Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khuynh hướng thân dân trong tu tưởng chính trị của minh mệnh...

Tài liệu Khuynh hướng thân dân trong tu tưởng chính trị của minh mệnh

.PDF
15
129
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- KIỀU THỊ HỒNG NHUNG KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MINH MỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2009 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- KIỀU THỊ HỒNG NHUNG KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MINH MỆNH Chuyên ngành: Chính trị học Mã số : 60 31 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Chí Thành Hà Nội - 2009 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG 10 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI NGUYỄN 1.1. Khái niệm chung về tư tưởng thân dân 10 1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần 16 1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê 21 Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CĂN BẢN TRONG TƯ TƯỞNG 30 THÂN DÂN CỦA VUA MINH MỆNH 2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh 30 2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh 30 2.1.2. Khái quát về sự nghiệp vua Minh Mệnh 33 2.2. Tư tưởng thân dân của vua Minh Mệnh 2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh vể quyền và lợi ích 37 37 của người dân 2.2.2. Sự thương cảm của Minh Mệnh đối với đời sống 41 của nhân dân 2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp 46 của Minh Mệnh 2.2.4. Việc trừng trị những hiện tượng tham quan, nhũng nhiễu nhân dân 3 52 2.3. Thực chất và vai trò của nội dung thân dân 58 trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, việc nghiên cứu những tư tưởng chính trị của các thời đại đã qua dưới mọi góc độ sẽ đem đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm hữu ích để có cái nhìn sâu sắc về hiện tại, nhận thức đúng và tìm ra cách giải quyết tốt những nhiệm vụ kinh tế và chính trị của đất nước. Đồng thời những kết quả nghiên cứu cũng sẽ là những đóng góp đối với sự hướng dẫn về tư tưởng để đi tới những đánh giá thống nhất về các vấn đề lịch sử, về chỗ mạnh, chỗ yếu nói chung trong di sản dân tộc ta, từ đó khắc phục hoặc phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Nhà nước chỉ vững mạnh khi Nhà nước đó hợp với lòng dân. Lịch sử đã cho thấy, khi nhân dân tin vào hệ thống chính trị thì quốc gia sẽ hưng thịnh. Do đó, đối với những người đứng đầu Nhà nước, một trong những vấn đề đặt ra là phải quan tâm đến lợi ích của nhân dân. Lịch sử Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến nay đã trải qua bao thăng trầm, biến cố. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước mới giành được độc lập bởi chiến thắng của Ngô Vương Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938. Các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… nối tiếp nhau xây nền độc lập. Mỗi một triều đại với lúc hưng suy khác nhau nhưng đều có công lao to lớn trong việc củng cố và xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam. Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Triều Nguyễn hiện đang là vấn đề được giới Khoa học xã hội và Nhân văn, đặc biệt là giới sử học quan tâm nghiên cứu, đánh giá và còn có 5 những điểm chưa nhất trí. Có thể nói, triều Nguyễn đang được xem xét lại trên mọi lĩnh vực hoạt động của nó. Người chê cũng nhiều mà người khen cũng không ít. Ngày nay đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn ở những góc độ khác nhau. Minh Mệnh là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Dưới sự cai trị của vị vua này, đất nước có rất nhiều thay đổi lớn lao. Nói cách khác, ông đã để lại những dấu ấn của mình khá đậm nét trong lịch sử triều Nguyễn cũng như trong lịch sử dân tộc. Bước vào những năm 20 của thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam ở vào một tình trạng lộn xộn. Muốn thoát khỏi tình trạng đó, trước hết cần phải có sự ổn định về chính trị, kinh tế - xã hội để xây dựng đất nước giàu mạnh. Những tư liệu lịch sử đã minh chứng những cải cách hành chính, khuyến khích nông nghiệp… do Minh Mệnh thực hiện đã giúp cho bộ máy nhà nước Đại Nam vận hành một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Một trong những tư tưởng chính trị của Minh Mệnh là củng cố nền thống nhất quốc gia. Muốn làm được điều này phải có những chính sách an dân, bởi vì đời sống nhân dân có ổn định thì quốc gia mới trường tồn. Nói cách khác, tư tưởng củng cố nền thống nhất quốc gia và tư tưởng yên dân có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu như đất nước đã được thống nhất mà dân không yên thì đương nhiên nền thống nhất đó chỉ là hình thức. Vả lại, tư tưởng yên dân xét ở mặt tăng cường sự bền vững của một triều đại có tầm quan trọng sống còn đối với triều đại đó. Tư tưởng yên dân của Minh Mệnh bao trùm trong suốt thời gian trị vì của ông. Ít nhất là do hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là ý thức trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia, thứ đến đó là để đảm bảo sự an toàn của hoàng tộc mà ông là người đại diện. 6 Do đó, nghiên cứu về thời kỳ Minh Mệnh, đặc biệt là tư tưởng thân dân của ông cũng là một cách góp phần vào việc đánh giá lại triều đại nhà Nguyễn nói chung và thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu tư tưởng thân dân của ông, dưới một khía cạnh nào đó vẫn có giá trị cho quá trình xây dựng Nhà nước ta hiện nay. Đó là những lý do để tôi chọn đề tài “Khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Như đã nói ở trên, triều đại Nguyễn đang là một đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều những công trình nghiên cứu triều đại nhà Nguyễn nói chung và cả những công trình nghiên cứu thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Về triều đại nhà Nguyễn có thể kể đến cuốn sách của tác giả Đỗ Đức Hùng với đề tài “Vấn đề trị thủy đồng bằng Bắc bộ dưới thời Nguyễn”. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể về địa sinh thái, tổ chức và quản lý, công việc đắp đê, xây kè, quá trình thực hiện và hiệu quả của việc trị thủy dưới triều Nguyễn. Tác giả Trần Thanh Tâm với công trình “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” nêu lên hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển của triều Nguyễn. Sự thay đổi bộ máy quan chức nhà Nguyễn qua các thời kỳ lịch sử, phân tích và bình luận cơ cấu quan chức nhà Nguyễn và hiệu lực của nó. Liên quan đến đề tài này có thể kể đến luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Lê Thị Thanh Hòa. Trong công trình của mình, tác giả đề cập đến lĩnh vực đào tạo và sử dụng quan lại ở nước ta trước thời Nguyễn và của triều Nguyễn. Bàn về lĩnh vực giáo dục, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh viết về đề tài nghiên cứu hệ thống giáo dục và khoa cử dưới triều Nguyễn. Cũng có thể kể thêm về các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thương nghiệp của các tác giả như 7 Đỗ Bang trong cuốn “Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn” bàn về điều kiện giao lưu hàng hóa, chính sách của triều Nguyễn đối với thương nghiệp, tình hình nội thương, ngoại thương. Hay như trong luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Trương Thị Yến cũng đề cập đến vấn đề về thực trạng chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Tác giả đã đưa ra đánh giá về ảnh hưởng và vai trò của chính sách này đối với hoạt động thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn này. Trong lĩnh vực pháp luật ở khía cạnh hôn nhân và gia đình, tác giả Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn” đã có những tìm hiểu các chế định về kết hôn, ly hôn và tử hệ trong pháp luật triều Nguyễn… Cụ thể hơn trong việc nghiên cứu về triều đại Minh Mệnh có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tường. Với nhan đề “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh”, tác giả đã phân tích, nhìn nhận, đánh giá nội dung, tiến trình, mục tiêu của cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh trong tiến trình vận động phát triển lịch sử Việt Nam. Tác giả Vũ Thị Phụng trong luận án tiến sĩ của mình đề cập đến văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn trong đó chủ yếu là giai đoạn trị vì của Minh Mệnh. Trong lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ này phải kể đến tác phẩm “Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng” của tác giả Mai Khắc Ứng. Ở công trình này tác giả đã nghiên cứu về sự nghiệp xây dựng vương triều nhà Nguyễn nhưng trong đó đặc biệt chú trọng đến người kế nghiệp của Gia Long trong lĩnh vực khuyến nông là vua Minh Mệnh. Tựu trung lại, có rất nhiều nghiên cứu về triều đại nhà Nguyễn nói chung và thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về tư tưởng thân dân, đặc biệt là tư tưởng thân dân của Minh Mệnh hầu như là chưa có. Nếu có, họa chăng chỉ là những điểm lướt trong quá trình nghiên cứu của các 8 tác giả. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này có thể coi là một trong những bước khởi đầu và làm rõ thêm tư tưởng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung tư tưởng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh thông qua: - Các chiếu chỉ - Các châu phê Từ đó đặt ra nhiệm vụ là phân tích các tư liệu trên và nêu lên các giá trị của tư tưởng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi chính là tư tưởng thân dân của Minh Mệnh. Tư tưởng này được chúng tôi nghiên cứu chủ yếu trên hai loại tư liệu nói trên là các chiếu chỉ, các châu phê của ông. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử một mặt cho rằng quần chúng nhân dân có vai trò quyết định trong tiến trình lịch sử, mặt khác đánh giá cao vai trò của các cá nhân kiệt xuất đối với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Do vậy, cần phải nắm bắt quá trình hình thành tài năng, cá tính, các đặc điểm tâm sinh lý và đặc biệt là tham vọng của Minh Mệnh. Cá tính của một con người có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp của họ. Hiểu được điều này giúp ta lý giải vì sao Minh Mệnh lại dám gánh vác những trọng trách lớn lao của lịch sử. Đây là đề tài có tính lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu đầu tiên có thể kể là phương pháp lôgíc - lịch sử. Để tiếp xúc với các chiếu chỉ, châu bản, 9 các tác phẩm văn chương, phương pháp tiếp theo là phương pháp văn bản học. Phương pháp phân tích - tổng hợp cũng là phương pháp chúng tôi sử dụng khá nhiều trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn của chúng tôi có thể đóng góp trên những vấn đề sau: - Bước đầu hệ thống những tư liệu có chứa đựng tư tưởng thân dân của Minh Mệnh. - Trên cơ sở những tư liệu sử học và nguồn tư liệu khác, luận văn bước đầu cố gắng làm rõ nội dung tư tưởng thân dân của Minh Mệnh và giá trị lịch sử của nó trong việc đánh giá lại vị trí của triều Nguyễn, trong đó có triều đại Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử của dân tộc. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày làm ba phần, bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có hai chương: Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI NGUYỄN 1.1. Khái niệm chung về tư tưởng thân dân 1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần 1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê Chương 2: KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA VUA MINH MỆNH 2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh 2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh 10 2.1.2. Khái quát về sự nghiệp vua Minh Mệnh 2.2. Tư tưởng thân dân của vua Minh Mệnh 2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh về quyền và lợi ích của người dân 2.2.2. Sự thương cảm của Minh Mệnh đối với đời sống của nhân dân 2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp của Minh Mệnh 2.2.4. Việc trừng trị những hiện tượng tham quan, nhũng nhiễu nhân dân 2.3. Thực chất và vai trò của nội dung thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2006), Đất nước Việt Nam qua các đời - Nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Đào Duy Anh, Văn Tân, Trần Văn Giáp (1969), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Huỳnh Công Bá (2005), Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 4. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 5. Đỗ Bang - Nguyễn Minh Tường (2001), Chân dung các vua Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 6. Tôn Thất Bình (2008), Kể chuyện các vua Nguyễn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 7. Trần Bá Chí - Vũ Minh Giang (1993), “Chế độ quan chức thời Nguyễn”, Tạp chí khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, 6. 8. Võ Xuân Đàn (1996), “Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam”, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 9. Trần Kim Đỉnh (1991), “Quốc sử quán triều Nguyễn”, Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội. 12 10. Lý Kim Hoa sưu thảo, biên dịch (2003), Châu bản triều Nguyễn: Tư liệu Phật giáo qua các triều Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 11 Lê Thị Thanh Hòa (1997), “Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 - 1884”, Luận án PTS Khoa học Lịch sử. 12. Đỗ Đức Hùng (1997), Vấn đề trị thủy ở đồng bằng Bắc bộ dưới triều Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Lê Văn Hưu (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Vũ Ngọc Khánh (2006), Bi kịch nhà vua, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 15. Vũ Ngọc Khánh (2004), Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam, Nxb Thanh niên, 16. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, (1993) Nxb Thuận Hóa, Huế. 17. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 18. Nguyễn Bích Ngọc - Phạm Minh Thảo (2006), Người trong sử cũ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 19. Nguyễn Quang Ngọc (2007), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Vũ Thị Phụng (1999), “Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn, giai đoạn 1802 - 1884”, Luận án Tiến sĩ. 21. Vương Đình Quyền (1995), “Minh Mệnh- vị hoàng đế khai sáng nền văn khố triều Nguyễn”, Tạp chí Xưa và Nay, 7. 13 22. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục Tập 2 (2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục Tập 3 (2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục Tập 4 (2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục Tập 5 (2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Quốc sử quán triều Nguyễn - Minh Mệnh chính yếu Tập 1 (1994), Nxb Thuận Hóa, Huế. 27 Quốc sử quán triều Nguyễn - Minh Mệnh chính yếu Tập 2 (1994), Nxb Thuận Hóa, Huế. 28. Quốc sử quán triều Nguyễn - Minh Mệnh chính yếu Tập 3 (1994), Nxb Thuận Hóa, Huế. 29. Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh (2006), Đại cương lịch sử Việt NamTập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Trần Thanh Tâm (1996), Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 31. Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông vị vua anh minh - nhà cách tân vĩ đại, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 32. Bùi Thiết (2006), Từ điển vua chúa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 33. Nguyễn Khắc Thuần (2003), Việt sử giai thoại, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14 34. Trung tâm KHXH&NVQG - Viện Sử học (2006), Việt Nam những sự kiện và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Trường Đại học Huế (1992), Triều Nguyễn - Những vấn đề về lịch sử tư tưởng và văn hóa (chương trình nghiên cứu về triều Nguyễn), Tập 1 . 36. Trường Đại học Huế (1993), Triều Nguyễn - Những vấn đề về lịch sử tư tưởng và văn hóa (chương trình nghiên cứu về triều Nguyễn), Tập 2. 37. Trường Đại học Huế (1994), Triều Nguyễn - Những vấn đề về lịch sử tư tưởng và văn hóa (chương trình nghiên cứu về triều Nguyễn), Tập 3. 38. Khổng Tử (2004), Kinh Thư, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 39. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 40. Đàm Thị Uyên (2007), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 41. Mai Khắc Ứng (1996), Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 42. Trương Thị Yến (2004), “Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX”, Luận án Tiến sĩ. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất