Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Làng nghề truyền thống nước mắm cửa khe xã bình dương, huyện thăng bình tỉnh quả...

Tài liệu Làng nghề truyền thống nước mắm cửa khe xã bình dương, huyện thăng bình tỉnh quảng nam

.PDF
131
1
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THANH TUYỀN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM CỬA KHE XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THANH TUYỀN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM CỬA KHE XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 8310630 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MAI AN Đà Nẵng - Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT ......................................................................... ii TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH ......................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................4 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .....6 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống .....................................6 1.1.2. Vai trò của làng nghề ....................................................................................8 1.1.3. Các giá trị của làng nghề ............................................................................11 1.2. Tổng quan về làng Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................................................12 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................12 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................14 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................17 1.2.4. Đặc điểm dân cư - văn hóa .........................................................................19 Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM CỬA KHE Ở XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................................26 2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe .......................26 2.1.1. Cảnh quan của làng nghề ............................................................................26 2.1.2. Tín ngưỡng thờ cúng và các lễ hội .............................................................26 2.1.3. Quy mô, hình thức tổ chức sản xuất của làng nghề ....................................33 2.1.4. Văn hóa ứng xử trong làng nghề ................................................................37 v 2.1.5. Sản phẩm làng nghề và quy trình sản xuất nghề nước mắm truyền thống .....43 2.1.6. Tình hình phát triển và hoạt động thương mại của làng nghề ....................48 2.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ..........................................51 2.2.1. Thuận lợi .....................................................................................................51 2.2.2. Khó khăn .....................................................................................................53 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................55 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM CỬA KHE Ở XÃ BÌNH DƯƠNG, TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................................56 3.1. Định hướng của Nhà nước và địa phương về phát triển làng nghề truyền thống ..56 3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình ...........................................................................................62 3.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý .............................................62 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với nội tại làng nghề .................................................70 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................78 KẾT LUẬN ..................................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................82 PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) vi DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội NLMT : Năng lượng mặt trời UBND : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 1.1 Tên bảng Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Dương năm 2021 Trang 14 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quảng Nam là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này. Các làng nghề đã tồn tại và giữ vai trò hết sức quan trọng. Một mặt góp phần giải quyết thời gian lao động nông nhàn, tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Mặt khác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa địa phương. Trong số những làng nghề truyền thống ở Quảng Nam, làng nghề nước mắm Cửa Khe tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình có lịch sử tồn tại hơn 100 năm, đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng qua câu ca dao bao đời nay: “Nhất mắm Cửa Khe, nhì chè An Phú”. Với quy trình làm mắm đòi hỏi sự khắt khe về nguyên liệu và kinh nghiệm lâu năm của người làm nghề cùng với phương pháp thủ công truyền thống để tạo nên sản phẩm đậm đà, tinh chất; nước mắm Cửa Khe không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình mà còn trở thành biểu tượng văn hóa riêng của làng quê xứ Quảng. Đã nhiều thế kỷ đi qua với bao nét đậm nhạt của màu thời gian, làng nghề làm mắm truyền thống ở làng Cửa Khe vẫn tồn tại và phát triển. Những thế hệ người cao tuổi của làng, dẫu qua bao khó khăn thăng trầm, vẫn truyền nhau ngọn lửa nghề của cha ông để lại và duy trì những nét sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh cộng đồng. Đây không chỉ là gạch nối giữa con người và thần linh, giữa con người với con người, giữa truyền thống và hiện đại mà còn là cơ sở cho sự tiếp tục gắn bó của các cộng đồng cư dân đang sinh sống trên mảnh đất này. Ngày nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường, hàng trăm người dân Cửa Khe đành bỏ làng đến nơi ở mới, nhường đất cho các dự án du lịch. Một không gian văn hóa được tạo dựng và trao truyền nhiều thế hệ đang đứng trước nguy cơ dần biến mất. Nghề làm nước mắm truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, cạnh tranh từ nước mắm công nghiệp. Đặc biệt, hầu hết các lao động làng nghề không còn mấy mặn mà với nghề truyền thống tại địa phương và đang có xu hướng 2 chuyển dịch sang làm việc ở lĩnh vực khác. Chính vì vậy, việc duy trì và bảo tồn nghề làm nước mắm truyền thống cùng với các giá trị văn hóa đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Chính vì thế, tôi chọn vấn đề Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam làm đề tài tốt nghiệp ngành Việt Nam học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Làng nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng là chủ đề hấp dẫn thu hút nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Vì vậy, đã có nhiều sách, công trình khoa học nghiên cứu về làng nghề trên cả nước đã được công bố ở mọi góc cạnh, như: - “Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng, 2002, nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là công trình giới thiệu một cách tổng quan về các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, với nhiều thông tin có giá trị tham khảo cao. - “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH)” của tác giả Trần Minh Yến, 2003 NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng quan và đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay. - Đề tài “Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” đã đề cập đến khó khăn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm ngành nghề của một số làng nghề trên địa bàn huyện, phân tích và hướng những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, từ đó định hướng những giải pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề; - Đề tài “Nghiên cứu áp dụng mô hình xử lý chất thải cho các hộ sản xuất đá mỹ nghệ tại Non Nước” của Tiến sĩ Vương Nam Đàn, 2006; đề tài đã đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề Non Nước, điều kiện môi trường lao động, tình trạng sức khỏe người lao động, từ đó đề xuất các biện pháp, mô hình xử lý chất thải, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề. - Đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề Quảng Ngãi” của Tiến sĩ Hồ Minh Kỳ, 3 năm 2011; đề tài đã khai thác và cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề nguyên liệu, thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, môi trường,… đề xuất các chính sách hỗ trợ và các giải pháp phát triển làng nghề. - Đề tài “Phát huy vai trò của làng nghề trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam”của tác giả Nguyễn Thanh Tài, năm 2012; đề tài thực hiện nhằm đề xuất các nhóm giải pháp phát triển bền vững làng nghề, phát huy vai trò làng nghề trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay và trong tương lai của tỉnh Quảng Nam. - Những công trình nghiên cứu về xã Bình Dương và làng nghề nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đến nay có 2 công trình viết về xã Bình Dương, công trình thứ nhất là “Lịch sử Đảng bộ của xã Bình Dương” (1997); công trình thứ hai là đề tài: "Hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư ở Quảng Nam", của ông Xa Văn Hùng nguyên cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin, huyện Thăng Bình, là một nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu, sưu tầm các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian. Tất cả các công trình nghiên cứu trên dù lớn hay nhỏ cũng đã góp phần giúp cho mọi người hiểu thêm về làng nghề truyền thống cũng như các giá trị văn hóa của của nó, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề. Tuy nhiên, riêng với làng nghề nước mắm Cửa Khe trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Thăng Bình thì hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến dưới góc nhìn nghiên cứu khoa học, chỉ có các bài viết giới thiệu về sản phẩm nước mắm Cửa Khe trên một số tạp chí và báo viết, báo mạng của vùng miền Trung, địa phương Quảng Nam. Đây thật sự là một thách thức không nhỏ đối với bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu, nhưng với vị trí là một người con của quê hương Quảng Nam, tôi mong muốn sự nghiên cứu bước đầu này của mình về làng nghề nước mắm Cửa Khe sẽ đóng góp vào việc thu thập, hệ thống hóa lại các tài liệu về làng nghề Cửa Khe nói chung, cũng như đề ra các giải pháp để giữ gìn, phát huy nghề truyền thống, vốn văn hóa làng nghề truyền thống Cửa Khe tại địa phương Quảng Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về thực trạng phát triển làng nghề truyền thống nước mắm truyền thống tại làng Cửa Khe huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp phát triển 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi làng Cửa Khe, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện thành công đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp mang tính xuyên suốt, giúp tác giả cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu, tăng tính chính xác, khách quan và thuyết phục hơn cho các kết quả nghiên cứu. Đồng thời, qua đó chúng ta có điều kiện kiểm tra lại tính chính xác của các nguồn tài liệu khác. Phương pháp điền dã dân tộc học bao gồm các bộ công cụ của phương pháp như: khảo tả, ghi chép, phỏng vấn, đối chiếu, so sánh… - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trên cơ sở thu thập và chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để sắp xếp và xử lý có hệ thống, nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở các tư liệu kết hợp với khảo sát thực địa, luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe tại Bình Dương, Thăng Bình từ sự hình thành, phát triển đến các quy trình sản xuất, cách thức tổ chức trong làng nghề; đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề để từ đó xây dựng chính sách, đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương và trong khu vực. 7. Bố cục của luận văn Gồm 3 chương chính: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu Chương 2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 5 Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề Làng theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một nhóm người quay quần ở một nơi nhất định trong nông thôn, làng là một tế bào của xã hội người Việt, một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng, một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất [13]. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau [3]. Thực tế cho thấy, làng nghề là nơi mà ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinh sống. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen các mối quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nông thôn có những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông. Như vậy làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, xã hội và văn hóa. Khái niệm về làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống, trước hết nó được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó bao gồm một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được 7 thực hiện theo phương pháp truyền nghề. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời [3]. Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận dựa trên các tiêu chí sau: Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: Thứ nhất, có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. Thứ hai, có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Thứ ba, phải chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, cụ thể: Thứ nhất, nghề của làng nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Thứ hai, nghề của làng nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc. Thứ ba, nghề của làng nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Thứ tư, số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống đạt từ 30% trở lên so với tổng số lao động của làng. Thứ năm, sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ mang đậm nét yếu tố và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Thứ sáu, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Thứ bảy, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, làng nghề truyền thống là cụm dân cư mà ở đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từ đời này sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận. 8 1.1.2. Vai trò của làng nghề Làng nghề tồn tại và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển KT-XH. Một mặt góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn. Mặt khác, góp phần gắn kết cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa địa phương. Có thể điểm qua các vai trò cơ bản của làng nghề như sau: Thứ nhất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển. Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động. Thứ hai, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Sự phát triển của 9 các làng nghề đã tạo cơ hội phát triển và hình thành nhiều nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó. Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống cao hơn so với vùng thuần nông. Thứ ba, thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề. Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị. 10 Thứ tư, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa nông thôn. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển KTXH khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình đô thị hóa. Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, các nghề thủ công truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp. Đồng thời cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của các loại sản phẩm được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các ngành nghề khác, làng nghề đóng góp vai trò động lực. Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. Hơn nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt. Dần dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, nông thôn đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ. Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phố chợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ. Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu cầu khách quan trong phát triển làng nghề. Thứ năm, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các làng nghề phát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc. Có thể thấy, sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất