Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Kiến trúc nhà ở xã hội tại hà nội theo hướng kiến trúc xanh (luận văn thạc sĩ)...

Tài liệu Kiến trúc nhà ở xã hội tại hà nội theo hướng kiến trúc xanh (luận văn thạc sĩ)

.PDF
100
101
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------- VÕ HOÀI BẮC KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------------------- VÕ HOÀI BẮC KHÓA: 2017-2019 KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 60.58.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.NGÔ THÁM XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019 i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ và cung cấp cho tác giả những kiến thức cần thiết và bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Ngô Thám – người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi tin rằng chính sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp nơi tôi đã và đang công tác cùng các anh chị em kiến trúc sư đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Tác giả cũng muốn cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Dù đã có nhiều cố gắng, xong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các Thầy, Cô giáo và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Võ Hoài Bắc ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Võ Hoài Bắc iii MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………....1 * Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………2 *Nhiệm vụ của đề tài…………………………………………………………………..2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………...3 * Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………………………….3 * Khái niệm……………………………………………………………………………..4 * Cấu trúc luận văn…………………………………………………………………….5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH…………………..8 1.1.Thực trạng xây dựng nhà ở xã hội trên thế giới và Việt Nam…………………….8 1.1.1.Châu Âu……………………………………………………………………….…..8 1.1.2. Châu Á……………………………………………………………………….....12 1.1.3. Việt Nam………………………………………………………………………...17 1.2. Thực trạng xây dựng nhà ở xã hội ở Hà Nội……………………………….20 1.2.1. Đánh giá chất lượng và môi trường sống một số khu NOXH tại Hà Nội ….............20 1.2.2. Thực trạng phát triển các dự án NOXH ở Hà Nội..........................................25 1.3. Thực trạng kiến trúc xanh trên thế giới và Việt Nam……………………..26 1.3.1. Thực trạng kiến trúc xanh trên thế giới……………………………………...26 iv 1.3.2. Thực trạng kiến trúc xanh tại Việt Nam……………………………………..27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH…………………………………………………...33 2.1. Cơ sở pháp lý…………………………………………………………………33 2.2.Cơ sở lý thuyết về Quy hoạch –Kiến trúc…...………………………………34 2.3. Cơ sở lý luận………………………………………………………………….35 2.3.1. Lý luận về Kiến trúc xanh…………………………………………………...35 2.3.2. Hệ thống tiêu chí Kiến trúc xanh…………………………………………....37 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiến trúc NOXH theo hướng kiến trúc xanh….43 2.4.1. Yếu tố tự nhiên………………………………………………………………43 2.4.2. Vật liệu xây dựng……………………………………………………………47 2.4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng…………………………………………………...48 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH…………………………………………………...50 3.1. Quan điểm,mục tiêu………………………………………………………….50 3.1.1. Quan điểm…………………………………………………………………...50 3.1.2. Mục tiêu……………………………………………………………………..51 3.2. Giải pháp quy hoạch…………………………………………………............52 3.2.1. Lựa chọn khu đất xây dựng và quy mô khu ở ……………………………..52 3.2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng khu ở…………………………………………….53 3.2.3. Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở………………………………………….60 3.3. Giải pháp kiến trúc ………………………………………………………….62 3.3.1. Giải pháp mặt bằng công trình và mặt bằng căn hộ…………………………62 3.3.2. Giải pháp sử dụng vật liệu ………………………………………………….72 3.3.3. Giải pháp tiết kiệm năng lượng……………………………………………...75 3.3.4. Giải pháp cây xanh ,mặt nước……………………………………………….76 3.3.5. Giải pháp kiến trúc mặt đứng ……………………………………………….77 3.4. Ví dụ nghiên cứu …………………………………………………………….80 3.4.1. Giới thiệu công trình nghiên cứu....................................................................80 v 3.4.2. Giải pháp Quy hoạch - Kiến trúc theo hướng kiến trúc xanh.........................81 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận................................................................... ................................................86 Kiến nghị................................................................... ..............................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ NOXH Nhà ở xã hội KTX Kiến trúc xanh BXMT Bức xạ mặt trời DANH MỤC BẢNG, BIỂU Sốhiệu bảng,biểu Tên bảng, biểu Bảng 1.1 Một số giải pháp tổ chức mặt bằng NOXH tại Trung Quốc Bảng 2.1 Các mục đích thực hành kiến trúc bền vững /xanh Bảng 2.2 Các tiêu chí Kiến trúc xanh Việt Nam Bảng 2.3 Bức xạ mặt trời trực tiếp trên mặt ngang tại Hà Nội Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cần thiết của các công trình hạ tầng xã hội theo quy mô NOXH Bảng 3.2 Mật độ xây dựng tối đa của chung cư theo diện tích và chiều cao công trình Bảng 3.3 Vai trò, nguyên tắc bố trí các yếu tố cảnh quan Bảng 3.4 Đề xuất cơ cấu diện tích phòng và quy mô căn hộ(m2) Bảng 3.5 Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng áp dụng cho NOXH Biểu 2.1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hà Nội theo tháng Biểu 2.2 Biểu đồ mặt trời Hà Nội Biểu 2.3 Hoa gió mùa lạnh và nóng tại Hà Nội vii DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Một số NOXH mới được xây dựng tại Mỹ Hình 1.2 NOXH Via Verde - New York, Mỹ -2012 Hình 1.3 NOXHCornebarrieu - phối cảnh, mặt bằng, mặt đứng Hình 1.4 NOXHCarabanchel Hình 1.5 NOXHTulou với thiết kế xanh lấy ý tưởng từ mẫu nhà truyền thống có từ 300 năm trước tại Trung Quốc Hình 1.6 NOXH East Core Hikifune (2009) gồm nhiều căn hộ có gác xép Hình 1.7 Một số khu NOXH tiêu biểu ở Singapore Hình 1.8 Khu nhà ở Pinnacle @ Duxton Hình 1.9 Tiểu khu nhà ở Kim Liên - mặt bằng tầng điển hình Hình 1.10 Khu tập thể Thanh Xuân Bắc - mặt bằng tầng điển hình, mặt cắt Hình 1.11 Một số khu NOXH ở Việt Nam hiện nay Hình 1.12 NOXH Ecohome 1 - Bắc Từ Liêm Hình 1.13 NOXH Tây Mỗ -Từ Liêm Hình 1.14 NOXH NO5 Đặng Xá II -Gia Lâm Hình 1.15a Phối cảnh tòa NO2-NO3 dự án Ecohome 3 Hình 1.15b Mặt bằng tổng thế tòa NO2-NO3 dự án Ecohome 3 Hình 1.16 Dự án Tháp Vietinbank - Hà Nội Hình 1.17 Đại học FPT Hình 1.18 Dự án the EverRich 2 Hình 1.19 Chung cư The Estella Hình 2.1 Mối liên hệ kiến trúc bền vững Hình 2.2 Sử dụng tài nguyên gió và năng lượng mặt trời Hình 2.3 Nhà quốc hội mang nét kiến trúc truyền thống vơi hiện đại Hình 2.4 Tiêu chí đánh giá công trình xanh LEED Hình 2.5 Vị trí địa lý Hà Nội viii Hình 3.1 Các dạng mô hình NOXH Hình 3.2 Các loại hình nhà chung cư Hình 3.3 So sánh ảnh hưởng của hướng gió đến phòng trong trường hợp gió thổi vuông góc và chéo 45° Hình 3.4 Hướng nhà thuận lợi Hình 3.5 Khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà Hình 3.6 Bố cục theo kiểu dãy Hình 3.7 Bố cục theo kiểu nhóm nhà với nhà chữ U và chữ L Hình 3.8 Sơ đồ kết hợp giao thông cơ giới và giao thông đi bộ Hình 3.9 Sơ đồ công năng trong NOXH Hình 3.10 Ví dụ minh họa tầng 1 có tầng lửng tăng cường chỗ để xe Hình 3.11 Một số giải pháp thông gió và hạn chế BXMT cho tầng ở Hình 3.12 Bố trí cửa sổ và ngăn chia phòng đảm bảo thông gió tự nhiên Hình 3.13 Thiết kế mặt bằng căn hộ cơ bản Hình 3.14 Mặt cắt minh họa Hình 3.15 Thiết kế mặt bằng căn hộ có gác xép Hình 3.16 Mặt cắt minh họa căn hộ ghép 2 tầng Hình 3.17 Mặt cắt minh họa căn hộ ghép 3 tầng Hình 3.18 Thiết kế mặt bằng căn hộ ghép 2 tầng Hình 3.19 Giải pháp mặt bằng căn hộ thông minh Hình 3.20 Ưu điểm gạch bê tông nhẹ so với gạch thường Hình 3.21 Giải pháp lắp ghép tường bê tông nhẹ Hình 3.22 Cây trồng ở sảnh, hành lang và không gian công cộng Hình 3.23 Trồng cây trên mặt đứng Hình 3.24 Trồng cây trên mái bằng phương pháp đơn giản Hình 3.25 Các giải pháp che nắng Hình 3.26 Vùng che nắng tại Hà Nội và một số kết cấu che nắng phù hợp Hình 3.27 Lam che nắng trường Phan Chu Trinh - KTS Võ Trọng Nghĩa ix Hình 3.28 Vị trí khu đất giả định nghiên cứu Hình 3.29 Nghiên cứu về hướng nắng và gió trong khu đất Hình 3.30 Tổng mặt bằng Hình 3.31 Ý tưởng căn hộ ghép 3 tầng Hình 3.32 Mặt bằng tầng điển hình Hình 3.33 Mặt bằng tầng có gác xép Hình 3.34 Mặt cắt công trình và minh họa phương án ghép tầng Hình 3.35 Minh họa nội thất căn hộ ghép tầng 1 PHẦN MỞ ĐẦU *.Lý do lựa chọn đề tài Trong nhiều năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu nhà ở của người dân đô thị là rất lớn,kéo theo sự cạn kiệt của tài nguyên,môi trường sinh thái bị phá vỡ,diện tích cây xanh ngày càng bị thu hẹp.Con người đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường,cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,sự nóng lên của trái đất, năng lượng bị khủng hoảng, biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu,các hiện tượng thời tiết xấu xuất hiện với cường độ ngày càng lớn và thường xuyên hơn…Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do đầu tư xây dựng tràn lan,thiếu quan tâm đến môi trường thiên nhiên. Trong những năm gần đây tại Hà Nội,các dự án xây dựng,đặc biệt là các dự án nhà ở chung cư cao tầng được triển khai ồ ạt. Do phát triển theo nhu cầu thị trường,thiếu chiến lược dài hạn đã dẫn tới hiện tượng quỹ sàn nhà ở dư thừa nhưng việc có được một không gian ở theo ý muốn của đại đa số người dân thì rất khó khăn.Những chung cư có điều kiện sống tiện nghi,đảm bảo và có không gian cây xanh thì thường có giá trị rất cao.Trong khi đó với những NOXH có giá trị rẻ hơn thường bị cắt giảm những tiện nghi cần thiết,mật độ xây dựng cao và hầu như không có những không gian xanh để nghỉ ngơi thư giản,điều kiện sinh hoạt thấp.Không gian sống trong những NOXH này thường ảnh hưởng tới sức khẻo,tâm lý và sự phát triển của người dân đặc biệt là đường hô hấp.Nhiều nghiên cứu cho thấy,khi môi trường bị ô nhiễm thì sức khỏe của con người bị suy giảm,các bộ phận chức năng của con người cũng bị suy giảm,gây bệnh tật và giảm tuổi thọ.Việc xuất hiện ngày càng nhiều dự án NOXH như vậy còn là mối đe dọa nghiêm trọng tới môi trường thiên nhiên ngày càng bị ô nhiễm . Có thể kể ra một số khu NOXH ở Hà Nội như khu tái định cư Nam trung Yên,khu tái định cư Trung Hòa –Nhân Chính,Khu Đại Thanh –Xa la,Khu đô thị Việt Hưng,Khu đô thị Linh Đàm….Môi trường trong hết các khu NOXH này hầu như bị ô nhiễm nghiêm trọng.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm,bao gồm 2 nguyên nhân đặc thù của loại hình NOXH và nguyên nhân phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân.Việc tăng mật độ dân cư trong một diện tích và sự cắt giảm chi phí đầu tư,hạ tầng kỹ thuật của khu vực bị quá tải,hạ tầng thiếu thốn,một số loại hình dịch vụ phát sinh ngoài quy hoạch càng làm khu vực xung quanh các công trình them ô nhiễm.Bên cạnh đó,chất lượng công trình của loại hình NOXH không đảm bảo cũng là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân trong công trình.Có thể thấy cơ sở vật chất của các “NOXH “ngày càng xuống cấp và ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường sống của người dân. Qua những vấn đề nêu trên ta có thể thấy phát triển NOXH là hướng đi đúng đắn của Hà Nội, tuy nhiên sự phát triển ồ ạt và chú trọng vào giá thành đã khiến cho hầu hết NOXH hiện nay chưa tạo lập một môi trường sinh sống tốt cho con người. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp Kiến trúc xanh vào NOXH là điều hết sức cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển cân bằng cho hệ sinh thái đô thị và một môi trường phát triển bền vững.Chính vì vậy,đề tài “Kiến trúc NOXH tại Hà Nội theo hướng Kiến trúc xanh" mang ý nghĩa cấp thiết để giả quyết những vấn đề tồn đọng trên và nghiên cứu các giải pháp trong việc tổ chức không gian NOXH phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc biệt chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững trong điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị của Hà Nội. *Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp trong thiết kế kiến trúc cho NOXH tại Hà Nội theo hướng Kiến trúc xanh nhằm: - Nâng cao chất lượng môi trường sống. - Tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu Hà Nội. - Đảm bảo chi phí xây dựng, quản lý, vận hành thấp và tiết kiệm tối đa diện tích theo đúng tiêu chí của NOXH. *Nhiệm vụ của đề tài Phân tích đánh giá hiện trạng NOXH tại Hà Nội. 3 Làm rõ ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến sức khỏe,tinh thần đối với cư dân sống trong những khu “NOXH”và những hệ lụy đến môi trường,khí hậu. Đưa ra những biện pháp khắc phục từng vấn đề còn tồn tại,từ đó đưa ra hướng giải quyết tổng thể. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: -Nhà ở Xã hội nhiều tầng. Phạm vi nghiên cứu: -Phạm vi nghiên cứu của đề tài là “NOXH” nhiều tầng tại Hà Nội đến năm 2030. *Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu chuyên gia. - Điều tra khảo sát chụp ảnh thực địa, nghiên cứu về đặc điểm NOXH và điều kiện sống của người dân tại các khu NOXH đã xây dựng tại Hà Nội. - Thu thập tài liệu từ các cơ quan trung ương, địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp phương pháp nhận thức về vấn đề quy hoạch, kiến trúc các khu NOXH. - Thống kê, phân tích tổng hợp và đưa ra đề xuất. *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Xuất phát từ thực tiễn,có thể thấy nhu cầu của người dân đối với những công trình có không gian sử dụng phù hợp,môi trường cảnh quan tốt với giá thành hợp lý luôn là nhu cầu cần thiết thực cấp bách.Nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế và cải thiện nhận thức xã hội,đặc biệt ở phân khúc cho người có thu nhập thấp đến trung bình chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cộng đồng dân cư đô thị.Bên cạnh đó,môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng,sự nóng lên của trái đất,biến đổi khí hậu,…đặt ra cho chúng ta những thách thức mới trong việc phát triển xây dựng. Chính vì vậy,việc nghiên cứu các biện pháp quy hoạch,tổ chức không gian,ứng dụng vật liệu theo hướng kiến trúc xanh dành cho các “NOXH” ở Hà nội mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. 4 *.Khái niệm - Nhà ở xã hội: Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp... và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.. [34]. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 188/2013 Chính phủ ban hành tháng 11/2013 định nghĩa Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng có thu nhập thấp thuê và mua, thuộc một trong các nhóm đối tượng sau: (1) Người có công với cách mạng; (2) Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước; (3) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; (4) Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp của tất cả các ngành, nghề; (5) Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị; (6) Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; (7) Các đối tượng trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ; (8) Người thu nhập thấp trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; (9) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư [5]. -Khu ở: là một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị, không phân biệt quy mô. -Đơn vị ở: là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm 5 dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở... Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở. -Kiến trúc xanh được hiểu là kiến trúc với sự góp phần của sinh thái, bảo tồn, bền vững và cộng sinh môi trường. Mục tiêu chính của kiến trúc xanh vẫn là xoay quanh vấn đề giảm các xung đột chính giữa môi trường xây dựng nhân tạo với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên với nguyên tắc xuyên suốt là những gì kiến trúc lấy của thiên nhiên, phải cố gắng trả lại nhiều nhất cho thiên nhiên. - Nhà ở xã hội theo hướng Kiến trúc xanh: Kiến trúc xanh đã trở thành xu thế tất yếu, dần phổ biến trong mọi loại công trình. KTS Võ Trọng Nghĩa chia sẻ quan điểm :“Bây giờ người ta không còn dùng từ kiến trúc xanh theo nghĩa thời trang nữa mà đó là yêu cầu của thực tế...Mọi người hay kêu ca về việc không có tiền để làm kiến trúc xanh nhưng thực tế chúng ta có thể làm được một số việc mà không cần đến tiền hay kỹ thuật phức tạp. Tức là có nhiều cách để làm kiến trúc xanh”. Rõ ràng có thể áp dụng KTX vào nhiều thể loại công trình mà không tốn nhiều chi phí, nhằm đạt được mục đích tối ưu [9]. Từ khi ra đời cho đến nay, mô hình NOXH đã có những thay đổi chức năng của nó, không chỉ giải quyết nhu cầu ở cho người có thu nhập thấp mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Kết quả là sự ra đời của mô hình NOXH theo hướng Kiến trúc xanh, trong đó các giải pháp về kiến trúc xanh được áp dụng vào thiết kế 6 NOXH, nhằm cải thiện điều kiện sống, đạt tiêu chuẩn về môi trường, không gian kiến trúc cảnh quan, mà vẫn đảm bảo yếu tố kinh tế trong xây dựng và vận hành. * Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm các phần như sau: A. Phần mở đầu B. Phần nội dung: Gồm 3 chương - Chương 1: Thực trạng kiến trúc NOXH trên Thế giới và Việt Nam theo hướng Kiến trúc xanh. - Chương 2: Cơ sở khoa học cho Kiến trúc NOXH theo hướng Kiến trúc xanh - Chương 3: Giải pháp Kiến trúc NOXH tại Hà Nội theo hướng Kiến trúc xanh C. Kết luận và những kiến nghị: Tổng hợp và rút ra kết luận về các nội dung, kết quả nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp chọn lọc. 7 PHẦN MỞ ĐẦU Lý Mục Nhiệm Đối Ý nghĩa Cấu Các do đích vụ đề tượng và khoa trúc khái chọn nghiên tài phạm vi học và đề niệm đề cứu nghiên thực tài PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Thực trạng xây dựng Thực trạng xây dựng Thực trạng kiến nhà ở xã hội trên Thế nhà ở Hà Nội trúc xanh trên Thế giới và Việt Nam giới và Việt Nam CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC Các cơ sở Các cơ Các yếu tố ảnh pháp lý sở lý hưởng tới NOXH luận theo hướng KTX CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP Quan điểm,mục Giải pháp Giải pháp kiến tiêu quy hoạch trúc PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC NOXH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THEO HƯỚNG KIẾN TRÚC XANH 1.1. Thực trạng xây dựng NOXH trên thế giới. 1.1.1. Châu Âu-Mỹ. a) Mỹ. Tại Mỹ, Chính phủ liên bang bắt đầu các chương trình hỗ trợ phát triển NOXH từ những năm đầu thế kỷ 20, trong đó nổi bật là chính sách thuế và chính sách trợ cấp cho người thuê nhà. NOXH có thiết kế đa dạng, hướng đến nhu cầu ở của nhiều nhóm người khác nhau như: sinh viên, người độc thân, gia đình đơn thân, gia đình nhiều thế hệ. Về kiến trúc NOXH tại Mỹ chú trọng tự do ở mặt bằng và mặt đứng, với các không gian được tính toán chi tiết, hợp lý nhằm tối đa không gian sử dụng [35]. Các khu nhà cao tầng ngoài chức năng ở còn kết hợp văn phòng, dịch vụ (hình 1.1). 1.1a. Khu NOXH Rene Cazenave - San Francisco (2013) Đặc điểm: - Mặt bằng kiểu hành lang giữa truyền thống, có khoảng mở lưu thông gió - Các không gian chính đều tiếp xúc với thiên nhiên - Mặt đứng lồi lõm sinh động 1.1b. Tổ hợp nhà 5 tầng Kennedy Homes - Florida (2013) 9 Đặc điểm: - Mặt bằng tự do, chia thành từng cụm căn hộ - Thiết kế mở, thông thoáng, có nhiều không gian công cộng. - Mặt đứng đơn giản, sinh động 1.1c. Tổ hợp nhà ở 474 Natoma - San Francisco Đặc điểm: - Mặt bằng kiểu hành lang giữa, đảm bảo thông thoáng - Có không gian công cộng sinh hoạt cộng đồng - Mặt đứng trẻ trung, sinh động Hình 1.1.Một số NOXH mới được xây dựng tại Mỹ [35] * NOXH Via Verde - New York, Mỹ -2012 (Hình 1.2) Nằm trên diện tích 294.000 m2, bao gồm 222 căn hộ, Via Verde đánh dấu một thế hệ mới về xây dựng NOXHtại Mỹ, thiết lập một môi trường sống tiện nghi, bền vững. Những điểm nổi bật trong thiết kế: - Mặt bằng trải dài, các căn hộ thông thoáng, sử dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên, tăng tuần hoàn của không khí trong lành, tiết kiệm năng lượng (hình 1.2c). - Toàn bộ mái được bao phủ bởi tấm quang điện cung cấp năng lượng mặt trời, vừa mang tính thẩm mỹ vừa đem lại hiệu quả năng lượng cao (hình 1.2b).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan