Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn kỹ thuật xoa bóp thể thao thúc đẩy quá trình hồi phục sau tập luyện cho...

Tài liệu Lựa chọn kỹ thuật xoa bóp thể thao thúc đẩy quá trình hồi phục sau tập luyện cho câu lạc bộ bóng chuyền nam trường đại học sư phạm hà nội 2

.PDF
101
51
143

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT LÊ VĂN HOÀNG LỰA CHỌN KỸ THUẬT XOA BÓP THỂ THAO THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC SAU TẬP LUYỆN CHO CÂU LẠC BỘ BÓNG CHUYỀN NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT LÊ VĂN HOÀNG LỰA CHỌN KỸ THUẬT XOA BÓP THỂ THAO THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC SAU TẬP LUYỆN CHO CÂU LẠC BỘ BÓNG CHUYỀN NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo Dục Thể Chất Người hướng dẫn khoa học ThS: NGUYỄN THỊ THƠM HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Lê Văn Hoàng Sinh viên K40 khoa Giáo dục thể chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả nghiên cứu nỗ lực của bản thân. Bản khóa luận tốt nghiệp này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lê Văn Hoàng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐC Đối chứng ĐHQG Đại học quốc gia ĐHSP ĐTD Đại học sư phạm Độ tự do GDĐT Giáo dục đào tạo GDTC Giáo dục thể chất NXB Nhà xuất bản s Giây TDTT Thể dục thể thao TN Thực nghiệm TSHH Tần số hô hấp TT Thứ tự VĐV Vận động viên MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................. 4 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC trường học .... 4 1.2. Đặc điểm hoạt động của môn bóng chuyền. .................................... 6 1.2.1. Hệ cơ ............................................................................................. 6 1.2.2. Hệ máu .......................................................................................... 7 1.2.3. Hệ tim mạch .................................................................................. 7 1.2.4. Hệ hô hấp ...................................................................................... 7 1.2.5. Năng lượng tiêu hao ...................................................................... 7 1.3. Khái niệm mệt mỏi ........................................................................... 8 1.4. Cơ chế và đặc điểm của mệt mỏi trong tập luyện thể lực và hoạt động thể dục thể thao ở các vùng cường độ khác nhau ......................................... 9 1.5. Khái niệm về hồi phục ................................................................... 11 1.6. Quy luật diễn biến các quá trình hồi phục chức năng cơ thể nam sinh viên trong tập luyện thể dục thể thao .......................................................... 12 1.7. Các giai đoạn của quá trình hồi phục ............................................. 13 1.8. Chuẩn đoán mệt mỏi ...................................................................... 15 1.9. Xoa bóp hồi phục ........................................................................... 18 1.9.1. Khái niệm xoa bóp hồi phục ....................................................... 18 1.9.2. Tác dụng của xoa bóp hồi phục .................................................. 18 1.9.3. Tác dụng sinh lý và kỹ thuật xoa bóp ......................................... 20 1.10. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 ......................................... 21 1.10.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22 .............................................. 21 1.10.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 ............................................. 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ......... 25 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 25 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ............................... 25 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .............................................................. 26 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm................................................... 26 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học ....................................................... 29 2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm................................................... 30 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................ 31 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê .................................................. 32 2.3. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................ 33 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 33 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 34 2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................... 35 3.1. Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các bài tập xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục sau giờ tập cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ............................................................ 35 3.1.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập xoa bóp hồi phục sau giờ tập cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. ........................................................................................................... 35 3.1.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các bài tập xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục tích cực sau giờ tập cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đạ học Sư phạm Hà Nội 2............................................................... 36 3.1.3. Thực trạng đặc điểm biểu hiện bên ngoài của mệt mỏi ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ............................................................................................................ 38 3.1.4. Thực trạng trình độ thể lực của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ......................................... 43 3.1.5. Thực trạng hiệu quả sử dụng các phương tiện hồi phục của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... ..................................................................................................................... 45 3.2. Lựa chọn hệ thống bài tập xoa bóp nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục tích cực sau giờ tập cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ................................................................................ 48 3.2.1. Xác định các yêu cầu lựa chọn bài tập xoa bóp nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục tích cực sau tập luyện cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ......................................... 49 3.2.2. Lựa chọn các vùng, bộ phận áp dụng bài tập xoa bóp hồi phục cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ..... ............................................................................................................... 51 3.2.3. Lựa chọn bài tập xoa bóp nhằm thúc đẩy quá trình hối phục sau tập luyện cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ............................................................................................ 52 3.2.4. Lựa chọn thời gian áp dụng cho các động tác xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ............................................................................................ 66 3.2.5. Ứng dụng các bài tập xoa bóp đã lựa chọn thúc đẩy hồi phục sau tập luyện cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ............................................................................................................ 67 3.2.6. Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục sau tập luyện cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ................................................................................ 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 80 PHỤ LỤC ................................................................................................... 82 DANH MỤC BIỂU BẢNG TT Nội dung Trang Sơ đồ 1 Biến đổi chức năng trong và sau hoạt động thể lực. 14 Sơ đồ 2 Tác dụng chính của xoa bóp hồi phục. 19 Bảng 2.1 Thành tích chạy rẻ quạt. 27 Bảng 2.2 Thang điểm đánh giá thành tích nhảy dây của nam sinh viên. 28 Bảng 3.1 Kết quả quan sát về thực trạng sử dụng các bài tập xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục sau giờ tập cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường đại học sư phạm Hà Nội 2 (10 giáo án). 35 Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn thực trạng việc thực hiện bài tập hồi phục cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (N=30). 37 Bảng 3.3 Đặc điểm biểu hiện bên ngoài của mệt mỏi ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2(N=30). 38 Bảng 3.4 Cảm giác đau mỏi chủ quan ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (N=30). 39 Bảng 3.5 Thực trạng cảm giác đau mỏi chủ quan ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nhóm đối chứng trước thực nghiệm (N=15). 40 Bảng 3.6 Thực trạng cảm giác đau mỏi chủ quan ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ Bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (N=15). 42 Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm 43 Bảng 3.7 Hà Nội 2 (N=6). Thực trạng trình độ thể lực của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trước thực nghiệm. 44 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá khả năng hồi phục cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (N=6). 45 Bảng 3.10 Thực trạng hiệu quả sử dụng các phương pháp hồi phục sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trước thực nghiệm. 46 Bảng 3.11 Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ quan trọng của các yêu cầu lựa chọn bài tập hồi phục (N=6). 50 Bảng 3.12 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bộ phận thực hiện xoa bóp cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (N=6). 51 Bảng 3.13 Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các bài tập xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (N=6). 53 Bảng 3.14 Kết quả phỏng vấn lựa chọn thời gian áp dụng các động tác xoa bóp thúc đẩy quá trình hồi phục cho nam sinh viên câu bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (N=6). 66 Bảng 3.15 Kết quả phỏng vấn đánh giá đặc điểm biểu hiện mệt mỏi bên ngoài ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sau thực nghiệm (N=30). 69 Bảng 3.16 Kết quả phỏng vấn đánh giá cảm giác đau mỏi chủ quan ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ở nhóm đối chứng sau thực nghiệm (N=15). 70 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.17 Đánh giá cảm giác đau mỏi chủ quan ngay sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyển trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (N=15). 71 Bảng 3.18 Đánh giá trình độ thể lực của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyển trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sau thực nghiệm. 73 Bảng 3.19 Đánh giá hiệu quả sử dụng các phương pháp hồi phục sau tập luyện của nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sau thực nghiệm. 75 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xoa bóp có tác dụng đối với một số cơ quan, hệ cơ quan như hệ thần kinh có tác dụng kích thích thần kinh trung ương tiết ra endorphine gây cảm giác dễ chịu, khoan khoái, giảm căng thẳng. Đối với hệ thần kinh vận động xoa bóp sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành histamin và các chất Axetylcolin; đối với những tổ chức phần mềm thì giúp tiết ra một số loại axitamin giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh dinh dưỡng và chi phối chức năng của cơ quan nội tạng. Đối với hệ da xoa bóp làm tăng trường lực cơ ở da, tăng tính đàn hồi của da, kích thích chức năng miễn dịch không đặc hiệu của da, tăng chức năng bảo vệ của da. Còn với hệ cơ nhờ có xoa bóp mà số lượng mao mạch tham gia hoạt động tăng, tuần hoàn máu trong cơ được tăng lên kéo theo sự gia tăng về khả năng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng, đồng thời đào thải nhanh các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất. Các hiện tượng như phù nề, co cứng, hoặc đau cơ... sau buổi tập luyện gắng sức được khắc phục dễ dàng bằng các phương pháp xoa bóp khác nhau. Đối với khớp, dây chằng và gân thì xoa bóp có tác dụng rất tốt đối với ổ khớp, dây chằng và gân, xoa bóp làm tăng nhiệt độ, tăng số lượng mao mạch tham gia hoạt động, làm giãn các mạch máu, tăng cường khả năng cung cấp máu, tăng cường dinh dưỡng đến bao khớp, dây chằng, ổ khớp, gân cơ nên bao khớp dây chằng mềm mại tăng đàn tính và đảm bảo cho sức bền sinh học. Tăng tính thấm của màng sụn, màng hoạt dịch, bao hoạt dịch đẩy nhanh quá trình hình thành hoạt dịch nên là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị các chấn thương khớp, cũng như các bệnh thoái hoá khớp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao…. Như vậy có thể thấy rằng xoa bóp có một ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với các hệ cơ quan trong cơ thể và nhờ có xoa bóp mà khả năng làm việc của cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn. 2 Bóng chuyền là một môn thể thao đối kháng đồng đội, trong hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ và thường sử dụng tay, chân cùng các cơ thân mình để di chuyển, thực hiện các kỹ chiến thuật có bóng và không bóng. Vì vậy, trong tập luyện rất dễ xảy ra chấn thương và chóng mệt mỏi ở tay, chân và các cơ thân mình. Mà đặc thù câu lạc bộ bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là trong quá trình học tập tham gia câu lạc bộ bóng chuyền của nhà trường thì ngoài việc đảm bảo thời gian tập luyện, các em còn phải đảm bảo kết quả học tập tốt. Do đặc thù tập luyện nên sau các buổi tập trở về lớp học các em thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ, sự tập trung chú ý bài học thấp, chất lượng buổi học kém hiệu quả, kéo theo kết quả học tập của các em không được như mong đợi. Chưa kể đến trường hợp trong tập luyện bóng chuyền còn gặp chấn thương như đứt dây chằng, trật khớp, viên cơ.... Như vậy, sau vận động cần phải có quá trình hồi phục tốt để làm nền tảng nâng cao khả năng thích nghi, hiệu suất vận động, giảm mệt mỏi sau tập luyện… nên vấn đề hồi phục năng lực vận động cho sinh viên trong câu lạc bộ bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sau tập luyện là điều vô cùng cần thiết. Do đó ứng dụng kỹ thuật xoa bóp thể thao vào sau tập luyện có thể thúc đẩy hồi phục sau tập luyện cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là yếu tố quan trọng. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn kỹ thuật xoa bóp thể thao thúc đẩy quá trình hồi phục sau tập luyện cho câu lạc bộ bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng việc thực hiện hệ thống bài tập thúc đẩy quá trình hồi phục, đề tài tiến hành với mục đích: xây dựng bài tập xoa bóp thể thao nhằm thúc đẩy quá trình hồi 3 phục tích cực sau tập luyện cho nam sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2. Giả thuyết khoa học: Nếu bài tập xoa bóp mà chúng tôi áp dụng là đúng thì quá trình hồi phục sẽ được nâng cao góp phần làm tăng hiệu quả trong quá trình tập luyện của câu lạc bộ bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC trường học Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng…. Đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này [1], [2], [10]. Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới, “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng, phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế” [1], [2], [10]. Luật Giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2/12/1998 và pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định:“Nhà nước coi trọng TDTT trong trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp 5 thanh niên nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức TDTT ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được tập TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [10]. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đưa ra nhiệm vụ và giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học, đó là: TDTT trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học”. Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao trường học, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao [1], [2], [10]. Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học [10]. 6 1.2. Đặc điểm hoạt động của môn bóng chuyền. Bóng chuyền là môn hoạt động không có chu kỳ, công suất hoạt động tối đa. Các nam sinh viên phải có sức mạnh trong các pha đập bóng tấn công, có sức mạnh tốt để bật cao, nhanh nhẹn trước các pha tấn công của đối phương trong phòng thủ và bền bỉ trong suốt thời gian thi đấu [11]. 1.2.1 Hệ cơ Sức mạnh của cơ bắp được huy động tối đa trong những tình huống giậm nhảy và đập bóng. Khi đó lực và tốc độ của cơ bắp đóng vai trò quyết định, trước đó cơ bắp không cần sự căng cơ tối đa nhưng lúc nào cũng cần một sự chuẩn bị sẵn sàng để có thể phát sinh lực trong mọi tình huống tấn công và phản công do đó hệ cơ sẽ luôn mệt mỏi nhiều cả về thần kinh chi phối lẫn năng lượng tiêu hao và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất tích tụ tại các hệ cơ. Mệt mỏi chủ yếu ở các cơ ở vai, tay, hông và chân [3], [7]. - Theo chế độ hoạt động của cơ: Bóng chuyền là môn thể thao hoạt động với công suất dưới tối đa không có chu kỳ. Đặc thù hoạt động của cơ vừa hoạt động cơ tĩnh lực trong các kỹ thuật phòng thủ (chuẩn bị đỡ bóng) vừa hoạt động cơ động trong các kỹ thuật tấn công và phản công do đó cơ hoạt động theo cả hai cơ chế có cơ đẳng trương và co cơ đẳng trường [4], [5], [6], [9]. - Theo khối lượng cơ tham gia: khối lượng cơ tham gia là toàn thân và tập trung chủ yếu vào các cơ vùng vai, cánh tay, hông và chi dưới. + Các cơ ở vai: cơ thang, cơ trám lớn, cơ trám bé và cơ delta. + Các cơ ở cánh tay: cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ cánh tay trước, cơ tam đầu cánh tay. Ở cẳng tay có cơ cánh tay quay, cơ sấp tròn. + Các cơ ở chi dưới: cơ mông lớn, cơ tứ đầu đùi, cơ thắt lưng chậu, cơ nhị đầu đùi, cơ dép…. - Theo cường độ và thời gian kéo dài hoạt động cơ: thời gian thi đấu kéo dài hàng giờ, đặc điểm chuyển hóa năng lượng hỗn hợp vừa ưa khí, vừa yếm 7 khí. Cơ thể mệt mỏi do căng thẳng thần kinh, do ứ động các sản phẩm trao đổi chất và do cạn dự trữ năng lượng. 1.2.2. Hệ máu. Nhìn chung hệ máu của nam sinh viên có biến đổi nhưng không rõ rệt, số lượng hồng cầu và bạch cầu tăng không nhiều. Hàm lượng đường huyết giảm dần theo thời gian, khi các hoạt động cơ kéo dài thì hàm lượng acid lactic tích tụ trong máu tăng do quá trình phân giải yếm khí glucoza, nồng độ pH giảm làm cho mất cân bằng nội môi. Điều này gây nên mệt mỏi cơ bắp và ngộ độc các sản phẩm trao đổi chất [4], [5]. 1.2.3. Hệ tim mạch. Tần số nhịp tim tăng lên khoảng 140 – 150 lần/phút. Đặc điểm quan trọng nhất là nhịp tim của nam sinh viên tăng cao sau khi thực hiện các động tác mang sức mạnh cũng như sau khi kết thúc các tình huống thi đấu [4], [16]. Lưu lượng tâm thu tăng nhẹ vào khoảng 140 – 150 ml/p. Huyết áp tối đa đạt 160 - 180 mmHg, thể tích tâm thu tăng mạnh so với yên tĩnh. Huyết áp tối thiểu tăng nhẹ hoặc không đổi. 1.2.4. Hệ hô hấp. Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam từ 69 - 74 cm, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng là 3 - 4 lít. Tần số hô hấp tăng cao sau khi đã kết thúc hoạt động, thể tích hô hấp qua đó cũng tăng lên [4], [5], [8], [16]. 1.2.5. Năng lượng tiêu hao. Do đặc thù là môn vận động với công suất dưới tối đa. Quá trình phân giải ATP – CP chỉ chiếm 20%, 55% là do phân giải yếm khí và 25% do các quá trình ưa khí. Việc cung cấp glucoza chủ yếu là glucogen của cơ, việc sử dụng glucoza máu rất hạn chế. Chức năng bài tiết và điều hòa thân nhiệt biến đối không đáng kể [4], [5], [6], [8]. 8 1.3. Khái niệm mệt mỏi. Mệt mỏi là một trong những vấn đề y sinh trọng tâm cần nghiên cứu trong thể thao, một vấn đề có ý nghĩa lý thuyết to lớn và ý nghĩa thực hành quan trọng đối với hoạt động của con người trong lao động nói chung và thể thao nói riêng [4], [7], [8], [16]. Hiện nay, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về mệt mỏi tùy theo các khía cạnh khác nhau (sinh lý, tâm lý, xã hội) [4]. - Về mặt sinh lý: Theo F.C. Barlet (1953) thì mệt mỏi là trạng thái giảm khả năng lao động do hoạt động kéo dài trong điều kiện bình thường, còn V.V. Rozenblat (1975) thì cho rằng mệt mỏi là hiện tượng giảm khả năng lao động có ý nghĩa tạm thời và có khả năng phục hồi ... - Về mặt tâm lý: Mệt mỏi là một cảm giác khó chịu làm giảm khả năng lao động, mệt mỏi là một cảm giác không rõ rệt đi từ khoái lạc do một hoạt động được thỏa mãn đầy đủ, báo hiệu nhu cầu nghỉ ngơi hồi phục, cho đến cảm giác khó chịu hay suy sụp rã rời (Morin, 1946). - Về mặt xã hội: Mệt mỏi là sự giảm năng suất, chất lượng công việc hay thành phẩm và có thể đưa đến tai nạn lao động. Tóm lại, mệt mỏi là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường, một trạng thái tất yếu của cơ thể xuất hiện do thực hiện gánh nặng lao động thể lực hoặc tập luyện thể dục thể thao, là sự giảm sút tạm thời khả năng lao động, là sự suy giảm các chức năng thần kinh trung ương, thần kinh cơ, chức năng vận động, chức năng hệ thần kinh thực vật, hệ thống thể dịch vì sự phối hợp giữa chúng mà biểu hiện là cảm giác mệt. Về mặt sinh học, mệt mỏi là một phản ứng bảo vệ báo hiệu cho cơ thể phải ngừng lao động để tránh sự suy kiệt các dự trữ chức năng, bảo vệ cơ thể khỏi sự căng thẳng kéo dài và bên cạnh đó mệt mỏi như một hiện tượng lưu giấu vết của hoạt động cơ đã thực hiện, thúc đẩy sự phát triển khả năng thích nghi chức năng và thích nghi sinh hóa, kích thích sự gia tăng năng lực vận động và trình độ rèn luyện của cơ thể. Không có cảm 9 giác mệt mỏi con người không thể có được cảm giác thỏa mãn với công việc mình đã làm. Trong huấn luyện thể dục thể thao, ta thường nói, nếu không có mệt mỏi thì không có huấn luyện, không có hồi phục thì không có nâng cao. 1.4. Cơ chế và đặc điểm của mệt mỏi trong tập luyện thể lực và hoạt động thể dục thể thao ở các vùng cường độ khác nhau. Cơ chế mệt mỏi: Các nghiên cứu về mệt mỏi được tiến hành mạnh mẽ từ những năm giữa thế kỉ XIX, khi đó người ta đã đưa ra hai thuyết chính về cơ chế gây mệt mỏi: thuyết thể dịch - cục bộ và thuyết thần kinh trung ương (V.V. Rozenblat, 1975) [4], [7]. Mệt mỏi cũng bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý. K.K.Platonov (1964) khi làm thí nghiệm gây nên trạng thái căng thẳng cảm xúc thấy xuất hiện rối loạn động tác lao động (động tác thừa, thiếu hiệp đồng, động tác mạnh hơn ...) và một số rối loạn thực vật (thay đổi sắc mặt, nhịp hô hấp, nhịp tim ...). Say mê hứng thú trong lao động là cơ sở của sáng tạo, do đó khả năng lao động không giảm mà thường tăng. Hiện nay, mệt mỏi trong hoạt động thể lực được giải thích bằng bốn cơ chế cơ bản sau: Mệt mỏi do các trung tâm thần kinh [4], [7]: Khi thực hiện bất kỳ một bài tập thể lực nào đều diễn ra những biến đổi chức năng của các trung tâm thần kinh điều khiển hoạt động cơ và hệ thống đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là các trung khu thần kinh ở vỏ não. Khi thực hiện các bài tập có cường độ lớn hoặc kéo dài, các xung động thần kinh (với tần số cao hoặc kéo dài đơn điệu) từ các cảm thụ bản thể (recepters) ở các cơ, khớp, dây chẳng, gân, ổ khớp liên tục được truyền về các trung tâm thần kinh ở vỏ não và các trung tâm vận động của tủy sống có thể làm cho các trung tâm này bị hưng phấn tột độ - gây ức chế trên giới hạn và gây mệt mỏi. Theo 10 Pavlov sự mệt mỏi này là biểu hiện của ức chế bảo vệ trên giới hạn khi hưng phấn quá mức. Trong trạng thái mệt mỏi, giảm hàm lượng ATP trong các noron thần kinh và rối loạn sự tổng hợp Acetylcholyne trong các tổ chức xináp thần kinh cơ, kết quả là rối loạn sự hình thành và dẫn truyền các xung động thần kinh đến các cơ hoạt động. Mệt mỏi có thể liên quan đến những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật và hệ thống nội tiết. Những thay đổi trong hoạt động của các hệ thống này có thể dẫn đến rối loạn điều khiển chức năng thực vật và rối loạn đảm bảo năng lượng cho hoạt động cơ. Trong quá trình thực hiện các bài tập thể lực, sự xuất hiện mệt mỏi sẽ ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết (trong đã có hệ thống giao cảm - tủy thượng thận), giảm tiết các hormone, và giảm hoạt tính của hàng loạt các men miozin ATP - aza kiểm soát sự chuyển hóa năng lượng hóa học thành cơ học. Giảm tốc độ tái tổng hợp ATP, tự động giảm công suất vận cơ. Mệt mỏi do nhiễm độc các sản phẩm chuyển hóa: Trong các hoạt động cơ với cường độ vận động lớn, năng lượng được cung cấp chủ yếu bằng phân giải glucose yếm khí và tạo ra nhiều acid lactic trong các tế bào cơ. Khi acid này khuyếch tán vào máu và gây nên sự thay đổi cân bằng kiềm toan, giá trị pH máu có thể giảm xuống dưới 6,9 sau khi thực hiện bài tập công suất tối đa trong 40 - 60 giây. Giảm pH máu dẫn đến giảm hoạt tính của hàng loạt men (phospho fructokinza, ATP, aza ...) và hoạt tính của chúng thường cao trong môi trường kiềm nhẹ (pH = 7,35 - 7,40) dẫn đến ức chế quá trình gluco phân, tức là hạn chế cung cấp năng lượng cho sự co cơ, kết quả là làm giảm khả năng hoạt động của cơ. Thực hiện những bài tập có cường độ lớn trong thời gian dài, một lượng mỡ đáng kể từ các kho dự trữ được huy động vào quá trình cung cấp năng lượng đi tới gan và bị phân hủy (khi hàm lượng cortisol
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất