Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho h...

Tài liệu Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường thpt ngô gia tự vĩnh phúc

.PDF
57
55
77

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGUYỄN THANH NAM LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG CHO HỌC SINH NAM KHỐI 10 TRƢỜNG THPT NGÔ GIA TỰ - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI, 5 - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGUYỄN THANH NAM LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG CHO HỌC SINH NAM KHỐI 10 TRƢỜNG THPT NGÔ GIA TỰ - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: CNKHSP GDTC Hƣớng dẫn khoa học: ThS. LÊ THỊ NGỌC MAI HÀ NỘI, 5 - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thanh Nam Sinh viên lớp K40 GDTC Trường ĐHSP Hà Nô ̣i 2 Tôi xin cam đoan trước hội đồng khoa học đề tài này là của riêng tôi , kế t quả nghiên cứu của đề tài không trùng với bấ t cứ đề tài nào nghiên cứu về vấ n đề này ta ̣i Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc. Toàn bộ những vấn đề đươ ̣c đưa ra bàn luâ ̣n nghiên cứu là những vấ n đề mang tiń h thời sự , cấ p thiế t và đúng thực tế của trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc. Hà nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thanh Nam DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH TW : Ban Chấp hành Trung ương ĐC : Đối chứng GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo GDTC : Giáo dục thể chất QN : Quãng nghỉ SL : Số lần STN : Sau thực nghiệm STT : Số thứ tự (s) : Giây TDTT : Thể dục thể thao TN : Thực nghiệm TT : Thứ tự TTCB : Tư thế chuẩn bị TTN : Trước thực nghiệm THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông VĐV : Vận động viên XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 1.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất4 1.1.1. Các quan điểm về GDTC .................................................................................... 4 1.1.2. Giáo dục thể chất trong nhà trường THPT ......................................................... 5 1.2. Khái niệm về kỹ thuật, vai trò của kỹ thuật điền kinh........................................... 6 1.3. Khái niệm và vai trò của bài tập chuyên môn ....................................................... 6 1.4. Cơ sở sinh lý của các tố chất thể lực. ..................................................................... 8 1.4.1. Cơ sở sinh lý của tố chấ t sức ma ..................................................................... 8 ̣nh 1.4.2. Cơ sở sinh lý của tố chấ t sức nhanh .................................................................... 9 1.4.3. Cơ sở sinh lý ủca tố chấ t sức bề n...................................................................... 10 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh THPT từ lớp 10 trở lên. ....................... 12 Chƣơng 2. NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .. 15 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổ ng hơ ̣p tài liê ..................................................... 15 ̣u 2.2.2. Phương pháp quan sát sư pha......................................................................... 16 ̣m 2.2.3. Phương pháp phỏng vấ n.................................................................................... 16 2.2.4. Phương pháp kiể m tra sư pha........................................................................ 16 ̣m 2.2.5. Phương pháp thực nghiê ̣m sư pha ................................................................. 17 ̣m 2.3. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................... 18 2.3.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 18 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 20 2.3.3. Điạ điể m nghiên cứu.......................................................................................... 20 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 21 3.1. Đánh giá thực tra ̣ng công tác GDTC và sử du ̣ng bài tâ ̣p nh ằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự –Vĩnh Phúc............................................................................................. 21 3.1.1. Thực trạng công tác GDTC ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc........ 21 3.1.2. Thực trạng giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng tại trường THPT. .................................................................................................... 24 3.1.3. Thực trạng việc sử dụng bài tập nâng cao thành tích nhảy cao trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. .................................................................................. 26 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc................................................................................................... 27 3.2.1. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc .. 27 3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập ...................................................... 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 44 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Đội ngũ giáo viên TDTT Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc. ....... 22 Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn GDTC23 Bảng 3.3. Kết quả điều tra những sai sót thường gặp trong tập luyện môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng của nam học sinh khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc ( n=70) ................................................................................... 25 Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn giáo viên về việc lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc(n = 20)....................................... 29 Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn giáo viên về các test đánh giá thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc (n= 15) ...................................................................................... 33 Bảng 3.6. Tiến trình thực nghiệm bài tập nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nam khối 10trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc ............................... 36 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra các test trước thực nghiệm(nA =34; nB = 36).................. 37 Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra các test ở thời điểm sau thực nghiệm (nA=34; nB = 36)............................................................................................ 38 Biểu đồ 3.1. Thành tích bật cao tại chỗ với bảng của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm ......................................................................................................... 40 Biểu đồ 3.2. Thành tích chạy xuất phát cao 30m của 2 nhóm trướcvà sau thực nghiệm ......................................................................................................... 40 Biểu đồ 3.3. Thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng của 2 nhóm trước................... 41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động TDTT nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực… Phát triển TDTT được xem là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục vì “dân cường thì nước thịnh”. Đó cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng: “vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng nhân tố con người, coi con người là vốn quý nhất của xã hội. Bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người là nhiệm vụ quan trọng trong đó TDTT chiếm vị trí hàng đầu. GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của đất nước ta.Sự nghiệp giáo dục nói chung và GDTC nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Trong Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT có nhấn mạnh: “Điều chỉnh nội dung, phương pháp Giáo dục thể chất phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế”[13]. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể 2 dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật, các môn thể thao ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc sống nhất là trong quan hệ với bạn bè quốc tế trong đó có điền kinh. Điền kinh không những là một môn thể thao phát triển mạnh có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới mà còn là một phương tiện giáo GDTC và thể thao cho mọi lứa tuổi góp phần giáo dục con người phát triển một cách toàn diện. Điề n kinh đươ ̣c coi là nô ̣i dung giảng dạy chiń h thức trong nhà trường các cấ p, từ THCS , THPT đế n cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c. Nó là môn học rất cơ bản làm tiề n đề cho các môn khác. Tâ ̣p luyê ̣n điề n kinh không đòi hỏi sân ba,ĩ dụng cụ phức tạp, mà người tập có thể vận dụng mọi địa hình để tập luyện. Đó cũng chính là lý do môn thể thao này đã thu hút đông đảo mo ̣i tầ ng lớp đố i tươ ̣ng tham gia tâ ̣p luyê .̣n Trong điề n kinh có rấ t nhiề u nô ̣i dung khác nhau, trong đó nhảy cao là mô ̣t nội dung khá hấ p dẫn, nó được phát triển từ lâu với nhiều kỹ thuật nhảy khác nhau. Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào rất nhiề u yế u tố và cũng không thể tách rời mô ̣t giai đoa ̣n nào ca,̉ viê ̣c thực hiê ̣n tố t các giai đoa ̣n trong kỹ thuâ ̣t thì thành tích chúng ta sẽ được như ý muốn. Nhảy cao là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là phát triển thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Qua quan sát quá trình tập luyện cho thấy, thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc 3 chưa cao mà nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa nắm được nguyên lý kỹ thuật của động tác, thể lực chưa đảm bảo yêu cầu của bài tập. Mặt khác công tác giảng dạy thể chất còn mang tính đại trà, chương trình giảng dạy chưa được áp dụng một cách khoa học trong dạy học nhất là việc sắp xếp hệ thống bài tập bổ trợ, nâng cao. Trước đây có một số tác giả nghiên cứu về đề tài này như: Nguyễn Thị Lượng K34 khoa GDTC trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 với đề tài: “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh giậm nhảy nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Mỹ Lộc Nam Định”,….[12] nhưng tại trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc đề tài này chưa được nghiên cứu và áp dụng. Xuất phát từ thực tế trên để đáp ứng yêu cầu phát triển của TDTT trong nhà trường THPT, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc” * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được bài tập nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc. * Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn hợp lý các bài tập phát triển thành tích cho đối tượng nghiên cứu thì sẽ có hiệu quả trong việc nâng cao thành tích cho đối tượng nghiên cứu đó. Nếu bài tập mà chúng tôi áp dụng là đúng thì thành tích của học sinh nam khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc sẽ được cải thiện, nâng cao, góp phần nâng cao thành tích của bộ môn thể thao điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục thể chất 1.1.1. Các quan điểm về GDTC Nhà nước rất coi trọng GDTC trong trường học, công tác này nhằm phát triển, hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh - thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội dungbắt buộc của học sinh - sinh viên, nó được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện cơ sở vật chất từng nơi. Chỉ thị 36/CT –TW đã được Đại hội Đảng lần thứ IX xác định phương hướng và nhiệm vụ „„Đẩy mạnhhoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp, đào tạo, bồi độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn.Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hoạt động cao trong các hoạt động văn hóa thể thao”[4]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cũng khẳng định: “Công tác TDTT cần được coi trọng và nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học. Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia rèn luyện hàng ngày”[14]. Trong Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần 2 (khoá VIII) năm 1996 đưa ra nghị quyết quan trọng mang tính chiến lược đó là: “Sự nghiệp giáo dục đào tạo là cuốc sách hàng đầu”[6].Với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ tương lai của đất nước phát triển toàn diện: Đức, trí, thể, mĩ. Tại Hội Nghị TW IV khóa VII về đổi mới công tác Giáo Dục – Đào Tạo, trong Văn kiện có ghi: “Phát 5 triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần…”[8] đã khẳng định mục tiêu giáo dục nhằm giáo dục về nhân cách tăng cường thể lực cho học sinh, sinh viên. Ngày 07/08/1995 Thủ Tướng chính phủ đã ra chỉ thị 113/TT nêu rõ yêu cầu đối với tổng cục TDTT: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng hướng đến mục tiêu khỏe để xây dựng bảo vệ tổ quốc”[11]. GDTC trong nhà trường phổ thông nhằm từng bước nâng cao trình độ thể thao cho học sinh góp phần vào sự nghiệp TDTT của đất nước và đặc biệt Nghị quyết TW II khóa VIII về công tác Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định rõ GDTC trong trường học là rất quan trọng. Công tác TDTT phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Quốc phòng – An ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, trước hết là góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nan xã hội ở từng địa phương. 1.1.2. Giáo dục thể chất trong nhà trường THPT Cùng với sự phát triển của các môn học khác, môn thể dục trong các trường THPT hiện nay cũng đặc biệt được các cơ quan các cấp, các ngành quan tâm và đầu tư. Môn học thể dục ở trường THPT với các nội dung như Nhảy cao, Nhảy xa, Cầu lông, Đá cầu, Đẩy tạ, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng giúp cho học sinh biết tập luyện TDTT. Từ đó, góp phần phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam, có đủ sức khỏe, trí thông minh để hoàn thành nhiệm vụ học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. 6 1.2. Khái niệm về kỹ thuật, vai trò của kỹ thuật điền kinh 1.2.1. Khái niệm về kỹ thuật điền kinh Kỹ thuật điền kinh là hệ thống các cử động, các thao tác được thực hiện để giúp người tập hoàn thành nhiệm vụ vận động với hiệu quả cao nhất. Để đạt được thành tích tốt nhất trong điền kinh, vận động viên phải có kỹ thuật thực hiện động tác hợp lý và hiệu quả tốt nhất. Kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm cá nhân của vận động viên và điều kiện thực hiện động tác. 1.1.2. Vai trò của kỹ thuật điền kinh Thành tích thể thao cao phải dựa trên sự huấn luyện kỹ thuật, thể lực cho vận động viên. Để nắm được kỹ thuật, VĐV phải có sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ mềm dẻo và sự khéo léo được phát triển ở mức cao. Một trong những điều kiện cơ bản để nắm vững kỹ thuật thể thao có hiệu quả là sự tự giác của vận động viên trong tất cả các giai đoạn hoàn thiện, phải tìm hiểu, suy luận để hiểu rõ kỹ thuật mà mình áp dụng là thực sự hợp lý hay chưa. Trong điều kiện hiện nay, khi trình độ thành tích thể thao ở mức rất cao, nếu không nghiên cứu sâu để hoàn thiện kỹ thuật thì không thể đạt được thành tích cao, nhất là đối với những môn có kỹ thuật phức tạp. Việc hoàn thiện kỹ thuật được tiếp tục trong suốt quá trình huấn luyện. Huấn luyện không được bỏ qua việc dạy các thành phần kỹ thuật riêng lẻ, khắc phục các sai sót trong kỹ thuật. Vốn dự trữ kỹ năng vận động được tạo nên thông qua việc áp dụng các bài tập huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn khác nhau. Điều quan trọng là phải tính đến mối quan hệ hữu cơ giữa việc phát triển các tố chất thể lực với việc tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật. 1.3. Khái niệm và vai trò của bài tập chuyên môn 1.3.1. Khái niệm: Để đạt hiệu quả của GDTC, người ta sử dụng nhiều phương tiện giáo dục thể chất. Các phương tiện này bao gồm các bài tập chuyên môn (còn gọi 7 là bài tập TDTT), các yếu tố của tự nhiên, môi trường như nước, ánh sáng mặt trời, khí hậu, thời tiết, các yếu tố vệ sinh… Trong đó bài tập chuyên môn được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể chất. Bài tập chuyên môn là hành động vận động được lựa chọn nhằm giải quyết các nhiệm vụ GDTC. Là phương tiện GDTC, bài tập chuyên môn được thực hiện bằng sự vận động của cơ bắp một cách tích cực. Nói cách khác, bài tập thể chất là sự vận động tích cực của cơ thể con người, phù hợp với quy luật GDTC. Bài tập chuyên môn là phương tiện huấn luyện chủ yếu trong các môn thể thao. Tùy thuộc vào các môn thể thao khác nhau mà các bài tập đó được chuyên môn hóa cho phù hợp với yêu cầu tập luyện của môn thể thao chuyên sâu. Bài tập chuyên môn là phương tiện chủ yếu để huấn luyện nâng cao thể lực. Các bài tập được thực hiện lặp lại nhiều lần mới có thể phát triển toàn diện các tố chất thể lực chung và phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho từng môn thể thao. Căn cứ vào nội dung huấn luyện thể lực, phương thức của bài tập chuyên môn có thể phân chia thành bài tập phát triển thể lực toàn diện (bao gồm các bài tập với dụng cụ, không có dụng cụ, các bài tập khác) bài tập mang tính chuyên môn để phát triển thể lực cho môn chuyên sâu. Phương pháp thực hiện các bài tập thể lực cũng rất đa dạng, tác dụng tới một tố chất thể lực đơn lẻ hoặc nhiều tố chất thể lực, tùy theo mục đích sử dụng của HLV. Bài tập chuyên mônbao gồm các thành phần tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập đó. Các quá trình này quyếtđịnh tác dụng các bài tập đối với người tập. Các quá trình xảy ra trong cơ thể rất phức tạp, đa dạng và có thể xem xét từ các góc độ khác nhau: tâm lý, sinh lý, sinh hóa… Về góc độ sinh học, nội dung bài tập TDTT là những biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, 8 làm cho cơ thể chuyển sang một mức hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh. Nhờ vậy khả năng chức phận của cơ thể được hoàn thiện. Ngoài ra, người ta còn tính tới cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập. Tùy theo đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý có thể đạt mức khá lớn. 1.3.2. Vai trò: Trên cơ sở đó người học nắm bắt được từng phần sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh. Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật, để giúp người học hình thành được kỹ thuật, người ta sử dụng các bài tập khác nhau: - Mang tính chuẩn bị nhằm đưa người tập vào trạng thái sinh lí tâm lí thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật. - Mang tính dẫn dắt nhằm làm cho người tập nắm được các yếu lĩnh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từđơn lẻ đến hoàn thiện một kỹ thuật. - Mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác với các không gian và thời gian khác nhau nhằm tạo ra sự lợi dụng các kỹ năng đã có hình thành ra các kỹ năng mới. 1.4. Cơ sở sinh lý của các tố chất thể lực. Năng lực vận động của con người được thể hiện qua 5 loại tố chất sau: 1.4.1. Cơ sở sinh lý của tố chấ t sức maṇ h Sức ma ̣nh là khả năng khắ c phu ̣c tro ̣ng tải bên ngoài bằ ng sự căng cơ . Sức mạnh cơ bắp phụ thược vào đặc tính cảu quá trình thần kinh điều khiển. Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào: - Số lươ ̣ng đơn vi ̣vâ ̣n đô ̣ng (sơ ̣i cơ) tham gia vào căng cơ - Chế đô ̣ co của đơn vi ̣vâ ̣n đô ̣ng (sơ ̣i cơ) đó - Chiề u dài ban đầ u của sơ ̣i cơ trước lúc co Khi số lươ ̣ng cơ tố i đa các sơ ̣i cơ đề u co theo chế đô ̣ co cứng và chiề u dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thi cơ sẽ co với lực tối đa, lực đó go ̣i 9 là sức mạnh tối đa. Sức ma ̣nh tố i đa của mô ̣t cơ phu thuô ̣c vào số lươ ̣ng sơ ̣i cơ và tiết diện ngang (đô ̣ dày) của các sợi cơ. Thực tế sức ma ̣nh cơ của con người đươ ̣c đo khi cơ co tích cực , tức là có sự tham gia của ý thức. Vì vậy sức mạnh đó là sức mạnh tích cực tối đa. - Các yếu tố ảnh hưởng đế n sức ma ̣nh + Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi . Điề u kiê ̣n cơ ho ̣c của sự co cơ và chiề u dài ban đầ u của cơ ho ̣c là các yế u tố kỹ năng của hoa ̣t đô ̣ng sức ma ̣nh , hoàn thiện kỹ thuật động tác là t ạo điề u kiê ̣n cơ ho ̣c và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ. . Độ dày (tiế t diê ̣n ngang của cơ ): Khi đô ̣ dày của cơ tăng thì sức ma ̣nh cũng tăng. Tăng tiế t diê ̣n ngang của cơ do tâ ̣p luyê ̣n thể lực go ̣i là phì đa ̣i cơ. . Đặc điểm các loại sợi cơ có chứa trong cơ : Tỉ lệ các loại sợi cơ chậm (nhóm I) và nhanh (nhóm II - A, II - B) chứa trong cơ. + Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữ các sợi cơ và các cơ trước tiên là khả năng chức năng của nơron thầ n kinh vâ ̣n đô ̣ng, tức là mức đô ̣ phát xung đô ̣ng với tầ n số cao. - Cơ chế cải thiê ̣n sức ma ̣nh : cơ sở sinh lý của phát triể n sức ma ̣nh là tăng cường số lươ ̣ng đơn vi ̣vâ ̣n đô ̣ng tham gia và o hoa ̣t đô ̣ng, đă ̣c biê ̣t là các đơn vi ̣vâ ̣n đô ̣ng nhanh, chứa các sơ ̣i cơ nhóm II có khả năng phì đa ̣i cơ lớn. Nhiê ̣m vu ̣ trong giáo du ̣c sức ma ̣nh nói chung là phải phát triể n toàn diê ̣n các loại sức mạnh: Sức ma ̣nh tuyê ̣t đố i , sức mạnh bột phát…sử dụng hợp lý tro ng các điều kiện khác nhau.Vì thế, trong khi lựa cho ̣n các bài tâ ̣p hay các phương tiê ̣n khác để giáo du ̣c sức ma ̣nh thì phải ta ̣o ra sự căng cơ tố i đa. 1.4.2. Cơ sở sinh lý của tố chấ t sức nhanh - Sức nhanh là khả năng thực hiê ̣n đô ̣ng tác trong thời gian ngắ n nhấ t . Nó là tố chất tổng hợp của 3 yế u tố cấ u thành là : Thời gian phản ứng , thời gian của đô ̣ng tác riêng lẻ và tầ n số hoa ̣t đô ̣ng. 10 - Các yếu tố ảnh hưởng tới sức nhanh. + Độ linh hoạt của quá trình thần kinh : Thể hiê ̣n biế n đổ i nhanh chóng giữa hưng phấ n và ức chế trong trung tâm thầ n kinh , ngoài ra độ linh hoạt thầ n kinh còn bao gồ m cả tố c đô ̣ dẫn truyề n xung đô ̣ng trong các dây thần kinh ở ngoa ̣i vi. + Tố c đô ̣ co cơ : phụ thuộc trước tiên vào sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong cơ. Các cơ có tỉ lệ sợi nhanh cao , đă ̣c biê ̣t là sơ ̣i cơ nhóm II - A có khả năng tố c đô ̣ cao hơn. - Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh. Trong TDTT để phát triể n sức nhanh cầ n lựa cho ̣n những bài tâ ̣p giúp tăng cương đô ̣ linh hoa ̣t và tố c đô ̣ dẫn truyề n hưng phấ n ở trung tâm thầ n kinh và bô ̣ máy vận động, tăng cường phố i hơ ̣p giữa các sơ ̣i cơ và các cơ, nâng cao tố c đô ̣ thả lỏng cơ. Chọn những bài tập tần số cao trọng tải nhỏ , thời gian nghỉ dà.i 1.4.3. Cơ sở sinh lý của tố chấ t sức bền - Sức bề n là khả năng thực hiê ̣n lâu dài mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng nào đó hay nói cách khác sức bề n là mô ̣t khái niê ̣m chuyên biê ̣t thể hiê ̣n khả năng thực hiê ̣n lâu dài mô ̣t hoa ̣t động chuyên môn nhấ t đinh. ̣ - Sức bề n đ ặc trưng cho khả năng thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng thể lực kéo dài liên tục từ 2-3 phút trở lên, với sự tham gia của mô ̣t khố i lươ ̣ng cơ bắ p lớn nhờ sự hấ p thu ̣ O 2 để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằ ng con đường ưa khí . Như vâ ̣y , sức bề n trong thể thao là khả năng thực hiê ̣n lâu dài hoa ̣t đô ̣ng cơ bắ p toàn than hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính chấ t ưa khi.́ - Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền : Sức bề n không chỉ phu ̣ thuô ̣c vào tiề m lực năng lươ ̣ng của con người mà còn phu ̣ thuô ̣c vào viê ̣c biế t cách dự trữ năng lươ ̣ng mô ̣t cách tiế t kiê ̣m. 11 - Cơ chế cải thiê ̣n sức bề n : Cơ chế của phương pháp huấ n luyê ̣n sức bề n hê ̣ cơ là phát triể n sức bề n trong sự phát triể n lực của hê ̣ cơ . Vì thế phát triể n sức ma ̣nh của cơ bắ p có ý nghiã quan tro ̣ng trong viê ̣c nâng c ao thành tích những môn thể thao đòi hỏi sức bền hệ cơ. Biê ̣n pháp nhằ m làm tăng sức bề n: + Cầ n loa ̣i bỏ cơ thừa không năng xuấ t và sự căng thẳ ng + Cầ n giảm bớt đô ̣ng tác thừa không hiê ̣u quả + Sử du ̣ng năng lươ ̣ng đươ ̣c hồ i phục + Phải lựa chọn cường độ vận đọng tối ưu về mặt tiết kiệm + Cầ n thực hiê ̣n sự chuyể n đô ̣ng vâ ̣n đô ̣ng tố i ưu. 1.4.4. Cơ sở sinh lý của tố chất khéo léo  Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động. Cơ sở sinh lí của tố chất này là các phản xạ phối hợp phức tạp. Vì vậy mức độ phát triển khéo léo phụ thuộc trạng thái hệ thần kinh trung ương. Sự khéo léo có thể được biểu hiện qua ba hình thái chính sau: - Trong sự chuẩn xác của động tác về không gian. - Trong sự chuẩn xác của động tác khi thời gian thực hiện động tác bị hạn chế. - Khả năng giải quyết nhanh và đúng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động. - Khéo léo thường coi là tố chất vận động loại hai, phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác, như sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tập luyện phát triển sự khéo léo lâu dài làm tăng độ linh hoạt của các quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Tập luyện 12 các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp hoạt động giữa các cũng như cơ đối kháng. 1.4.5. Cơ sở sinh lý của tố chất mềm dẻo. Khác với các tố chất thể lực khác, mềm dẻo bắt đầu ngay trong những năm đầu của cuộc đời do sự phát triển tự nhiên của quy luật sinh học. Theo sự phát triển lứa tuối học sinh, sinh viên thì các tổ chức sụn ngày càng giảm, hệ thống xương ngày càng vững chắc, độ linh hoạt của các khớp cũng giảm sút, dây chằng vững chắc hơn và đàn tính của nó cũng kém hơn. Tất cả những điền đó đã làm giảm sút sự linh hoạt của các khớp và biên độ động tác. GDTC sẽ khắc phục được sự thoái hóa tự nhiên làm hạn chế độ mềm dẻo này. 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh THPT từ lớp 10 trở lên. Các em học sinh THPT là lứa tuổi đã và đang phát triển để đi đến hoàn thiện. Do đó, ở lứa tuổi này tâm sinh lí của các em cũng có các đặc điểm riêng và khác so với các lứa tuổi trước đó. 1.5.1. Đặc điểm tâm lí Về mặt tâm lí các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi người tôn trọng mình, đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích, tổng hợp, muốn biết nhiều, có nhiều hoài bão nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn, ước mơ độc đáo, mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là tuổi đầy nhu cầu sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới, trong đó có mối tình đầu thường để lại dấu vết trong sáng trong suốt cuộc đời. Thế giới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt, khô khan, trước hết nó là sự say mê, ước vọng, nhiệt tình. 13 1.5.2. Đặc điểm sinh lí Lứa tuổi này có thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ lớn chậm dần. Chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan cơ thể cũng được cao hơn. Ở lứa tuổi này, cơ thể các em vẫn phát triển chiều cao nhưng trong độ tuổi này các em lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm. - Hệ thần kinh: Hệ thần kinh tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên, đối với một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm các em nhanh chóng mệt mỏi. - Hệ tuần hoàn: Buồng tinh phát triển, hệ tuần hoàn của các em đã đạt đến mức gần hoàn thiện, tim của các em nam mỗi phút đập từ 70-80 lần/1 phút, huyết áp đạt từ 100- 110mlHg. - Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện, dung tích phổi tăng lên nhanh chóng (khoảng 2 - 2,3 lít), tần số hô hấp gần bằng của người lớn 10 -26 lần/phút. Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu co giãn cơ hoành. Do đó, trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý. - Hệ bài tiết: Điều hòa thân nhiệt hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là bài tiết qua da. Vì vậy, hồi phục sau tập luyện diễn ra nhanh. - Hệ vận động:  Cơ: Ở giai đoạn này cơ thể của các em phát triển khá nhanh, khối lượng cơ tăng nhanh đáng kể do hoạt động thể lực đa dạng nên các nhóm cơ nhỏ đã phát triển. Đặc biệt ở lứa tuổi này nếu tham gia tập luyện TDTT đều đặn thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất