Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khuynh hướng vận động thơ chế lan viên từ sau 1975 qua tập thơ ta gửi cho mình...

Tài liệu Khuynh hướng vận động thơ chế lan viên từ sau 1975 qua tập thơ ta gửi cho mình

.PDF
65
34
117

Mô tả:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************* KIỀU THỊ THÚY KHUYNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG THƠ CHẾ LAN VIÊN TỪ SAU 1975 QUA TẬP THƠ TA GỬI CHO MÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2010 KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Đời thơ của ông trải dài hơn nửa thế kỉ gắn bó mật thiết với những thăng trầm lịch sử trong hành trình của thơ ca dân tộc “anh luôn đi song hành với cuộc sống, với thời đại, anh mải mê tìm tòi, anh muốn thử sức, muốn bộc lộ mình ở tất cả giọng điệu, ở mọi cung bậc sắc thái (…) Giọng cao là anh, giọng trầm cũng là anh. Súc tích, cổ điển, truyền thống mà rất mực phóng túng, hiện đại cũng đủ cỡ khó mà đoán trước được (…) Anh đã là nhà thơ đầy bản lĩnh, mở đường mới cho thi ca hiện đại” [8,14] . Chế Lan Viên là một nhà thơ đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh: “con người này là người của trời đất bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được [8,288]. Thơ Chế Lan Viên có một vị trí khá đặc biệt, nó gần như bao trùm lên cả thế kỉ XX, trong cả chiều dài và bề sâu của nó. Ông là một nghệ sĩ lớn luôn trăn trở tìm tòi trên con đường nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo, ông đã tìm đến nhiều khuynh hướng nghệ thuật và ở chặng nào cũng ghi được những thành công nổi bật nhưng không bao giờ nhà thơ tự bằng lòng với chính mình. Ông luôn thể hiện khát khao sáng tạo và “thuộc trong số không nhiều những nhà thơ mà sự sáng tạo không chỉ làm giàu cho hiện tại mà còn tạo lực thúc đẩy cho quá trình vận động văn học, có ý nghĩa gieo giống cho mùa sau” [1,20]. Chế Lan Viên là nhà thơ có quan niệm rất rõ ràng, và được phát biểu trực tiếp nhiều lần, đặc biệt là dưới hình thức những bài thơ về thơ: Nghĩ về thơ, Sổ tay thơ, Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ…nghĩ… Ông luôn trăn trở, sáng tạo không ngừng và tìm tòi không mệt mỏi “thu hút tinh hoa của nhiều nền thơ vào thơ mình mà không làm mất bản sắc riêng, bản sắc dân tộc [1,637]. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tên tuổi Chế Lan Viên đi liền với một phong cách thơ có “từ trường” ảnh hưởng rất rộng: phong cách suy tưởng - triết luận tạo nên một hiện tượng riêng biệt, mang cá tính sáng tạo độc đáo rõ nét và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nhà thơ sau ông. Trước Cách mạng, cùng với quan niệm nghệ thuật khác lạ về thơ, về thi sĩ, “Điêu tàn đã đột ngột ra đời giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” khiến cho nhiều người thảng thốt, giật mình đã khiến cho Điêu tàn trở thành “lẻ loi”, “bí mật”. Sau Cách mạng, nhờ ánh sáng của Đảng soi rọi vào tâm hồn và những phù sa cuộc đời bồi đắp làm hóa giải “triệu triệu nỗi buồn” nhà thơ gánh trên vai và dẫn lối cho nhà thơ trên hành trình “tìm đường” trở về với cách mạng, với nhân dân, hòa mình vào cuộc sống riêng – chung gắn bó, nó được đánh dấu bằng những tập thơ Gửi các anh (1955); Ánh sáng và phù sa (1960)… Thơ Chế Lan Viên sau 1975 và những năm cuối đời có một sự vận động lớn so với chặng đường thơ sau Cách mạng tháng Tám nhưng lại có một chút gì “đồng điệu” phảng phất hơi thơ trước Cách mạng. Thơ sau 1975 và những năm cuối đời hướng mạnh vào thế sự và đời tư làm bật mở những góc khuất cuộc đời và tiếp tục cuộc hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ta là ai” mà nhà thơ đặt ra từ giai đoạn trước trở trăn và nhức nhối. Tập thơ Ta gửi cho mình là một trong những tập thơ có tính chất chuyển giai đoạn rõ nhất. Nghiên cứu tập thơ này, đặt trong sự đối sánh với thơ các giai đoạn trước đó có thể nhận rõ khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên trong khoảng hai mươi năm cuối đời, cũng là chặng đường cuối cùng của quá trình “tìm đường” một đời thơ. Đồng thời, nó cũng mở ra một khuynh hướng vận động mới trong thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn phía sau đó, đặc biệt là phần Di cảo thơ. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trên đây là tất cả những lí do để chúng tôi xác định lựa chọn đề tài khóa luận: “Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975 qua tập thơ Ta gửi cho mình”. 2. Lịch sử vấn đề Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đất nước thống nhất và chuyển sang một thời kì mới với nhiều khó khăn của thời hậu chiến và từ năm 1986 công cuộc đổi mới đất nước đươc đặt ra. Là nhà thơ nhạy bén với sự chuyển biến và yêu cầu của thời đại, Chế Lan Viên cũng đã có sự biến đổi trong khuynh hướng cảm hứng và giọng điệu thơ của mình. Từ khuynh hướng sử thi với chất chính luận và âm hưởng anh hùng ca trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Chế Lan Viên chuyển dần sang cảm hứng thế sự, đời tư với sự suy ngẫm triết lí, nhiều khi là sự nhận thức lại, tự phản tỉnh, từ hướng ngoại chuyển sang hướng nội, từ giọng cao chuyển sang giọng trầm. Sự chuyển hướng ấy bắt đầu ở tập Hoa trên đá (1984), tiếp đó là Ta gửi cho mình (1986) và nhất là ở hơn 300 bài thơ viết trong vài năm cuối đời, được đưa vào ba tập Di cảo thơ Chế Lan Viên [7; 113]. So với các tập thơ khác như Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Di cảo thơ (3tập), tập thơ Ta gửi cho mình chưa có thật nhiều những bài viết và công trình nghiên cứu quy mô , mặc dù nó là một trong những tập thơ mang giá trị dấu mốc quan trọng trong bước chuyển thơ Chế Lan Viên. Xung quanh tập thơ này, các ý kiến nhìn nhận hầu như chỉ chung chung và đặt trong hệ thống với các tập thơ khác như: Hoa trên đá, Ta gửi cho mình, Di cảo thơ. Theo G.S. Nguyễn Văn Long: “Trong tập thơ Hoa trên đá, Ta gửi cho mình và nhất là Di cảo thơ chúng ta bắt gặp một cái “tôi” đầy trăn trở, tìm kiếm, có cả những hoài nghi, băn khoăn về bản ngã về ý nghĩa của đời sống và thơ ca. Câu hỏi “Ta là ai?” tưởng đã thuộc vào dĩ vãng nhưng nay trở lại KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp khắc khoải, da diết khi nhà thơ đối mặt với thời gian và cõi hư vô. Điều đáng nói ở Chế Lan Viên lúc này là một sự tỉnh táo, nghiêm khắc với chính mình, một nỗ lực không chịu lùi, vẫn dồn chắt sự sống của mình để có được những chùm Hoa trên đá, vẫn muốn “Vê hạt cát thời gian chọi lại với vô cùng”. Giã từ với cảm hứng hào hùng về Tổ quốc và thời đại sau 75, Chế Lan Viên trở về với những vấn đề vĩnh hằng của đời sống con người và nghệ thuật với một giọng trầm tư triết lí man mác. Đoàn Trọng Huy thì cho rằng: “Nghiên cứu bước đầu ba tập thơ này (Hoa trên đá (1984); Ta gửi cho mình (1986), và sau này phần lớn thơ được công bố trong Di cảo thơ, Tập 1 (1992) ta có thể nhận rõ khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên trong khoảng mươi năm cuối đời, cũng là chặng đường cuối cùng của quá trình “tìm đường” một đời thơ”[1,185]. Tập thơ Ta gửi cho mình không mang màu sắc kinh dị, siêu hình như Điêu tàn, không hào hùng, mãnh liệt trong âm hưởng thơ như Ánh sáng và phù sa nhưng đằm thắm, trầm tĩnh và gần gũi với đời thường. Những vấn đề nhỏ nhặt đời sống được khai phá và nhìn dưới các góc diện khác nhau tạo ra sự sinh động, chân thực và đầy sức hút. Từ những quan niệm về thơ ca nghệ thuật, những trăn trở cuộc đời cho đến những chuyện đời thường nhỏ nhặt cũng đi vào thơ Chế Lan Viên đầy sức hấp dẫn. Cái đặc biệt của tập thơ không phải ở sự sáng tạo giọng điệu, ngôn từ mang tính đột phá mà chính là ở dấu hiệu chuyển biến, một khuynh hướng vận động thơ của một phong cách thơ khá phức tạp và độc đáo. Tóm lại, dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào Ta gửi cho mình nhưng các tác giả đã ít nhiều khẳng định, tập thơ đánh dấu bước chuyển mình trong khuynh hướng vận động của thơ Chế Lan Viên. Từ những gợi ý của các nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu và khẳng định “bước chuyển mình” ấy và ý nghĩa của nó đối với hành trình thơ Chế Lan KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Viên và rộng hơn, ý nghĩa đối với sự chuyển mình của nền thơ ca dân tộc bước vào thời kỳ đổi mới. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài: “Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975 qua tập thơ Ta gửi cho mình”, khoá luận hướng tới các mục đích sau: Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ thuật đến sáng tác thi ca của Chế Lan Viên. Làm rõ khuynh hướng vận động của thơ Chế Lan Viên sau 1975 qua việc khảo sát tập thơ Ta gửi cho mình và đặt trong mối quan hệ tương quan, đối sánh với các tập thơ khác trước đó của nhà thơ. Đồng thời thấy được sự vận động mở ra ở những tập thơ phía sau đó. Đánh giá vị trí của tập thơ trên hành trình thơ Chế Lan Viên. Góp phần vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tác phẩm văn học, tác phẩm thơ nói chung và thơ ca Chế Lan Viên nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài khoá luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu khái quát về tác giả Chế Lan Viên. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà thơ và sự chi phối của quan niệm ấy đối với hành trình thơ Chế Lan Viên. Đi sâu khắc hoạ khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên sau 1975 và trực tiếp khảo sát qua tập Ta gửi cho mình. Ý nghĩa và những đóng góp của sự vận động trong khuynh hướng thơ đối với chính sáng tác của Chế Lan Viên và thơ ca dân tộc thời kì đổi mới. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tập trung vào tập thơ Ta gửi cho mình (1986) rút từ Chế Lan Viên toàn tập, Tập 2, Nxb. Văn học, 2002. Đặt trong mối tương quan, đối sánh với các sáng tác của Chế Lan Viên và các nhà thơ khác. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích văn học 7. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: khoá luận góp phần tìm hiểu về khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên sau 1975 qua tập thơ Ta gửi cho mình đặt trong sự tương quan, đối sánh với các tập thơ trước và thấy được sự vận động mở ra ở các tập thơ sau đó của Chế Lan Viên. Về mặt thực tiễn: khoá luận góp phần cung cấp những tài liệu cho bạn đọc yêu thơ Chế Lan Viên, cho người trực tiếp giảng dạy, học tập và tìm hiểu về Chế Lan Viên và các sáng tác của ông, đặc biệt là tập Ta gửi cho mình 8. Bố cục khoá luận Khoá luận chia thành 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Chế Lan Viên và những chặng đường thơ (từ trang 7 đến trang 14). Chương 2: Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên (từ trang 15 đến trang 24). Chương 3: Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên sau 1975 qua tập thơ Ta gửi cho mình (từ trang 25 đến trang 57). Ngoài ra, khoá luận còn có mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG I CHẾ LAN VIÊN VÀ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG THƠ 1.1. Tác giả Chế Lan Viên Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23/10/1920 trong một gia đình viên chức nhỏ, ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Năm 1927 gia đình chuyển vào An Nhơn, Bình Định, quê hương thứ hai của nhà thơ. Chế Lan Viên làm thơ từ rất sớm, có bài đăng trên các báo: Tiếng trẻ, Khuyến học, Phong hoá từ những năm 1935, 1936. Cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên sáng lập trường thơ Loạn mang đậm dấu ấn của thơ tượng trưng Pháp. Khi Chế Lan Viên cho trình làng tập thơ Điêu tàn (1937) năm ông mới 17 tuổi, đang học năm thứ ba trường Trung học Quy Nhơn đã gây một sự chú ý đặc biệt của dư luận và được xếp vào trong số những nhà thơ mới hàng đầu. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học, rồi vào Sài Gòn làm báo, sau đó vào Huế dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập Vàng sao và tiếp đó là tập bút kí triết luận Gai lửa. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động văn nghệ và làm báo tại Trung bộ và mặt trận Bình -Trị - Thiên. Tháng 7/1949, Chế Lan Viên được kết nạp Đảng. Những bài thơ Chế Lan Viên sáng tác trong thời kì này được tập hợp trong tập thơ Gửi các anh (1955) thể hiện những chuyển biến quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật của ông. Sau 1954, ông về sống và làm việc tại Hà Nội. Đánh dấu bước phát triển mới của thơ Chế Lan Viên giai đoạn này là tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960). KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bước vào những năm chống Mĩ, thơ Chế Lan Viên nở rộ với nhiều thành tựu, tiêu biểu là các tập thơ: Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973) mang đậm chất chính luận, sử thi bên cạnh chất trữ tình đằm thắm của cuộc sống đời thường. Sau ngày đất nước giải phóng, Chế Lan Viên chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục cho ra đời các tập thơ Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986). Bên cạnh sự nghiệp thơ đồ sộ, Chế Lan Viên còn là cây bút văn xuôi xuất sắc với các tập bút kí: Vàng sao (1942), Những ngày nổi giận (1966), Giờ của số thành (1977)… Các tập tiểu luận, phê bình: Nói chuyện văn thơ (Chàng Văn - 1960), Từ gác khuê văn đến quán Trung tân (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ (1982). Trong suốt thời kì chống Mĩ ông còn tham gia ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, làm việc ở báo văn học, Uỷ ban văn hoá đối ngoại, có nhiều hoạt động trên các diễn đàn văn hoá quốc tế, được bầu là đại biểu Quốc hội từ khoá III đến khoá VII. Chế Lan Viên mất ngày 19/6/1989 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi ông mất, những di cảo thơ của ông được nhà văn Vũ Thị Thường - vợ nhà thơ tập hợp, tuyển chọn và xuất bản: Di cảo thơ I (1992), Di cảo thơ II(1993). Năm 1994, Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng chính thức cho tập Di cảo thơ II của ông. Chế Lan Viên đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đợt 1 tháng 10 năm 1996. 1.2. Những chặng đường thơ Chế Lan Viên 1.2.1. Thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên thật sự có mặt giữa làng thơ Việt bằng tập thơ Điêu tàn (1937) “như một niềm kinh dị”, khiến người đọc bàng hoàng và gây một “cú sốc”, trong kinh nghiệm về thơ ca của công chúng. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tập thơ là tiếng khóc não nùng, bi hận về “cái Đẹp đã chết” là nỗi chán nản gay gắt trước thực tại; sự phản ứng tiêu cực trước hoàn cảnh sống tẻ nhạt, tầm thường bất đắc chí. Khai thác những hình ảnh, đề tài về sự tàn vong của vương quốc Chiêm Thành và bằng trí tưởng tượng kì lạ, Chế Lan Viên tạo nên một không gian của những bãi tha ma, những ngọn tháp Chăm hoang tàn, những nấm mồ xương máu cùng yêu ma,bóng dáng hư ảo của những Chiêm nữ… Chế Lan Viên dường như lạc lối vào thế giới hư vô, thần bí, quái dị. Điêu tàn cũng mở ra một tâm hồn đồng cảm sâu sắc. Đồng cảm với số phận dân tộc Chăm cũng là một cách thể hiện gián tiếp nỗi đau mất nước, đồng cảm với nỗi thất vọng của một lớp thanh niên đương thời chưa tìm được hướng đi. Nhưng ở Chế Lan Viên, sự chối từ cuộc sống đến độ gay gắt và quyết liệt: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/ Một vì sao trơ trọi cuối trời xa/ Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh/ Những ưu phiền đau khổ với buồn lo”. Và cũng đầy dự cảm hãi hùng về sự cô độc: “Đường về thu trước xa xa lắm – Mà kẻ đi về chỉ một tôi” mà nhà thơ ngộ nhận như là sự huỷ diệt của chính cuộc sống. Điêu tàn là dấu hiệu báo trước sự khủng hoảng bế tắc của Thơ Mới ngay trong buổi cực thịnh. Tuy nhiên, tâm hồn nhà thơ vẫn chưa mất đi những khao khát và độ nhạy cảm trước tạo vật. Khi đối lập giữa buồn đau não nề với cái tươi vui, Chế Lan Viên vẫn để lộ niềm lưu luyến “quay mặt chẳng quay lòng” trước những vẻ đẹp buổi đương xuân khó khước từ. Những bài cuối của tập Điêu tàn Chế Lan Viên hướng sang cảm hứng triết luận, suy tưởng về cuộc đời bằng cảm xúc tôn giáo - một bước lạc xa hơn vào cõi siêu hình. Tuy nhiên nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật ta vẫn thấy ở Chế Lan Viên một hồn thơ mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú, sức liên KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 10 Kho¸ luËn tèt nghiÖp tưởng dồi dào tạo nên những hình ảnh thơ đầy ấn tượng. Điêu tàn báo hiệu một phong cách thơ mới lạ, độc đáo. 1.2.2. Thơ Chế Lan Viên chặng từ 1945 đến 1975 1.2.2.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp Cách mạng đến như một “chân trời chân lí” bừng sáng và ấm nóng kéo Chế Lan Viên ra khỏi con đường thơ lạnh lẽo và bế tắc. Dù buổi đầu phải “gánh trên vai triệu triệu nỗi buồn” khiến cho quá trình “lột xác”, “đổi mới” của ông vừa khó khăn vừa chậm chạp. Gửi các anh in 1955 là “vụ gặt” đầu của thơ Chế Lan Viên sau hơn 10 năm theo Đảng, gắn mình vào cuộc kháng chiến. Giai đoạn này, Chế Lan Viên viết rất chậm, rất ít, mười năm kháng chiến, rung động của người nghệ sĩ chỉ ghi lại trong 14 bài thơ. Điều đáng ghi nhận là hồn thơ Chế Lan Viên đã hoàn toàn đổi khác. Nếu trước kia thơ ông hướng nội để tự biểu hiện mình, thì nay ông nhìn ra xung quanh để thể hiện cuộc sống kháng chiến của một Bình - Trị - Thiên khói lửa để cảm nhận cái Đẹp, cái Anh hùng. Tuy thế, “cả tập thơ vẫn cho ta cảm giác gò ép, khuôn cứng, thiếu sự thoải mái, bay bổng của cảm hứng sáng tạo” [6;24]. Dù chưa thực sự thành công, nhưng Gửi các anh đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng trong sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên. Sau này, khi “tự bạch” về giai đoạn sáng tác này, Chế Lan Viên thẳng thắn thừa nhận: “Cách mạng đến tôi gánh trên vai triệu triệu nỗi buồn”, con người mới chưa đủ sức thắng thế con người cũ. Điều đó giải thích vì sao, suốt thời kì kháng chiến chống Pháp 9 năm, Chế Lan Viên chỉ cho ra đời một tập thơ mỏng và cũng chưa thực sự tạo được dấu ấn sâu sắc trước độc giả. Song, đó vẫn là bước khởi đầu quan trọng, có ý nghĩa “nhận đường”, “lột xác” mở ra một hành trình thơ mới đồng hành cùng cách mạng sau này. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 11 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.2.2. Thời kì sau hoà bình lặp lại và xây dựng XHCN ở miền Bắc Tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) có một vị trí đặc biệt quan trọng trên hành trình đi với Cách mạng của Chế Lan Viên: “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” là cảm hứng chủ đạo của tập thơ. Tập thơ chính là kết quả của quá trình hơn mười năm kiên trì cải tạo con người cũ, đau đớn chật vật tự “lột xác” để có một cuộc trở về vĩ đại giữa lòng dân tộc. Tập thơ gồm 69 bài, sáng tác trong khoảng 1955 – 1960, đề tài phong phú, có tình cảm với Đảng, kỷ niệm với thời kì chống Pháp có chủ đề quốc tế vô sản, có quan niệm về thơ,… nhưng xuyên suốt là nhu cầu tự biểu hiện, là suy tưởng của chính tác giả. Nhu cầu này gắn liền với cảm hứng cắt nghĩa sự “đổi đời”, sự “tỉnh ngộ” của nhà thơ: “Ánh sáng soi rọi tôi và phù sa bồi đắp tôi, ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của lí tưởng tôi”. Ánh sáng và phù sa trình bày cuộc phấn đấu trong tâm hồn, tư tưởng nhà thơ để vượt qua những nỗi đau riêng hoà hợp với niềm vui chung. Chế Lan Viên đã tạo nên một cuộc “đổi dòng” thật ngoạn mục. Đó là chiến thắng trong cuộc phấn đấu riêng của cá nhân nhà thơ theo định hướng hiện thực XHCN. Về nghệ thuật, tập thơ cho thấy sự định hình những nét cơ bản của phong cách Chế Lan Viên. “Ánh sáng và phù sa đã đạt đến thành công vững chắc ở nhiều phương diện. Thơ ông bao quát được nhiều chủ đề có ý nghĩa xã hội mà thế giới nội tâm vẫn được coi trọng. Những cảm xúc trữ tình rút ra từ cuộc đấu tranh bên trong để tự nhận thức về hạnh phúc và trách nhiệm. Ngòi bút của Chế Lan Viên phóng khoáng, uyển chuyển, đa dạng và biến hoá trong giọng điệu, khi thủ thỉ tâm tình, khi trầm tư suy nghĩ, khi trẻ trung sôi nổi, khi ngậm ngùi xót xa. Cảm xúc đôi khi bị dồn nén, có lúc lại mở ra bát ngát với những câu thơ kéo dài rất đặc biệt. Tư duy thơ Chế Lan Viên ở Ánh sáng và phù sa kết hợp được cả sự sắc sảo,triết lí của trí tuệ lẫn cái ảo diệu của KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 12 Kho¸ luËn tèt nghiÖp trường liên tưởng phát triển đến độ sung mãn. Hồn thơ ông đạt được sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảm xúc và tư tưởng[1,215]. 1.2.2.3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Ánh sáng và phù sa đã giải quyết được căn bản vấn đề “riêng chung”, nhà thơ đã chọn hành trình “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Pôn Eluya). Bước vào những năm chống Mỹ Chế Lan Viên đã làm một cuộc “chuyển quân” đưa thơ lên sát những “chiến hào” của cuộc chiến đấu. Mạch trữ tình suy tưởng quen thuộc của thơ Chế Lan Viên đã được mở rộng, nâng lên thành những cảm hứng lớn về cuộc chiến đấu của dân tộc tiêu biểu như các tập thơ:Hoa ngày thường – chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Ngày vĩ đại (1975)… Chế Lan Viên cũng gia tăng chất suy nghĩ, bình luận, phân tích kịp thời, nhạy bén với hàng loạt bài tuỳ bút – thơ: Nghĩ suy 68, Phác thảo một trận đánh, Thời sự hè 72 – bình luận… Niềm tự hào về Tổ quốc là nguồn cảm hứng mãnh liệt của nhà thơ. Đi liền với cảm hứng ngợi ca và khẳng định Tổ quốc, dân tộc là nhu cầu phủ định kẻ thù, vạch trần những luận điệu, bản chất xảo quyệt, tàn bạo của chúng bằng tất cả sự tỉnh tảo, sắc sảo của lí trí. Hồn thơ Chế Lan Viên nhập vào cơn bão lớn của thời đại, nhưng cũng không quên rung động trước những nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường của thiên nhiên và tình người. Thiên nhiên đã lọc qua sự cảm nhận của một tâm hồn giàu suy tư nên mang một vẻ đẹp riêng và man mác ý vị triết lí. Thơ tình Chế Lan Viên không phải là tình yêu dào dạt, vồ vập của tuổi trẻ mà là tình yêu trầm lắng của người đứng tuổi ưa triết lí, suy ngẫm nhưng không phải vì thế mà kém nồng nhiệt. Về mặt nghệ thuật, Chế Lan Viên đã có những tìm tòi thể nghiệm mới phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận - thời sự, gia tăng KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 13 Kho¸ luËn tèt nghiÖp mạnh mẽ yếu tố trí tuệ trong thơ. Nhiều bài thơ được cấu trúc theo lối tuỳ bút, chủ đề được triển khai trên nhiều bình diện, góc độ, nhiều mối tương quan. Thơ chống Mĩ mang âm hưởng hào hùng, hình ảnh thơ được tạo dựng bằng suy tưởng, hướng tới ý nghĩa khái quát hơn là biểu hiện cụ thể, xem xét đối tượng ở nhiều bình diện. 1.2.3. Thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời Sau 1975, là nhà thơ nhạy bén với những chuyển biến và nhu cầu của thời đại, Chế Lan Viên đã có sự biến đổi trong khuynh hướng cảm hứng và giọng điệu của thơ mình. Từ khuynh hướng sử thi với chất chính luận và âm hưởng anh hùng ca trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, thơ Chế Lan Viên chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư, từ hướng ngoại chuyển sang hướng nội, từ “giọng cao” chuyển sang “giọng trầm”. Sự chuyển hướng ấy bắt đầu ở tập thơ Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986), và nhất là ở hơn 300 bài thơ viết trong những năm cuối đời. Ở Hoa trên đá và Ta gửi cho mình chiếm số lượng lớn là những bài thơ bộc lộ tâm tình và triết luận, các vấn đề muôn thuở của cõi nhân sinh, những đau thương, mất mát và cả những vẻ đẹp cao cả của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, hai tập thơ cũng bộc lộ những nghĩ suy, trăn trở và triết lí về nghệ thuật của Chế Lan Viên. Ba tập Di cảo thơ I, II, III đồ sộ với 558 bài thơ, gần 800 trang sách, có tới 309 bài thơ được tác giả viết vào hai năm 1987, 1988. Khi nó được công bố đã khiến công chúng “kinh ngạc” về sức lao động nghệ thuật của ông, ngỡ ngàng trước những bức chân dung tinh thần mới của nhà thơ. Di cảo thơ gồm một khối lượng đồ sộ các bài thơ mới ở dạng phác thảo hoặc đã hoàn chỉnh nhưng chưa công bố khi Chế Lan Viên còn sống. Với ba tập đã xuất bản, Chế Lan Viên tiếp tục là nhà thơ phong phú, bí ẩn. Di cảo thơ của ông không hoàn toàn thuộc về giai đoạn sáng tác cuối đời mà trải từ 1936 KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 14 Kho¸ luËn tèt nghiÖp trở đi. Điều quan trọng là trong số 558 bài thơ thuộc Di cảo, có tới 309 bài được tác giả viết vào hai năm 1987, 1988 và những bài thơ này đủ là căn cứ tin cậy để nhận ra một giai đoạn mới của thơ Chế Lan Viên. Về mặt nghệ thuật, thơ Chế Lan Viên có xu hướng trình bày những chiêm nghiệm, tổng kết, triết lí nên hình thức thơ ngắn gọn, dồn nén được sử dụng nhiều hơn. Nhu cầu hướng nội với việc đào sâu vào thế giới tâm linh đem lại nhiều ảnh ảo mang ý nghĩa biểu tượng. Tính đối thoại trong thơ được tăng cường. Sự thay đổi rõ nhất là ở giọng điệu thơ từ “giọng cao” chuyển xuống “giọng trầm”, tiếng thơ Chế Lan Viên mang nhiều âm sắc mới có cả tin yêu, hi vọng lẫn hoài nghi, chua xót… Nói chung, chất giọng ấy gần với cuộc đời thường nhật. Như vậy, có thể thấy qua ba chặng sáng tác, Chế Lan Viên đã làm một cuộc hành trình ngoạn mục vượt ra khỏi “thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”; “từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người” (Paul Eluad). Và cũng “chỉ cần nhìn vào những chặng đường thơ anh, ta sẽ thấy nhục và vinh, tình yêu và nỗi đắng cay, lòng căm giận và những mùa trái chín”. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 15 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ SỰ CHI PHỐI CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN 2.1. Khái niệm về quan niệm nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [3,275]. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, ông quan niệm: “Thơ là chuyện đồng điệu. (…) Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”. Từ quan niệm này, sáng tác thơ của Tố Hữu luôn hướng vào việc thể hiện tiếng nói của dân tộc, nhân dân, lí tưởng của người cộng sản (trong đó có tác giả). Chính vì thế mà thơ ông được nhận xét là: “thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu). Với Nguyễn Tuân, ông quan niệm văn chương là phải tìm đến, miêu tả những cái đạt đến trình độ “tài hoa”, “nghệ sĩ” nhìn ở góc độ nào cũng thấy “cái Đẹp”, cái phi thường. Quan niệm này chi phối đến sáng tác của ông trong việc xây dựng hình tượng nhân vật mang màu sắc lí tưởng. 2.2. Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên là nhà thơ có quan niệm thơ rất rõ ràng và được ông phát biểu trực tiếp nhiều lần dưới hình thức những bài thơ về thơ: Nghĩ về thơ KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 16 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Sổ tay thơ, Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ…nghĩ. Quan niệm nghệ thuật của ông vừa độc đáo, vừa phong phú và khá phức tạp. 2.2.1. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám Là thành viên của trường phái thơ Loạn, Chế Lan Viên đã đưa ra quan niệm khác lạ về bản chất của thơ ca như sau: “Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người mơ, người say, người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được. Nó vì nó nói nhiều cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí nhưng thường Nó không nói. Nó gào, Nó thét, Nó khóc, Nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng” (lời tựa tập Điêu tàn)[7,99]. Điêu tàn xuất phát từ quan niệm thơ trên và những ám ảnh đã in sâu vào tâm trí về sự điêu tàn của vương quốc Chiêm Thành xưa và một phần ảnh hưởng của Bôđơle – nhà thơ tượng trưng Pháp, Chế Lan Viên đã xây dựng một thế giới kinh dị. Khai thác những hình ảnh, đề tài về sự tàn vong của vương quốc Chiêm Thành và bằng tưởng tượng kì lạ, Chế Lan Viên tạo nên không gian của những bãi tha ma, những tháp Chàm hoang phế và bí mật những nấm mồ hiện ra trong bóng đêm dày đặc… một thế giới “đầy rẫy những viễn tưởng quái đản” [1,22]. Mặt khác trí tưởng tượng của nhà thơ cũng làm hiện lên những bức tranh rực rỡ của nước Chiêm Thành xưa trong thời kì huy hoàng: Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh Những chiếc thuyền nằm im trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành. (Trên đường về) KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 17 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Điêu tàn còn là sự phủ nhận thực tại xã hội đương thời với đầy những dự cảm hãi hùng, rợn ngợp, chán nản, thất vọng và cô độc. Cái thế giới ảo ảnh trong thơ chính là phương tiện nhà thơ trình bày cái tôi mang màu sắc cô đơn triết học của mình. Cô đơn trước đồng loại, con người chạy trốn vào mộng tưởng, vào vũ trụ, vào quá khứ và vào ngay bản thể của mình: Ôi biết làm sao cho ta thoát khỏi Ngoài cõi ta ngập chìm trong bóng tối Cho linh hồn vụt đến xứ trong mây Mà sáp nhập vào tuổi tên cây cỏ. (Cõi ta) Lạc bước vào thế giới siêu hình nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn không hề khép kín trước vẻ đẹp của cuộc sống và tạo vật. Khi đối lập cái buồn đau với cái tươi vui, giữa quá khứ huy hoàng với thực tại điêu tàn, nhà thơ không thể che giấu nổi niềm lưu luyến và khao khát giao cảm mãnh liệt. Trước vẻ đẹp của buổi xuân về, nhà thơ dường như cảm nhận được sự rạng rỡ, đầy sức sống tươi trẻ của nó: Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ Vài quả non khảm bạc hớ hênh phô Xoan vườn cành khều mặt trời rực rỡ Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu. (Xuân về) Quan niệm thơ khác thường đã chi phối tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên một cách sâu sắc, ông thực sự là “một thi sĩ yêu, tinh, ma, quỷ, một thi sĩ của thần chết, của kẻ điên rồ của các vị tiên nữ, của vạn vật đắm chìm trong cảnh điêu tàn, một thi sĩ dám trộn dĩ vãng, trùm tương lai, một thi sĩ cách mạng với các thi sĩ mải khóc trăng lờ, hoa héo [1;53]. KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 18 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.2. Thời kì hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Từ bỏ thế giới quan siêu hình với quan điểm mỹ học có phần cực đoan xa lạ, từng bước hoàn thiện thế giới quan cộng sản. Đầu tiên là phán xét lại thơ mình: “Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy / Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn”. Sau đó, dứt khoát lựa chọn nhiệm vụ mới cho thơ: “Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi / Đảng dạy ta: thơ phải trả lời”. Ông tâm niệm rằng: “Thơ cần có ích”, là vũ khí để cải tạo tư tưởng, xung trận chiến đấu: “Thơ tôi sinh giữa ngày diệt Mỹ / Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ / Bên dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”.Thơ mang sức mạnh vô song trong tâm sự khiêm nhường: “Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể -Llà chiếc cân nhỏ xíu lại cân đời”.Quan niệm thơ như thế hoàn toàn phù hợp với tinh thần thời đại “Tất cả để đánh giặc Mỹ xâm lược, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Trong những năm kháng chiến, Chế Lan Viên cũng như nhiều nghệ sĩ thuộc thế hệ trước 1945 đã nỗ lực nhập cuộc, dấn thân vào thực tiễn cách mạng và đời sống nhân dân, để từng bước thay đổi tư tưởng và tâm hồn mình. Những cố gắng ấy được ghi nhận trong tập thơ Gửi các anh (1955), đặc biệt là ở tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960). Ánh sáng và phù sa là kết quả đẹp đẽ của hàng chục năm Chế Lan Viên kiên trì tự cải tạo con người cũ, đau đớn chật vật “lột xác” để có được cuộc trở về vĩ đại giữa lòng dân tộc: Cho đến được lúa vàng đất mật Phải trên lòng bao trận gió mưa qua. (Thư gửi Tế Hanh) Với đề tài phong phú cùng nhu cầu tự biểu hiện, là suy tưởng về chính tác giả gắn liền với cảm hứng cắt nghĩa sự “đổi đời”, “tỉnh ngộ” của nhà thơ, Chế Lan Viên đã đi trọn hành trình “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 19 Kho¸ luËn tèt nghiÖp vui”; “từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người” để “vượt qua những nỗi đau riêng hoà hợp với niềm vui chung”. Trước hết là phần giải quyết về vấn đề quan niệm sống: Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh (Hai câu hỏi) Tiếp đó là lời giải đáp cho nỗi băn khoăn về ý nghĩa đích thực của thơ ca thể hiện sự giác ngộ chân thành và dứt khoát của nhà thơ về chân lí “Thơ cần có ích cho cuộc đời, cho nhân dân”: Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy Chửa “vì người” bằng một bữa cơm ăn. (Đi thực tế) Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên thời kì này có sự chuyển biến: thơ ca là vũ khí cải tạo tư tưởng, là vũ khí chiến đấu. Do vậy, thơ Chế Lan Viên luôn bám sát những vấn đề thời sự, lấy hiện thực chiến tranh làm chất liệu, ông đặt cho mình yêu cầu trước hết là “cập nhật”, “kịp thời”. Nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất của thơ Chế Lan Viên giai đoạn này là vẻ đẹp của Tổ quốc trên tầm cao thời đại và trong chiều sâu những trang sử hào hùng. Cảm hứng Tổ quốc đã làm thành giọng điệu chính của các tập thơ: giọng hào hùng hào sảng của những tráng ca, giọng trang trọng thiêng liêng của những bản hiệu triệu. Khuynh hướng trữ tình chính trị trong thơ Chế Lan Viên được biểu hiện bằng trí tuệ sắc sảo và chất chính luận rạch ròi. Đặc biệt viết về Tổ KiÒu ThÞ Thuý – K32A Ng÷ v¨n 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất