Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Kỷ luật sa thải theo quy định của bộ luật lao động năm 2012 và thực tiễn thực hi...

Tài liệu Kỷ luật sa thải theo quy định của bộ luật lao động năm 2012 và thực tiễn thực hiện tại quận đống đa, thành phố hà nội

.DOC
110
13
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐINH NHO BÌNH KỶ LUẬT SA THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐINH NHO BÌNH KỶ LUẬT SA THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm HÀ NỘI - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan và phù hợp với thực tiễn trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn ! NGƯỜI CAM ĐOAN Đinh Nho Bình DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLLĐ: Bộ luật lao động HĐLĐ: Hợp đồng lao động KLLĐ: Kỷ luật lao động NLĐ: Người lao động NQLĐ: Nội quy lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động QHLĐ: Quan hệ lao động TAND: Tòa án nhân dân DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Bảng số 1 Tên bảng Thống kê các vụ án lao động tranh chấp kỷ luật sa thải của Tòa án nhân dân quận Đống Trang 63 Đa (từ năm 2011-2016). Bảng số 2 Thống kê các vụ án lao động và vụ án tranh chấp kỷ luật sa thải của Tòa án nhân dân quận 63 Đống Đa (từ năm 2011-2016). Bảng số 3 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn quận Đống Đa (2014 - 2016). 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu bản đồ Biểu đồ số 1 Tên biểu đồ Tình hình thụ lý vụ việc lao động và án kỷ luật sa thải tại TAND quận Đống Đa (2011-2016). Trang 64 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................. 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................ 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .................... 5 6. Điểm mới của luận văn ............................................................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn ............................................... 6 7.1. Về mặt lý luận ............................................................................................ 6 7.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................ 7 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỶ LUẬT SA THẢI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT SA THẢI ......................................................... 1.1. Khái niệm, bản chất của kỷ luật sa thải ................................................. 8 8 1.1.1. Khái niệm kỷ luật sa thải ....................................................................... 8 1.1.2. Bản chất của kỷ luật sa thải ................................................................ 10 1.2. Ý nghĩa của kỷ luật sa thải .................................................................... 12 1.3. Điều chỉnh pháp luật về kỷ luật sa thải ................................................ 14 1.3.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật về kỷ luật sa thải ............ 14 1.3.2. Nội dung pháp luật về kỷ luật sa thải .................................................. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 24 CHƯƠNG 2. KỶ LUẬT SA THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 ............................................................. 2.1. Nguyên tắc xử lý kỷ luật sa thải ............................................................ 25 25 2.2. Căn cứ xử lý kỷ luật sa thải..............................................................................................29 2.3. Thẩm quyền, thời hiệu và thủ tục xử lý kỷ luật sa thải...............................43 2.3.1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải...............................................................................43 2.3.2. Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải.....................................................................................45 2.3.3. Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải..........................................................................................47 2.4. Hậu quả pháp lý của kỷ luật sa thải..........................................................................53 2.4.1. Hậu quả pháp lý của sa thải đúng pháp luật.....................................................53 2.4.2. Hậu quả pháp lý của sa thải trái pháp luật.........................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................................60 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT SA THẢI TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT SA THẢI.............................................................................61 3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kỷ luật sa thải tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội............................................................................................................................61 3.1.1. Những kết quả đạt được...................................................................................................62 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân......................................................65 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật sa thải...............................................................................................................................................77 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về kỷ luật sa thải.................................................................77 3.2.2. Một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật sa thải..................................................................................................................................83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................................88 KẾT LUẬN............................................................................................................................................89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máy tốt….”1.Chính vì vậy, trong quan hệ lao động việc áp dụng KLLĐ là một trong những nội dung quan trọng thuộc quyền quản lý của NSDLĐ, là yêu cầu khách quan đối với tất cả các đơn vị sử dụng người lao động và cũng là một biện pháp quản lý tốt nhất để NSDLĐ thiết lập, duy trì trật tự lao động tại nơi làm việc trong xã hội ngày càng phát triển, trình độ phân công, tổ chức, phối hợp với người lao động với người sử dụng lao động ngày càng cao như hiện nay. Bên cạnh đó, kỷ luật lao động còn là căn cứ cụ thể để người lao động tự rèn luyện để trở thành người có ý thức tự giác, là cơ sở để người lao động đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, trì trệ trong sản xuất. Hơn nữa, kỷ luật lao động cũng là thước đo, là tiêu chuẩn để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ, ổn định công việc và thu nhập của mình. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người lao động vi phạm kỷ luật lao động diễn ra không hề ít. Và việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với người lao động tại các doanh nghiệp của NSDLĐ thì còn tình trạng tùy tiện, vô căn cứ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, pháp luật cũng đã quy định NSDLĐ có quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm KLLĐ. Trong đó hình thức kỷ luật sa thải là hình thức khi NSDLĐ dễ có sự tùy tiện và ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động vì sa thải là một trong những hình thức kỷ luật cao nhất trong các hình thức xử lý kỷ luật, hậu quả để lại là làm chấm dứt quan hệ lao động; NLĐ bị mất việc làm, mất thu nhập, cuộc sống NLĐ cũng như gia đình bị ảnh hưởng và từ đó sẽ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội không được ổn định. 1 Hồ Chính Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 134. 2 Xuất phát từ những ảnh hưởng đối với NLĐ, NSDLĐ và xã hội như trên mà biện pháp xử lý kỷ luật sa thải được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Từ khi Bộ luật Lao động năm 1994 ra đời cho đến BLLĐ 2012 thì những quy định về kỷ luật sa thải ngày càng được củng cố và hoàn thiện theo hướng phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa NSDLĐ và NLĐ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, áp dụng trên thực tế tại các đơn vị sử dụng lao động thì nhiều quy định của pháp luật về kỷ luật sa thải trong BLLĐ 2012 cho thấy còn nhiều bất cập, còn có sự mâu thuẫn, chưa sát với thực tế và thiếu tính khả thi, gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động, là nguyên nhân gây ra tình trạng tranh chấp, khiếu kiện giữa người lao động và người sử dụng lao động, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tranh chấp lao động tập thể, đình công, bãi công, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, khiến doanh nghiệp chịu nhiều tổn hại. Ngoài ra, cũng dẫn đến quá trình giải quyết các tranh chấp các vụ việc về xử lý kỷ luật sa thải tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp còn nhiều hạn chế, chất lượng giải quyết các vụ việc tranh chấp còn chưa hiệu quả. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học và đúng đắn về vấn đề kỷ luật lao động sa thải theo quy định của BLLĐ 2012 và thực trạng của nó, để đề ra các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động sa thải là một đòi hỏi bức thiết về lý luận và thực tiễn. Đống Đa là một quận có phạm vi rộng và phát triển của thành phố Hà Nội, có số lượng người sử dụng lao động tại các đơn vị sử dụng lao động khá lớn, Tuy đã có cố gắng trong việc triển khai thực hiện các quy định về pháp luật lao động, đặc biệt là về xử lý kỷ luật lao động sa thải nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các quy định chưa được áp dụng có hiệu quả trên địa bàn quận. Với mong muốn làm rõ các quy định về kỷ luật sa thải, thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý kỷ luật lao động ở quận Đống Đa, phân tích nguyên nhân, thực trạng và hướng tới các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu 3 quả áp dụng PLLĐ về kỷ luật sa thải, học viên xin chọn đề tài: “Kỷ luật sa thải theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và thực tiễn thực hiện tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về kỷ luật sa thải tại Việt Nam hiện nay là một trong những đề tài nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. Do vậy, trong khoa học pháp lý hiện nay đã có khá nhiều công trình đề cập đến vấn đề này. Cụ thể: - Giáo trình Luật lao động của một số trường đại học như: Giáo trình Luật lao động của Trường đại học Luật Hà Nội năm 2013; Giáo trình Luật lao động của Khoa luật, Đại học Quốc gia 1999; - Sách chuyên khảo cũng đề cập đến vấn đề kỷ luật sa thải như: “Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam” (2002) của Phạm Công Bảy, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Bình luận khoa học Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2015), Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, NXB Lao động;… - Trên các tạp chí, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ cũng có nhiều bài viết phân tích, nghiên cứu kỷ luật sa thải gắn với kỷ luật lao động và nghiên cứu trực tiếp về kỷ luật sa thải như: + Luận văn tiến sĩ: Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện của tác giả Trần Thị Thúy Lâm, năm 2007; Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam, của tác giả Đỗ Thị Dung, năm 2014…. + Luận văn thạc sĩ: Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Huy Khoa, năm 2005; Trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ của tác giả Cao Thị Nhung, năm 2008; Pháp luật về kỷ luật sa thải ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2005; Kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ của Tống Văn Hùng, 2016; Xử lý kỷ luật sa thải - Thực trạng và giải pháp 4 hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ của Đào Mai Anh, 2015…. + Tạp chí khoa học: “Một số vấn đề về kỷ luật lao động trong Bộ luật lao động” của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Chí đăng trên tạp chí Luật học số 2 năm 1998; “Sự khác nhau cơ bản giữa kỷ luật lao động và kỷ luật công chức” của Thạc sĩ Trần Thị Thúy Lâm đăng trên tạp chí Luật học số 3 năm 2005; “Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao động” của Thạc sĩ Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2006;… Các công trình trên đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn liên quan đến kỷ luật lao động và kỷ luật lao động sa thải là một phần nhỏ trong các đề tài nghiên cứu đó khi đặt trong mối quan hệ với kỷ luật lao động. Còn đi nghiên cứu độc lập nội dung kỷ luật lao động sa thải thì các đề tài nghiên cứu vẫn còn hạn chế và chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về cả lý luận và thực tiễn. Và phần lớn các công trình này đều tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật theo Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 mà khi Bộ luật lao động 2012 ra đời kèm theo nhiều văn bản mới hướng dẫn đã khiến các quy định về kỷ luật lao động sa thải có nhiều thay đổi so với trước đây thì cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về cả lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng các quy định về kỷ luật sa thải theo những quy định của BLLĐ 2012 đặc biệt là nghiên cứu thực tiễn áp dụng kỷ luật lao động tại một địa bàn cụ thể. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về kỷ luật lao động sa thải theo BLLĐ 2012 tại địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đồng thời, dựa trên việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật cũng như thực trạng của vấn đề kỷ luật lao động sa thải được thực hiện tại quận Đống Đa để rút ra được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật hiện hành về kỷ luật lao động sa thải, từ đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện được những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, luận văn phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới kỷ luật lao động sa thải như: khái niệm, nội dung, ý nghĩa và căn cứ xử lý kỷ luật sa thải. Thứ hai, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống và khoa học về các quy định của Bộ luật lao động 2012 về kỷ luật sa thải. Từ đó, chỉ ra được các ưu điểm cũng như những hạn chế cần sửa đổi trong quy định của pháp luật về kỷ luật lao động sa thải. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về kỷ luật sa thải trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thứ tư, đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động sa thải cũng như đưa ra các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động về kỷ luật lao động sa thải trên thực tế, đặc biệt ở quận Đống Đa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp và có liên quan đến hình thức kỷ luật lao động sa thải, thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, củng cố và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về xử lý kỷ luật sa thải trên thực tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Dưới góc độ khoa học pháp lý, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành điều chỉnh những vấn đề kỷ luật sa thải như căn cứ, thủ tục sa thải…. Đồng thời luận văn nghiên cứu về thực tiễn thi hành pháp luật về kỷ luật sa thải trong địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong thời gian 5 năm trở lại đây (từ năm 2011- 2016). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu luận văn được dựa trên phương pháp luận phép duy 6 vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ thể trong mối tương quan với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đồng thời, luận văn cũng được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề kỷ luật lao động, kỷ luật lao động sa thải và các chính sách có liên quan khác. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và thực tế, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn, trên cơ sở thu thập thông tin từ các nguồn như: Báo chí, internet, truyền hình... Qua đó, làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài. 6. Điểm mới của luận văn Trên cơ sở kế thừa và phát huy những nghiên cứu của các công trình trước đây, luận văn đã tiếp tục hoàn thiện và đóng góp thêm những điểm mới sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về kỷ luật lao động sa thải như: khái niệm, bản chất, ý nghĩa và căn cứ xử lý kỷ luật sa thải. Những kết quả nghiên cứu này góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về kỷ luật sa thải. - Phân tích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành. Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng thực thi kỷ luật lao động sa thải trên địa bàn quận Đống Đa trên cơ sở đó chỉ ra những điểm tích cực cũng như những điểm còn tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật về kỷ luật sa thải. Từ đó, đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động sa thải ở Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 7.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật lao động hiện hành về kỷ luật sa thải. Và đồng thời, cũng thông qua kết 7 quả nghiên cứu tác giả mong muốn luận văn của mình cũng góp phần hoàn thiện hơn lý luận về kỷ luật sa thải trong khoa học luật lao động Việt Nam và từ đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học luật lao động ở Việt Nam hiện nay. 7.2. Về mặt thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận chứng khoa học phục vụ cho công tác lập pháp; nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng trong quá trình xử lý kỷ luật sa thải tại các đơn vị sử dụng lao động và hoạt động áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về kỷ luật sa thải và pháp luật về kỷ luật sa thải Chương 2. Kỷ luật sa thải theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 Chương 3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kỷ luật sa thải tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật sa thải. 8 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỶ LUẬT SA THẢI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT SA THẢI 1.1. Khái niệm, bản chất của kỷ luật sa thải 1.1.1. Khái niệm kỷ luật sa thải Người lao động khi tham gia quan hệ lao động, phải đặt mình dưới sự quản lý của người sử dụng lao động, phải tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động. Điều 118 BLLĐ năm 2012 quy định: “KLLĐ là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động”. Như vậy, có thể thấy KLLĐ là những vấn đề được quy định trong nội quy lao động (đối với đơn vị có nội quy lao động) liên quan tới việc tuân theo thời gian, công nghệ, điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, người lao động phải chịu trách nhiệm kỷ luật. Tùy theo mức độ vi phạm, mức độ lỗi của người lao động mà người sử dụng lao động áp dụng một trong các hình thức kỷ luật cho phù hợp. Trong đó, sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật do pháp luật quy định và được NSDLĐ cụ thể hóa trong nội quy lao động. Vậy kỷ luật sa thải được hiểu như thế nào? Theo Từ điển Tiếng Việt thì sa thải được hiểu là “việc thải người làm, không được dùng nữa của người sử dụng lao động”2. Còn theo Từ điển luật học thì: “sa thải người lao động là trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt quan hệ pháp luật với người lao động khi họ có vi phạm kỷ luật lao động được nội quy lao động của đơn vị hoặc pháp luật quy định”3. Trong cuốn Thuật ngữ Pháp lý tác giả Nguyễn Mạnh Hùng định nghĩa: “Sa thải là một hình thức xử lý vi phạm KLLĐ buộc NLĐ ra khỏi chỗ làm việc của doanh nghiệp, tổ chức vì có khuyết điểm nghiêm trọng đối với KLLĐ. Người bị sa thải không được hưởng các chế độ, chính sách như đối với NLĐ về hưu, 2 Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng, năm 2010, tr1083. 3 Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1978, tr143. 9 mất sức”4. Như vậy, sa thải là loại bỏ những người lao động không có ý thức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng đến trật tự doanh nghiệp. Do đó, hậu quả pháp lý khi người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải là người lao động vào tình trạng mất việc làm hay nói cách khác là NLĐ sẽ không được tham gia quan hệ lao động và quan hệ lao động mặc nhiên chấm dứt. Pháp luật lao động Việt Nam quy định “sa thải” là một trong những hình thức xử lý KLLĐ. Nhưng lại không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, từ những phân tích trên với tư cách là một hình thức xử lý KLLĐ, có thể đưa ra định nghĩa về kỷ luật sa thải như sau: Kỷ luật sa thải là hình thức xử lý KLLĐ cao nhất mà theo đó NSDLĐ chấm dứt quan hệ lao động với NLĐ khi NLĐ có hành vi vi phạm KLLĐ đã được nội quy lao động của đơn vị hoặc pháp luật quy định. * Đặc điểm của hình thức kỷ luật sa thải Thứ nhất, chủ thể bị áp dụng kỷ luật sa thải là người lao động. NLĐ là người được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp theo HĐLĐ. Trong quá trình tham gia vào QHLĐ, NLĐ có nghĩa vụ: “Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ” (điểm b khoản 2 Điều 5 BLLĐ năm 2012). Do đó, khi NLĐ có vi phạm KLLĐ thì phải gánh chịu trách nhiệm KLLĐ mà cụ thể tùy từng hành vi mà NLĐ sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Thứ hai, chủ thể áp dụng kỷ luật sa thải là NSDLĐ. Việc thiết lập KLLĐ cũng như xử lý vi phạm KLLĐ là quyền của NSDLĐ. Khi ký hết hợp đồng lao động và tham gia vào quan hệ lao động thì NLĐ bắt buộc phải chấp hành các quy định về KLLĐ mà NSDLĐ đã ban hành cho dù hợp đồng lao động có hay không có quy định, thỏa thuận về kỷ luật lao động. Kỷ luật sa thải là một hình thức của KLLĐ nên việc áp dụng kỷ luật sa thải đối với NLĐ có hành vi vi phạm cũng thuộc thẩm quyền của NSDLĐ. NSDLĐ có thể là cá nhân hoặc bất kì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật. Người đại 4Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003, tr372 10 diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động về sa thải. Thứ ba, sa thải là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với NLĐ vi phạm KLLĐ ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thuộc trong những trường hợp được quy định trong pháp luật lao động và có thể được cụ thể hóa trong nội quy lao động. Sa thải là hình thức kỷ luật áp dụng đối với NLĐ có hành vi vi phạm KLLĐ ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, làm chấm dứt quan hệ lao động giữa NLĐ với NSDLĐ. NLĐ sẽ không tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp, mọi quyền và nghĩa vụ giữa NLĐ và NSDLĐ cũng chấm dứt. Như vậy, hậu quả của hình thức kỷ luật sa thải khác với các hình thức xử lý KLLĐ khác như khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức khi NLĐ vẫn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp . Chính vì vậy, kỷ luật sa thải là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất mà NSDLĐ được quyền áp dụng đối với NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Đối với các hình thức xử lý KLLĐ khác, pháp luật không quy định cụ thể căn cứ xử lý kỷ luật, nhưng đối với sa thải pháp luật lại quy định rất cụ thể theo hướng liệt kê các trường hợp mà NSDLĐ được phép kỷ luật sa thải NLĐ (Điều 126 BLLĐ năm 2012). Có như vậy, NSDLĐ không thể lạm quyền trong xử lý kỷ luật sa thải và đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ – bên yếu thế trong quan hệ lao động. Nhưng để áp dụng đạt hiệu quả, NSDLĐ sẽ cụ thể hóa các hành vi nêu trên vào NQLĐ của doanh nghiệp. Không chỉ ở pháp luật Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều quy định cụ thể căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong các văn bản pháp luật vì hậu quả pháp lý của kỷ luật sa thải là NLĐ mất việc làm và từ việc không còn việc làm kéo theo rất nhiều hệ quả xấu tới tình hình xã hội. 1.1.2. Bản chất của kỷ luật sa thải Kỷ luật sa thải là một nội dung thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động, thể hiện ý chí đơn phương muốn chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Chính vì vậy, mặc dù quan hệ lao động được hình 11 thành trên cơ sở hợp đồng, trên cơ sở sự tự do, tự nguyện, thỏa thuận của các bên thì người sử dụng lao động vẫn có quyền ban hành các quy định và xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ có hành vi vi phạm KLLĐ. Hay nói cách khác, áp dụng kỷ luật sa thải là hệ quả tất yếu của quyền quản lý lao động. Điều này đã được tồn tại từ rất lâu, và hầu như không có tranh cãi. Tuy nhiên, theo quan điểm đa số hiện nay thì quyền kỷ luật sa thải NLĐ của NSDLĐ có một số đặc trưng cơ bản sau đây: - Việc thiết lập kỷ luật và xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ là quyền đơn phương của NSDLĐ. Quyền này xuất phát từ quyền quản lý của NSDLĐ chứ không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên, là một nội dung của Hợp đồng lao động. Khi giao kết hợp đồng lao động các bên không phải thỏa thuận về vấn đề kỷ luật lao động. Nhưng khi hợp đồng lao động được giao kết, hợp đồng được xác lập, NLĐ vào làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động thì NLĐ phải chịu sự quản lý của NSDLĐ, phải chấp hành KLLĐ đã ban hành. Và tùy từng trường hợp, nếu không chấp hành những quy định KLLĐ đó thì NLĐ phải bị xử lý kỷ luật sa thải. - Quyền áp dụng kỷ luật sa thải của NSDLĐ đối với NLĐ là quyền có giới hạn. Việc ban hành các quy định về kỷ luật lao động cũng như ban hành các hình thức kỷ luật đối với NLĐ có hành vi vi phạm KLLĐ là quyền của NSDLĐ. Nhưng riêng đối với quyền áp dụng kỷ luật sa thải nếu không bị giới hạn thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền của người sử dụng lao động, có thể sa thải NLĐ một cách tùy tiện, không có căn cứ hoặc vi phạm trình tự thủ tục. Chính vì vậy, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều có những quy định nhằm giới hạn quyền kỷ luật sa thải như: việc xử lý kỷ luật sa thải phải trên cơ sở nội quy lao động hoặc pháp luật có quy định, NSDLĐ chỉ xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ khi có lỗi hay trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật….Theo pháp luật Việt Nam thì quyền áp dụng kỷ luật sa thải của NSDLĐ đối với NLĐ bị giới hạn bởi một số quy định: các trường hợp được áp dụng kỷ luật sa thải phải được quy định trong Bộ luật lao động, NLĐ vi phạm KLLLĐ phải có lỗi, việc 12 tiến hành xử lý kỷ luật sa thải phải đúng thẩm quyền, theo trình tự thủ tục luật định và trong thời hiệu xử lý KLLĐ. Cũng cần lưu ý rằng NSDLĐ có quyền áp dụng kỷ luật sa thải nhưng trong quyền năng đó, NLĐ vẫn có sự tự do nhất định. Khi tham gia quan hệ lao động, NLĐ phải chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Nhưng đây cũng không phải là mối quan hệ phụ thuộc, NLĐ không có quyền và không có tự do trong quan hệ này bởi quan hệ lao động là quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, có sự thỏa thuận. Khi NLĐ có hành vi vi phạm KLLĐ thuộc trường hợp bị NSDLĐ áp dụng hình thức kỷ luật sa thải thì NLĐ vẫn có quyền tự do nhất định như: quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; quyền không bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng NSDLĐ áp dụng kỷ luật sa thải trái pháp luật. 1.2. Ý nghĩa của kỷ luật sa thải * Đối với người sử dụng lao động: Kỷ luật sa thải được quy định là một hình thức kỷ luật lao động, là phương thức để người sử dụng lao động thiết lập kỷ cương, nề nếp làm việc trong doanh nghiệp, duy trì mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả, chất lượng cao và tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hơn nữa, kỷ luật sa thải được áp dụng với những NLĐ vi phạm KLLĐ tạo ra cơ sở cho NSDLĐ bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, đời sống NLĐ và từ đó có tính răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm kỷ luật lao động khác để củng cố, siết chặt KLLĐ tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, kỷ luật sa thải cũng là một trong những cách thức quan trọng để NSDLĐ thực hiện quyền quản lý của mình trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, NSDLĐ trên cơ sở các quy định của pháp luật sẽ có quyền tự chủ trong việc đề ra các mệnh lệnh, yêu cầu buộc người lao động phải tuân theo nhằm đạt được những lợi ích mà họ mong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan