Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Lịch sử 5 nội dung quy trình dạy môn lịch sử...

Tài liệu Lịch sử 5 nội dung quy trình dạy môn lịch sử

.PDF
45
2226
145

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH TÂN 1. Cung cấp cho hs một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XIX đến nay. 2. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho hs các kĩ năng: - Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. - Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ sơ đồ. - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở hs những thái độ và thói quen: - Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc. - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. - Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa. 1. Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945): - Các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Trương Định. - Đề nghị canh tân đất nước: Nguyễn Trường Tộ. - Cuộc phản công ở kinh thành Huế, phong trào Cần Vương: Phan đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật… - Nguyễn Ái Quốc. - Sự chuyển biến trong kinh tế - xã hội Việt Nam và cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX. - Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945: Xô viết Nghệ - Tĩnh; Cách mạng tháng 8 năm 1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 - 9 – 1945. * Nội dung này gồm có 11 bài: 1. “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định 2. Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 5. Phan Bội Châu và phong trào Đông du 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 7. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 8. Xô viết Nghệ - Tĩnh 9. Cách mạng mùa thu 10. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 11. Ôn tập 2. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954) - Việt Nam những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947; Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950; hậu phương của ta. - Chiến thắng Điện Biên Phủ. 3. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975) - Sự chia cắt đất nước. - Bến Tre đồng khởi. - Miền Bắc xây dựng:Nhà máy cơ khí Hà Nội. - Hậu phương và tiền tuyến: Đường Trường Sơn. - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam Tết Mậu Thân 1968. - Chiến dịch Hồ Chí Minh. * Nội dung này gồm có 8 bài: 1. Nước nhà bị chia cắt 2. Bến Tre đồng khởi 5. Sấm sét đêm giao thừa. 3. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta 4. Đường Trường Sơn 6. Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”; 7. Lễ kí Hiệp định Pa-ri 8. Tiến vào Dinh Độc Lập. 4. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước ( Từ năm 1975 đến nay) * Nội dung này gồm có 3 bài: 1. Hoàn thành thống nhất đất nước 2. Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình 3. Ôn tập - Trước hết, phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của một nhân vật. - Miêu tả: thường được sử dụng khi dạy các nội dung về: địa danh lịch sử, quang cảnh, không khí của một buổi lễ, đặc điểm của một nhân vật lịch sử ( ví dụ: hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ độc lập)… -Tường thuật, kể chuyện: thường được sử dụng khi dạy diễn biến một trận đánh, cuộc phản công, kháng chiến, khởi nghĩa… * Sử dụng tư liệu, kết hợp với đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ…) để miêu tả, tường thuật, kể chuyện. * Khai thác kênh hình trong SGK, bởi nó không chỉ có ý nghĩa minh họa bài viết mà còn là nguồn tư liệu để GV tổ chức cho HS chủ động lĩnh hội kiến thức. * GV có thể hướng dẫn cho HS khai thác kênh hình qua các bước: - Giới thiệu nội dung kênh hình. - Giải thích các kí hiệu, quy ước (đối với bản đồ, lược đồ) hoặc giới thiệu nhân vật, sự kiện, hiện tượng trong tranh ảnh. - HS quan sát kênh hình theo hệ thống câu hỏi gợi ý của GV. - GV yêu cầu HS phát biểu nhận xét của mình; các học sinh khác nhận xét bổ sung. Học tập Lịch sử không chỉ để hình dung được hình ảnh của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu lịch sử, tức là nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Bởi vậy, GV cần tổ chức các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho HS độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi, phát hiện kiến thức chứ không nên áp đặt những kết luận có sẵn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan