Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần traphaco luận văn ths. quả...

Tài liệu Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần traphaco luận văn ths. quản trị quản lý

.PDF
52
156
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------- LÊ QUÂN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------- --------- LÊ QUÂN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ KIM CHUNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin và số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn từ các nguồn tài liệu đầy đủ. Kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực. Luận văn không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung ngƣời đã hết sức tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên cứu, cơ sở lý luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo tại Khoa Kinh tế chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã dạy dỗ tôi, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp tại Công ty Cổ phần Traphaco, Lãnh đạo và nhân dân hai huyện Văn Lâm - Hƣng Yên, Hải Hậu Nam Định đã cho tôi nhiều lời khuyên quý báu, đã cung cấp cho tôi những tài liệu, thông tin, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu phục vụ cho bản luận văn cũng nhƣ đã giúp đỡ và giành thời gian trả lời phỏng vấn, khảo sát để tôi có số liệu cho việc phân tích luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình tôi, đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn này. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Lê Quân năm 2017 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................8 1.2. Cơ sở lý luận về liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu ..................................16 1.2.1. Một số khái niệm về liên kết ......................................................................16 1.2.2. Tính tất yếu của liên kết .............................................................................19 1.2.3. Đặc trƣng của liên kết ................................................................................20 1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản của liên kết ............................................................21 1.2.5. Các hình thức, phƣơng thức và mô hình liên kết .......................................23 1.2.6. Các nội dung liên kết .................................................................................30 1.2.7 Tác động của liên kết ..................................................................................33 1.2.8 Nhu cầu liên kết ..........................................................................................35 1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................35 1.3.1. Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dƣợc liệu trên thế giới .......................35 1.3.2. Liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dƣợc liệu tại Việt Nam .............37 1.3.3 Bài học rút ra từ thực tiễn liên kết trong sản xuất - kinh doanh cây dƣợc liệu trên thế giới và tại Việt Nam.........................................................................38 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined. 2.1. Qui trinh thực hiện nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp .... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp...... Error! Bookmark not defined. 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Phƣơng pháp thống kê kinh tế ................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Phƣơng pháp phân tích lợi ích, chi phí ...... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO .... Error! Bookmark not defined. 3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần TRAPHACOError! Bookmark not defined. 3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ........................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Mục tiêu và tầm nhìn ................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy .............................. Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhError! Bookmark not defined. 3.1.6. Chiến lƣợc Con đƣờng sức khỏe xanh ....... Error! Bookmark not defined. 3.2. Thực trạng liên kết trong phát triển dƣợc liệu Cúc hoa vàng và dƣợc liệu Đinh lăng cung cấp cho công ty Traphaco tại Hƣng Yên và Nam ĐịnhError! Bookmark not 3.2.1. Chuỗi liên kết trong phát triển chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng và Đinh lăngError! Bookma 3.2.2. Kết quả sản xuất ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Thực trạng trong cung ứng đầu vào ........... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Chuyển giao khoa học kỹ thuật .................. Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Thực trạng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO.......... Error! Bookmark not defined. 4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế về liên kết phát triển dƣợc liệuError! Bookmark not def 4.1.1. Bối cảnh quốc tế......................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc ................................... Error! Bookmark not defined. 4.2. Quan điểm và định hƣớng về liên kết phát triển dƣợc liệuError! Bookmark not defined. 4.2.1. Quan điểm .................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Định hƣớng ................................................ Error! Bookmark not defined. 4.3. Một số giải pháp chung nhằm thúc đẩy liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho công ty cổ phần traphaco .......................... Error! Bookmark not defined. 4.3.1. Hoàn thiện các quy tắc ràng buộc phù hợp với từng trƣờng hợp liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu tại Công ty ........... Error! Bookmark not defined. 4.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị thực hiện hợp đồng trong phát triển cây dƣợc liệu tại Công ty ............................. Error! Bookmark not defined. 4.3.3. Nhóm giải pháp mang tính chiến lƣợc ....... Error! Bookmark not defined. 4.4. Nhóm giải pháp cụ thể đối với các vùng trồng dƣợc liệu của công ty Traphaco ................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.4.1. Đối với dƣợc liệu Đinh Lăng tại Hải Hậu, Nam ĐịnhError! Bookmark not defined. 4.4.2. Đối với dƣợc liệu Cúc hoa vàng tại Văn Lâm, Hƣng YênError! Bookmark not defin KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 EU 2 GACP - WHO 3 PTNT Phát triển nông thôn 4 QĐ Quyết định Liên minh Châu Âu Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Error! 1 Bảng 2.1 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp Bookmark not defined. Error! 2 Bảng 2.2 Số lƣợng đối tƣợng tham gia phỏng vấn PRA Bookmark not defined. Error! 3 Bảng 3.1 Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai Bookmark not defined. Error! 4 Bảng 3.2 Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng tại thôn Nghĩa Trai Bookmark not defined. Error! 5 Bảng 3.3 Đặc điểm các yếu tố đầu vào trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa vàng Bookmark not defined. Error! 6 Bảng 3.4 Đặc điểm các yếu tố đầu vào trong sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng Bookmark not defined. ii Error! 7 Bảng 3.5 Giá bán dƣợc liệu Cúc hoa qua các năm Bookmark not defined. Error! 8 Bảng 3.6 Giá bán dƣợc liệu Đinh lăng qua các năm Bookmark not defined. iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang Error! 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ liên kết trong sản xuất dƣợc liệu Cúc Bookmark not defined. Error! 2 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ liên kết trong sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng Bookmark not defined. 3 Sơ đồ 4.1 Mô hình liên kết và quản lý chất lƣợng dƣợc liệu iv 74 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Đảng, Chính phủ và Nhà nƣớc rất chú trọng đến việc tăng cƣờng liên kết trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều này đƣợc thể hiện qua Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng” hay trong Nghị quyết số 26 NQ/TƢ cũng nêu rõ: “Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hƣớng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn”… Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai mặc dù có những thành công nhƣng cũng có nhiều hạn chế tồn tại. Tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng (Minh Hoài, 2006); chƣa có liết kết thực sự giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học mà chỉ là các liên kết đôi, trong đó vai trò của nhà khoa học còn mờ nhạt (Phạm Thu Hồng, 2009); chƣa thống nhất đƣợc lợi ích giữa các bên tham gia liên kết dẫn đến tình trạng không tuân thủ hợp đồng của cả ngƣời sản xuất và doanh nghiệp (Lê Xuân Đình, 2009)… Dƣợc liệu là một loại “nông sản” đặc biệt với những đặc thù riêng phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, nhu cầu của thị trƣờng dƣợc liệu và thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu, có xu hƣớng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng các loại thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu của tất cả các hãng dƣợc phẩm, đã có doanh số bán ra đạt khoảng 30% tổng doanh số bán thuốc ở các quốc gia. Bên cạnh đó, các sản phẩm cũng có nguồn gốc từ thảo dƣợc, nhƣ “thực phẩm chức năng”, “chất bổ sung dinh dƣỡng” hoặc “thuốc thay thế hoặc bổ sung”… đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Sự bùng nổ này đƣợc các chuyên gia đánh giá là một “xu thế dinh dƣỡng” của thế kỷ 2. Đối với các loại mỹ phẩm sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên thay thế nguyên liệu tổng hợp, hiện cũng đã chiếm tới 90% trong tổng số các loại mỹ phẩm đƣợc sản xuất ra, cùng với mức độ tăng trƣởng cao tới 11,7% /năm. Việt Nam là nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có nguồn dƣợc liệu phong phú 1 đứng thứ 4 thế giới. Những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu dƣợc liệu và thu đƣợc nhiều ngoại tệ nhƣng giờ đây đến 90% dƣợc liệu sử dụng trong nƣớc phải phụ thuộc vào nhập khẩu (Bộ Y tế, 2007). Một trong những nguyên nhân đó là liên kết trong sản xuất cây dƣợc liệu còn lỏng lẻo dẫn đến sự thiếu bền vững của các chuỗi giá trị ngành hàng cây dƣợc liệu. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm Đông Nam Á, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có hàng ngàn loài có công dụng làm thuốc. Theo kết quả điều tra của Viện Dƣợc liệu, tính đến năm 2005 đã ghi nhận đƣợc ở nƣớc ta từ 3.948 loài thực vật và nấm lớn đƣợc dùng làm thuốc (Nguyễn Tập, 2007) đến 4.745 loài (Võ Văn Chi, 2012) Trong nguồn cây thuốc đã biết ở Việt Nam hiện nay, có tới trên 85% tổng số loài là những cây mọc tự nhiên; số còn lại là cây thuốc trồng (trồng để làm thuốc và thuộc nhóm cây trồng khác nhƣng có bộ phận đƣợc dùng làm thuốc). Nguyên bản, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam không chỉ phong phú về thành phần loài mà còn phong phú về trữ lƣợng và số lƣợng các loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Bên cạnh đó, với tiềm năng đất đai và các vùng tiểu khí hậu đa dạng, nƣớc ta còn có thể trồng đƣợc nhiều loại cây thuốc có xuất xứ khác nhau (Nguyễn Tập, 2007). Khẳng định rằng, trong nhiều thập kỷ qua, từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và cây thuốc trồng, đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và dƣợc liệu đƣợc xuất khẩu. Trong thời kỳ bao cấp trƣớc kia, toàn bộ các khâu tổ chức khai thác, trồng trọt cây thuốc, thu mua và lƣu thông phân phối dƣợc liệu…đều do các doanh nghiệp Dƣợc nhà nƣớc và hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm. Cách làm này, bị gò bó trong một khuôn mẫu tập trung, kìm hãm năng lực sản xuất, song dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc và quản lý tài nguyên, thì lại có những ƣu điểm nhất định. Từ khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng, công tác dƣợc liệu không còn là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế, mà do nhiều thành phần kinh tế khác tham gia. Ƣu điểm nổi bật của cơ chế hiện hành là sự năng động, luôn tìm cách đáp ứng thỏa mãn giữa cung và cầu. 2 Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm, ít chú ý bảo vệ tái sinh, cùng với nhiều nguyên nhân khác và công tác quản lý tài nguyên không đồng bộ, đã làm cho nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng. Hầu hết các loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao đang mất nhanh khả năng khai thác lớn, hay đã trở nên hiếm gặp. Một số loài cây thuốc đƣợc coi là quý hiếm đều đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng (Nguyễn Tập, 2009). Đối với cây thuốc trồng, hiện cũng đang vấp phải nhiều khó khăn, bất cập. Nổi cộm lên đó là sự tràn ngập các loại dƣợc liệu nhập khẩu giá rẻ, đã triệt tiêu từng phần việc phát triển trồng cây thuốc ở trong nƣớc, dẫn đến nguy cơ tái phụ thuộc vào dƣợc liệu từ Trung Quốc (Vụ KH & Đào tạo Bộ Y tế, 2009) (Nguyễn Tập, et al., 2009). Bảo tồn đi đôi với khai thác hợp lý nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và phát triển trồng cây thuốc ở nƣớc ta, hiện đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Để thực hiện đƣợc định hƣớng trên, bên cạnh sự chỉ đạo của Nhà nƣớc và của Bộ chủ quản, nhiều Doanh nghiệp Dƣợc trong nƣớc đã chủ động, xây dựng đƣợc các vùng trồng - vùng cung cấp dƣợc liệu ổn định cho sản xuất. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu hội nhập và nâng cao chất lƣợng dƣợc liệu, việc khai thác và trồng trọt cây thuốc hiện nay, cần tiếp cận với các tiêu chí Quốc gia và Quốc tế (VietGAP; GACP-WHO, Organic, FairWild). Công ty CP Traphaco là công ty dƣợc hàng đầu trong nƣớc về phát triển dƣợc liệu và thuốc từ dƣợc liệu với lƣợng dƣợc liệu công ty sử dụng hàng năm trên bảy nghìn tấn trong đó 90% là dƣợc liệu trong nƣớc (Traphaco, Báo cáo thường niên, 2015). Hiện nay, có rất nhiều vùng trồng dƣợc liệu trong cả nƣớc cung cấp dƣợc liệu cho công ty nhƣ huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), huyện Văn Lâm (tỉnh Hƣng Yên); huyện Nghĩa Hƣng, huyện Hải Hậu, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định); huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh)… Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh của sản phẩm thuốc cũng nhƣ đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh, việc ổn định các vùng trồng dƣợc liệu cung cấp đầu vào của công ty chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là 2 3 huyện đồng bằng Sông Hồng cung cấp nguồn dƣợc liệu lớn cho công ty Traphaco. Huyện Văn Lâm là địa phƣơng có truyền thống trồng cây thuốc hàng trăm năm và là nơi cung cấp chủ yếu dƣợc liệu Cúc hoa cho công ty. Huyện Hải Hậu mới triển khai phát triển cây dƣợc liệu trong khoảng hai mƣơi năm trở lại đây và là nơi cung cấp số lƣợng lớn dƣợc liệu Đinh lăng. Để góp phần ổn định nguồn dƣợc liệu Cúc hoa và Đinh lăng đầu vào cho công ty tại huyện Văn Lâm và huyện Hải Hậu, việc nghiên cứu, đánh giá, so sánh các liên kết trong chuỗi giá trị cây Cúc hoa và cây Đinh lăng tại hai huyện Văn Lâm và Hải Hậu từ đó đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng liên kết là cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho công ty cp Traphaco: trƣờng hợp nghiên cứu tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Đâu là giải pháp giúp hoàn thiện liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho công ty Cổ phần Traphaco trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho Công ty cổ phần TRAPHACO đối với sản phẩm dƣợc liệu Cúc hoa vàng trên địa bàn thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên và dƣợc liệu Đinh lăng trên địa bàn tổ 9, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Qua đó đề xuất một số giải pháp giúp thúc đẩy nhanh và bền vững mối liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu giữa các nông hộ và Công ty cổ phần TRAPHACO, từng bƣớc nâng cao đời sống ngƣời dân, phát triển ngành nông nghiệp trong nƣớc, đặc biệt trong ngành dƣợc liệu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc 4 biệt tập trung vào hai loại dƣợc liệu chính là Cúc hoa vàng và cây Đinh lăng. - Phân tích thực trạng liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho công ty cổ phần TRAPHACO đối với phát triển cây dƣợc liệu Cúc hoa vàng và cây Đinh lăng trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hƣng Yên và huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Những thành tựu đạt đƣợc trong liên kết và những tồn tại khó khăn, nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu giữa công ty và các nông hộ trên địa bàn hai huyện, từ đó giúp nâng cao hiệu quả liên kết, phát triển kinh tế, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tập trung vào các chủ thể tham gia liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu bao gồm Công ty cổ phần TRAPHACO và các hộ dân thuộc hai huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên và huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, trong đó chủ thể quản lý là công ty cổ phần Traphaco. Ngoài ra, luận văn cũng tập trung đánh giá mức độ liên kết nhằm đề xuất những giải pháp tăng cƣờng liên kết trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập trong vòng 3 năm từ năm 2011 - 2015. - Về không gian: Nghiên cứu về liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho Công ty cổ phần TRAPHACO đƣợc tác giả lựa chọn là hai cây dƣợc liệu chủ yếu của TRAPHACO hiện nay là Cúc hoa vàng và Đinh lăng. Trong đó, cây dƣợc liệu Cúc hoa vàng hiện đang đƣợc trồng chủ yếu trên địa bàn làng Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên và dƣợc liệu Đinh Lăng trên địa bàn tổ 9, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 3.2.1 Dược liệu Cúc hoa vàng tại Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Dƣợc liệu Cúc hoa vàng đƣợc phân bố, tập trung chủ yếu tại thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang (Văn Lâm). Hoa Cúc có thể đƣợc sử dụng trực tiếp nhƣ trà thảo dƣợc hoặc trở thành một vị trong các bài thuốc nam, thuốc bắc. Hoa Cúc có vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể sử dụng để chữa các bệnh hoa 5 mắt, chóng mặt, đau đầu, cao huyết áp… Thu hoạch và chăm sóc Cúc hoa vàng Huyện Văn Lâm có khoảng 20 ha trồng Cúc hoa vàng; trong đó tập chung chủ yếu tại thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm (8 - 10 ha) chiếm khoảng 50% diện tích và sản lƣợng (8 - 10 tấn dƣợc liệu/năm). Cúc hoa vàng là một dƣợc liệu đƣợc sử dụng với sản lƣợng lớn bởi công ty CP Traphaco (5 - 6 tấn dƣợc liệu/năm) trong sản phẩm Sáng mắt với doanh thu 20 30 tỷ/năm. Công ty cũng đã xây dựng nhà máy công nghệ cao Traphaco trên địa bàn huyện để thu mua và sản xuất các sản phẩm đông dƣợc. 3.2.2 Dược liệu Đinh Lăng tại Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Cây dƣợc liệu Đinh lăng đã đƣợc trồng rất nhiều năm trên đồng đất của huyện Hải Hậu và trong mƣời năm gần đây diện tích trồng đinh lăng ngày càng đƣợc mở rộng. Trƣớc năm 2013, tổng diện tích trồng Đinh lăng toàn huyện có khoảng 36,12 ha và duy trì ổn định với quy mô điện tích này. Từ năm 2013 đến nay, Công ty cổ phần Traphaco đã đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, do đó diện tích không ngừng tăng lên. Đến năm 2015, tổng diện tích trồng Đinh lăng tại các xã Hải Ninh, Hải Quang, Hải Châu, Hải Giang, Hải Lộc, Hải Đông, Hải Hà... lên đến 46,30 ha. 6 Thu hoạch và chăm sóc Đinh lăng Xóm 9, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu là địa phƣơng có diện tích và sản lƣợng Đinh lăng lớn nhất toàn huyện (với diện tích năm 2015 lên tới 16ha) và cung cấp sản lƣợng lên tới 160 tấn dƣợc liệu/năm. Công ty Traphaco với các sản phẩm Hoạt huyết dƣỡng não và Cebraton mỗi năm tiêu thụ từ 800 - 1000 tấn dƣợc liệu Đinh lăng. Công ty đã tập trung phát triển vùng dƣợc liệu tại huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hƣng tỉnh Nam Định. Trong đó xóm 9, xã Hải Toàn là đơn vị điển hình trong phát triển dƣợc liệu Đinh lăng cung ứng cho công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho Công ty cổ phần Traphaco tại huyện Văn Lâm tỉnh Hƣng Yên và huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định Chƣơng 4. Một số giải pháp giúp thúc đẩy liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu cho Công ty cổ phần Traphaco 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, vấn đề liên kết sản xuất - kinh doanh dƣợc liệu giữa doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà nƣớc vẫn là vấn đề bức xúc, nhất là khi quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi phải tổ chức lại cơ bản nền sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để đồng thời thỏa mãn yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các vùng nông thôn ven các thành phố lại đặt cho ngành dƣợc liệu ven đô nhiều thách thức lớn. Từ đó, hình thành nhu cầu phát triển dƣợc liệu với những đặc thù riêng biệt, khác với các vùng nông nghiệp truyền thống, phát triển dƣợc liệu không chỉ thỏa mãn nhu cầu chữa bệnh, thực phẩm chức năng mà còn là nhu cầu làm đẹp, chăm sóc sức khỏe từ những sản phẩm chế biến từ dƣợc liệu thiên nhiên ở trong nƣớc của mọi tầng lớp ngƣời dân. Nông dân ngày nay, đặc biệt là nông dân các vùng có tiềm năng lợi thế về phát triển dƣợc liệu không phải chỉ sản xuất dƣợc liệu phục vụ tiêu dùng của hộ mà chủ yếu là hàng hóa. Đặc điểm sản xuất hàng hóa nảy sinh một số yêu cầu lớn: - Sản xuất hàng hóa đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn để giảm chi phí sản xuất, do vậy họ bắt buộc phải có các liên kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu vào cũng nhƣ đầu ra trong sản xuất (các tổ chức cung cấp vốn; các đơn vị cung ứng vật tƣ sản xuất; các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm và kiểm soát chất lƣợng dƣợc liệu; các hệ thống kho chứa điều tiết hàng hóa, các đơn vị vận chuyển, giao hàng...) đặc biệt là các tổ chức giúp giải quyết các mối quan hệ với bên ngoài nhƣ tiếp xúc với thị trƣờng, tiếp thị, quảng bá… Tổ chức nông dân sẽ giúp các hộ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay. - Nhu cầu về sử dụng các sản phẩm đƣợc chế biến từ dƣợc liệu tự nhiên của ngƣời dân ở trong nƣớc và phục vụ xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách, “cung không đủ cầu” đây chính là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và đều đặn trong tƣơng lai. Tuy nhiên, để tiếp cận đƣợc thị trƣờng này, ngƣời dân phải liên kết với các doanh 8 nghiệp, các nhà khoa học và Nhà nƣớc để nâng cao chất lƣợng dƣợc liệu nhằm và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trên thế giới, cụ thể là ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, 70-95% dân số sử dụng thuốc cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là các quốc gia Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Trung Đông. Ở nhiều nƣớc phát triển nhƣ Canada, Pháp, Đức, Ý, sử dụng thuốc cổ truyền cũng tăng đáng kể, 70-90% dân số sử dụng các sản phẩm thảo dƣợc dƣới các tiêu đề “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm thay thế” hay “sản phẩm không thông thƣờng”. Điều này dẫn đến các đơn vị quản lý, sản xuất - kinh doanh phải tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu, kiểm soát, kinh doanh, tiếp thị các sản phẩm thuốc y học cổ truyền ở cấp quốc tế. WHO đã công bố nhiều văn bản về nhận thức vai trò của thuốc YHCT và phát triển thuốc từ thảo dƣợc nhƣ: + WHO và UNICEF đã thông qua Tuyên bố Alma-Ata năm 1978; + Đã đƣa ra bản hƣớng dẫn thực hành thu hái và trồng trọt cây thuốc tốt (GACP) năm 2003; + Đã thông qua bản “Chiến lƣợc toàn cầu và kế hoạch hành động vì sức khoẻ cộng đồng, phát minh và sở hữu trí tuệ” (24/05/2008); + Đã đƣa ra Tuyên bố Bắc Kinh (08/11/2008); + Đã mở nhiều hội thảo về Thuốc dân tộc (2009). Rõ ràng, chính sách phát triển thuốc Y học cổ truyền của WHO, trong đó có dƣợc liệu, đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của nhiều ban ngành, đơn vị từ Nhà quản lý đến ngƣời dân, từ Nhà khoa học đến Doanh nghiệp. WHO không đƣa ra mô hình nhất định để phát triển dƣợc liệu ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, một số văn phòng của WHO tại địa phƣơng ở Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á cũng đã đƣa ra các hƣớng dẫn phù hợp với địa phƣơng về qui định, đăng ký thuốc cổ truyền cũng nhƣ các đề xuất về tiêu chuẩn tiếp thị (WHO, 2011). Tại Châu Á, có những mô hình phát triển các sản phẩm trong đó Nhà nƣớc là ngƣời đóng vai trò chủ chốt. Kinh nghiệm của các nƣớc lân cận nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.. cho thấy việc xây dựng chiến lƣợc quy hoạch phát triển dƣợc 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất