Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổchức t...

Tài liệu Luận văn biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổchức tín dụng khác kho bạc nhà nước

.PDF
115
1
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH THANH TRÚC TUYỀN BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI PHONG TỎA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC, KHO BẠC NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI PHONG TỎA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC, KHO BẠC NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Định hướng ứng dụng Mã số: 8380103 Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Hải An Học viên: Thanh Trúc Tuyền Lớp: Cao học Luật, Bình Thuận khóa 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước” là công trình nghiên cứu của tôi viết, các số liệu, các nội dung hoặc tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng, các phân tích, đánh giá hoặc phát hiện trong luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của chính người viết. Tác giả luận văn Thanh Trúc Tuyền DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự 3 BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời 4 BPBĐ Biện pháp bảo đảm 5 HĐXX Hội đồng xét xử 6 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 7 TAND Tòa án nhân dân 8 VADS Vụ án dân sự TT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM ....................... 5 1.1. Quyền yêu cầu và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ khi yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản....................................................................................... 5 1.1.1. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng ..........................................................5 1.1.2. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác 11 1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ....................................................................................................................... 14 1.2.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ....................................................14 1.2.2. Phạm vi phong tỏa tài sản trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng ..........................................................................................................................20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 24 CHƯƠNG 2. THỜI HẠN, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM ............................................................................................................................................. 25 2.1. Thời hạn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ................................................... 25 2.1.1. Giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ................................................................25 2.1.2. Những vấn đề bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ......................28 2.2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ................................................................................ 34 2.2.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các giai đoạn tố tụng dân sự ............................................................................34 2.2.2. Những vấn đề bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ......................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 45 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………...… 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biện pháp khẩn cấp tạm thời là các biện pháp tư pháp theo luật định do Tòa án tự quyết định hoặc theo yêu cầu của một bên đương sự trong vụ án dân sự, nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đồng thời là căn cứ để Tòa án áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, hiệu quả. Biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước được quy định tại Chương VIII Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Mục đích của việc áp dụng biện pháp này để bảo đảm cho tài sản của người có nghĩa vụ được bảo toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của có quyền lợi được bên có nghĩa vụ thực hiện trong quá trình thi hành án. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là quy định đã có từ khi ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước lần đầu ghi nhận trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 cho đến các Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, 2015. Gần đây nhất Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục có những quy định hướng dẫn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự. Những điểm mới trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại trong việc áp dung biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy vậy trong thực tiễn xét xử hiện nay đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước cũng còn không ít những khó khăn, vướng mắc, việc này tạo ra sự thiếu thống nhất trong cách thức giải quyết vụ án của các Tòa án cũng như chưa bảo đảm sự công bằng, chưa bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Xuất phát từ thực trạng nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời – Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước” để làm luận văn thạc sĩ. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, trong đó một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Lưu Tiến Dũng và Đặng Thanh Hoa (chủ biên) (2020) Lý giải một số vấn đề của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử, Nxb. Hồng Đức. Đây là công trình nghiên cứu chọn lọc một số vấn đề quan trọng của Bộ luật tố tụng dân sự, trong đó các tác giả đã đưa ra quan điểm về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc dân sự hay vụ án dân sự. So sánh giữa phạm vi yêu cầu khởi kiện và thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tác động đến đến phạm vi yêu cầu, thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời trong số đó có biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước. - Tưởng Duy Lượng (2014), Pháp luật Tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật. Sách chuyên khảo có nội dung chiếm phần lớn bình luận về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có đề cập đến biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, những vi phạm thường thấy và các lưu ý về phạm vi phong tỏa tài khoản đối với người áp dụng pháp luật. - Bích Phượng – Hồng Ngọc (2019), Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân tháng 7/2019. Công trình nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ án trong đó có yêu cầu buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Trần Anh Tuấn (2004), Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự’’ Tạp chí Luật học số đặc san Góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; - Trần Anh Tuấn (2005), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 12 (165)/2005. - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu tổng thể các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, phục vụ cho công tác đào tạo cử nhân luật. Nội dung có đề cập đến các quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng một cách cụ thể, do phải dàn trải nhiều nội dung nên chưa khai thác được những vướng mắc trong thực tiễn. 3 - Nguyễn Thị Thu Thủy và Lê Hải An (2017), Về điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2017. Bài viết trình bày khái quát về các điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 dựa trên các yếu tố mang tính khách quan và tính chủ quan khi giải quyết các yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các công trình nghiên cứu về biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu luật học trình bày các quan điểm dưới các góc độ khác nhau và được Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn khá chi tiết. Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu các vụ án đã giải quyết trong thực tiễn, tác giả sẽ trình bày thêm những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trên góc độ áp dụng pháp luật. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ các cơ sở pháp lý, điều kiện và thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phát hiện và giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống và cơ bản đặt ra trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tòa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước. Đánh giá hiệu quả áp dụng các chế định pháp luật nhằm phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các văn bản hướng dẫn, các bản án, quyết định của Tòa án trong quá trình giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vào việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng của Tòa án nhân dân các cấp tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn bao gồm các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng như phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. 4 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong chương 1, chương 2 của luận văn gồm phương pháp phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu học thuyết pháp lý, phương pháp bình luận bản án và so sánh, tổng hợp các số liệu, quan điểm giải quyết vụ án, quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học để rút ra những kết luận. 6. Kết quả nghiên cứu Luận văn là công trình nghiên cứu cụ thể về việc áp dụng “Biện pháp khẩn cấp tạm thời – Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác”. Kết quả nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật tại các Tòa án, là nguồn tham khảo cho những người áp dụng pháp luật hoặc một số nhà nghiên cứu góp ý hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 02 chương: Chương 1. Yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng tại tòa án cấp sơ thẩm. Chương 2. Thời hạn, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác tại tòa án cấp sơ thẩm 5 CHƯƠNG 1 YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 1.1. Quyền yêu cầu và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ khi yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản 1.1.1. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng Chủ thể có quyền yêu cầu: Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 2015, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 có quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án; trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án. Quyền quyết định áp dụng BPKCTT thuộc về Tòa án, tuy nhiên việc ra quyết định áp dụng BPKCTT lại được thực hiện theo nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự tại Điều 5 BLTTDS 2015. Trong một số trường hợp đặc biệt Tòa án có quyền tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT khi đương sự không có yêu cầu1. So sánh với hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhận thấy, các nước theo truyền thống pháp luật án lệ như Anh, Mỹ, Úc… Tòa án chỉ áp dụng BPKCTT khi có yêu cầu của đương sự. Pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia theo truyền thống châu Âu lục địa như Nga, Trung Quốc, Việt Nam luật quy định Tòa án được tự mình áp dụng BPKCTT trong một số trường hợp đặc biệt đã viện dẫn như trên. Với cách liệt kê, sắp xếp chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo Điều 111 BLTTDS 2015, có thể nhận thấy chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng 1 Khoản 3 Điều 111, Điều 114, 135 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 6 BPKCTT gồm 04 nhóm cơ bản: nhóm thứ nhất là các đương sự trong vụ án, nhóm thứ hai gồm đại diện hợp pháp của đương sự, nhóm thứ ba gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, lợi ích của người khác theo quy định của pháp luật và nhóm thứ tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng BPKCTT tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. So sánh, đối chiếu với BLDS 2015 tác giả nhận thấy mặc dù BLDS và BLTTDS cùng được ban hành năm 2015 nhưng các chủ thể trong quan hệ pháp luật ghi nhận trong hai Bộ luật này vẫn chưa thống nhất. Theo BLDS 2015 chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân tuy nhiên BLTTDS 2015 vẫn còn ghi nhận chủ thể tham gia tố tụng là “cơ quan, tổ chức khởi kiện…”. Điều 1 BLDS 2005 xác định chủ thể quan hệ dân sự theo nghĩa rộng gồm cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác. Chủ thể khác chính là các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, Điều 1 BLDS 2015 quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm”. Như vậy, Điều 1 của BLDS 2015 chỉ đề cập tới hai chủ thể là cá nhân, pháp nhân và bỏ cụm từ “chủ thể khác”, tức không đề cập đến tổ chức không có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, nếu như BLDS năm 2005 quy định theo hướng mặc định hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể quan hệ dân sự và chủ hộ là đại diện đương nhiên của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự, còn tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện đương nhiên của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự, thì BLDS năm 2015 xuất phát từ bản chất của chủ thể, có cách tiếp cận khác với trước đây. Điều 101 BLDS quy định: “1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền 7 làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Quy định này dẫn đến hai cách hiểu khác nhau: Thứ nhất, nếu tiếp cận theo hướng trong quan hệ dân sự chỉ có hai loại chủ thể như quy định tại Điều 1 thì dù Điều 101 có đề cập tới hộ gia đình, tổ hợp tác nhưng không phải với nghĩa khẳng định đây là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Do vậy, trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, trong quá trình hoạt động, cần tham gia giao dịch dân sự phục vụ cho hoạt động của mình thì không phải hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia với tư cách chủ thể, do người đại diện theo ủy quyền thực hiện nhân danh hộ gia đình, tổ hợp tác, mà phải thông qua các thành viên, các thành viên khi tham gia giao dịch không nhân danh “hộ hay tổ” mà nhân danh cá nhân thành viên hoặc các thành viên ủy quyền cho người khác thì người được ủy quyền nhân danh người ủy quyền là các thành viên. Thứ hai, Điều 101 đã thể hiện sự tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách chủ động với tư cách là chủ thể của “hộ gia đình...”, theo đúng bản chất của loại chủ thể này. Do đó, không mặc định tư cách chủ thể, tư cách đại diện như BLDS năm 2005 nên mới quy định: “trường hợp hộ gia đình... tham gia quan hệ dân sự thì...” quy định tiếp theo của Điều luật đã chỉ dẫn cách thức tham gia giao dịch của chủ thể đặc thù này bằng cách: “...các thành viên của hộ... là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Tức là tất cả các thành viên là người trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện nhưng không phải với nghĩa là những cá nhân riêng rẽ, độc lập mà dựa trên mối liên kết “hộ gia đình” hoặc “hợp tác xã” trên cơ sở ý chí chung, ý chí của chủ thể “hộ hay tổ”, vì hoạt động của chủ thể này. Nếu các thành viên không trực tiếp tham gia được thì “hộ...” ủy quyền cho người đại diện tham gia... Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ...”. Cụm từ “Hoặc ủy quyền...” phải được gắn với mệnh đề ở trên, đó là “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì...” Có thể thấy rằng, Điều 1 của BLDS 2015 bỏ cụm từ “chủ thể khác” và Điều 101 không quy định theo hướng mặc định tư cách đại diện, tư cách chủ thể của “Hộ gia đình, Tổ hợp tác” nên dẫn đến hiểu, giải thích khác nhau là điều có thể hiểu được2. Tưởng Duy Lượng (2018), Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22 kỳ 2/2018. 2 8 Việc thiếu đồng nhất giữa BLDS 2015 và BLTTDS 2015 tạo ra cách hiểu chưa rõ ràng, đôi khi gây nên những khó khăn vướng mắc nhất định cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự về việc ngoài nguyên đơn, bị đơn và người có quyền và lợi nghĩa vụ liên quan thì các chủ thể tham gia tố tụng khác có được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Bên cạnh vấn đề phân chia nhóm chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, cũng có quan điểm cho rằng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT chỉ dành cho nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Với các đương sự không có yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập thì không có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT3. Tác giả cho rằng quan điểm như trên làm hạn chế quyền của đương sự, bởi lẽ bất kỳ đương sự nào cũng có quyền bình đẳng khi tham gia tố tụng. Tùy từng vụ việc và tính chất của BPKCTT mà đương sự sẽ có những yêu cầu riêng cho từng vụ án. Những vướng mắc, bất cập liên quan đến chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT nhìn chung hiện nay pháp luật quy định chủ thể được quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT chỉ bao gồm các đương sự và những người khởi kiện trong vụ án dân sự là chưa xem xét đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các quyền lợi của những chủ thể tham gia tố tụng khác. Tác giả xin nêu lên kiến nghị cho vấn đề này như sau: Kiến nghị 1: Vấn đề xác định chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quan điểm tác giả, BLTTDS 2015 cần bổ sung nhóm chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 111 BLTTDS 2015, có hai thời điểm mà người khởi kiện, đương sự được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Thời điểm thứ nhất là tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, thời điểm thứ hai là trong quá trình giải quyết vụ án tức là sau khi Tòa án thụ lý vụ án. Đây là quy định kế thừa nội dung tại Điều 99 BLTTDS 2004. Qua tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhận thấy rằng nhiều nước đã cho phép đương sự được quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT sớm hơn Dương Tấn Thanh (2020), https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/bien-phap-khan-cap-tam-thoitrong-to-tung-dan-su-va-vuong-mac-trong-thuc-tien, truy cập 22/8/2021. 3 9 cả thời điểm nộp đơn khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT độc lập với việc khởi kiện4. Tác giả cho rằng đây là các quy định khá cấp tiến, góp phần bảo vệ cho các lợi ích bị xâm phạm có được các giải pháp nhằm bảo đảm cho các nghĩa vụ được thực hiện trên thực tế. Điều 111 BLTTDS 2015 vẫn quy định về thời điểm phát sinh quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT sớm nhất cùng thời điểm với việc nộp đơn khởi kiện đôi khi không thể kịp thời ngăn chặn bên có nghĩa vụ tẩu tán tài sản khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị xâm phạm không được bảo đảm. Mặt khác quy định về thời điểm được quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT như hiện nay so với các cam kết của Việt Nam tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, ví dụ như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ hay Hiệp định TRIPS, Việt Nam cam kết có thể cho phép áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện. Thực tiễn áp dụng BPKCTT ở một số quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nga… cho thấy các vụ việc mà Tòa án áp dụng BPKCTT đôi khi nhiều hơn số vụ án mà Tòa án đã thụ lý bởi vì tranh chấp đã được giải quyết sau khi Tòa án áp dụng BPKCTT mà không cần Tòa án phải thụ lý giải quyết vụ án nữa5. Về thời điểm phát sinh quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng cũng như các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định hiện hành là từ thời điểm nộp đơn khởi kiện. Điều này đôi khi còn chậm trễ khi chưa đáp ứng được yêu cầu mang tính cấp thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng vì các giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng có thể thực hiện trong thời gian rất ngắn. Nếu như người có quyền trong vụ án không được áp dụng các biện pháp bảo đảm về tài sản sớm hơn thì khả năng quyền lợi của họ bị xâm phạm là rất lớn. Kiến nghị 2: Bổ sung thời điểm phát sinh quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT trước thời điểm khởi kiện vụ án dân sự, việc bổ sung này dựa trên căn cứ thẩm quyền của Tòa án, chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng BPKCTT, việc áp dụng này phù hợp với xu thế phát triển, hài hòa với pháp luật của các quốc gia trên thế giới, đồng thời có ý nghĩa trong việc thúc đẩy thỏa thuận sớm giải quyết vụ án. Phạm vi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Chu Xuân Minh (2010) Tham luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, Kỷ yếu các tòa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án JICA 2000-2003, Quyển 6, trang 4. 5 Tòa án nhân dân tối cao (2010) Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự. 4 10 Mở đầu Điều 111 BLTTDS 2015 bắt đầu bằng cụm từ “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự”, nội hàm của cụm từ này cho ta thấy BPKCTT chỉ được áp dụng trong vụ án dân sự mà không được áp dụng khi giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên dưới góc độ cấu trúc tổng thể Điều 111 được đặt vào Chương VIII, phần thứ nhất tức là phần chung, các quy phạm thường được áp dụng cho tất cả các thủ tục tục giải quyết vụ việc dân sự sau đó. Vấn đề này, tại dự thảo Công văn quán triệt, rút kinh nghiệm việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, TAND tối cao khẳng định “Khi thụ lý giải quyết việc dân sự, không có tranh chấp nhưng Tòa án vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng”6. Có thể thấy rằng nội dung giải thích theo Công văn nêu trên của TAND tối cao đã bám sát quy định tại Điều 111 để hướng dẫn việc áp dụng BPKCTT chỉ được thực hiện để giải quyết các tranh chấp bằng vụ án dân sự mà không áp dụng để giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên gần như ngay sau đó TAND tối cao đã ban hành Chỉ thị số 03/2019/CT-CA ngày 30/12/2019 về việc nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, nội dung của Chỉ thị đã không còn đề cập đến vấn đề có áp dụng BPKCTT trong giải quyết việc dân sự hay không, điều này dường như vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều7. Vấn đề nêu trên lại được ghi nhận và khẳng định quan điểm tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP như sau: “Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự”. Theo tác giả BPKCTT vẫn có thể được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết việc dân sự, mặc dù việc dân sự theo lý thuyết là không có tranh chấp nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ pháp luật này không hoàn toàn được bảo vệ một cách tuyệt đối, vẫn có những hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi hợp pháp của bên còn lại. Do đó cần quy định rõ ràng hơn về BPKCTT được áp dụng cho cả các trường hợp giải quyết việc dân sự, quy định này giúp cho Thẩm phán mạnh dạn xem xét quyết định áp dụng khi nhận được các yêu cầu của các chủ thể tham gia tố tụng. Dự thảo Công văn quán triệt, rút kinh nghiệm việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND tối cao tháng 12 năm 2019. 7 Chỉ thị số 03/2019/CT-CA ngày 30/12/2019 của Tòa án nhân dân tối cao. 6 11 Về phạm vi áp dụng BPKCTT. Theo quy định hiện hành Tòa án chỉ áp dụng giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với những vụ án có tranh chấp mà không áp dụng đối với việc dân sự. Như vậy là chưa bảo đảm sự bao quát về bảo toàn tài sản trong khi giải quyết vụ việc dân sự. Kiến nghị 3: Mở rộng phạm vi yêu cầu và giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT của Tòa án không chỉ giới hạn trong việc giải quyết vụ án dân sự mà còn trong cả giải quyết việc dân sự. 1.1.2. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ thuộc về nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015 quy định: Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Đây là một quy định khá chung chung, thiên về việc đánh giá cảm tính hơn là về lý tính. Điều này có thể dẫn đến các trường hợp Thẩm phán mạnh dạn áp dụng hoặc các Thẩm phán dè dặt, e ngại khi áp dụng. Câu hỏi như thế nào là sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tài liệu, chứng cứ nào chứng minh về việc cần thiết phải áp dụng BPKCTT là vấn đề sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Sẽ có những đánh giá, nhận định cho rằng việc phong tỏa tài khoản là cần thiết và những nhận định cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên những đánh giá đó chưa đủ để có thể ra quyết định áp dụng BPKCTT. Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP quy định rằng: Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nội dung này bắt buộc người yêu cầu phải cung cấp được chính xác thông tin về số tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và giá trị số dư của tài khoản ngân hàng đó. Tuy nhiên theo tác giả việc buộc người yêu cầu phải chứng minh giá trị số dư tài khoản, sao kê tài khoản ngân hàng của người bị yêu cầu là một việc làm 12 bất khả thi đối với người yêu cầu, bởi lẽ khoản 3 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng”. Như vậy trong trường hợp này chỉ có Cơ quan Nhà nước hoặc chủ tài khoản đồng ý thì tổ chức tín dụng mới có quyền cung cấp thông tin tài khoản cho tổ chức, cá nhân khác. Tác giả cho rằng việc đánh giá sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT khi giải quyết yêu cầu sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như sau: Về phía người yêu cầu: Họ phải cung cấp được các chứng cứ chứng minh các thiệt hại hoặc nguy cơ chịu thiệt hại tương đối rõ ràng ví dụ như là bị hại trong các vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đã phải chi trả các khoản tiền thuốc men, viện phí, cứu chữa hoặc họ là bên cho vay trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản hoặc là chủ sở hữu tài sản bị các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán xâm phạm đến tài sản hay trong một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thiệt hại do các hành vi vi phạm nghĩa vụ tương đối rõ ràng của bên vi phạm. Thực tiễn cho thấy, việc yêu cầu người có quyền phải cung cấp tài liệu, chứng cứ như thông tin về số tài khoản, số tiền có trong tài khoản ngân hàng là điều khó có thể thực hiện được nếu người yêu cầu không có được những thông tin xác thực. Đa phần người yêu cầu chỉ có thể cung cấp cho Tòa án thông tin về tên Ngân hàng mà người có nghĩa vụ đã mở tài khoản và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ, thông tin về tài khoản ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp này, người có quyền có thể yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nêu trên hay không, khi nhận được yêu cầu Tòa án có nghĩa vụ thu thập tài liệu, chứng cứ này hay không. Dưới góc độ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 95 BLTTDS 2015, tác giả cho rằng đương sự hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến thông tin tài khoản, số dư tài khoản mà đương sự không thể thu thập được. Khi nhận được yêu cầu của đương sự, Tòa án có nghĩa vụ xác minh, thu thập những tài liệu, chứng cứ này để làm căn cứ giải quyết yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên đối chiếu với quy định khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP yêu cầu “Người yêu cầu áp dụng biện 13 pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa”. Như đã phân tích, yêu cầu này của điều luật rất khó có thể thực hiện được trong thực tiễn. Thông tin tài khoản ngân hàng là một trong những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt, việc cung cấp được số tài khoản tên ngân hàng đã khó, yêu cầu phải chứng minh giá trị của tài khoản lại càng khó hơn. Về phía người bị yêu cầu: Người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT phải có tài khoản tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, trong tài khoản phải có số tiền có thể bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ đối với bên có quyền. Về phía Thẩm phán giải quyết vụ án: Phải xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ, mức độ cần thiết của việc áp dụng BPKCTT để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của bên có nghĩa vụ. Việc yêu cầu đương sự cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của bên bị yêu cầu là điều rất khó, do vậy khi nhận được yêu cầu của bên có quyền, Thẩm phán giải quyết vụ án có thể ra quyết định yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản của bên có nghĩa vụ. Xét thấy các thông tin, tài liệu thu thập được đủ để ra quyết định áp dụng BPKCTT thì cần thực hiện một cách nhanh chóng. Kiến nghị hoàn thiện quy định về việc thu thập chứng cứ khi giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP quy định khá chặt chẽ về nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ, chứng minh của người yêu cầu áp dụng BPKCTT. Nếu quy định này được áp dụng một cách cứng nhắc, triệt để đối với biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng thì sẽ gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho người có quyền khi họ không thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án. Tài khoản ngân hàng là một tài sản luôn có sự thay đổi rất nhanh chóng, các quy phạm pháp luật hiện nay chưa quy định về quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, nghĩa vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong trường hợp này là một thiếu sót. Sự thiết sót này có thể làm cho quy định về BPKCTT phong tỏa tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước khó có thể được áp dụng trong thực tiễn. Từ những khó khăn nêu trên, tác giả kiến nghị hoàn thiện quy định như sau: Kiến nghị 4. Bổ sung quy định về quyền thu thập chứng của đương sự tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước. Trường hợp đương sự có yêu cầu thì Tòa án có trách nhiệm thu thập tài liệu, chứng cứ là thông tin tài khoản, giá trị tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước. 14 1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác 1.2.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của BLTTDS 2015, người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của BLTTDS 2015 phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của BLTTDS 2015 thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu. Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự hiện nay cho thấy, so với các BPKCTT khác thì biện pháp phong toả tài khoản tại ngân hàng được đương sự yêu cầu áp dụng khá nhiều. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện nay khi mà phần lớn các giao dịch trong xã hội được thực hiện thông qua việc chuyển khoản từ tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, thì việc áp dụng BPKCTT phong tỏa tài khoản có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn đương sự tẩu tán tài sản có trong tài khoản của họ. Điều 13 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn thủ tục tục ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản như sau: Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc Tòa án. Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử có hiệu lực thi hành ngay. Chúng ta thấy rằng, BLTTDS đã quy định cụ thể về các BPKCTT mà khi yêu cầu Tòa án áp dụng thì đương sự phải thực hiện biện pháp bảo đảm và mục đích của việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm là để bảo vệ lợi ích của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và bên thứ ba trước các thiệt hại có thể phải gánh chịu. Tuy nhiên Tòa án gặp khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định này là BLTTDS không quy định cụ thể và chưa có văn bản hướng dẫn phương pháp xác 15 định giá trị tài sản bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện. Để thấy rõ hơn vấn đề này, tác giả xin được viện dẫn vụ án sau: Vụ án: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và vay tài sản, tại Bản án số 38/2017/DS-ST ngày 13/9/2017 của Tòa án nhân dân TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nội dung vụ án: Nguyên đơn ông H yêu cầu bị đơn bà L trả số tiền 3 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng QSDĐ và 1,6 tỷ đồng tiền nợ từ hợp đồng vay. Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Giải quyết yêu cầu, Tòa án đã ra Quyết định buộc nguyên đơn thực hiện biện pháp bảo đảm, nộp số tiền 400 triệu đồng và áp dụng BPKCTT phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định tại khoản 11 Điều 114, Điều 126 BLTTDS 2015 đối với tài sản là quyền sử dụng đất của bị đơn để bảo đảm thi hành án. Sau đó, bị đơn khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT, Thẩm phán ra Quyết định thay đổi BPKCTT từ phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thành phong tỏa tài khoản số 670061551967 với số tiền 4,6 tỷ đồng có trong Sổ tiết kiệm số AD00000696818 mở tại Ngân hàng Agribank ngày 25/7/2016 theo quy định tại khoản 10 Điều 114 và Điều 124 BLTTDS năm 2015. Như vậy, theo các quyết định trong bản án nêu trên, số tiền bị phong tỏa trong tài khoản của bị đơn là 4,6 tỷ đồng, số tiền nguyên đơn phải nộp vào để thực hiện biện pháp bảo đảm là 400.000.000 đồng, số tiền này tương đương khoảng 9% giá trị tài sản bị phong tỏa. Câu hỏi đặt ra là Tòa án dựa trên cơ sở nào để xác định số tiền nguyên đơn phải nộp để thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, Tòa án cũng không đưa ra căn cứ vì sao ấn định số tiền nguyên đơn phải nộp để thực hiện biện pháp bảo đảm là 400.000.000 đồng. Trước đây quy định này không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến mỗi Tòa án có cách tính và áp dụng khác nhau, nhiều Tòa án lo ngại trách nhiệm không mạnh dạn áp dụng dẫn đến quyền lợi hợp pháp của đương sự bị ảnh hưởng. Hiện nay, việc xác định số tiền bảo đảm mà đương sự phải nộp khi yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 13 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP như sau: Để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thì Thẩm phán hoặc Hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan