Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lịch sử nn, pl việt nam nhóm 2

.DOCX
7
13
141

Mô tả:

MỞ ĐẦU Sau chiến thắng Bạch Đằng, sự kiện Ngô Quyền xưng vương đã khép lại hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam - kỉ nguyên xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ. Từ năm 939 – 1884, 10 triều đại phong kiến đã thay nhau trị vì đất nước. Tuy có nhiều biến động, đổi ngôi giữa các triều đại nhưng cơ sở của Nhà nước và pháp luật lại không có nhiều đổi khác. Trong bài viết này nhóm chúng em sẽ đi sâu tìm hiểu và phân tích về một trong những cơ sở của Nhà nước và pháp luật nước ta thời phong kiến, đó là cơ sở xã hội. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin, nhà nước phong kiến được hình thành từ hai con đường . Hoặc trên cơ sở sự tan rã của chế độ chiếm hữa nô lệ hoặc sự tan rã của chế độ công sản nguyên thủy (ở các nước không có chiếm hữu nô lệ). Thế nhưng dù hình thành bằng con đường nào thì xã hội phong kiến vẫn tồn tại hai giai cấp cơ bản là địa chủ quý tộc phong kiến (giai cấp thống trị) và nông dân (giai cấp bị trị). Một điểm khác nhau cơ bản trong kết cấu của xã hội phong kiến so với các xã hội khác ở chỗ bản thân lực lượng cầm quyền được chia thành các đẳng cấp khác nhau. Đây là kết cấu chi phối mạnh mẽ đến bản chất và pháp luật phong kiến. Ở Việt Nam, nhà nước phong kiến xuất hiện khi nào đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng theo nhiều ý kiến thì nó bắt đầu từ thế kỉ X và kết thúc vào nửa cuối thể kỉ XIX. Cũng như xã hội của các nhà nước phong kiến khác, xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, hình thành thêm các giai tầng mới mang đặc trưng của xã hội phong kiến. Thế nhưng, xã hội phong kiến Việt lúc bấy giờ vẫn giữ được cho mình những đặc trưng riêng. II.CƠ SỞ XÃ HỘI Do sự chi phối của cơ sở kinh tế cùng hoàn cảnh lịch sử , cơ sở xã hội cho sự hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam khá phức tạp. Ngoài cơ cấu giai cấp, nhà nước và pháp luật Việt Nam còn chịu tác động của cơ cấu đẳng cấp . 1.cơ cấu giai cấp . Trong tiến trình lịch sử từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam bị phân hóa thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. 1.1.Giai cấp địa chủ phong kiến Tập hợp những quan lại và một số nông dân giàu, sở hữu nhiều của cải, ruộng đất, và bằng quyền lực của mình, họ tiếp tục tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công đã tạo nên một giai cấp mới trong xã hội, và đó được gọi là giai cấp địa chủ.Giai cấp này còn có thể gọi dưới một cái tên khác là giai cấp thống trị. Đây là giai cấp chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong bản đồ dân số, chỉ 5% dân số cả nước, nhưng họ lại nắm trong tay tới 90% tài sản. Tài sản mà họ có được phần lớn do bóc lột từ những giai cấp khác trong xã hội thông qua các hình thức tô, thuế. Dựa trên xuất thân có thể chia giai cấp địa chủ phong kiến thành hai bộ phận là địa chủ quý tộc quan liêu và địa chủ bình dân. Địa chủ quý tộc quan liêu thường có nguồn gốc từ hoàng tộc và quan chức trong bộ máy nhà nước. Do chính sách đại ngộ của nhà nước phong kiến mà quý tộc, quan liêu dần được địa chủ hóa. Bộ phận này chiếm thành phần khá khiếm tốn trong tổng thể giai cấp nhưng lại là những người có thế lực và giàu có nhất. Họ được triều đình phong kiến ban chức tước, trao quyền lực, ban cấp ruộng đất, cho hưởng bổng lộc hay nói nôm na là vừa có tiền vừa có quyền.Tuy nhiên bộ phận địa chủ này thường không ổn định về số lượng, không tồn tại vĩnh viễn. Địa vị và quyền lực, tài sản của họ gắn chặt với triều đại mà họ phục vụ. Được coi là bệ đỡ vững chắc cho vương quyền, vì thế mà các triều đại phong kiến đã trọng dụng, trọng đãi bộ phận địa chủ quý tộc quan liêu này. Địa chủ bình dân thường có nguồn gốc từ thợ thủ công, thương nhân, nông dân tự canh… Họ sống rải rác ở trong các làng xã. Đây là bộ phận địa chủ phát triển nhanh về số lượng. Nhìn chung đây là bộ phận có tiền nhưng không có quyền lực chính trị. Nhưng do chính sách tuyển bổ quan chức và khả năng kinh tế họ dễ dàng gia nhập và trở thành địa chủ quý tộc quan liêu, hoặc bằng hình thức liên hôn, liên kết với các gia đình quý tộc họ tăng cường thêm thế lực và quyền lực kinh tế của mình.Từ đó lũng đoạn hội đống làng xã, chi phối mọi mặt đời sống làm nảy sinh tệ cường hào ở làng xã. Đánh giá về độ giàu có của các địa chủ nước ta thì qua các thư tịch cổ và số lượng đồ mộ táng có thể khẳng định rằng địa chủ Việt Nam dù là địa chủ quý tộc quan liêu hay bình dân đều chỉ là những địa chủ vừa và nhỏ. Đó là điểm khác biệt giữa địa chủ Việt Nam nói riêng và địa chủ phương Đông nói chung với các địa chủ của triều đình phong kiến phương Tây. Đó là kết quả của chính sách hạn chế ruộng đất tư của triều đình phong kiến và tập quán chia đều tài sản thừa kế cho các con của người phương Đông, mà trực tiếp ở đây là người Việt ta. 1.2. Giai cấp nông dân Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp địa chủ, nông dân Việt Nam cũng bị phân hóa.Nông dân Việt Nam chiếm gần 90% dân số, là lực lượng sản xuất chủ yếu ra của cải vật chất, nhưng số lượng tài sản của họ chỉ là chưa đầy 5% và là giai cấp bị bọc lột nặng nhất trong xã hội phong kiến, là đối tượng phải chịu sưu cao, thuế nặng , tô dày. Cũng giống như giai cấp địa chủ phong kiến, dựa trên nguồn gốc của thửa ruộng mà họ canh tác nông dân được phân chia thành hai bộ phận: nông dân lĩnh canh và nông dân tự canh.Nông dân lĩnh canh là những người nông dân không có hoặc có quá ít ruộng đất, buộc phải xin nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy.Họ phải nộp một phần hoa lợ cho địa chủ, số hoa lợi đó gọi là tô. Ngoài ra, họ còn lĩnh canh cả ruộng đất nhà nước dưới hình thức nhân ruộng quân điền. Ngoài thuế đất (tô), thuế thân, nông dân nhận ruộng quân điền còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch, binh dịch cho nhà nước, tuy nhiên thuế của loại ruộng này thấp hơn so với thuế ruộng lĩnh canh của địa chủ.Nông dân tự canh là những người còn giữ được ruộng đất của mình và họ tự canh tác trên thửa ruộng đó. Do đó Nhà nước có thể miễn hoặc thu một khoản thuế đất nhẹ hơn so với thuế cày ruộng công tùy theo chính sách của từng triều đại. Như vậy, so với công nô ở phương Tây hoàn toàn lệ thuộc vào lãnh chúa, cuộc sống và thân phận của những nông dân Việt Nam ổn định, tự do hơn. Tầng lớp nô tì-lớp người có địa vị thấp nhất trong xã hội phong kiến. Nguồn gốc của họ có thể là nông dân quá nghèo khổ hoặc vi phạm luật pháp, tục lệ xã hội bắt làm nô tì, có thể là những người mô côi, hoặc người ngoại tộc bị bắt làm nô tì…Số lượng nô tì trong xã hội không nhiều. Họ ít khi tham gia sản xuất mà chủ yếu phục dịch, hầu hạ trong các gia đình quý tộc, địa chủ, quan lại.Tài sản họ có được phụ thuộc vào tâm thế, gia cảnh người mà họ phục vụ vì thế cũng rất ít, thậm trí là không có. 2.Đẳng cấp Quan hệ đẳng cấp ở Việt Nam rất phức tạp. Theo địa vị xã hội, thời phong kiến Việt Nam có hai đẳng cấp quý tộc quan liêu và bình dân. Theo tiêu trí nghề nghiệp, xã hội được phân thành bốn đẳng cấp: sĩ , nông, công, thương. Theo độ tuổi, giới tính thì có: nam, phụ, lão, ấu. Theo tập quán làng xã, có chính cư và ngụ cư, quan viên và dân hàng xã…Dù cơ cấu đẳng cấp được phân định theo tiêu chí nào thì quan hệ giữa các đẳng cấp vẫn khá nổi trội, thân phận địa vị của các đẳng cấp được phân biệt khá rạch ròi. Thế nhưng ranh giới giữa các đẳng cấp lại không được rõ ràng. Theo tập quán làng xã, chỉ chính cư (người có hộ tịch ở xã) mới có quyền tham dự việc làng như tế lễ, hội họp, ăn khao, bầu bộ máy quản lí làng xã… được ưu tiên chia ruộng quân điền. Dân ngụ cư, do là người không có hộ tịch ở xã nên không có quyền hạn như chính cư, ruộng quân điền có thể được phân cấp nhưng phải sau chính cư và thường là ruộng xấu hoặc ngoài đê Theo tiêu chí địa vị xã hội, quý tộc quan liêu là đẳng cấp cách biệt hoàn toàn với bình dân. Nắm những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước, được phong tước phẩm, ban đất đai, được pháp luật và lễ nghi bảo vệ là đặc quyền của đẳng cấp quý tộc quan liêu. Ngược lại, bình dân là tập hợp chủ yếu những người lao động, thợ thủ công, thương nhân, nông dân, với thân phận thấp kém họ vừa bị bóc lột sức lao động vừa bi khinh rẻ. Nếu xét song song hai tiêu chí địa vị và nghề nghiệp thì ở đây có thể thấy, quý tộc quan liêu có cùng hàng với kẻ sĩ. Xã hội phong kiến vốn coi trọng Nho giáo, một trong nhưng tư tưởng của Nho học là trọng kẻ sĩ, vì thế mà những người được gọi là sĩ phu trong xã hội ấy rất được nể trọng, tiếng nói của họ có ảnh hưởng đến đông đảo quần chúng (lớp người thấp cổ bé họng còn lại). Và tất nhiên nông-công-thương sẽ là bình dân, là bách tính , là con mọn của vua, của quan. Đặc biệt với quan niệm “nhất sĩ nhì nông” đã thể hiện rõ sự thiên vị, bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa các đẳng cấp, lớp người trong xã hội của nhà nước, chế độ. Cũng chính quan niệm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta thời kì đó (ít chú trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp) 3. Ảnh hưởng của cơ sở xã hội đến bản chất nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp và đẳng cấp là hai yếu tố làm cho xã hội bị phân hóa thành những lớp người, nhóm người khác nhau. Sự phân hóa ấy tạo thành cơ sở xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đặc điểm của nhà nước và pháp luật trong từng giai đoạn, thời kì cụ thể. ở Việt Nam, mức độ nổi trội trong quan hệ giai cấp và đẳng cấp trong xã hội phong kiến khác nhau, song cả quan hệ giai cấp và đẳng cấp đều là quan hệ mở. Ranh giới giữa giai cấp và đẳng cấp không phải là đường biên cụ thể, rõ ràng , bất khả phạm mà nó chỉ là một vùng biên mờ nhạt. Do có chế độ sở hữa tư nhân vừa và nhỏ là chủ yếu, do sự thay đổi triều đại và chính sách của nhà nước mà sự chuyển hóa địa vị và đẳng cấp diễn ra khá thường xuyên và nhanh chóng thậm trí ngay trong một đời người. Cơ cấu và quan hệ giai cấp, đẳng cấp có nhiều điểm đặc biệt đã tác động lớn đến nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam. Sự kết hợp của chế độ sở hữu, tính chất của nền kinh tế, phân hóa xã hội đã tạo cơ sở vững chắc cho xác lập nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo hướng chuyên chế. Buộc nhà nước, mà cụ thể bộ máy cai trị đứng đầu là nhà vua và đội ngũ quan đại thần của mình phải ban hành những chính sách phát huy thế mạnh đồng thời kiềm chế những tác động tiêu cực của quan hệ giai cấp, đẳng cấp tới đời sống nhà nước và pháp luật. Cơ cấu phân tầng giai cấp, phân chia đẳng cấp đó một mặt làm hạn chế tính giai cấp của nhà nước và pháp luật, mặt khác làm tăng tính xã hội của chúng. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất nhà nước sơ khai, ban đầu của chúng ta và nó cũng là một điểm chung của các nhà nước phong kiến phương Đông. Nó trở thành một đặc điểm giúp phân biệt Nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông với phương Tây. LỜI KẾẾT Những phân tích trên đây giúp ta đánh giá đúng những tác động của cơ sở xã hội đến bản chất nhà nước và pháp luật Việt Nam thời phong kiến. Dù những tác động đó là tích cực hay tiêu cực thì nó cũng đã tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến những chính sách của nhà nước và đời sống của người dân Việt thời xưa.Với sự hiểu biết chưa sâu, chưa rộng của mình chúng em đã phần nào làm rõ được vấn đề cơ sở xã hội của nhà nước và pháp luật Việt Nam thời phong kiến. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN..................................................1 II.CƠ SỞ XÃ HỘI..........................................................................................................2 1.cơ cấu giai cấp ........................................................................................................2 1.1.Giai cấp địa chủ phong kiến.................................................................................2 1.2. Giai cấp nông dân................................................................................................3 2.Đẳng cấp...................................................................................................................... 4 3. Ảnh hưởng của cơ sở xã hội đến bản chất nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam................................................................................................................................ 5 LỜI KẾT............................................................................................................................ 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan