Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin...

Tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học việt nam đáp ứng nhu cầu xã hội(la00026)

.PDF
31
1
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- NGUYỄN TÂN ĐĂNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Giáp PGS.TS. Nguyễn Thị Tình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính Trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Thuần Trường Đại học Giáo dục Phản biện 3: TS. Trịnh Văn Cường Học viện Quản lý giáo dục Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi 8 giờ 30' ngày 08 tháng 2 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý giáo dục 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Từ lý luận và thực tế đã chứng minh: Giáo dục và Đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Giáo dục - đào tạo là một động lực, là đòn bẩy, là mục tiêu của mọi sự phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi cụ thể của các quá trình phát triển KT - XH hiện nay, việc đảm bảo chất lượng theo nhu cầu xã hội được coi là mục tiêu, một yêu cầu mang tính tất yếu của ngành giáo dục. Thực hiện mục tiêu này, một trong những phương hướng cơ bản mà các Nghị quyết của Đảng đã đề ra là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá” nâng cao chất lượng dạy và học. Quản lý hoạt động đào tạo nhân lực thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án đề cập. Tuy nhiên thực tế cho thấy cách tiếp cận trong nghiên cứu quản lý đào tạo ở các trường đại học nói chung và trong từng ngành nghề, lĩnh vực nói riêng ở các công trình nghiên cứu có khác nhau. Nhìn chung kết quả đạt được trong quản lý đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Song bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học nói chung, trước những biến đổi của nền kinh tế, chính trị - xã hội cần phải được đổi mới, tăng cường các biện pháp cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay của xã hội. Việc nâng cao chất lượng trong phát triển nguồn nhân lực ngành CNTT luôn là một vấn đề cấp thiết. Đặc biệt trong bối cảnh chất lượng nhân lực cần đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường hiện nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, bài toán về phương thức và quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực này còn gặp nhiều bất cập trong mối quan hệ không đồng nhất giữa yêu cầu thị trường với thực tế triển khai phát triển. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm an ninh mạng trở nên hiện hữu thì vấn đề bảo mật, an toàn mạng đã và đang đặt ra nhiều thử thách. Làm thế nào để bảo mật được hệ thống mạng, làm thế nào để tránh trường hợp phá hỏng mạng để đảm bảo mạng lưới thông tin thông suốt, giữ được an toàn quốc gia. Đây là những vấn đề có tính cấp bách đối với những người làm công tác an ninh thông tin để đảm bảo an ninh quốc gia. Đáp ứng được yêu cầu này cần phải nâng cao chất lượng đào tạo ngành An toàn thông tin tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Song song với sự phát triển của đào tạo ngành An toàn thông tin thì việc quản lý đào tạo được xác định là khâu quan trọng quyết định chất lượng đào tạo hiện nay của các nhà trường. 2 Trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam, nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cử nhân ngành An toàn thông tin sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cho nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, lực lượng cử nhân ngành An toàn thông tin tốt nghiệp các trường đại học hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư ở các trường đại học Việt Nam cho đào tạo cử nhân ngành ATTT còn hạn chế, các trường đại học và học viện phải tìm cách đổi mới quản lý hoạt động đào tạo của mình để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội,. Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo ngành ATTT. Trong thời gian qua, các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành ATTT có chú ý mở rộng quy mô đào tạo, nhưng chất lượng đào tạo ngành ATTT và chất lượng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế và bất cập, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý hiệu quả để hướng hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học hiện nay để đáp ứng nhu cầu xã hội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Cở sở lý luận nào về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội? nên dựa theo mô hình quản lý đào tạo nào cho phù hợp với bối cảnh hiện nay ở Việt Nam? Những yêu cầu xã hội đặt ra trong đào tạo cử nhân ngành ATTT là gì? 4.2. Thực trạng đào tạo cũng như quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam hiện nay như thế nào? Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hay chưa? 4.3. Những giải pháp nào đề ra để quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng tốt nhu cầu xã hội? 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay sự phát triển của công nghệ TT thì vấn đề ATTT đặt ra là hết sức cần 3 thiết. Muốn có đội ngũ kĩ sư về ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, thì việc đào tạo cử nhân ngành ATTT phải được các trường đại học triển khai đào tạo với quy mô ngày càng tăng về số lượng. Tuy nhiên, quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đang tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đào tạo và do đó chưa đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Nếu tiếp cận quản lý đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học theo mô hình CIPO, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT thì sẽ khắc phục được những hạn chế hiện nay, tạo ra sự đổi mới trong quản lý đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. 7. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại học Việt Nam thực hiện đào tạo chính quy trình độ đại học, cấp bằng cử nhân ngành ATTT. - Có nhiều chủ thể tham gia quản lý đào tạo ngành ATTT tại trường đại học. Tuy nhiên, luận án xác định chủ thể chính quản lý hoạt động này là hiệu trưởng các trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp. - Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2017 – 2019. Số liệu sơ cấp được tác giả phỏng vấn phát phiếu khảo sát các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam triển khai đào tạo cử nhân ngành ATTT cấp bằng đại học hệ chính quy. Số liệu thu thập thông qua khảo sát được thực hiện từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau: 8.1. Phương pháp luận - Tiếp cận hệ thống; - Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý; - Tiếp cận thực tiễn; - Tiếp cận cung-cầu 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 8.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.3. Phương pháp thống kê toán học 9. Luận điểm bảo vệ 9.1. Đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh phát triển công nghệ thông tin nói chung và phát triển giáo dục-đào tạo hiện nay nói riêng ở Việt Nam. 4 9.2. Quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT dựa trên quản lý tốt các thành tố của quá trình đào tạo theo mô hình CIPO là cách tiếp cận phù hợp, tác động tích cực đến chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội. 9.3. Từ phân tích thực trạng kết quả đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT là cần thiết và khả thi, các giải pháp quản lý đề xuất phải đồng bộ, tác động đến các khâu của quá trình đào tạo, các trường đại học trong đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. 10. Đóng góp mới của luận án 10.1. Luận án hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT theo tiếp cận CIPO, trên cơ sở lý luận đã khảo sát phân tích thực trạng, đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. 10.2. Đề xuất được các giải pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao để quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam, thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo. Luận án đã xây dựng được 02 giải pháp có sự tác động nhiều nhất đến người học, đó là: 1) Tổ chức phát triển và cung ứng đầy đủ học liệu và phương tiện CNTT phục vụ đào tạo cử nhân ngành ATTT, 2) Tổ chức hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo. 10.3. Kết quả nghiên cứu lý luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin và là tài liệu cho cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin theo hướng ứng dụng. 10.4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là những bài học kinh nghiệm quí giá trong việc tổ chức hoạt động đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở trường đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội; Các giải pháp của luận án là những chỉ dẫn cụ thể để cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên vận dụng trong các trường đại học có đào tạo ngành An toàn thông tin. 11. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 03 chương và các phụ lục: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương 2: Thực tiễn quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay đáp ứng nhu cầu xã hội. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo ngành An toàn thông tin Thuật ngữ an toàn thông tin được sử dụng để diễn đạt sự an toàn của các hệ thống CNTT. Ý tưởng dạy các kiến thức an toàn không phải mới, nhưng bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong những năm 1980. Khi các ngành công nghệ và máy tính phát triển, các công trình nghiên cứu về an toàn thông tin đã ngày càng nhiều hơn. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin 1.1.2.1. Nghiên cứu quản lý đào tạo ở trường đại học, cao đẳng 1.1.2.2. Nghiên cứu quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin 1.1.3. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo 1.1.3.1. Đánh giá chung 1.1.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 1.2. Ngành an toàn thông tin 1.2.1. Khái niệm an toàn thông tin An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin tránh bị truy cập, sử dụng, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bí mật và tính khả dụng của thông tin. 1.2.2. Vai trò của an toàn thông tin Thông tin là một tài sản quý giá cũng như các loại tài sản khác của các tổ chức cũng như các doanh nghiệp và cần phải được bảo vệ trước vô số các mối đe dọa từ bên ngoài cũng như bên trong nội bộ để bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục, giảm thiểu các rủi ro và đạt được hiệu suất làm việc cao nhất cũng như hiệu quả trong đầu tư. 1.2.3. Đặc thù ngành An toàn thông tin 1. Ngành An toàn thông tin có thể coi là một phân nhánh của ngành CNTT. 2. Mục đích của ATTT là để bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp. 3. An toàn thông tin là một ngành rất phức tạp và luôn có tính cập nhật. 4. Lĩnh vực an toàn thông tin liên quan đến nhiều vấn đề đặc thù khác nhau như sự phát triển với tốc độc rất nhanh về môi trường công nghệ, các hành vì tấn công, sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. 5. Đào tạo ATTT không chỉ hướng đến hình thành kỹ năng, mà còn xây dựng nhân cách hệ thống đội ngũ nhân lực làm việc với những phẩm chất đáng quý như tôn trọng kỷ luật, cẩn trọng trong công việc, linh hoạt, nhạy bén xử lý tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc để có thể phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn... 6 6. Với những đặc thù đó, có thể thấy đào tạo ATTT phức tạp và có nhiều yêu cầu cao hơn so với chuyên ngành CNTT. 1.3. Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội 1.3.1. Nhu cầu xã hội và đáp ứng nhu cầu xã hội Nhu cầu xã hội về đào tạo là nhu cầu được đáp ứng về số lượng và chất lượng nhân lực từ nhà nước, các tổ chức riêng biệt và cá nhân. 1.3.2. Đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội 1.3.2.1. Khái niệm về đào tạo Đào tạo là quá trình chuyển giao tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn giữa người dạy và người học trong một môi trường dạy và học xác định. Theo đó, nhà trường thực hiện chức năng đào tạo theo quá trình bao gồm các khâu: 1) đầu vào: tuyển sinh, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện đào tạo; 2) các hoạt động đào tạo: dạy, học,…; và 3) đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, cấp văn bằng, kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo. 1.3.2.2. Khái niệm Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội là hoạt động đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo quy luật cung-cầu trong cơ chế thị trường về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. 1.3.2.3. Chương trình và phương pháp đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin Ngành An toàn thông tin đòi hỏi sinh viên cần phải có tư duy toán học và tư duy hệ thống tốt vì chuyên gia an toàn thông tin sẽ làm việc trong môi trường số hóa, nhiều công việc liên quan đến mã hóa, xây dựng các thuật toán phục vụ cho việc phòng thủ, phát hiện xâm nhập, tấn công trong môi trường mạng. 1.4. Một số mô hình quản lý đào tạo 1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình Mô hình này bao gồm các thành tố cơ bản “đầu vào”, “quá trình dạy học” và “đầu ra”. Hình 1.1: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình 7 1.4.2. Mô hình CIPO Hình 1.3: Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO 1.5. Quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 1.5.1. Khái niệm Quản lý, quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội 1.5.1.1. Khái niện Quản lý Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. 1.5.1.2. Quản lý đào tạo Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung của quá trình đào tạo. 1.5.1.3. Quản lý đào tạo ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội Quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để thực hiện các hoạt động đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc quản lý thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm giúp quá trình đào tạo được vận hành một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác dạy và học trong giáo dục đào tạo. 1.5.2. Nội dung quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin theo tiếp cận phối hợp CIPO và chức năng quản lý 1.5.2.1. Mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 8 Hình 1.4: Mô hình CIPO trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 1- Quản lý đầu vào a) Quản lý công tác tuyển sinh b) Quản lý chương trình đào tạo c) Quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu của hoạt động ĐT ngành ATTT gồm: 2- Quản lý quá trình - Xây dựng quy trình tổ chức đào tạo - Quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của học viên - Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên 3- Quản lý đầu ra a) Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp b) Quản lý thông tin đầu ra 4- Tác động của bối cảnh đến quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội 1.5.2.2. Ma trận các chức năng quản lý kết hợp vận dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội Nhằm định hướng và chủ động triển khai quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội vận dụng mô hình CIPO, để dễ dàng trong việc tiếp cận những điểm đặc trưng và những vấn đề cốt lõi cần tập trung nghiên cứu, tác giả lập ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO trong ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học hiện nay. 9 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người mang ý nghĩa quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động xã hội. Quản lý đúng sẽ dẫn đến thành công, ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý chưa đúng sẽ dẫn đến thất bại, suy thoái. Việc thành công hay thất bại trong quản lý chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, hay các yếu tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. - Nhận thức về công tác đào tạo ngành An toàn thông tin - Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý - Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo - Cơ cấu tổ chức đào tạo ngành An toàn thông tin Kết luận chương 1 An toàn thông tin và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin đã được nhiều công trình trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi mà vấn đề an ninh mạng đang trở nên bức xúc thì vấn đề đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội càng trở nên cấp thiết. Đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội là hoạt động đào tạo nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng theo quy luật cung-cầu trong cơ chế thị trường về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội, luận án tiếp cận theo mô hình CIPO kết hợp các chức năng quản lý, trong đó bào gồm các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Việc quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin dựa trên mô hình CIPO kết hợp các chức năng quản lý sẽ giúp quá trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin được vận hành một cách hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội đang đặt ra. Nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin xuất phát từ nhiều chủ thể, bao gồm nhà nước, các tổ chính chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục và cá nhân người học.Trong quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT cần chú ý phân tích bối cảnh, phân tích những yêu cầu xã hội đặt ra, từ đó xác định nội dung đào tạo để tổ chức quá trình đào tạo đảm bảo chất lượng. 10 Chương 2 THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2.1. Khái quát về đào tạo ngành An toàn thông tin ở Việt Nam 2.1.1. Nhu cầu xã hội về nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin Khi tình hình an toàn, an ninh thông tin diễn biến phức tạp hơn thì yêu cầu của xã hội đối với kỹ năng nghề nghiệp của kỹ sư, chuyên gia an toàn thông tin cũng trở nên cao hơn.. 2.1.2. Các loại hình và chương trình đào tạo nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin 2.1.2.1. Các loại hình đào tạo nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin - Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ bậc cao - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT - Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về ATTT 2.1.2.2. Chương trình đào tạo nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin Để đáp ứng yêu cầu thay đổi theo xu hướng chung của thế giới, chương trình đào tạo đã được chú ý dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, và bước đầu có một cách tiếp cận toàn diện. 2.2. Mô tả tổ chức và phương pháp xử lý kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1. Giới thiệu khách thể khảo sát Luận án đi sâu nghiên cứu về đào tạo ngành ATTT và quản lý đào tạo ngành ATTT của 03 trường đại học ở Việt Nam có triển khai đào tạo trình độ đại học ngành ATTT. Cụ thể là ọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; ọc viện Kỹ thuật mật mã; Trường Đại học công nghệ TT - Đ QGTp. CM. 2.2.2. Tổ chức khảo sát Bảng 2.2: Thang đánh giá thực trạng 1-1,75 1,76 – 2,50 2,51-3,25 3,26-4,00 Giá trị X s Mức độ đáp ứng Yếu Trung bình Khá Tốt 2.3. Thực trạng đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin tại các trường đại học 2.3.1. Thực trạng công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học Các trường thực hiện tuyển sinh liên tục trong năm với hình thức tuyển thẳng (đối với thí sinh đạt giải cao trong cuộc thi cấp quốc gia và cấp quốc tế) và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Quy mô tuyển sinh ở các trường đại học với ngành ATTT được thể hiện ở bảng 2.3 sau: 11 Bảng 2.3: Qui mô đào tạo sinh viên ngành ATTT tại các trường đại học Học viện Công Học viện Trường Đại học Qui mô Năm nghệ ưu chính Kỹ thuật công nghệ TT sinh viên Viễn thông mật mã ĐHQGTp.HCM Năm 2017 500 2500 500 Quy mô đào tạo Năm 2018 600 2400 600 ngành ATTT Năm 2019 750 2400 650 Năm 2017 180 600 80 Tuyển sinh ngành ATTT Năm 2018 150 500 100 trong năm Năm 2019 200 450 120 (Nguồn báo cáo thống kê của các trường đại học) 2.3.2. Thực trạng hạ tầng công nghệ đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Phân tích số liệu tại bảng 2.5. cho thấy, các trường đã có đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội với trung tâm dữ liệu, hệ thống lab thực hành, hạ tầng kết nối; hệ thống quản lý học tập (LMS); hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS); hệ thống quản lý đào tạo; hệ thống lớp học trực tuyến đồng bộ; Cổng thông tin đào tạo trực tuyến. Mặc dù việc triển khai hạ tầng hệ thống hạ tầng CNTT trong đào tạo ngành ATTT đòi hỏi phải đầu tư nguồn kinh phí lớn nhưng các trường đại học đã chú trọng đầu tư nguồn lực để trang bị hệ thống đảm bảo môi trường ĐT cho người học. Đánh giá của CBQL về mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống thiết bị đối với hoạt động dạy học ở mức khá, điểm TB: 2,95. Đánh giá của CBQL về mức độ hiện đại (so với công nghệ hiện tại được sử dụng ở Việt Nam) của hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy - học của nhà trường hiện nay điểm TB 2.6. 2.3.3. Thực trạng về học liệu đào tạo ngành ATTT ở trường đại học Kết quả khảo sát cho thấy, nhà trường đã đáp ứng cao ở các nội dung: Tài liệu hướng dẫn tự học; Ngân hàng câu hỏi trách nghiệm và bài lab mô phỏng thực hành. Tỉ lệ đánh giá của CBQL, GV, SV theo các nội dung này chiếm từ 50.4% đến 100%. Đánh giá của CBQL về mức độ đáp ứng của hệ thống học liệu ATTT đối với hoạt động dạy - học ở mức khá, điểm TB: 2,96. Trong những năm gần đây, các trường đã đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT dựa trên cơ sở hàng năm thay đổi về CTĐT; Thực hiện đầu tư dựa trên hàng năm thay đổi về nội dung chuyên môn (điểm TB: 3.6). Sự cải tiến này là cần thiết trong bối cảnh công nghệ đổi mới. 2.3.4. Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành ATTT ở các trường đại học Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL cho thấy mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành ATTT đối với yêu cầu đào tạo ở mức độ khá (ĐTB = 3,12 mức độ khá). 12 Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo ngành ATTT là tương đối tốt, điểm TB: 3.55. Bảng 2.13, kết quả khảo sát cho thấy, CBQL đánh giá mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực thiết kế chương trình đào tạo ngành ATTT, điểm TB: 3,56. 2.3.5. Thực trạng hình thức tổ chức và ban hành văn bản đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL, GV, SV đều đánh giá đúng về hình thức tổ chức đào tạo ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội tại các trường đại học đó là đào tạo chính quy và theo hệ thống tín chỉ. Số liệu nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 2.15 đã cho thấy rằng, hầu hết CBQL, GV, SV đều khẳng định các trường đại học đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội có hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐT. 2.3.6. Thực trạng quá trình dạy học ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Bảng 2.16: Đánh giá mức độ thực hiện quá trình dạy học ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Mức độ Khách thể Điểm TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu khảo sát TB SL % SL % SL % SL % CBQL 245 86.0 38 13.3 2 0.7 0 0.0 3.9 GV 208 80.0 47 18.1 5 1.9 0 0.0 3.8 Thực hiện theo đúng 1 qui trình và kế hoạch SV 131 38.5 171 50.3 38 11.2 0 0.0 3.3 Cựu SV 55 19.2 196 68.3 36 12.5 0 0.0 3.1 CBQL 62 21.7 221 77.5 2 0.7 0 0.0 3.2 Áp dụng công nghệ GV 143 55.0 106 40.8 8 3.1 3 1.1 3.5 2 thông tin trong giảng SV 144 42.3 150 44.1 19 5.6 27 7.9 3.2 dạy Cựu SV 54 18.8 182 63.4 32 11.1 19 6.6 2.9 CBQL 29 10.2 236 82.8 18 6.3 2 0.7 3.0 Tương tác giữa GV 135 51.9 99 38.1 13 5.0 3 1.1 3.3 3 giảng viên - sinh SV 140 41.2 119 35.0 81 23.8 0 0.0 3.2 viên - sinh viên Cựu SV 126 43.9 107 37.3 54 18.8 0 0.0 3.3 CBQL 42 14.7 188 66.0 27 9.5 28 9.8 2.9 Quá trình dạy có sự GV 114 43.8 133 51.1 5 1.9 8 3.1 3.4 giám sát, hỗ trợ của 4 đội ngũ quản lý đào SV 104 30.6 155 45.6 35 10.3 46 13.5 2.9 tạo Cựu SV 17 5.9 203 70.7 15 5.2 52 18.1 2.6 Bảng 2.16 cho thấy: Các trường đại học đã thực hiện ở mức độ khá tốt quá trình tổ chức dạy học đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Mức độ đánh giá của các khách thể khảo sát cụ thể (CBQL với ĐTB = 3,23; GV với ĐTB: 3.5; SV với ĐTB: 3.14; cựu SV với ĐTB: 2.97). 13 Bảng 2.17: Đánh giá mức độ thực hiện quá trình học tập ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Mức độ Khách thể Điểm TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu khảo sát TB SL % SL % SL % SL % CBQL 220 77.2 65 22.8 0 0.0 0 0.0 3.8 Thực hiện theo GV 156 60.0 83 31.9 21 8.1 0 0.0 3.5 1 đúng qui trình và SV 159 46.8 140 41.2 41 12.1 0 0.0 3.3 kế hoạch Cựu SV 105 36.6 145 50.5 37 12.9 0 0.0 3.2 Khả năng tự học CBQL 87 30.5 169 59.3 29 10.2 0 0.0 3.2 của sinh viên qua GV 86 33.1 148 56.9 16 6.1 10 3.8 3.2 2 bài giảng điện tử SV 110 32.3 196 57.6 34 10.0 0 0.0 3.2 theo yêu cầu của Cựu SV 90 31.4 165 57.5 20 7.0 12 4.2 3.2 môn học CBQL 50 17.5 73 25.6 125 43.9 37 13 2.5 Tương tác giữa GV 45 17.3 60 23.1 120 46.2 35 13.5 2.4 3 giảng viên-sinh SV 55 16.2 67 19.7 167 49.1 51 15 2.4 viên-sinh viên Cựu SV 90 31.4 95 31.1 63 22 39 13.6 2.8 CBQL 96 33.7 113 39.6 67 23.5 9 3.2 3.0 Quá trình học có sự GV 55 21.1 164 63.1 34 13.1 7 2.7 3.0 giám sát, hỗ trợ của 4 đội ngũ hỗ trợ, SV 79 23.2 196 57.6 54 15.9 11 3.2 3.0 phục vụ đào tạo Cựu SV 17 5.9 200 69.7 18 6.3 52 18.1 2.6 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tổ chức dạy học ngành đáp ứng nhu cầu xã hội tại các trường đại học đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng qui định và kế hoạch đã xác lập. 2.3.7. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Kết quả số liệu khảo sát tại Bảng 2.19 cho thấy: - CBQL đánh giá các nội dung thực hiện ở mức khá, điểm TB là 3.06. - GV đánh giá các nội dung thực hiện với điểm TB là 3.43. - SV tham gia đánh giá các nội dung trên đạt điểm TB: 3.36. Đánh giá về sự tham gia của các lực lượng đánh giá kết quả học tập và xét tốt nghiệp của sinh viên: Kết quả khảo sát cho thấy các đơn vị trong nhà trường tham gia tích cực vào hoạt động đánh giá kết quả học tập và xét tốt nghiệp của sinh viên. Trong đó các đơn vị chức năng nòng cốt là Phòng Đào tạo; Phòng Khảo thí và ĐBCLGD, Khoa giáo viên và Hội đồng chuyên môn ngành. 14 2.3.8. Thực trạng khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Bảng 2.21: Đánh giá về khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học Giảng CBQL Sinh viên viên TT Nội dung SL % SL % SL % 1 Tuyển sinh không đủ số lượng 35 12.3 14 5.4 155 45.6 Hạ tầng CNTT chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng 2 112 39.3 140 53.8 272 80.0 hoặc chưa hiện đại Môi trường học tập chưa đáp ứng tốt các hoạt 3 225 78.9 221 85.0 263 77.3 động tương tác giữa giảng viên-sinh viên Nội dung học liệu không sát thực tế, ít cập 4 42 14.7 73 28.1 236 69.4 nhật kiến thức, CNTT mới Người học gặp khó khăn về phương tiện học 5 23 8.1 109 41.9 196 57.6 tập Người học còn yếu về phương pháp và kỹ 6 221 77.5 153 58.8 231 67.9 năng học tập trên mạng Internet 7 Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng 173 60.7 195 75.0 93 27.3 Đội ngũ giảng viên chưa thành thạo về 8 phương pháp và kỹ năng giảng dạy trên môi 14 4.9 41 15.8 82 24.1 trường Internet Đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo chưa đáp ứng 9 97 34.0 78 30.0 112 32.9 về số lượng và dịch vụ hỗ trợ Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa 10 25 8.8 161 61.9 51 15.0 đầy đủ Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử 11 211 74.0 176 67.7 158 46.5 dụng nhân lực còn hạn chế Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà trường 12 9 3.2 150 57.7 145 42.6 chưa phù hợp Trình độ của đội ngũ quản lý còn chưa đáp 13 12 4.2 107 41.1 90 26.5 ứng Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo 14 198 69.5 133 51.1 139 40.9 còn eo hẹp Kết quả khảo sát tại Bảng 2.21 cho thấy những khó khăn trong đào tạo ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học hiện nay. 15 2.4. Thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào 2.4.1.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 2.22 cho thấy, cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn người học đạt mức độ khá (ĐTB chung của toàn thang đo CBQL= 3.64; GV= 3.3). 2.4.1.2. Thực trạng quản lý các điều kiện triển khai đào tạo cử nhân ngành ATTT tại trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại Bảng 2.23 cho thấy, cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý điều kiện triển khai đào tạo ATTT đạt mức độ khá (ĐTB chung của toàn thang đo là 2,74). 2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo 2.4.2.1. Thực trạng quản lý tổ chức đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Qua số liệu khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.24 cho thấy, chủ thể quản lý ĐT tại các trường đại học được nghiên cứu thực hiện nội dung quản lý hoạt động tổ chức đào tạo đại học ngành ATTT ở mức độ tốt (ĐTB = 3.3). 2.4.2.2. Thực trạng quản lý quá trình dạy học cử nhân ngành ATTT Dạy học là hoạt động quan trọng nhất trong đào tạo cử nhân ngành ATTT, đánh giá thực trạng quản lý quá trình dạy học cử nhân ngành ATTT. Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.3 sau: 2,5 Giám sát quá trình kiểm tra-đánh giá và đánh… 2,4 Chỉ đạo hoạt động kiểm tra-đánh giá đảm bảo… 2,2 Tổ chức quá trình kiểm tra-đánh giá thực hiện… 2,4 2,3 Kiểm tra, giám sát quá trình học tập của sinh viên 2,4 Chỉ đạo hỗ trợ các hoạt động học tập GV 2,6 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên… CBQL 3,0 Tư vấn và lập kế hoạch học tập cho sinh viên 2,8 Giám sát quá trình dạy-học và đánh giá hiệu… 2,5 Chỉ đạo hoạt động dạy-học đảm bảo chất lượng… 3,8 Tổ chức quá trình dạy-học thực hiện theo đúng… 3,7 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 iểu đồ 2.3: Đánh giá về quản lý quá trình dạy học ngành ATTT 16 Qua số liệu khảo sát trên cho thấy quản lý quá trình dạy-học ở các trường thực hiện ở mức độ khá (ĐTB = 2,56). 2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra 2.4.3.1. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả tốt nghiệp của cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội tại các trường đại học Bảng 2.26: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý kết quả tốt nghiệp của cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Mức độ thực hiện T Khách Điểm T Nội dung thể Tốt Khá TB Yếu TB khảo sát SL % SL % SL % SL % Xây dựng kế hoạch CBQL 188 66.0 87 30.5 10 3.5 0 0.0 3.6 đánh giá kết quả đầu ra 1 phù hợp với nhu cầu xã GV 161 61.9 64 24.6 35 13.5 0 0.0 3.5 hội Triển khai hoạt động CBQL 191 67.0 85 29.8 7 2.5 2 0.7 3.6 đánh giá kết quả đầu ra 2 theo CTĐT và yêu cầu GV 159 61.1 67 25.8 14 5.4 20 7.7 3.4 của xã hội Chỉ đạo hoạt động đánh CBQL 54 18.9 212 74.4 19 6.7 0 0.0 3.1 giá kết quả đầu ra và tốt 3 nghiệp phù hợp với quan điểm đáp ứng nhu GV 57 21.9 198 76.1 5 1.9 0 0.0 3.2 cầu xã hội Kiểm tra, giám sát hoạt CBQL 53 18.6 204 71.6 25 8.8 3 1.0 3.1 động đánh giá kết quả 4 đầu ra và tốt nghiệp theo hướng đáp ứng nhu cầu GV 42 16.1 184 70.8 25 9.6 9 3.5 3.0 xã hội Qua số liệu khảo sát trên cho thấy quản lý quá trình kiểm tra đánh giá ĐT ở các trường thực hiện ở mức độ tốt (CBQL = 3,35; GV = 3,27). Tất cả 4 khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này đều được đánh giá có mức độ thực hiện tốt (ĐTB = 3,3). 2.4.3.2. Quản lý thông tin đầu ra ngành ATTT Quản lý thông tin đầu ra có vai trò quan trọng nhằm xác định được kết quả thực hiện từ đầu vào đến quá trình học tập và trong mối liên hệ với bối cảnh, khẳng định giá trị đầu ra của quá trình đào tạo, từ đó các trường đưa ra quyết định tiếp tục, hủy bỏ, sửa đổi hay tập trung vào những hoạt động cần thiết và liên kết các hoạt động giữa các giai đoạn chính khác của quá trình thay đổi. Công tác quản lý thông tin đầu ra tại các trường được đánh giá ở mức trung bình cho thấy việc quản lý công tác quản 17 lý thông tin đầu ra tại các trường còn chưa tốt, các chủ thể quản lý hoạt động này tại trường đại học cần quan tâm hơn nữa tới việc thực hiện nội dung này. 2.4.4. Thực trạng bối cảnh đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội Qua kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố có ĐTB cao nhất đó là: “Nhận thức của CBQL về công tác đào tạo ngành ATTT” và yếu tố “Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo”, (ĐTB là 2,8-2,9). Như vậy, các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng khá nhiều tới quản lý hoạt động đào tạo cử nhân ngành ATTT tại trường đại học. Các yếu tố còn lại như “Năng lực của đội ngũ CBQL nhà trường” và yếu tố “Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo trong nhà trường” có ĐTB thấp hơn 2 yếu tố trên, tuy nhiên vẫn có mức độ ảnh hưởng nhất định tới quản lý hoạt động này. 2.5. Nhận xét chung thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội 2.5.1. Ưu điểm - Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường có đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã ban hành các văn bản, quyết định và hướng dẫn công tác tổ chức đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin. - Nhà nước có chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin và chuyên gia về An ninh mạng. - Cán bộ quản lý và giảng viên đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, có động cơ phấn đấu vươn lên, chủ động xây dựng kế hoạch để phối hợp công tác nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội. - Chất lượng SV tốt nghiệp ngành An toàn thông tin đã được các cơ sở sử dụng lao động đánh giá là bước đầu đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn, số lượng, tinh thần, thái độ. - Cơ chế tự chủ trong quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hoạt động. - Các trường đại học có đào tạo cử nhân ngành ATTT đã có những qui định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng khoa, trung tâm. 2.5.2. Hạn chế - Về cơ chế quản lý đào tạo ở các trường đại học vẫn còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế thị trường và chưa tổ chức đào tạo theo quan điểm đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo hầu như chưa được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ quản lý chính qui, dài hạn, tập trung. 18 - Về cơ sở vật chất, học liệu và phòng học thực hành còn thiếu. - Chương trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin chưa có được sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà quản lý ở các cơ sở sử dụng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường. 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân đầu tiên thuộc về yếu tố bối cảnh, đó là tốc độ phát triển khoa học và công nghệ quá nhanh trong thực tiễn, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong khi chương trình đào tạo cử nhân ngành ATTT và trình độ đội ngũ giảng viên chưa theo kịp với tốc độ tiến bộ CNTT. Kết luận chương 2 Kết quả nghiên cứu thực trạng đào tạo cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội tại các trường đại học cho thấy việc đảm bảo các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống học liệu, hệ thống quản lý học tập, đội ngũ giảng viên, quá trình tổ chức dạy học mới đáp ứng ở mức độ khá. Trong quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT theo mô hình CIPO như quản lý tuyển sinh và tư vấn học tập, quản lý học liệu, quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo, quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐT, đầu ra và tốt nghiệp ĐTATTT ở các trường thực hiện ở mức độ khá. Tuy nhiên các nội dung quản lý như: quá trình dạy-học; điều kiện triển khai đào tạo; đội ngũ giảng viên; kiểm tra đánh giá ĐT cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội; thông tin đầu ra ĐT ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường đại học được nghiên cứu có mức độ thực hiện trung bình. Các yếu tố bối cảnh như nhận thức về công tác ĐT cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội; Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý; Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội đều có ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, nhưng ở mức độ trung bình. Từ thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT đặt ra cần phải đề xuất các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành ATTT ở các trường đại học hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất