Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt...

Tài liệu Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt

.PDF
71
79
98

Mô tả:

Header Page 1 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********* NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI - 2010 Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 1 of 95. 1 Header Page 2 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********* NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Người hướng dẫn khoa học Th.S. GVC: VŨ NGỌC DOANH HÀ NỘI - 2010 Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 2 of 95. 2 Header Page 3 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Lễ hội đền Hùng trong đời sống tâm linh người Việt”, tác giả khóa luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và đặc biệt là của Th.S - GVC Vũ Ngọc Doanh - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo đã giúp tác giả hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Quỳnh Nga Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 3 of 95. 3 Header Page 4 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S- GVC Vũ Ngọc Doanh. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên của các tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khóa luận này. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Quỳnh Nga Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 4 of 95. 4 Header Page 5 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Lịch sử vấn đề 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khoá luận 4 7. Bố cục của đề tài 4 NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm văn hoá 6 1.2. Khái niệm văn hoá tâm linh 7 1.3 Văn hoá tâm linh trong đời sống người Việt 9 1.4. Văn hoá tâm linh trong đời sống hiện nay 10 Chương 2: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt 2.1. Khái niệm Lễ hội 14 2.2. Lễ hội Đền Hùng 16 2.2.1. Truyền thuyết Hùng Vương. 16 2.2.2. Phần lễ 18 2.2.2.1. Thời Hùng Vương 18 2.2.2.2. Thời kỳ Bắc thuộc. 19 2.2.2.3. Các triều đại phong kiến 20 2.2.2.3. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám cho đến nay 24 2.2.3. Phần hội 28 Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 5 of 95. 5 Header Page 6 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc 2.2.3.1. Hội xưa 28 2.2.3.2. Hội nay 31 2.3. Vua Hùng trong đời sống tâm linh người Việt 40 2.4. Ý nghĩa của Lễ hội đền Hùng 44 Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch Văn hoá Nhân văn của Lễ hội Đền Hùng. 3.1. Thực trạng phát triển du lịch 47 3.2. Giải pháp phát triển du lịch 48 Kết luận 51 Tài liệu tham khảo 52 Phụ Lục 54 Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 6 of 95. 6 Header Page 7 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hành trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là quá trình lắng đọng, bồi đắp những lớp phù sa văn hoá để làm nên độ dày của hệ thống thang bậc giá trị vật chất và tinh thần. Mỗi vùng quê nằm trải dài trên dải đất cong hình chữ S đều là không gian văn hoá để chúng ta không ngừng tìm hiểu, khám phá. Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương chính là vùng đất khởi đầu của những giá trị đó. Triều đại Hùng Vương tồn tại trong tâm thức của người Việt Nam là triều đại dựng nước, là tổ tông, cội nguồn của người Việt. Sự kết hôn giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sinh ra tộc người Việt sinh ra con Rồng, cháu Tiên. Và cũng từ đây, Vua Hùng đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của dân tộc. Trong rất nhiều triều đại lịch sử, khi đất nước bị giặc ngoại xâm các vị vua, các tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo đã tìm đến với Đền Hùng như nơi nương tựa tâm linh, nơi làm tăng thêm sức mạnh để chiến đấu chống ngoại xâm. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã căn dặn các chiến sĩ bộ đội:"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước" nhân chuyến Bác về thăm Đền Hùng. Ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa, cả dân tộc việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới, cuộc chiến trên mặt trận Văn hoá - Kinh tế. Xu hướng hội nhập và phát triển đã kéo theo các luồng văn hoá ngoại lai vào nước ta với những tác động tới đời sống con người cả về vật chất và tinh thần. Song trong sâu thẳm tâm thức của người Việt Nam - Lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương) từ bao đời nay đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt."Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 7 of 95. 7 Header Page 8 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc nguồn "gốc cội có lớn lao thì cành lá mới sum xuê tươi tốt, nguồn nước có xa xăm thì dòng chảy mới lâu dài. Có những chuyện dường như ai cũng biết cũng tâm niệm. Ấy vậy mà khi bàn đến vẫn thấy mới lạ, hấp dẫn. Những chuyện về thân phận con người, hạnh phúc tình yêu, tình cảm sâu xa về nguồn cội dân tộc. Đề tài vẫn vậy chỉ có cách tiếp cận, cách hiểu, cách diễn giải ở mỗi thời là khác nhau. Cùng với quá trình của phát triển, của tư tưởng văn hoá Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Lễ hội Đền Hùng lúc đầu xuất hiện ở Phú Thọ - miền đất quan trọng đứng đầu đất nước thời đại Hùng Vương, được phát triển và nhân rộng trong toàn quốc qua các thời đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, dần dần mang tính quốc gia dân tộc. Cuối cùng là thời kỳ đương đại, chính nhờ sự quan tâm ngày càng lớn của các phong trào dân tộc cũng như toàn thể dân tộc, đặc biệt là sự quan tâm của Cách mạng, Đảng Cộng sản, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một sự phát triển toàn diện và vượt bậc đã tạo được cơ sở và tiền đề thuận lợi để ngày càng tiến theo hướng làm cho Lễ hội Đền Hùng trở thành một tâm điểm và tiêu điểm hàng đầu của nền văn hoá tâm linh dân tộc. Đồng thời xuất phát từ thực tế về việc phát triển du lịch xung quanh Lễ hội và việc hiện nay tỉnh Phú Thọ đang có chủ trương xây dựng " Thành phố Lễ hội" với Việt Trì và Khu di tích Đền Hùng là tâm điểm. 2. Mục đích của đề tài Như một tập quán không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hàng năm cứ đến ngày mồng mười tháng ba âm lịch, đồng bào trong và ngoài nước lại nhớ về cội nguồn, náo nức trẩy hội đền Hùng. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” ( Ca dao) Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 8 of 95. 8 Header Page 9 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Năm 1995 theo quyết định của Ban Bí thư Trung Ương Đảng, giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn được tổ chức trong thể theo nghi thức cổ truyền. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tình cảm sâu đậm, ăn sâu vào máu thịt và đã trở thành truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt. Trong mỗi thôn xóm, mỗi làng quê, người Việt Nam có đình chùa, lăng, miếu để con cháu thờ tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với làng xã và với đất nước. Cả dân tộc có chung một ngày giỗ Tổ, có chung một cội nguồn. Mỗi người Việt Nam chúng ta tự hào có chung tổ Hùng Vương với 18 đời Vua, dựng xây nước Văn Lang xa xưa, nhà nước đầu tiên của Việt Nam với hàng nghìn năm trị vì mà không phải bất cứ một dân tộc nào trên thế giới có được. Có chung một cội nguồn chung một tổ tiên để người Việt từ ngàn đời và cả hôm nay cũng như mãi mãi mai sau có chung tình cảm và đạo lý để mà yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng non sông đất nước. Chính vì vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng cho ý chí và tinh thần dân tộc. Từ các triều đại trước, lễ hội Đền Hùng luôn được quan tâm, gìn giữ và tôn vinh và cho đến tận ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị? Để hiểu được điều đó cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và toàn diện về lễ hội để thấy được Lễ hội đền Hùng có ảnh hưởng như thế nào với đời sống tâm linh người Việt và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hoá để lễ hội Đền Hùng xứng tầm với ý nghĩa là Quốc lễ. 3. Lịch sử vấn đề Từ trước tới nay lễ hội Đền Hùng đã trở thành phương tiện để Nhân dân ta thể hiện giáo dục và củng cố tinh thân cộng đồng, đạo lý dân tộc, tình cảm, nguyện vọng, tư tưởng cũng như ý chí dân tộc. Bởi vậy, lễ hội Đền Hùng có sức sống mãnh liệt trong tâm thức của người Việt qua các thời kỳ lịch sử của đất nước. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và viết về lễ hội Đền Hùng như: Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 9 of 95. 9 Header Page 10 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc Lê Lựu (chủ biên), Đền Hùng nơi hội tụ văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá Thông tin. Lê Tượng - Phạm Hoàng Oanh, Đền Hùng Di tích lịch sử văn hoá đặc biệt Quốc gia, Nxb Văn hoá - Thông tin. Ngô văn Phú, Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng, Nxb Hội Nhà Văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Nghi Lễ trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Các trò chơi diễn ra trong ngày hội * Phạm vi nghiên cứu Lễ hội Đền Hùng trong đời sống tâm linh của người Việt 5. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: *Phương pháp điền dã, sưu tầm, khảo sát. *Phương pháp tổng hợp nghiên cứu, phân tích tài liệu. *Phương pháp so sánh . 6. Đóng góp của khoá luận - Việc nghiên cứu Lễ hội Đền Hùng luôn song hành và có mặt của các nghi thức cũng như các hoạt động văn hoá liên quan không thể tách rời. Trong khi nghiên cứu và tìm hiểu Lễ hội Đền Hùng khoá luận sẽ chú trọng một số vấn đề lý thuyết về lịch sử văn hoá Việt Nam thông qua việc xem xét và trình bày về mối tương quan và ảnh hưởng giữa một bên là lịch sử văn hoá dân tộc với một bên là đời sống tâm linh của người Việt. Văn hoá tâm linh của con người được nghiên cứu như một tác nhân, không chỉ sinh tạo mà còn quyết định tới những giá trị của Lễ hội. Ngược trở lại, sản phẩm văn hoá đặc sắc này cũng có những tác động không nhỏ tới tinh thần cũng như lịch sử văn hoá dân tộc. Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 10 of 95. 10 Header Page 11 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc - Khoá luận làm rõ giá trị văn hoá và vai trò của Lễ hội Đền Hùng tới đời sống tâm linh người Việt cũng như việc phát triển du lịch văn hoá nhân văn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 7. Bố cục của đề tài Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và Mục lục, đề tài gồm ba chương với cấu trúc như sau: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn của Lễ hội Đền Hùng. Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 11 of 95. 11 Header Page 12 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm văn hoá Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng Dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió ghềnh thác tưởng chừng như không thể vượt qua nổi để không ngừng lớn mạnh và phát triển. Văn hoá là một sức sống bên trong, văn hóa được tạo ra từ lao động sinh hoạt và phát triển trong cái nôi địa hình sinh thái và môi trường của bản thân mình. Văn hóa thể hiện một cách rõ rệt bản chất sâu xa của con người. Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hoá ở nước ta được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là động lực thúc đẩy vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta. Nói tới văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn của mỗi con người. Văn hoá tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Giá trị của một nền văn hoá thường được bồi đắp qua nhiều thế kỷ có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa ít có tính đột biến trong phát triển. Vì văn hoá liên quan đến mọi mặt của đời sống của con người nên nó mang một ngoại diên rất rộng, Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 12 of 95. 12 Header Page 13 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc nghĩa là bất cứ một cái gì (một cá thể nào) do con người làm ra, đều có chứa thuộc tính văn hoá, đều được nhân hoá . Vậy "văn hoá" là gì? Từ "văn hoá" có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt "văn hoá " được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hoá, lối sống (nếp sống văn hoá), theo nghĩa chuyên biệt để trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn) .Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động. Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của văn hóa (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử) từ đó có thể đưa ra một định nghĩa văn hoá như sau: "Văn hoá là một tổng thể các giá trị vât chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoat động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội và với chính bản thân mình"(Trần Ngọc Thêm, Giáo trình Cơ sở Văn hoá Việt Nam). 1.2. Khái niệm văn hoá tâm linh Như đã nói ở trên, văn hoá là những gì do con người tạo ra nên trong quan hệ với tự nhiên xã hội con người tự nhiên được phân chia thành hai vế: tự nhiên ngoài ta (môi trường) và tự nhiên trong ta (bản năng). Cũng vậy, xã hội được chia thành hai: xã hội ngoài ta (cộng đồng) và xã hội trong ta (cá nhân). Trong tâm thức của người Việt Nam với phương pháp tư duy âm dương, con người đã phân chia thế giới thành hai: thực và ảo, vật chất và tinh thần, trong đó cái mà họ quan tâm nhất chính là đời sống tâm linh. Loài người từ rất xa xưa đã cảm nhận rằng, con người có hai phần: phần xác và phần hồn được kết hợp theo nguyên lý âm dương. Mọi sự diễn ra trong cuộc sống đều biểu hiện sự linh cảm của chúng ta. Tinh thần hướng tới đâu đều mang màu Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 13 of 95. 13 Header Page 14 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc sắc của trí tuệ, của tâm lý. Văn hoá tâm linh thường được biểu hiện sinh động ở những nơi cuộc sống tinh thần rộn ràng trong tâm can, trong môi trường. Bất cứ cá nhân sinh thể nào cũng có tư tưởng "uống nước nhớ nguồn" bởi sau những thời kỳ sôi nổi của thể chất, sau những thành công mỹ mãn trên thế gian và sau quá trình tăng trưởng tột bậc... thì con người ta lại phảng phất những tâm tư thưở còn thơ, những hoài vọng cổ xưa thanh thản nhẹ nhàng hay le lói những khát ngưỡng huyền chân. Người ta làm những cuộc hành hương về cố hương để chứng tỏ lòng thành của mình để biểu lộ tấm lòng của mình với tiền nhân: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Sau những thăng trầm của cuộc đời, con người ta không lường trước được những gì phù trợ hay cản trở, có lúc quật ngã hay nâng đỡ bản thân mặc dù những tính toán được nhen nhóm để cầu "may hơn khôn". Cái gì phù trợ hay quật ngã nếu không phải là chính những hành vi nhân quả của mình trong hiện tại lẫn những nghiệp lực trong quá khứ, tiền kiếp trỗi dậy nhằm "trung hoà" hay "hoá giải" nhưng sự tương phản đối xung mà lai khứ ngăn sông, cấm chợ. Trong cuộc sống có những sự vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường những điều khác thường mà không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Trong giấc ngủ, thậm chí ngay cả trong cảm thức hàng ngày, có nhiều hiện tượng mờ ảo không tiên liệu được nhưng sự "ứng nghiệm" lại rất rõ. Thậm chí có những điều cấm đoán, kiêng kỵ, có những môi trường thâm nghiêm u hiển và có những vùng không thể chạm tới. Tâm linh huyền ảo được thêu dệt lên từ những sự việc, hiện tượng đó. Những biểu hiện trên được con người nhận thức, tỏ thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) và bắt buộc hành động mà tạo nên môi trường văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh đan quyện quán xuyến văn hoá tinh thần. Văn hoá tinh thần là biểu hiện cụ thể của văn hoá tâm linh trong cuộc sống. Vì vậy văn hoá tâm linh không gì Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 14 of 95. 14 Header Page 15 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc khác hơn là "Những hoạt động tinh thần, nhận thức tâm lý của con người để thể hiện bản năng siêu việt nhất của mình trong cuộc sống". (Hồ Văn Khánh, Tâm hồn khởi nguồn cuộc sống văn hoá tâm linh). 1.3.Văn hoá tâm linh trong đời sống người Việt Văn hoá tâm linh là một thuật ngữ được dùng để chỉ một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của người Việt Nam lấy đối tượng là sự bày tỏ tình cảm linh thiêng, niềm tin linh thiêng, sự tri ân của những người đang sống đối với những người thân đã mất, đối với những vị anh hùng dân tộc, những liệt sĩ được tôn làm Thánh, làm Thần, làm Thành hoàng… diễn ra trong một không gian thiêng và thời gian thiêng nhất định. Từ xa xưa, trong các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc, người Việt Nam đều có tổ chức các hoạt động văn hoá tâm linh, hoặc do nhà nước Trung Ương tổ chức, hoặc do làng, xã tổ chức theo những lễ nghi trang trọng, uy linh, với sự tham gia một cách thành kính, tự nguyện của nhân dân. Đó là Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ tế Trời, Đất, tế Thần, Thánh, tế Tổ tiên nhằm mục đích cầu cho quốc thái, dân an, cho con cháu hạnh phúc. Trong phạm vi một dòng tộc, một gia đình cũng có các sinh hoạt văn hoá tâm linh. Đó là việc thờ cúng tổ tiên, sửa sang đền miếu, xây đắp mồ mả vào các dịp tết Nguyên Đán, các ngày giỗ tổ, giỗ ông, bà, cha, mẹ. Thông qua những hoạt động văn hoá tâm linh đó, con người ta tự tu tâm, tích đức để trở nên tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn, hướng thiện hơn, bớt đi cái ác, cái xấu trong lòng. Ý nghĩa tích cực của các hoạt động văn hoá tâm linh được người Việt khai thác rất có hiệu quả vào việc giáo dục các thế hệ con cháu, cố kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc, truyền thống. Hoạt động văn hoá tâm linh đã trở thành một nhu cầu văn hoá lành mạnh, đầy tính nhân văn của người Việt Nam. Hãy lấy tục thờ cúng tổ tiên của người Việt làm ví dụ. Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Trong tâm thức của người Việt Nam, Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 15 of 95. 15 Header Page 16 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc ông bà, cha mẹ, những người ruột thịt thân yêu của họ dù có “khuất bóng” nhưng không “mất”. Họ vẫn “sống” trong tình cảm tôn kính, yêu thương, nhớ nhung, gần gũi của người hiện tại. Trong cái không gian thiêng và thời gian thiêng đó, từ sâu thẳm trong tâm hồn của con người, quá khứ và hiện tại bỗng giao hoà, giao cảm vào nhau, rất gần gũi, rất hiện hữu, không có cái cảm giác cách biệt. Chính sự rung cảm thiêng liêng đó đã góp phần tu chỉnh ý thức và hành vi của người đang sống sao cho tốt hơn, hoàn thiện hơn, tâm, đức trong sáng hơn, có tính nhân bản, nhân đạo, nhân văn hơn. Đó cũng là một động lực tinh thần đặc biệt để họ sống, phấn đấu, vươn lên những giá trị cao đẹp của cái Chân - Thiện - Mỹ mà tổ tiên họ, cha ông họ mong muốn. 1.4. Văn hoá tâm linh trong đời sống hiện nay Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường...và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công trình, hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình văn hóa tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú trở thành những điểm du lịch hấp dẫn... Nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc. Thế giới văn hóa tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “dương sao, âm vậy - trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét...và còn có cả thần Bếp, thần Tài, thần Nhân duyên... Nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng có thần Thiện và thần Ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên hại người. Do ảnh hưởng của xã hội phong kiến, thế giới tâm linh cũng được Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 16 of 95. 16 Header Page 17 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc hình dung theo một mô hình tổ chức tương tự: trên có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có các vị Thần bề tôi với các cơ quan chuyên trách, giữa có thế giới người trần mắt thịt và dưới đất có Diêm Vương phụ trách việc xét xử những linh hồn của con người trần gian. Số mệnh có thể được hiểu như là kết quả “lập trình” của một vị thần chuyên trách, và nhiều khi bất cẩn, thiên vị nên vị thần này cũng gây ra bao điều ngang trái, oái ăm. Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được lên Thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai xấu sẽ bị trừng phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiền nhân, của tổ tiên luôn bên cạnh con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu. Vì quan niệm “trần sao âm vậy” nên mới có những tục lệ như chia của cho người chết, chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi lễ đốt vàng mã cũng là một cách để “tiếp tế” cho người chết. Văn hóa tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng. Đó là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thượng, hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo lý song đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản. Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản, cân bằng cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chăm lo đến việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, trong đó có các giá trị văn hoá tâm linh. Nhà nước và các địa phương đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để xây dựng các công trình văn hoá tâm linh như tu tạo lại các đền đình, chùa, các nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài kỷ niệm, các di tích lịch Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 17 of 95. 17 Header Page 18 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc sử, các di tích văn hoá; tổ chức các nghi lễ tri ân các anh hùng dân tộc, các liệt sỹ; tổ chức nhiều đoàn quy tập mồ mả và hài cốt liệt sỹ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược. Nhân dân các địa phương cũng chung sức đóng góp tiền của để tu sửa, xây cất các nghĩa trang, các di tích lịch sử văn hoá của địa phương. Có những địa phương biết kết hợp giữa xây dựng các quần thể văn hoá tâm linh với xây dựng các cảnh quan du lịch, thu hút khách thập phương, kết hợp tổ chức nhiều lễ hội văn hoá- du lịch khá ấn tượng. Đó là những việc làm có ý nghĩa tích cực, cao đẹp, có tính giáo dục truyền thống rất cao, được lòng dân, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân. Tuy nhiên, văn hoá tâm linh và các hoạt động văn hoá tâm linh sẽ không đạt được mục đích cao đẹp và ý nghĩa thiêng liêng của nó nếu bị lợi dụng vào các mục đích thương mại, hoặc bị tuyệt đối hoá đến mức mê tín, dị đoan của một bộ phận tổ chức hoặc cá nhân nào đó. Trong thực tế, hiện tượng lợi dụng các hoạt động văn hoá tâm linh để kiếm lợi, để “buôn thần”, “bán thánh” ở một số nơi, một số người không phải không xảy ra, và báo chí cũng đã phản ánh nhiều về hiện tượng này. Ở đây, có một vấn đề đặt ra là văn hoá tâm linh và hoạt động văn hoá tâm linh ở Việt Nam hiện nay cần phải được nhận thức và đối xử như thế nào cho đúng. Về mặt nhận thức, văn hoá tâm linh là một bộ phận của văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại hàng mấy nghìn năm, gắn với quá trình hình thành, phát triển của văn hoá dân tộc, góp phần tạo ra bản sắc độc đáo của văn hoá dân tộc Việt Nam, có nhiều mặt tích cực không thể phủ nhận trên các bình diện: quốc gia (nhà nước), địa phương (làng, xã), gia đình, dòng họ. Do vậy, cần thừa nhận có đời sống tâm lý tâm linh, có văn hoá tâm linh, có các hoạt động văn hoá tâm linh của cộng đồng và cá nhân. Điều cần lưu ý ở đây là, bản chất văn hoá tâm linh, hoạt động văn hoá tâm linh là tích cực, hướng thiện và nhân văn; nó không thừa nhận mọi suy nghĩ, Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 18 of 95. 18 Header Page 19 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc hành vi, hành động trục lợi vị kỷ xấu xa, phản nhân văn. Chúng ta khuyến khích các hoạt động văn hoá tâm linh mang ý nghĩa tích cực, có ích cho việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá tinh thần, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời kiên quyết phản đối các hành vi xuyên tạc ý nghĩa vì con người của văn hoá tâm linh. Mặt khác, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hoá tâm lý tâm linh, đời sống văn hoá tâm linh đến mức địa phương nào cũng cố tạo ra những hoạt động văn hoá gắn với hoạt động tâm linh để thu hút người tham gia với mục đích kinh tế. Có người còn tin tưởng mù quáng, thiếu cơ sở khoa học vào các hiện tượng tâm linh, say mê các sinh hoạt tâm linh không lành mạnh đến nỗi bỏ bê cả sự nghiệp, làm tổn hại thanh danh; có dòng họ, có gia đình vì muốn tạo ra sự nổi tiếng, hơn người đã đổ không biết bao tiền của để xây lăng, mộ, làm nhà thờ, làm giỗ, gây lãng phí rất lớn trong lúc đời sống của bà con còn khó khăn nhiều bề. Đó là các hành vi có thể coi là “phản văn hoá tâm linh”, cần phê phán. Là hiện tượng khách quan trong xã hội ta, văn hoá tâm linh, hoạt động văn hoá tâm linh, hoạt động ngoại cảm tâm linh phản ánh một nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân và việc thoả mãn phần nào nhu cầu đó của nhân dân, trong khi Nhà nước chưa có điều kiện thoả mãn đầy đủ. Đề nghị Nhà nước có định hướng và quản lý chặt chẽ hơn nữa các hoạt động này sao cho phát huy được mặt tích cực, mặt tốt của văn hoá tâm linh, của các hoạt động văn hoá tâm linh và các hoạt động tâm linh ngoại cảm; lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động văn hoá tâm linh; đồng thời kiên quyết đấu tranh loại trừ mặt tiêu cực, mặt xấu, các hành vi lợi dụng các hoạt động văn hoá tâm linh, hoạt động ngoại cảm tâm linh để mưu đồ vì lợi ích cá nhân hoặc các mục đích phản văn hoá khác, trái với ý nghĩa cao đẹp của văn hoá tâm linh người Việt, kể cả các thế lực xấu lợi dụng để chống phá Nhà nước ta. Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 19 of 95. 19 Header Page 20 of 95. NguyÔn ThÞ Quúnh Nga K32G - ViÖt Nam häc CHƯƠNG 2 LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TÂM LINH NGƯỜI VIỆT 2.1. Khái niệm Lễ hội Truyền thống là những cái đã trở thành nề nếp được truyền lại và kế thừa từ đời này sang đời khác. Truyền thống tồn tại thông qua lao động sản xuất, lối sống, sự tìm tòi. Truyền thống tinh hoa đã chắt lọc qua thử thách ở thời gian và được nâng cao theo yêu cầu ở trình độ dân trí mà không xa rời nguồn cội sản sinh ra truyền thống. Nền văn hoá truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của lịch sử và bị ảnh hưởng không ít của văn hoá phương Đông với nghìn năm Bắc thuộc và một số chế độ thực dân phương Tây. Song nền văn hoá Việt Nam vẫn mang đậm phong thái của nền văn hoá lúa nước. Trong thời kỳ đổi mới thời kỳ của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước văn hoá Việt Nam đã được bảo tồn và phát huy (Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng một nền văn hoá tiến tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc). Nói đến văn hoá - văn hoá dân gian là chúng ta lại nói đến các phong tục, các lễ hội cổ truyền của dân tộc. Đối với phần lớn các tộc người trên thế giới, đặc biệt là nhóm cư dân nông nghiệp, Lễ hội giữ một vai trò quan trọng. Lễ hội chứa đựng nhiều mặt của đời sống văn hoá chính trị, xã hội, tâm lý, tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân lúa nước. Lễ hội là loại hình văn hoá tập thể, phản ánh tín ngưỡng, các sinh hoạt của người dân lao động. Ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một phần tất yếu trong đời sống. Chỉ lễ hội mới có thể thoả mãn được hết yêu cầu tâm linh của người nông dân. Xét về cội nguồn, Lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng làng xã. Bởi mỗi lễ hội đều bắt nguồn từ làng xã. Mỗi hội làng có phong tục, nghi lễ, tổ chức, Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Footer Page 20 of 95. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất