộ luật hình sự và luật SHTT - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số chủ đề hiến kế lập pháp số 23(2007);  Lê Thị Hoàng Thanh, Trương Hồng Quang: Bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Nhật Bản và thực tiễn áp dụng - Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2011. Các công trình vừa nêu nghiên cứu việc bảo hộ QTG trong đó có đề cập đến ở các trường đại học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này ở mức độ bài báo khoa học, khóa luận cử nhân nên chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ nào đó của thực trạng này, chưa giải quyết đến tận cùng vấn đề nguyên nhân, mức độ, hình thức, biểu hiện… tình trạng sinh viên xâm phạm QTG nên cũng chưa đưa ra những giải pháp, đề xuất cơ bản, đồng bộ và hệ thống. Mỗi công trình nghiên cứu vừa nêu chỉ là những lát cắt của thực trạng xâm phạm QTG – thực trạng đang diễn ra hết sức phức tạp, quy mô, phổ biến, nhất là trong môi trường giáo dục đại học. Vấn đề cơ bản nhất vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng là do thức pháp luật của sinh viên còn hạn chế, chưa phân tích có hệ thống nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hữu hiệu trước thực trạng nghiêm trọng này. Thứ ba, hướng nghiên cứu bảo vệ quyền tác giả trong một số lĩnh vực cụ thể. Hướng nghiên cứu này gắn kết việc bảo vệ QTG ở một số lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội.  Nguyễn Minh Hải: bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí theo pháp luật Việt Nam luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;  Vũ Thị Hải Yến (2010), ảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học, Đại học Luật Hà Nội;  Phạm Hồng Hải (2013), ảo hộ quyền tác giả trong môi trường k thuật số theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật dân sự, hoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội;  Chu Văn Hòa “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm bản quyền và đề xuất giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật về bản quyền đối với xuất bản phẩm” ( Đề tài NCKH cấp Bộ mã số Mã số: 54 - 15 - KHKT – RD);  Trần Văn Hải (Trường Đại học hoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội): ảo hộ quyền tác giả trong việc xây dựng “Tài nguyên giáo dục mở” – Tạp chí KH và CN Nghệ An, số 4/2018;  Phạm Thị Kim Oanh (Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả) Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, m thuật ứng dụng – nhìn từ khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Ở hướng nghiên cứu thứ ba này, các tác giả đề cập đến việc bảo vệ QTG trong một số lĩnh vực như: âm nhạc, m thuật, xuất bản… hoặc trong một số môi trường như: k thuật số, không gian mạng, báo chí, hội nhập kinh tế quốc tế… Tuy nhiên, một môi trường xảy ra hiện tưượng vi phạm QTG ngày càng nghiêm trọng nhưng công tác bảo vệ QTG chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng, đó là môi trường giáo dục đại học, bao gồm cả sau đại học. Thứ tư: hướng nghiên cứu các hình thức và phương khai thác, sử dụng tác phẩm trong một số lĩnh vực xuất bản, giáo dục, internet… :  Lê Văn Viết: Vấn đề quyền tác giả trong hoạt động thư viện Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2014, Số 6, tr. 14-19;  Hội thảo của trường Đại học Luật TP.HCM: Quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại các trường đại học năm 2016;  Đỗ Thị Quyên: Vấn đề quyền tác giả trong hoạt động xuất bản hiện nay - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật / 2017, Số 1(391), tr.103-105;Bùi Loan Thu và Bùi Thu Hằng: Biện pháp thực thi quyền SHTT và quyền tác giả trong thư viện điện tử, thư viện số ở Việt Nam - Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 2011, Số 4, tr. 8-18;  Bùi Loan Thu ; Bùi Thu Hằng: Xây dựng và thực thi chính sách liên quan đến quyền tác giả trong phục vụ thư viện ở Việt Nam - Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2011, Số 6, tr. 26-31;  Lê Thị Nam Giang: Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện - Tạp chí Khoa học Pháp lý, 2015, Số 3, tr. 39-47;  Đào Quang Chiến: Vấn đề quyền tác giả trong hoạt động đào tạo - Tạp chí Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2006, tr. 423-428;  Nguyễn Thị Tuyết: Chia sẻ dữ liệu trong môi trường Internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả - Tạp chí Luật học, 2010, Số 1, tr. 51-57;  Hoàng Minh Huệ: Khai thác sử dụng tác phẩm báo chí, tác phẩm khoa học theo các quy định của pháp luật về quyền tác giả - Tạp chí Hoạt động khoa học, 2010, Số 11, tr. 22-23;  Phạm Thúc Trúc Lương: Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên số: Góc nhìn từ thư viện Tạp chí Kỷ yếu hội thảo Tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa trong hoạt động Thông tin - tư liệu, 2006, tr. 79-84. So với các hướng nghiên cứu khác, ở hướng nghiên cứu thứ tư này trong chừng mực nhất định có gắn QTG với lĩnh vực giáo dục nhưng chủ yếu bàn về cách khái thác, sử dụng, trích dẫn tác phẩm hay vai trò của thư viện, một bộ phận không thể thiếu trong môi trường giáo dục đại học. Các bài viết này cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ đặt vấn đề bản quyền trong giáo dục mà chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu đặc điểm, vai trò của QTG trong giáo dục, nhận diện hành vi xâm phạm QTG và nguyên nhân, giải pháp… bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học. Có thể cho rằng, cho đến nay chưa có bất k công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ để nhận diện đầy đủ hành vi xâm phạm QTG, đánh giá nguyên nhân của tình trạng này, cũng như đề xuất các giải pháp bảo vệ QTG một cách hữu hiệu trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về quyền của tác giả/chủ sở hữu QTG cũng như việc thực thi, bảo vệ trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” (lưu , đề tài không lấy “quyền liên quan” làm đối tượng nghiên cứu), cụ thể:  Nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành, bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam, bao gồm các nội dung như: những nội dung cơ bản của pháp luật QTG, nhận diện thực trạng các hành vi xâm phạm QTG cũng như nguyên nhân của hiện tượng này; làm rõ sự khác biệt về vai trò và các biện pháp bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học khác với những môi trường khác....  Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, về phạm vi nội dung khoa học: đề tài nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và nội dung pháp luật QTG trong môi trường giáo dục đại học; đồng thời tập trung nghiên cứu chuyên sâu thực trạng xâm phạm QTG và công tác bảo vệ, thực thi pháp luật QTG trong môi trường giáo dục đại học. Tức đề tài tập trung nghiên cứu nhận thức, thái độcủa sinh viên/học viên và giảng viên đối với pháp luật QTG; cũng như hình thức và phương pháp khai thác, sử dụng tác phẩm đã phát sinh QTG. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá các biện pháp, hoạt động bảo vệ QTG của chính tác giả, chủ sở hữu QTG cũng như lãnh đạo các trường đại học và các cơ quan hữu quan. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học hiệu quả hơn; Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động bảo vệ QTG ở Việt Nam sau hơn 14 năm gia nhập và triển khai thực thi Công ước Berne và Luật SHTT; cũng như đang trong giai đoạn hội nhập toàn diện với thế giới, trong đó lĩnh vực giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, giai đoạn hiện nay Việt Nam đang hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hợp tác quốc tế về giáo dục đang mở rộng, thành tựu khoa học công nghệ, thông tin, không gian mạng... được khai thác triệt để phục vụ cho các hoạt động giáo dục và đào tạo đại học và sau đại học. Thời gian nghiên cứu đề tài cũng nằm trong bối cảnhViệt Nam đang tổng kết công tác thực thi pháp luật QTG, cũng như Luật giáo dục đại học để tiến tới pháp điển hóa những quy định trong lĩnh vực này phù hợp với thực trạng của Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế về bảo hộ QTG; Thứ ba, về không gian nghiên cứu: đề tài chỉ giới hạn không gian nghiên cứu thực tiễn hiện tượng xâm hại và bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học, bao gồm các cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học nhưng chủ yếu trên địa bàn TP.HCM. Bởi đây là địa bàn tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện nhất của cả nước, cùng hàng trăm ngàn sinh viên/học viên đang theo học với hàng trăm chuyên ngành khác nhau thuộc các hệ chính quy, tại chức, dân lập, công lập…. Với số lượng lớn và sự đa dạng như vậy nên tình trạng xâm phạm QTG diễn ra phức tạp nhất; công tác quản lý và thực thi pháp luật QTG của các cơ quan hữu quan đứng trước rất nhiều áp lực, khó khăn. Có thể nói, TP.HCM là địa bàn có nhiều thách thức cũng như ưu thế, tiềm năng kinh tế, xã hội, giáo dục nhất cả nước nên sớm bộc lộ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật QTG. Những ưu điểm hay hạn chế này có thể là những biểu hiện mang tính “đại diện” chung trên cả nước. Do vậy sự thành công hay thất bại thực thi pháp luật QTG ở đây cũng có thể khắc họa, đại diện cho sự thành công hay thất bại thực thi pháp luật QTG trong môi trường giáo dục đại học trên cả nước. Từ đó, những kiến nghị, đề xuất của đề tài không chỉ được áp dụng trên địa bàn TP.HCM mà còn có thể trở thành những chuẩn mực chung để các cơ quan hữu quan hoàn thiện pháp luật QTG; các trường đại học trên cả nước nghiên cứu tham khảo để thực thi và bảo hộ QTG trong lĩnh vực giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội với chuyên ngành luật học nên cách tiếp cận nghiên cứu theo trật tự logic như sau: l thuyết – thực tiễn – hoàn thiện lý thuyết và thực tiễn. Trong đề tài này, nghiên cứu lý thuyết là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về việc bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học; đồng thời đối chiếu với thực tiễn xâm phạm QTG trong môi trường này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện lý thuyết cũng như thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ QTG QTG trong môi trường giáo dục đại học. Cụ thể như sau: Tiếp cận về mặt lý thuyết và cơ sở lý luận về bảo vệ QTG. Trước hết phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về QTG và bảo vệ QTG. Từ đó đặt những quy định này vào trong môi trường giáo dục đại học để phân tích đặc điểm, vai trò và các biện pháp bảo vệ QTG trong môi trường khác với những môi trường khác; đồng thời nhận diện các hành vi phổ biến, điển hình đối với vấn nạn xâm phạm QTG trong môi trường này. Tiếp cận về mặt thực tiễn: từ những cơ sở lý thuyết nêu trên, đề tài sẽ đối chiếu với thực trạng xâm phạm QTG và các hoạt động thực thi, bảo vệ QTG trong các trường đại học. Qua đó đánh giá đầy đủ, khách quan những thành tựu và hạn chế; nhưng sẽ tập trung phân tích k hơn nguyên nhân của hạn chế Tiếp cận nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, tức đề xuất các giải pháp bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học. Các giải pháp đề tài đề xuất trước hết phải gắn liền với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên. Tuy nhiên, bảo vệ QTG trong các trường đào tạo đại học phải trên nền tảng cơ sở quy chế pháp lý. Do vậy, các giải pháp mà đề tài đề xuất được tiếp cận thành 02 nhóm chính:  Nhóm giải pháp mang tính chất pháp l : Đối với nhóm giải pháp này có địa chỉ ứng dụng là các cơ quan có thẩm quyền thiết lập chính sách pháp luật bảo vệ QTG (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo...).  Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực thi, bảo vệ QTG. Nhóm giải pháp này được thực thi ngay trong các cơ sở đào tạo đại học. Các nhóm giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực trạng từng địa chỉ ứng dụng hiện nay ở Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp đề tài đề xuất còn tiếp cận theo các hướng: (i) Những giải pháp có tính cấp bách, cần triển khai ngay và những giải pháp khác mang tính chiến lược cần hoàn thiện dần trong tương lai; (ii) Những giải pháp mang tính vật chất và những giải pháp mang tính tác động ý thức;Những giải pháp mang tính vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô 5.2 Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ cách tiếp cận như nêu trên,đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, tức nghiên cứu về cơ sở pháp lý về bảo vệ QTG cũng như cơ sở lý luận về bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học. Để bảo vệ hữu hiệu QTG cần phải nhận diện và đánh giá tính chất, mức độ từng loại hành vi xâm phạm QTG. Do vậy, khi nghiên cứu lý thuyết còn sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa (hành vi xâm phạm QTG cũng như các biện pháp bảo vệ QTG). Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: vì đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng, các thông tin, dữ kiện, số liệu được xây dựng từ thực tiễn nên đề tài sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát; quan sát và phỏng vấn; tổng hợp số liệu... Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu để nắm bắt tình cảm, nhận thức, thái độ của sinh viên, giảng viên đối với pháp luật QTG, cũng như công tác thực thi bảo vệ QTG. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp quan sát để nắm bắt các hiện tượng có liên quan đến vấn đề QTG (hoạt động photocopy, cách trích dẫn trong các luận văn, luận án được lưu trữ trong thư viện, công tác thủ thư...); trong quá trình quan sát, nếu cần nhóm tác giả kết hợp phỏng vấn, tức trao đổi trực tiếp với sinh viên, giảng viên, người quản lý bản quyền. Qua đó, sẽ “tai nghe mắt thấy” trước trực quan sinh động về vần đề bảo vệ bản quyền trong các trường đại học. hi có đầy đủ những thông tin, số liệu cần thiết, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, kiểm chứng, so sánh những dữ liệu đó. Trên cơ sở đó, gúp nhóm tác giả đề tài rút ra những kết luận hay có những đánh giá chuẩn xác, khách quan hơn trước thực tiễn bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học; Phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn: đối chiếu so sánh, phân tích và tổng kết kinh nghiệm; dự báo và đề xuất. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3. Sau khi có đủ số liệu, thông tin về thực trạng xâm phạm, nguyên nhân thực trạng và công tác bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học, đề tài sẽ phân tích, đối chiếu với thực tiễn quy định của pháp luật cũng như công tác tổ chức thực thi bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học để đưa ra các đề xuất, giải pháp. * Lưu : Nhóm sẽ phát 1000 phiếu khảo sát nên áp dụng phương pháp khảo sát, thống kê để minh họa cho phần thực trạng trong Chương 2 và có những đề xuất sát với thực tiễn (về nhận thức, thái độ của sinh viên, giảng viên đối với pháp luật QTG, cũng như công tác thực thi bảo vệ QTG trong môi trường giáo dục đại học...). 6. Bố cục đề tài: Gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật quyền tác giả và bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học Chương 3: Hoàn thiện các giải pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 1.1 Nhận thức chung về quyền tác giả và pháp luật quyền tác giả 1.1.1 Lịch sử hình thành nhận thức về quyền tác giả Quyền tác giả với cách hiểu đầy đủ về ý nghĩa, đặc tính vốn có của nó, được cộng đồng quốc tế thừa nhận vào cuối thế kỷ 19, gắn với việc ban hành Công ước Berne (Thụy Sĩ) năm 1886 về “Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật” (gọi tắt Công ước Berne1). Tuy nhiên, từ rất lâu trong lịch sử nhân loại đã hình thành những ý niệm cơ bản về việc bảo vệ quyền lợi người sáng tạo, in ấn, phát hành tác phẩm. Thời cổ đại, đã xuất hiện ý niệm, tư tưởng chiếm hữu, thậm chí độc quyền sản phẩm tinh thần, trí tuệ do mình tạo ra. Nhà thơ vĩ đại của La Mã Marcus Valerius Martial (42-104 SCN) nổi tiếng với mười hai cuốn Epigrams (thể loại thơ trào phúng hay châm ngôn) gồm 1561 câu, xuất bản ở Rome trong thời gian từ năm 86 đến năm 103 Sau công nguyên, dưới triều đại của các hoàng đế Domiti, Nerva và Trajan 2 . Martial gọi Fidentinus (một nhà thơ khác) là “Plagiarius”, tức kẻ bán rẻ linh hồn một cách tồi tàn, kẻ cướp của người, vì Fidentinus đã lấy những bài thơ của Martial giới thiệu khắp nơi và công bố chúng là của mình3. Cụm từ “Kẻ cướp của người” ngày nay gọi là “Kẻ đạo của người”4 – tức “lấy” hay “đạo” văn chương, ý tưởng của người khác, nói gọn là “Đạo văn”. Nghệ sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ – những người sáng tạo ra tác phẩm tinh thần thời đó hầu hết không hoạt động kinh doanh, nên cần sự bảo trợ của mạnh thường quân - người chịu trách nhiệm phổ biến tác phẩm và chu cấp vật chất cho cuộc sống của tác giả. Chỉ có các họa sỹ mới được trả tiền cho công việc của mình, vì người ta coi họ là thợ thủ công. Những mạnh thường quân này có thể sử dụng tác 1 Công ước Berne đã được sửa chữa vào các lần: Berlin (1908), Roma (1928), Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971). Từ năm 1967, Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức SHTT Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Việt Nam ký kết tham gia Công ước và chính thức có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam vào ngày 26/10/2004 2 https://mimirbook.com/vi/f298e0ab481 3 Nguyễn Vân Nam (2017): Quyền tác giả- đường hội nhập không trải hoa hồng, NXB Trẻ, trang 570 4 Nguyễn Vân Nam (2017: Quyền tác giả- đường hội nhập không trải hoa hồng, NXB Trẻ, trang 36 1 phẩm của những tác giả do ông ta bảo trợ một cách tùy thích, kể cả việc cho nhân bản tác phẩm1. Thời trung đại, xuất hiện những nhận thức mới hơn về quyền của người sáng tác và trên cơ sở đó, một số quy định của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của họ được ban hành. Cụ thể, vào cuối thời kỳ nhà Tống, “Khi các nhà sáng chế tạo ra công nghệ in ấn, Trung Quốc bắt đầu chính thức bảo hộ quyền của tác giả vào năm 1068, khi Hoàng đế Bắc Tống ban hành lệnh cấm tái bản trái phép “Chín Sách”. Guo Zi Jian là nhà xuất bản quốc gia đời nhà Đường đã công bố cuốn sách này vào năm 932. Các nhà xuất bản đời nhà Tống là những người đầu tiên nhận thức vấn đề bảo hộ bản quyền. Ví dụ, một người tên Cheng thuộc nhà xuất bản Meishan ở Sichuan đã in cuốn sách “Lịch sử Đông Kinh”, ở “trang bản quyền” đề rằng, “[sách này]” được in bởi Cheng ở nhà xuất bản Meishan, người được thừa hưởng bảo hộ từ bậc tiền bối, nghiêm cấm mọi hình thức tái bản”2. Trong khi đó, ở châu Âu, “Trước thế kỷ XV, con người chưa nhận thức về quyền của chủ thể tạo ra một tác phẩm trí tuệ - tài sản vô hình. Luật pháp chỉ quy định và bảo vệ quyền của người đang sở hữu những vật gắn liền với tác phẩm hay sản phẩm trí tuệ. Ví dụ pháp luật nghiêm cấm hành vi trộm cắp quyển sách, bức tranh... nhưng không cấm việc sao chép quyển sách hay bức tranh đó. Vì vậy, thời kỳ này tương truyền chuyện rằng, khi không muốn bài viết bị thay đổi, tác giả chỉ còn có cách gắn một lời nguyền rủa vào quyển sách của mình, như Eike von Repgow, tác giả cuốn Sachsenspiegel - một quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm của ông sẽ bị bệnh hủi3”. Như vậy, từ thời cổ đại và trung đại, tuy chưa xuất hiện những thuật ngữ như QTG, bản quyền, quyền nhân thân, quyền tài sản... nhưng những người sáng tác bắt đầu nhận thức cần phải bảo vệ sản phẩm tinh thần của mình. Những câu nguyền rủa thôi chưa đủ mà buộc họ phải phối hợp với những người có khả năng in ấn, nhân bản để vừa hưởng những lợi ích từ tác phẩm, vừa được thừa nhận mình là người duy nhất tạo ra tác phẩm đó, với tư cách là tác giả. Thời kỳ Phục hưng, vào khoảng giữa thế kỷ XV, công nghệ in ấn phát triển, dẫn đến việc sao chép tác phẩm trên giấy ngày càng phổ biến và dễ dàng hơn. Tuy chưa có cái gọi là “Quyền tác giả” nhưng người sáng tạo tác phẩm rất phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm của mình được dễ 1 Nguyễn Vân Nam (2017: Quyền tác giả- đường hội nhập không trải hoa hồng, NXB Trẻ, trang 37 Trần Văn Nam. (chủ biên) (2014): “Quyền tác giả ở Việt Nam: Pháp luật và thực thi”, NXB Tư Pháp, trang 152 – 153 3 https://voer.edu.vn/m/quyen-tac-gia/78495915 2 2 dàng phổ biến đến công chúng; đồng thời nhận từ nhà in một khoản thù lao. Tuy nhiên, do thiếu luật lệ cấm đoán nên khi tác phẩm được nhà in đầu tiên nhân bản cũng là lúc họ phải đối diện với nạn sao chép tràn lan bởi những nhà in khác. Điều này, khiến cho nhà in đầu tiên kinh doanh khó khăn, thậm chí thua lỗ, vì họ phải trả thù lao cho tác giả, chi phí in ấn để tạo ra bản sao có chất lượng tốt nhất. Trong khi đó, các nhà in sao chép lại không phải trả thù lao cho tác giả, không chú trọng nhiều chất lượng bản in nên giá thành rẻ hơn nhiều. Những tác phẩm được nhiều nhà in xuất bản và phát hành đứng trước nguy cơ bị tranh giành, mạo nhận tác giả; thêm vào đó, việc sao chép lại của những nhà in khác có thể vô tình hay cố ý làm mất tính nguyên vẹn của tác phẩm (tam sao thất bản). Những điều này khiến tác giả không thể hài lòng, cảm thấy phiền phức khi “đứa con tinh thần” của mình bị coi thường, uy tín bị xâm hại; nhà in đầu tiên bị cạnh tranh không lành mạnh và gánh chịu nhiều thiệt hại vật chất. Để ngăn chặn kịp thời hành vi xâm hại quyền lợi của mình và của tác giả, các cơ sở in tiến hành xin phép chính quyền chỉ thừa nhận họ độc quyền in ấn tác phẩm trong một thời gian nhất định. Những người đứng đầu chính quyền cũng nhận thức được lợi ích mà họ được hưởng từ việc này nên đưa ra quy định “Cấm việc in lại một tác phẩm trong một thời gian nhất định”. Tuy nhiên, quy định cấm này mới chỉ có ý nghĩa đối với những nhà xuất bản, theo đó, họ được phép độc quyền kinh doanh sau khi đã trả nhuận bút; tuy nhiên, đối với tác giả vẫn chưa được bảo đảm quyền sở hữu đối với tác phẩm trí tuệ của mình1. Như vậy, nhận thức cũng như quy định của pháp luật về quyền và lợi ích vật chất, tinh thần của người sáng tác, in ấn dần hình thành qua các giai đoạn khác nhau và ngày càng rõ nét hơn. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền, lợi ích vật chất của nhà in được chú trọng hơn so với quyền của người sáng tác. Tác giả có vai trò mờ nhạt, không được giữ vị trí trung tâm trong lĩnh vực bản quyền, mà thay vào đó là chủ các nhà in. Điều này rõ ràng bất công đối với tác giả - chủ thể sáng tạo nhưng ở thế yếu hơn so với chủ nhà in, thậm chí lệ thuộc nhà in. Đến thời kỳ Hậu Phục Hưng, cùng với các phong trào giải phóng nhân quyền, sự trỗi dậy ý thức cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ quyền của mình, đã nổ ra những cuộc cách mạng chống lại bất công đó. Tiên phong của những cuộc cách mạng này bao gồm các thành phần tri thức, nhà tư tưởng, đồng thời cũng là những ký giả, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng về chính trị, xã hội; họ quyết tâm bảo vệ quyền lợi của mình đối với tác phẩm. 1 Trần Văn Nam (chủ biên) (2014) : Quyền tác giả ở Việt Nam – pháp luật và thực thi, NXB Tư Pháp, trang 12. 3 Có thể kể đến Marcus Antonius tác giả cuốn Lịch sử thành Vencie và Petrus Franciscus tác giả cuốn Foenix đấu tranh để được thừa nhận quyền cho phép một nhà xuất bản nào đó – có cách in cuốn sách mà ông vừa ý nhất. Sự đấu tranh này dẫn đến năm 1492, buộc chính quyền thành phố Vencie phải thừa nhận cho tác giả những đặc quyền này với lý do “Để không một ai khác gặt hái thành quả của sự cố gắng và những đêm thức trắng của ông ấy”. Tại Đức, năm 1532, tác giả Luther đã khiếu nại thành công Tòa thị chính thành phố Nuremberg cho phép ông có quyền buộc bất cứ ai khi in lại tác phẩm của ông, phải đề tên ông, nơi công bố sách và phải thật cẩn trọng khi hiệu đính bản in sách. Kể từ đó, vua Đức đã cấp hàng loạt đặc quyền tác giả1. Như vậy, việc thừa nhận và bảo vệ QTG được hình thành thông qua những cuộc đấu tranh mạnh mẽ và trước những áp lực này, đòi hỏi nhà cầm quyền phải nhượng bộ bằng cách ban hành pháp luật để cân bằng, hài hòa lợi ích của tác giả với nhà in. Cụ thể năm 1710, nước Anh tiên phong ban hành đạo luật Statue of Anne, lần đầu tiên quy định độc quyền sao chép của tác giả. Sau đó, tác giả có thể thỏa thuận nhượng quyền này cho nhà xuất bản trong một thời gian; hết thời gian này, tất cả các quyền thuộc về lại tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của hiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để được bảo vệ. Tại Pháp vấn đề Propriété littéraire et artistique (Sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa vào trong hai bộ luật vào năm 1791 và 1793. Tại Đức, năm 1837, Hội đồng liên bang của Liên minh Đức quy định thời hạn bảo vệ tác phẩm là 10 năm kể từ khi ra đời và đến năm 1845 đổi thành 30 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris)2. Tuy nhiên, hiệu lực các đạo luật trên chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ hoặc liên minh quốc gia cùng biên giới. Trong khi đó, vào nửa sau thế kỷ XIX, sự bành trướng kinh tế và thuộc địa của các nước phương Tây, giao thoa văn hóa ngày càng mở rộng, tác phẩm sáng tạo ở quốc gia này có thể bị chiếm đoạt, sử dụng, khai thác tùy tiện bởi chủ thể ở quốc gia khác nhưng không thể ngăn chặn, kiểm soát. Vấn đề thực thi, bảo hộ QTG vượt qua biên giới lãnh thổ quốc gia và trở thành hiện tượng siêu quốc gia, đa quốc gia và toàn cầu hóa. Hiện thực tất yếu và khách quan này buộc các quốc gia phải “ngồi lại với nhau” nhằm tìm tiếng nói chung để cùng tháo gỡ khó khăn, giải quyết xung đột lợi ích hiện tại; đồng thời tìm kiếm sự đồng thuận các giải pháp ổn định, lâu dài trong tương lai về QTG. 1 2 Nguyễn Vân Nam (2017): Quyền tác giả- đường hội nhập không trải hoa hồng, NXB Trẻ, trang 38 https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_t%C3%A1c_gi%E1%BA%A3 (truy cập ngày 4/6/2020) 4 1.1.2 Điều ƣớc quốc tế về quyền tác giả Trong bối cảnh vừa nêu, các văn kiện, công ước quốc tế về QTG hoặc có liên quan dần dần được hình thành qua thời gian: 1. Công ước Berne: Công ước đầu tiên thiết lập và bảo vệ QTG giữa các quốc gia có chủ quyền. Trên nền tảng này, có rất nhiều công ước khác được ký kết giữa các quốc gia để bảo hộ QTG. 2. Công ước Rome năm 1961: với mong muốn bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, và các tổ chức phát sóng. 3. Hiệp ước WIPO về QTG (WCT) năm 1971. Công ước duy trì và phát triển sự bảo hộ các QTG đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật một cách có hiệu quả và đồng bộ theo những quy định quốc tế mới; khích lệ công việc sáng tạo ra tác phẩm văn học và nghệ thuật đồng thời xác lập các giải pháp thoả đáng cho các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực QTG. 4. Công ước Geneva bảo hộ nhà xuất bản ghi âm, chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ năm 1971. Công ước ra đời trước tình trạng tràn lan và tăng nhanh bản sao không được phép của các bản ghi âm và thiệt hại của tình trạng đó gây ra đối với lợi ích của tác giả, người biểu diễn, và nhà sản xuất bản ghi âm. Do vậy, cần thiết phải bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống các hành vi trên và đem lại lợi ích cho những người biểu diễn có tiết mục biểu diễn, những tác giả có tác phẩm, được ghi trong bản ghi âm đó. 5. Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC) năm 1971. Xuất phát từ nguyện vọng bảo đảm các quyền về bản quyền tại tất cả các nước trên thế giới đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật. Cần thiết phải lập một hệ thống bản quyền thích hợp với mọi quốc gia trên thế giới; bảo đảm tôn trọng quyền của các cá nhân và khuyến khích sự phát triển của văn học, khoa học và nghệ thuật. Công ước cho rằng, một hệ thống bản quyền toàn cầu như vậy sẽ thúc đẩy phổ cập rộng rãi hơn các tác phẩm trí tuệ và tăng cường sự hiểu biết quốc tế. 6. Thỏa thuận TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT năm 1994. Công ước này ra đời nhằm giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế; chú ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện quyền SHTT, trong đó có QTG; đồng thời bảo đảm rằng, những biện pháp và thủ tục thực thi quyền SHTT không trở thành các chướng ngại cho hoạt động thương mại hợp pháp. 7. Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) năm 1996: Công ước ra đời nhằm mong muốn phát triển và duy trì việc bảo hộ các quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm một cách có hiệu quả và đồng bộ nhất. 5 8. Hiệp ước Bắc Kinh1 về cuộc biểu diễn nghe nhìn năm 2012. Công ước đưa ra những quy định quốc tế mới, nhằm có các giải pháp đầy đủ với các vấn đề nảy sinh từ việc sản xuất và sử dụng các cuộc biểu diễn nghe nhìn; đồng thời cần phải duy trì một sự cân bằng giữa các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn nghe nhìn và lợi ích của công chúng rộng lớn hơn Trên đây là một số công ước tiêu biểu về QTG và các quyền liên quan QTG mang tầm vóc quốc tế, vượt qua khỏi giới hạn vị trí địa lý, chủ quyền quốc gia; ngoài ra, giữa các quốc gia có thể ký các điều ước song phương hoặc đa phương về QTG. Trong số các công ước nêu trên, nổi bật nhất là Công ước Berne được ban hành từ rất sớm, và sau mỗi lần sửa đổi, các chuẩn mực QTG của Công ước trở nên bao quát và đầy đủ hơn. Theo Công ước Berne, QTG được bảo hộ theo cơ chế tự động, không cần đăng ký hay thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký Công ước Berne không được đặt quy định thủ tục hành chính có tính sách nhiễu, cản trở tác giả thụ hưởng tác quyền; có quyền áp đặt luật lệ riêng cho tác giả trong nước hoặc từ những nước không ký công ước này. Công ước Berne quy định tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó và các quốc gia có thể kéo dài thời hạn hưởng tác quyền dài hơn. Tóm lại, những phân tích trên cho thấy, việc thực thi, bảo hộ và thúc đẩy phát triển QTG vượt qua chặng đường đấu tranh dài với nhiều cung bậc thăng trầm khác nhau và đạt được những thành công mỹ mãn. Hệ thống quy tắc chuẩn nêu trên góp phần thay đổi nhận thức của mỗi quốc gia cũng như của các cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích liên quan QTG; thúc đẩy phát triển QTG trong thời kỳ thế giới phẳng, công nghệ số không biên giới. Không chỉ bảo vệ QTG, các công ước nêu trên còn bảo hộ các chủ thể khác có quyền liên quan đến QTG trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học. Thành công đó không chỉ đem lại uy tín quốc tế cho các quốc gia tham gia soạn thảo công ước, mà còn có sức lan tỏa đến các quốc gia khác, từ đó số lượng quốc gia nộp đơn xin gia nhập ngày càng tăng2. 1 Công ước này được được Hội nghị ngoại giao thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2012 tại Bắc Kinh. Bùi Ngọc Toàn (2012): “Việt Nam với việc gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật”, Tạp chí NCQT, số 29 (đường link https://dav.edu.vn/so-29-viet-nam-voi-viec-gia-nhap-cong-uoc-berne-ve-bao-ho-cac-tac-phamvan-hoc-va-nghe-thuat/ (cập nhật ngày 28/3/2012 và truy cập ngày 15/6/2020): Cụ thể, đối với Công ước Berne, nếu lấy năm 1986 là năm kỷ niệm 100 năm kể từ ngày ngày ra đời chỉ có 76 nước tham gia Công ước, thì chỉ 12 năm sau, số nước thành viên Công ước đã lên đến 130, tăng 54 nước, bằng gần 42% tổng số nước tham gia. Điều đó một mặt chứng tỏ Công ước Berne ngày càng thể hiện tính ưu việt, hấp dẫn của nó trên thực tế bảo hộ QTG quốc tế. Mặt khác, cũng cho thấy trong những năm gần đây, ý thức coi trọng QTG trên thế giới ngày càng được nâng cao. Các quốc gia ngày càng nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo hộ QTG trong hệ thống thương mại mới trên thế giới; thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ được bảo hộ QTG ngày càng phát triển trên quy mô toàn cầu. Bảo hộ QTG đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới. Với ý nghĩa đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tiếp nhận toàn bộ các Điều từ 1 đến 21, kể cả Phụ lục, trừ Điều 6 bis của Công ước Berne làm cơ sở cho chế độ bảo hộ QTG trong "Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT " ("Hiệp định TRIPS). Vì vậy, trên thực tế 2 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan