Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lời văn nghệ thuật của nguyễn hồng...

Tài liệu Lời văn nghệ thuật của nguyễn hồng

.PDF
219
108
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ HỒNG MY LỜI VĂN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ HỒNG MY LỜI VĂN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN HỒNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 5. 04. 33 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. TRẦN ĐĂNG XUYỀN HÀ NỘI, 2005 Kính tặng TS. Bạch Văn Hợp. Chúc anh và gia đình sức khỏe Hạnh phúc - thành đạt! Tác giả luận án Lê Hồng My i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Hồng My ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 0.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1 0.2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3 0.3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 13 0.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 14 0.5. Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................... 14 0.6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 14 0.7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG ................................................................................................................ 16 1.1. Nguyên tắc cụ thể hóa tƣờng tận, tỉ mỉ, chi tiết đối tƣợng phản ánh ............ 16 1.1.1. Từ mục đích viết thể hiện hết trang viết bức tranh hiện thực bề bộn, thể hiện đến tận cùng vốn sống phong phú của nhà văn…................................................ 16 1.1.2…. Đến lời văn cụ thể hóa tƣờng tận, tỉ mỉ, chi tiết đối tƣợng phản ánh. 20 1. 2. Nguyên tắc bộc lộ trực tiếp những trạng thái cảm xúc mạnh. ...................... 39 1.2.1. Từ một tâm hồn nồng nhiệt, sôi nổi, giàu tình thƣơng, dễ xúc động… . 39 1.2.2… Đến lời văn bộc lộ trực tiếp những cảm xúc mạnh ............................. 43 1.2.2.1. Bộc lộ nỗi xót thƣơng tột độ ........................................................... 43 1.2.2.2. Bộc lộ niềm say mê tin tƣởng mãnh liệt ......................................... 60 CHƢƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG LỜI VĂN NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG ....................................................................................................... 74 2.1. Lời trần thuật ................................................................................................. 74 2.1.1. Ƣu thế của trần thuật nhân vật hóa ........................................................ 74 2.1.2. Xu hƣớng “xóa nhòa khoảng cách” trong lời trần thuật ........................ 81 iii 2.1.3. Miêu tả cát bụi và ánh sáng, mảng đặc sắc nhất trong lời trần thuật của Nguyên Hồng ............................................................................................................... 87 2.2. Lời đối thoại của nhân vật........................................................................... 112 2.2.1. Đối thoại phản ánh bản chất xã hội của nhân vật ................................ 113 2.2.2. Đối thoại mang tính chất độc thoại ...................................................... 121 2.3. Lời độc thoại nội tâm ................................................................................... 125 2.3.1. Độc thoại nội tâm xuất hiện ở mức độ cao, đa dạng trong hình thức thể hiện ............................................................................................................................. 125 2.3.2. Độc thoại nội tâm đồng hiện với trạng thái tâm lý căng thẳng, soi thấu tình cảnh và tính cách nhân vật .................................................................................. 132 CHƢƠNG 3: NHỮNG PHƢƠNG TIỆN ĐẶC TRƢNG CỦA LỜI VĂN NGHỆ THUẬT NGUYÊN HỒNG................................................................................................ 146 3.1. Tiếng lóng ................................................................................................... 146 3.2. Từ ngữ tôn giáo (Cơ đốc giáo) .................................................................... 156 3.3. Từ ngữ gắn với các công việc cực khổ, lam lũ, nặng nhọc. ........................ 161 3.4. Từ láy .......................................................................................................... 163 3.5. Thán từ, hô ngữ, từ ngữ biểu thị trạng thái tột cùng của hành động và cảm xúc .................................................................................................................................. 176 3.6. Câu văn dài, lời văn chồng chất điệp từ, điệp ngữ và các yếu tố liệt kê. .... 179 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 191 DANH MỤC CỒNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................................. 198 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 199 1 MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài 0.1.1. Nguyên Hồng là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số những đại diện xuất sắc của khuynh hƣớng văn học hiện thực tiến bộ trƣớc Cách mạng tháng Tám và cũng là một trong những ngƣời đầu tiên góp phần xây dựng nền văn học của thời đại mới. Với gần năm mƣơi năm say mê và khổ công cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại một gia tài văn học khá đồ sộ, trong đó có những tác phẩm giá trị. Suốt cuộc đời lao động nghệ thuật, ông đã dốc toàn bộ sức lực và tâm huyết để viết về những ngƣời cùng khổ trong xã hội cũ và dựng lên bức tranh hiện thực hoành tráng về sự nghiệp cách mạng trọng đại của dân tộc. Ngòi bút Nguyên Hồng cũng góp phần vào không khí sôi động và sự phát triển liên tục, bề thế của văn học nƣớc nhà trong cuộc hành trình thế kỷ XX. Sự nghiệp văn học của nhà văn xứng đáng đƣợc nghiên cứu về nhiều phƣơng diện. 0.1.2. Để tạo sức sống cho những đứa con tinh thần máu thịt của mình, Nguyên Hồng đã "đổ mồ hôi, sôi máu mắt" trên từng trang viết. Ông đặt vào tác phẩm "cả cuộc đời, trái tim và tâm hồn, tƣ tƣởng, (...), tất cả hơi sức, hy vọng và lòng tin" [78; 104]. Những ai từng quan tâm tới sáng tác của Nguyên Hồng đều nhận thấy, mặc dù không phải tất cả đều là những đỉnh cao, những kiệt tác, song văn Nguyên Hồng có sức hấp dẫn riêng. Tuy chƣa tạo đƣợc những cách tân quan trọng, nhƣng Nguyên Hồng cũng đạt đƣợc thành công đáng ghi nhận trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Những năm qua, cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng Nguyên Hồng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Sáng tác của Nguyên Hồng đã đƣợc soi sáng về tƣ tƣởng nghệ thuật, quá trình sáng tác, thế giới nhân vật, phong cách nghệ thuật... Song, đúng nhƣ Vƣơng Trí Nhàn nhận xét: "văn của ông lại ít đƣợc phân tích cặn kẽ". Hiện tƣợng bất 2 cập trên có lý do căn bản từ phía đối tƣợng nghiên cứu. Văn Nguyên Hồng có nhiều thành công, không ít mảng đặc sắc nhƣng cũng rất bề bộn, xô bồ, khó nắm bắt và giải quyết một cách thấu đáo. Đây là phƣơng diện phức tạp nhất trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, công phu trong quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá. Trong thực tế, yêu cầu đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Nguyên Hồng đã đƣợc đặt ra: "Ngôn ngữ Nguyên Hồng có nhiều đặc trƣng phong phú, xứng đáng đƣợc nghiên cứu trong một luận án riêng" [165; 75], nhƣng chƣa có công trình nào đi sâu vào vấn đề này. Vì thế, luận án Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, trƣớc hết, nhằm đáp ứng một yêu cầu thực tế nghiên cứu đã đặt ra. 0.1.3. Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sáng tác văn học, các nhà lý luận đã nêu phƣơng pháp nghiên cứu tác giả là: "phải chú ý đầy đủ đến những tìm tòi đóng góp của tác giả về nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ. Nếu không ta có thể biến bài nghiên cứu một tác giả văn học thành bài nghiên cứu một nhà tƣ tƣởng, một nhà chính trị. Không nghiên cứu ngôn ngữ là bỏ qua mặt quan trọng của tác giả với tƣ cách là nghệ sĩ của một loại hình nghệ thuật riêng biệt" [41; 717]. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế vẫn còn khoảng cách lớn. Cho đến nay, việc nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của các nhà văn, trong đó có Nguyên Hồng, vẫn còn nhiều khoảng trống. Tập trung vào đề tài Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, luận án cũng nhằm góp phần lấp dần những khoảng trống trên. 0.1.4. Vấn đề lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng đã đƣợc tác giả luận án triển khai nghiên cứu bƣớc đầu trong đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng (trƣớc Cách mạng tháng Tám), luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Ngữ văn, bảo vệ tháng 1/1996 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu đã có, chúng tôi muốn tiếp tục triển khai nghiên cứu, chiếm lĩnh đối tƣợng một cách toàn diện, sâu sắc hơn. 3 0.2. Lịch sử vấn đề 0.2.1. Giới thuyết lời văn nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là "dạng phát ngôn đƣợc tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của các tác phẩm văn học" [38; 129, 130]. Quan niệm này về cơ bản thống nhất với các tài liệu đã cắt nghĩa thuật ngữ lời văn nghệ thuật nhƣ Dẫn luận nghiên cứu văn học [47], Lý luận văn học [41], Lý luận văn học, vấn đê và suy nghĩ [52].v.v. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thuật ngữ lời văn nghệ thuật rất gần nghĩa với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, lời văn. Đây là những thuật ngữ có nét nghĩa tƣơng đồng nhƣng không hoàn toàn đồng nhất với nhau nên cần có sự phân biệt. Là "hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà những ngƣời trong cùng một cộng đồng dùng làm phƣơng tiện để giao tiếp với nhau" [43; 666], ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học chứ chƣa phải là lời văn nghệ thuật, hình thức của chỉnh thể thẩm mỹ trọn vẹn. Từ ngôn ngữ đến lời văn nghệ thuật là cả quá trình lao động công phu gian khổ của nhà văn. Có thể ví ngôn ngữ nhƣ tấm vải còn lời văn nghệ thuật là bộ y phục nhà thiết kế đã hoàn thành. Ngôn ngữ nghệ thuật "là một hệ thống các phƣơng thức, phƣơng tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Ngƣời ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh. Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó" [41; 186]. Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để "chỉ một cách khái quát các hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nƣớc, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học" [38; 149]. Nhƣ vậy, các thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học có nội hàm rộng hơn thuật ngữ lời văn nghệ thuật. 4 Cũng cần phân biệt hai thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật. Theo lí luận văn học có nhiều dạng lời văn: "lời văn nghệ thuật, lời văn luật pháp, cũng nhƣ lời văn sách vở và ca hát của nhà thờ trong một số thời đại" [47; 145]. Lời văn nghệ thuật chỉ là một dạng trong đó. Vì vậy, phải dùng thuật ngữ lời văn nghệ thuật mới khu biệt rõ lời văn trong tác phẩm văn học. Nếu muốn dùng lời văn thay thế lời văn nghệ thuật theo lối rút gọn thì phải đặt trong văn cảnh cụ thể. Trong thực tế sử dụng, sự phân biệt giữa lời văn nghệ thuật với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật và lời văn chỉ mang tính chất tƣơng đối. Do có nét nghĩa trùng nhau nên chúng vẫn thƣờng đƣợc sử dụng thay thế hoặc tƣơng đƣơng. Song, trong tính khoa học nghiêm ngặt, phân biệt các thuật ngữ như trên giúp người nghiên cứu lời văn nghệ thuật xác định rổ đối tượng nghiên cứu của mình là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm văn học chứ không phải ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ với tư cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học. Lời văn nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là "yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc đối với tác phẩm" [41; 148], "trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp phần hình thành sắc điệu, tình điệu tác phẩm, thực hiện mục tiêu tối cao của tác phẩm" [41; 255], là "hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm" [5; 308]. Nhờ lớp lời văn mà toàn bộ thế giới nghệ thuật đƣợc định hình. Từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy ngƣời đọc có cơ sở tìm hiểu, khám phá thế giới hình tƣợng và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật. Nghiên cứu Mỹ học, đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, Hêghen đã từng khẳng định rằng, trong một tác phẩm nghệ thuật, không có cái gì lại không có quan hệ cốt tử với nội dung và không biểu hiện nội dung. Trong mối quan hệ đó, hình thức tác phẩm không phải là chiếc vỏ ngoài thuần tuy mà là phƣơng thức tồn tại và phƣơng tiện biểu hiện của nội dung. 5 So với các yếu tố hình thức khác, lời văn nghệ thuật đƣợc đánh giá là "yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm" [38; 167], "yếu tố mang tính nội dung sâu sắc và trực tiếp nhất" [33; 171]; "cả hình tƣợng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời... chỉ đƣợc nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ" [52; 170]. Lời văn nghệ thuật còn là phƣơng tiện biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách nhà văn. M.B. Khrapchenko đã từng lƣu ý các nhà Phong cách học cần coi trọng lòi văn nghệ thuật bởi "ý nghĩa của nó không phải là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn nhƣ là hiện tƣợng của phong cách" [126; 191]. Vì vậy nghiên cứu lời văn nghệ thuật sẽ góp phần soi sáng tƣ tƣởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật và phong cách nhà văn. Lời văn nghệ thuật đƣợc xây dựng bằng chất liệu ngôn từ và các yếu tố bộ phận nhƣng không phải là kết quả sự gắn kết thành phần và phƣơng tiện một cách giản đơn. "Nghệ thuật cũng nhƣ trong cuộc đời, một chỉnh thể tốt không phải là dấu cộng của mọi yếu tố tốt" [41; 678]. Từ chất liệu và các yếu tố bộ phận, nhà văn phải dày công kết hợp, sáng tạo mới có đƣợc lời văn nghệ thuật, hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học, mang tính cụ thể, sinh động, phù hợp với nội dung sáng tác, có giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, nghiên cứu lời văn nghệ thuật cần phát hiện đƣợc lí do nào đã liên kết phát ngôn trở thành lời văn. Ngƣời nghiên cứu vừa phải đi sâu "cắt lớp" từng bộ phận thành phần, phƣơng tiện của lời văn nghệ thuật, vừa có nhiệm vụ khám phá mối quan hệ hệ thống của nó. Về cơ bản, cần tập trung vào các phƣơng diện sau: Thứ nhất - Nguyên tắc tổ chức lời văn. Lời văn nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc chức năng. Mỗi yếu tố bộ phận của nó đều góp phần hiện thực hóa tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn, bởi "Tƣ tƣởng nghệ thuật không chứa đựng trong bất kỳ trích đoạn dẫu cho gọn ghẽ nào, mà đƣợc diễn đạt trong toàn bộ cấu trúc nghệ thuật" (I.U.M. Lót-man); "Mỗi tƣ tƣởng nghệ thuật đƣợc diễn đạt bằng những lời lẽ đặc thù, sẽ đánh mất ý nghĩa, bị mất giá khủng khiếp khi trơ trọi một 6 mình và thiếu đi sự liên kết mà nó hiện diện ở đó" (L.Tônxtôi). Để tạo nên hình thức ngôn từ tƣơng ứng với nội dung sáng tác, phản ánh tƣ tƣởng nghệ thuật của mình, nhà văn phải lựa chọn các yếu tố cần thiết từ "kho" nguyên liệu bề bộn rồi sắp xếp, liên kết lại theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó quy định cách thức sử dụng phƣơng tiện và sắp xếp thành phần lời văn nghệ thuật theo ý đồ sáng tạo của nhà văn. Lời văn nghệ thuật của mỗi tác giả, tác phẩm có thể do một hoặc một số nguyên tắc tổ chức quy định. Ví dụ nhƣ nguyên tắc giễu nhại trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, các nguyên tắc lột mặt nạ và nguyên tắc dùng cái tục trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, nguyên tắc tập Kiều, dẫn Kiều trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu. Các nguyên tắc có khi lộ diện, có khi lại chìm trong mạch ngầm văn bản không dễ nhận ra. Vì vậy, cái khó nhất khi nghiên cứu lời văn nghệ thuật không phải là thẩm đinh các yếu tố trong cấu trúc của nó, mà là tìm ra nguyên tắc chi phối sự hiện diện của mỗi yếu tố trong văn bản. Thực tế cho thấy: "Chiếm lĩnh phƣơng tiện lời văn là một việc, mà hiểu đƣợc lời văn nghệ thuật là một việc khác. Ngƣời ta có thể hiểu ngôn ngữ tác phẩm mà vẫn không hiểu lời văn của nó nhƣ thƣờng" [41; 325]. Nếu chỉ chú ý phân tích các phƣơng tiện ngôn ngữ nhà văn đã sử dụng, tập trung vào từ đắt, câu hay mà chƣa nhận ra nguyên tắc tổ chức chúng, sẽ không tránh khỏi hiện tƣợng "thấy cây mà không thấy rừng" nhƣ dân gian từng nói. L.Tônxtôi cũng đã từng khẳng định, cần có những ngƣời "thƣờng xuyên hƣớng dẫn độc giả trong cái mê lộ bất tận của những mối liên kết, nơi tựu thành bản chất của nghệ thuật và theo những quy luật vốn là nền tảng của những mối liên kết ấy" [98; 31]. Vì vậy, tìm hiểu nguyên tắc tổ chức lời văn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu khi nghiên cứu lời văn nghệ thuật. Thứ hai - Các thành phần của lời văn. Từ điển thuật ngữ văn học đã chỉ rõ "Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật" [38; 130]. Trong đó "thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của ngƣời kể chuyện, ngƣời trần thuật) và lời trực tiếp (của nhân vật)" [38; 130]. 7 * Lời gián tiếp "Là toàn bộ lời văn của tác giả, của ngƣời trần thuật, hoặc ngƣời kể chuyện" [41;335]. Chức năng của nó "giúp cho các sự vật, hiện tƣợng nhƣ ngoại hình, tình trạng, môi trƣờng, phong cảnh, sự kiện... vốn không biết nói, đƣợc nói lên trong tác phẩm" [41; 330]. Về tên gọi: "Có ngƣời gọi đây là lời trần thuật, miêu tả, lời tác giả. Các cách gọi ấy đều chấp nhận đƣợc một cách ƣớc lệ vì tất cả đều do tác giả viết lên" [41; 330]. Trong thực tế nghiên cứu, lời gián tiếp thƣờng đƣợc gọi là lời trần thuật. * Lời trực tiếp của nhân vật có thể là lời đối thoại hoặc lời độc thoại. Lời trực tiếp thực hiện nhiều chức năng: chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật - chức năng nhƣ một hành động, sự kiện đối với nhân vật khác - chức năng biểu hiện thế giới bên trong của nhân vật. Lời độc thoại nội tâm là dạng đặc biệt của lời trực tiếp, đóng vai trò chính trong việc phản ánh nội tâm nhân vật. Các thành phần lời văn có tỷ lệ và vai trò khác nhau trong mỗi thể loại và mỗi tác phẩm văn học. Hiệu quả nghệ thuật của chúng phụ thuộc rất nhiều sở trƣờng và năng lực sáng tạo của nhà văn. Thứ ba - Các phƣơng tiện của lời văn nghệ thuật: Khi xây dựng tác phẩm, nhà văn phải vận dụng toàn bộ các khả năng và phƣơng tiện diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân. Các bình diện ngữ âm (hiệp vần, thanh điệu...), các phƣơng tiện từ vựng (thực từ, hƣ từ...), cú pháp (câu đơn, câu phức, câu rút gọn, câu đặc biệt...), các phƣơng tiện và biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, tƣợng trƣng, liệt kê, trùng điệp...) đều có khả năng kiến tạo lời văn nghệ thuật. Ở mỗi tác giả, tác phẩm, các phƣơng tiện đó lại đƣợc vận dụng sáng tạo, linh hoạt để tạo nên hình thức ngôn từ độc đáo, không bao giờ lặp lại. Những vấn đề cơ bản về lời văn nghệ thuật đã đƣợc giới thuyết là công cụ chính giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, xác định phƣơng hƣớng triển khai nội dung của đề tài. Phần lịch sử vấn đề lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng cũng sẽ tập trung vào các phƣơng diện cơ bản của lời văn nghệ thuật nhƣ đã giới thuyết ở trên. 8 0.2.2. Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng qua các công trình nghiên cứu Gần 70 năm qua, từ khi bút danh Nguyên Hồng xuất hiện trên văn đàn, đã có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế và sự nghiệp của ông. Nội dung các tài liệu nghiên cứu hình thành ba nhóm rõ rệt. Nhóm các bài viết về đặc điểm tính cách của Nguyên Hồng hoặc những kỷ niệm sâu sắc với nhà văn. Tác giả của nhóm bài viết này là các nhà nghiên cứu phê bình đã trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc với Nguyên Hồng, là đồng nghiệp, bạn bè, học trò và độc giả. Các bài viết đã khắc họa lên bức chân dung Nguyên Hồng rất chân thực, sinh động và vô cùng xúc động. Nhóm các tài liệu có điểm xuyết nhận xét, đánh giá về Nguyên Hồng. Đây là các công trình nghiên cứu về thành tựu thể loại hoặc thời kỳ văn học. Tác giả có công trình nghiên cứu thuộc nhóm này là các chuyên gia về lý luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại. Nhận xét về văn chƣơng Nguyên Hồng đƣợc đƣa ra làm rõ các nhận định, đánh giá khái quát các vấn đề văn học. Những đóng góp của Nguyên Hồng vào thành tựu chung cũng đã đƣợc ghi nhận. Nhóm tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về sáng tác của Nguyên Hồng. Gồm những công trình của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, nghiên cứu sinh, học viên cao học, những ngƣời trực tiếp giảng dạy và học tập văn chƣơng Nguyên Hồng. Qua các bài viết và các công trình nghiên cứu đó, những vấn đề về tƣ tƣởng nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo, thế giới nhân vật, phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng đã đƣợc phân tích, đánh giá sâu sắc. Vấn đề lời văn nghệ thuật tuy chƣa thành đƣờng hƣớng nghiên cứu rõ rệt, nhƣng cũng có một số tác giả đã quan tâm tới ở những mức độ khác nhau. Tập hợp, hệ thống lại, chúng tôi thấy từng phƣơng diện của vấn đề lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng đã đƣợc những ngƣời đi trƣớc đề cập ở mức độ sau: Thứ nhất - Về nguyên tắc tổ chức lời văn nghệ thuật. Đây vẫn còn là một khoảng trống chƣa có tài liệu nghiên cứu vào về Nguyên Hồng đề cập tới. 9 Thứ hai - Về các thành phần của lời văn. Một số tác giả đã quan tâm đến lời trần thuật hoặc lời nội tâm nhân vật nhƣng chủ yếu vẫn nhìn vào từng bộ phận, chƣa chú ý đến mối tƣơng quan giữa các thành phần trong cấu trúc lời văn. Bộ phận đƣợc quan tâm nhất là lời trần thuật, hƣớng vào bình giá nghệ thuật miêu tả và sắp đặt chi tiết của Nguyên Hồng. Năm 1937, khi tiểu thuyết Bỉ vỏ đƣợc giải thƣởng của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam đã nhận xét: "Văn lúc nào cũng minh bạch, giản dị, một đôi khi thấm thía, rung động, có nhiều đoạn đẹp đẽ và sâu sắc (...). Ông quan sát khéo, chỉ tả những gì đáng để ý. Những tình cảm chân thật, những cảm giác đúng" [111; 39]. Sau đó, khi viết lời tựa cho Những ngày thơ ấu in lần đầu năm 1940, Thạch Lam đã nhận thấy khả năng thể hiện "sự rung động cực điểm" của ngòi bút Nguyên Hồng. Cũng khoảng thời gian đó, trong một bài báo giới thiệu về Bỉ vỏ, tác giả Trọng Quy đã nêu cảm nhận: "thật tác phẩm đã không hổ thẹn với sự đƣợc ban giám khảo chú ý đến", vì đây là "một thiên phóng sự tả rõ cách sinh hoạt của một hạng ngƣời", "của một cán bút linh hoạt mới mẻ", "biết làm cho ngƣời khác phải cảm động" [155; 8]. Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã khẳng định sự thành công của Nguyên Hồng qua những sáng tác khỏi đầu, nhất là Bỉ vỏ: "Truyện thật là hay (...) cách viết có mạch lạc mà đi đến đoạn kết một cách tự nhiên" [150; 1051] "Những mánh khóe ăn cắp, những lối lừa lọc, những thủ đoạn gớm ghê, những tiếng lóng đọc lên cũng thấy nhơ nhớp, Nguyên Hồng đều tả kĩ càng, gọn ghẽ và trơn tru" [150; 1051]. Những ý kiến trên đƣợc các nhà nghiên cứu sau này cơ bản nhất trí. Đánh giá về Bỉ vỏ, Trƣơng Chính (Dưới mắt tôi - năm 1939) cho rằng: "Bỉ vỏ là một cuốn tiểu thuyết tầm thƣờng không đặc sắc. Tác giả còn thiếu nghệ thuật, thiếu kinh nghiệm, ngòi bút ông non nớt vụng về" [19; 172], "các tình tiết sắp đặt một cách thô sơ" [19; 173]. Ý kiến đó không thấy có sự hƣởng ứng. Các tài liệu nghiên cứu tiếp theo đều trân trọng đánh giá của Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan và tiếp tục khẳng định những bƣớc tiến mới của ngòi bút 10 Nguyên Hồng trên hành trình sáng tác, trong số đó có thêm những ý kiến xác đáng về nghệ thuật miêu tả, trần thuật của nhà văn. Trong bài viết về Sóng gầm (năm 1962) Nhƣ Phong đánh giá cao "sức tái hiện mạnh mẽ lạ thƣờng" của tác phẩm [152; 213]. Từ bài viết cho giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (1962) cho đến những công trình sau này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã đƣa ra những kết luận sâu sắc, nhất quán về sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, trong đó có nhiều ý kiến giá tri về phƣơng diện lời văn: "Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con ngƣời" [128; 4]; "Nguyễn Tuân có lần nói ông có sở trƣờng về tả gió, còn tả nắng thì nhất Nguyên Hồng" [128; 4]; "Nguyên Hồng không có những tác phẩm xuất sắc hoàn chỉnh, nhƣng có những trang viết đáng gọi là xuất sắc" [128; 4], có "những áng văn kiệt tác" [130; 93]. Giáo sƣ Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu công phu viết cho Tuyển tập Nguyên Hồng (1983) đã chú ý đến tính linh hoạt, sáng tạo về miêu tả, trần thuật của nhà văn: "Trong một số truyện để đạt hiệu quả tố cáo cao nhất, ngòi bút nghiêm ngặt của anh không ngần ngại phanh phui những chi tiết tỉ mỉ, trần trụi đôi khi cứ nhƣ là chấp chới trên bờ của chủ nghĩa tự nhiên. Lại có truyện tác giả nhƣ giấu mình đi, sử dụng một lối trần thuật khách quan, một ngôn ngữ trung tính (...) nhƣng cũng có truyện tràn đầy một âm hƣởng trữ tình lãng mạn" [29; 16]. Năm 1984, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung giới thiệu về Nguyên Hồng và các tác phẩm Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu trong Từ điển văn học. Chúng tôi rất lƣu ý nhận xét của ông về bút pháp Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu: "một bút pháp chân thực giản dị mà thắm đƣợm trữ tình" [102; 137]. Nhân 80 năm ngày sinh Nguyên Hồng (5/11/1918 2/5/1998), giáo sƣ Phong Lê có bài viết Người và văn Nguyên Hồng. Ông nhận thấy trong văn Nguyên Hồng "Niềm yêu ghét đƣợc đẩy đến độ tột cùng" [116;132]. Năm 2001, khi nhìn lại chặng đƣờng phát triển của tiểu thuyết những năm chống Mỹ trong đó có Cửa biển, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long khẳng định chất trữ tình "tuôn chảy ào 11 ạt sôi sục nhƣ muốn tràn bờ" [121; 118] là nét đặc trƣng của ngòi bút Nguyên Hồng so với những cây bút văn xuôi cùng khuynh hƣớng. Ý kiến trên đã định hƣớng cho ngƣời tiếp nhận có thể đi sâu khai thác đặc điểm này khi nghiên cứu văn phong Nguyên Hồng. Cũng năm 2001, trong bài viết Nguyên Hồng nhà văn của những khát vọng sống [34], Giáo sƣ Hà Minh Đức dẫn ra nhiều đoạn văn miêu tả thành công của Nguyên Hồng. Theo dòng thời gian và độ dày của các công trình nghiên cứu, thế mạnh miêu tả của Nguyên Hồng dần dần đƣợc khai phá sâu hơn nhƣng những kiến giải, đánh giá về các mặt khác của lời trần thuật còn sơ lƣợc. Khi nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng, đề tài hoàn thành năm 1996, chúng tôi cũng đã khám phá một số phƣơng diện về quan điểm trần thuật, nhịp điệu và giọng điệu trần thuật của Nguyên Hồng trên phạm vi các tác phẩm trƣớc Cách mạng tháng Tám. Luận văn Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng do Đoàn Thị Thái thực hiện sau đó (năm 2001) đã tập trung sâu vào nghệ thuật tả và kể trong Bỉ vỏ. Luận án Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng của Bạch Văn Hợp phân tích "kiểu tự sự không giấu mình" để soi sáng phong cách nhà văn. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhƣợc điểm trong lời trần thuật của Nguyên Hồng nhƣ ở Bỉ vỏ "có những tình tiết bố trí giả tạo" [130; 82], ham "miêu tả quá rƣờm rà, chi tiết về ngoại cảnh" [29; 144], "Nguyên Hồng là tác giả văn xuôi không kìm hãm đƣợc mình" [34; 14], trong khi "lẽ ra ngƣời viết cần kín đáo, ít bộc lộ chính kiến và tình cảm" [34; 14]... Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu thấu đáo lời trần thuật trong toàn bộ các sáng tác của nhà văn. Lời đối thoại và độc thoại của nhân vật đƣợc nghiên cứu muộn (có lẽ do văn Nguyên Hồng không mạnh về đối thoại. Cũng có lẽ do xu hƣớng nghiên cứu trƣớc đây ít quan tâm đến khía cạnh này). Ý kiến của giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Đọc Cửa biển nghĩ về Nguyên Hồng và tiểu thuyết, viết năm 1977 là sự khám phá có ý thức tự giác đầu tiên về lời nhân vật của Nguyên Hồng: "Những 12 trang mà nhân vật hiện ra trong tâm trạng xúc động mãnh liệt gần nhƣ điên dại, tâm trí muốn cất lên thành tiếng, độc thoại nội tâm bỗng trở thành đối thoại với những con ngƣời tƣởng tƣợng bƣớc ra từ kỷ niệm nào" [131; 193]. Nhận xét trên đƣợc những ngƣời tiếp bƣớc triển khai phân tích, chứng minh cụ thể hơn trong một số công trình sau đó. Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn của Ân Thị Vân Chi (1998) đi sâu nghiên cứu Độc thoại nội tâm trong Cửa biển của Nguyên Hồng. Luận văn Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng của Đoàn Thị Thái (2001) dành một phần nghiên cứu về đối thoại và độc thoại nội tâm trong Bỉ vỏ. Tuy nhiên, cũng nhƣ lời trần thuật, lời đối thoại và độc thoại trong văn Nguyên Hồng vẫn cần tới một cái nhìn xuyên suốt, toàn diện và khái quát hơn. Thứ ba - V ề các phƣơng tiện từ ngữ cú pháp: Trong một thời gian khá dài, những nhận xét về từ ngữ cú pháp của Nguyên Hồng mới mang tính chất định hƣớng. Dần dần, khi những vấn đề về tƣ tƣởng nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, đề tài, nhân vật đã đƣợc khai thác sâu và tƣơng đối ổn đinh, ngƣời nghiên cứu có điều kiện chú ý nhiều hơn tới nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn. Cả ƣu, nhƣợc điểm trong cách dùng từ, đặt câu của Nguyên Hồng đều đã đƣợc quan tâm tới. Về nhƣợc điểm, nhà văn Thạch Lam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức... cùng có chung nhận xét về lỗi dùng từ, đặt câu Nguyên Hồng đã mắc phải nhƣ trong Bỉ vỏ "nhiều câu văn vẫn chƣa gãy gọn" [111; 39], một số tác phẩm khác còn "lạm dụng thán từ" [127; 24]. Đó là "những thiếu sót đáng tiếc" (Những ý kiến này giúp chúng tôi ý thức sâu sắc về thái độ khoa học, khách quan, đúng mực khi đƣa ra các nhận định đánh giá của mình). Về ƣu điểm, Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại - 1942) khen Nguyên Hồng dùng tiếng lóng "trơn tru" [150; 1051]. Gần hai mƣơi năm sau (năm 1961) có thêm nhận xét của M.Tkachev: "Ngôn ngữ cuốn tiểu thuyết sinh động và giàu hình ảnh..." [188; 12]. Khoảng hai mƣơi năm sau nữa (năm 1982) có đƣợc lời nhận xét cụ thể của Nguyễn Minh Châu: "Những hình dung từ, những động từ và chủ ngữ không xuất hiện đơn chiếc mà xuất hiện hàng loạt" [15; 378]. Suy nghĩ Tản mạn về câu văn Nguyên Hồng của tác giả Linh Thi viết năm 1991, đã đẩy vấn đề tiến 13 thêm một bƣớc. Tác giả hình dung câu văn Nguyên Hồng "nhƣ một đoàn tàu chợ" [170; 97] và khẳng định "câu văn xuôi trở nên Nguyên Hồng nhất khi nó dài, thậm chí còn "lê thê" nữa" [170; 97], còn bảng từ vựng của ông "lấp láp cát bụi và khói của phố phƣờng phồn tạp" [170; 97]. Trần Đăng Khoa trong cuốn Chân dung và đối thoại, khi viết về Lê Lựu, cũng đã đƣa ra nhận xét đáng lƣu ý về văn Nguyên Hồng: "Nguyên Hồng có thể dùng hàng loạt cụm từ để diễn tả một ý. Đó là lối văn trùm lợp tầng tầng lớp lớp. Lối văn này đã góp công tạo dựng lên trong văn chƣơng thế giới một Đostoievski, một Macxim Gorki" [100; 95]. Từ định hƣớng chung, một số vấn đề về từ ngữ, cú pháp trong sáng tác của Nguyên Hồng nhƣ tiếng lóng trong Bỉ vỏ [134], từ miêu tả cảm giác mạnh [18], [94], thành ngữ [94]... đã dần dần đƣợc nghiên cứu sâu hơn với những khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, so sánh cụ thể, công phu trong các bài báo khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ về Nguyên Hồng. Đáng tiếc là hầu nhƣ chƣa có tác giả nào chú ý tới sự thống nhất giữa các phƣơng tiện ngôn ngữ với nguyên tắc tổ chức lời văn. Nghiên cứu lịch sử vấn đề chúng tôi nhận thấy một số phƣơng diện trong lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng đã đƣợc đề cập tới nhƣng chƣa có công trình nào coi vấn đề này là đối tƣợng nghiên cứu chính và tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống, mặc dù đây là phƣơng diện hình thức mang tính nội dung quan trọng nhất trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Song kết quả của ngƣời đi trƣớc đã giúp cho chúng tôi có đƣợc những gợi mở, số liệu tham khảo, nhận xét, đánh giá đáng tin cậy để triển khai nghiên cứu lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng theo quan niệm lý thuyết đã trình bày. 0.3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, luận án tập trung vào mục đích khám phá các nguyên tắc tổ chức, đặc điểm và đặc sắc của lời văn, khám phá mối quan hệ giữa tƣ tƣởng nghệ thuật và lời văn nghệ thuật, xác định vai trò của lời văn nghệ thuật đối với phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng. Từ phƣơng diện hình thức ngôn từ đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, luận án cũng hƣớng tới mục đích khẳng định một hƣớng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu và thƣởng thức văn học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất