Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng việt nam (1919 1...

Tài liệu Khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng việt nam (1919 1930)

.PDF
69
166
107

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ NGUYỄN ĐÌNH LONG KHUYNH HƢỚNG DÂN TỘC TƢ SẢN TRONG PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1919-1930) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Thu Hà HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô trong khoa Lịch Sử cùng gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Thu Hàngười đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, tháng 4 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đình Long LỜI CAM ĐOAN Đề tài: Khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam (1919-1930) được thực hiện trực tiếp dưới sự hỗ trợ của TS. Trần Thị Thu Hà. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Các tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực - Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Xuân Hòa, tháng 4 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đình Long MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .......................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 4 6. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 5 Chương 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KHUYNH HƯỚNG DÂN TỘC TƯ SẢN TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1919-1930) ....................................................................................................... 6 1.1. Điều kiện quốc tế .................................................................................... 6 1.2. Tiền đề trong nước .................................................................................. 7 1.2.1. Tiền đề về kinh tế .............................................................................. 7 1.2.2. Tiền đề về xã hội ............................................................................. 15 1.2.3. Tiền đề về văn hoá, tư tưởng .......................................................... 21 Tiểu kết chương: ........................................................................................... 24 Chương 2 BIỂU HIỆN KHUYNH HƯỚNG DÂN TỘC TƯ SẢN TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1919-1930) ...... 25 2.1. Chủ nghĩa dân tộc tư sản theo khuynh hướng ôn hòa (1919-1930) ..... 25 2.1.1. Sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hòa. ................................................................... 26 2.1.2. Phong trào cổ động chủ nghĩa dân chủ của Phan Châu Trinh ...... 32 2.1.3. Chủ nghĩa yêu nước ôn hòa ở một số nhân vật, tổ chức tiêu biểu . 35 2.2. chủ nghĩa dân tộc tư sản theo khuynh hướng cải lương (1919-1925) .. 40 2.2.1. Quan điểm của nhóm Nam Phong- Phạm Quỳnh........................... 41 2.2.2. Nhóm Lập hiến ................................................................................ 45 2.3. Chủ nghĩa dân tộc tư sản cách mạng (1925-1930) ............................... 48 2.3.1. Các phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tư sản (1925-1926)............................................................................................... 48 2.3.2. Phong trào cách mạng quốc gia gắn liền với sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927-1930) .......................................................... 50 2.4. Một số nhận xét ..................................................................................... 55 2.4.1. Đặc điểm ......................................................................................... 56 2.4.2. Vị trí của khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.......................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo khuynh hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” luôn là lí tưởng, là khát vọng của con người Việt Nam. Chính vì lẽ ấy mà hàng loạt các thế hệ cha anh, thanh niên Việt Nam đã anh dũng xả thân chiến đấu quên mình vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách để cứu nước, cứu nhà, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Hàng loạt các phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc đã nổ ra để chống lại sự áp bức của giai cấp phong kiến và thực dân nhưng đều thất bại. Thời đại mới quy định những nhiệm vụ mới và vấn đề đặt ra là phải có một giai cấp tiên tiến đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ này. Mặt khác trải qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, văn hóa tư tưởng, xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, nhiều thành phần kinh tế, nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới ra đời với nhiều hệ tư tưởng khác nhau. Đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản Việt Nam đã hình thành, tuy nhiên do tác động của điều kiện kinh tế, xã hội nên sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ sở kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam còn nhỏ yếu, do đó thái độ chính trị của họ rất bạc nhược. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam chỉ có 2 con đường lựa chọn: hoặc là thoả hiệp, hợp tác với chủ nghĩa đế quốc để duy trì địa vị phụ thuộc của mình, hoặc là đi theo phong trào đấu tranh đông đảo của quần chúng. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam đã hình thành hai bộ phận. Tầng lớp tư sản mại bản thì đi theo con đường hợp tác làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc, vì vận mệnh của chúng gắn liền với vận mệnh của chủ nghĩa đế quốc, trong khi đó tư sản dân tộc dần đi theo con đường thứ 2, con đường theo số đông của quần chúng. 1 Mặt khác, các sự kiện và luồng tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản đã xuất hiện ở Việt Nam. Đến giai đoạn 1919-1930 của thế kỷ XX, ở Việt Nam tồn tại nhiều khuynh hướng phát triển trong phong trào đấu tranh yêu nước, đó là khuynh hướng tư sản theo ôn hoà, theo bạo động, cũng có khuynh hướng theo cải lương với nhiều đảng phái nối tiếp nhau ra đời, tồn tại và lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Mỗi đảng phái,mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, có những đảng phái, tổ chức đứng trên lợi ích của dân tộc, có những đảng phái đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu. Để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa dân tộc yêu nước của giai cấp tư sản Việt Nam (1919 – 1930) và đánh giá một cách khách quan sự lãnh đạo cũng như lập trường giai cấp trong phong trào cách mạng Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài “Khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam (1919-1930)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chủ nghĩa dân tộc yêu nước của giai cấp tư sản Việt Nam vẫn đang là một đề tài thu hút với những nhà nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc yêu nước của giai cấp tư sản Việt Nam (1919-1930) được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Công Bình, (1959), Tìm hiểu tư sản Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, NXB Văn, sử, địa, Hà Nội. Đây là cuốn sách tác giả đi sâu vào tái hiện lại quá trình phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuôc cũng như thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Nguyễn Quang Ngọc (1998), „„Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam ‟‟, NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Đây là cuốn sách đề cập đến cơ cấu xã hội Việt Nam qua từng thời kì lịch sử, từ đó rút ra những đặc trưng và xu thế phát triển của cơ cấu xã hội Việt Nam trong quá trình phát triển. 2 Trần Bá Đệ (2001), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội. Đây là cuốn sách đề cập đến một số nội dung cơ bản và chuyên sâu của lịch sử Việt Nam thời Trung đại, Cận- Hiện đại. Giáo sư Trần Văn Giàu với tác phẩm “Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam”, 3 tập, in trong “Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. Tác phẩm viết về hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, sự biểu hiện và các bước chuyển của nó. Trong đó tập 2 là nguồn tài liệu chủ đạo đề cập đến hệ ý thức tư sản và hệ ý thức của nó trong những nhiệm vụ của lịch sử cũng như sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngoài ra còn một số công trình khác có liên quan như: Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, NXB Hà Nội. Nguyễn Văn Khánh (2005), Việt Nam Quốc Dân Đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, NXB KHXH và nhân văn Hà Nội. Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam tập II, NXB Giáo Dục. Nguyễn Công Bình, Hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa 11/1955. Như vậy, cùng với việc tìm hiểu đề tài sẽ góp phần làm rõ được vị trí cũng như những đóng góp của giai cấp tư sản trong lịch sử dân tộc (19191930), đồng thời làm rõ được mặt hạn chế của tư sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến trước đó là phong kiến lâu đời. Từ đó có những đánh giá khách quan tình hình đất nước ta giai đoạn 1919-1930 và góp phần bổ sung kiến thức, tài liệu về xã hội, chính trị, văn hóa-tư tưởng thời kì này. Như vậy, cùng với những nội dung khoa học và những vấn đề đặt ra để nghiên cứu, trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, khóa luận sẽ tập trung làm rõ “Khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam” giai đoạn 1919-1930. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng rõ bước đi của phong trào yêu nước theo khuynh hướng ôn hòa, cải lương, bạo động để từ đó thấy được tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1919-1930. Nhiêm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ những nhiệm vụ sau: Tiền đề xuất hiện khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam (1919-1930). Chủ nghĩa yêu nước ôn hòa, cải lương, bạo động của giai cấp tư sản Việt Nam đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Đặc điểm và vai trò phong trào yêu nước theo khuynh hướng ôn hòa, cải lương, bạo động của giai cấp tư sản Việt Nam (1919-1930). Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam Về thời gian: 1919-1930 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng các phương pháp như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống tư liệu, tổng hợp đánh giá… Trong đó, phương pháp chính của đề tài là phương pháp logic và lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học của quá trình phân tích, lí giải các sự kiện. 5. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài tìm hiểu một cách có hệ thống về khuynh hướng dân tộc tư sản (1919-1930). Từ đó cho thấy một bức tranh khái quát về tình hình xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thấy được cơ sở, tiền đề hình thành, đặc điểm, hình thức của các khuynh hướng đấu tranh 4 yêu nước trong giai đoạn này. Về mặt thực tiễn: Góp phần bổ sung nguồn tư liệu cho quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử của học sinh-sinh viên. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận gồm có 2 chương: Chương 1: Điều kiện hình thành khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam (1919- 1930). Chương 2: Biểu hiện khuynh hướng dân tộc tư sản trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam (1919-1930). 5 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KHUYNH HƢỚNG DÂN TỘC TƢ SẢN TRONG PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM (19191930) 1.1. Điều kiện quốc tế Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trong khi nền kinh tế, xã hội nước ta đang có những biến chuyển sâu sắc thì tại nhiều nước ở phương Đông cũng diễn ra nhiều phong trào dân tộc và cải cách dân chủ theo hướng tư sản. Điển hình là phong trào duy tân ở Nhật, cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc, cải cách Rama tại Xiêm, phong trào Lương tri xã ở Inđônêxia, tổ chức Đồng minh hội ở Xingapo, Hội liên hiệp Phật giáo ở Myanma, phong trào Thổ Nhĩ Kỳ trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ [4; tr.205]. Trong bối cảnh đó, tại Việt Nam phong trào Cần Vương kháng Pháp thất bại, những người Việt Nam đang lo tìm con đường cứu nước mới thì chiến tranh Nga- Nhật nổ ra. Nhật thắng Nga, từ đây đã tác động đến các nhà yêu nước Việt Nam cũng như nhiều nhà yêu nước khác trong khu vực châu Á. Họ coi Nhật Bản như người anh cả da vàng, một tấm gương để học tập và noi theo. Cùng với đó là sự ảnh hưởng của các tân văn tân thư từ Trung Quốc như của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tạp chí cách mạng Tôn Dật Tiên đã lần lượt truyền bá vào nước ta. “Thông qua các Tân văn Tân thư nói trên, tư tưởng dân chủ phương Tây của Vonte, Rútxô, Môngtetxkiơ, được giới thiệu với các sĩ phu Việt Nam và giúp họ khắc phục nhanh chóng lòng luyến tiếc chế độ phong kiến, cung cấp cho họ nhiều kiến thức mới về tư tưởng chính trị và truyền cho họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng” [4;tr.203]. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất cùng với bước chân xâm lược của các đế quốc phương Tây vào phương Đông thì nền văn minh phương Tây cũng đã tràn vào các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đây 6 nền văn minh phương Tây tác động vào Việt Nam dưới nhiều khía cạnh nhiều góc độ, nhiều phương diện khoa học, kĩ thuật, tư tưởng tiến bộ…Những vấn đề quan trọng nhất là tác động đến tư tưởng Việt Nam là các trào lưu khai sáng Pháp thế kỉ 17, 18. Các cuộc canh tân đất nước của Nhật Bản, Trung Quốc…đã tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội làm biến đổi bộ mặt đất nước thay đổi căn bản chế độ chính trị. Trước thực tại như vậy thì những câu hỏi đã đặt ra cho dân tộc Việt Nam đó là phải bằng con đường nào để bảo vệ độc lập dân tộc, phải làm sao để đánh đuổi kẻ thù, làm sao để dành độc lập dân tộc. Bên cạnh đó Cách mạng tháng Mười Nga- cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ V.I.Lênin và đảng Bonsevich Nga đã dành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 7/11/1917. Kết quả trực tiếp của cách mạng là sự thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giớiLiên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết [3, tr20]. Chủ nghĩa xã hội ngày càng được mở rộng và đang dần trở thành hiện thực và mong ước của hàng triệu người bị áp bức trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi thế giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc đang phát triển nhanh chóng. Trên đây là những sự kiện lịch sử chính trị rất lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển tiếp tư tưởng của các nhà tư tưởng ở Việt Nam thời kì này nói chung cũng như với sự hình thành tư tưởng của giai cấp tư sản nói riêng. 1.2. Tiền đề trong nƣớc 1.2.1. Tiền đề về kinh tế 1.2.1.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Mục đích của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam là muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp nguyên liệu và tài chính cho chính quốc. Vì vậy, sau khi đàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt đầu triển khai một chương trình khai thác 7 thuộc địa qui mô lớn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Cuộc khai thác này được chính thức triển khai từ đầu thế kỉ XX và kéo dài đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nó gắn liền với tên tuổi của toàn quyền Đông Dương P.Đume. Sau khi đến Việt Nam vào cuối năm 1896, ông đã đề ra và thực thi nhiều chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế của tư bản Pháp ở Việt Nam. Nhờ đó, tốc độ vốn đầu tư vào Việt Nam được mở rộng nhanh chóng. Theo ước tính của các học giả Pháp thì trong khoảng thời gian từ 1896 đến 1914, riêng nhà nước Pháp đã đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam trên 500 triệu Phơrăng vàng. Số vốn đó tập trung vào các ngành kĩ nghệ rồi đến giao thông vận tải và thương nghiệp. Khối lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp- một ngành kinh tế lớn nhất của Việt Nam và Đông Dương chỉ chiếm 8% tổng số vốn đầu tư. [11; tr.107]. Vừa được cử sang làm toàn quyền Đông Dương ngày 13-2-1897, đến ngày 22 tháng 3 năm 1897, P.Đume đã gửi cho Bộ Hải Quân thuộc địa Pháp một chương trình hành động gồm 7 điểm, tập trung vào các vấn đề như: hoàn thiện cơ cấu tổ chức hành chính trên lãnh thổ và cho từng xứ ở Đông Dương, sửa đổi chế độ tài chính, thuế khóa, xây dựng các thiết bị khai thác, tạo điều kiện chắc chắn cho tư bản Pháp đầu tư vào Đông Dương, ổn định tình hình chính trị và quân sự đồng thời khuếch trương ảnh hưởng của Pháp ra vùng Viễn Đông, nhất là đối với các nước lân cận…[4; tr.189]. Pháp cử P.Đume sang làm toàn quyền Đông Dương là mở một giai đoạn mới của chủ nghĩa thực dân ở xứ này, giai đoạn mà hai đặc điểm nổi bật là: thứ nhất hoàn thành sự xây dựng cơ cấu mọi mặt của bộ máy cai trị toàn Đông Dương – cơ cấu này về căn bản sẽ tồn tại mãi đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945; thứ nhì, mở đầu một cuộc khai thác qui mô những tài nguyên của Việt Nam, của Đông Dương – cuộc khai thác này sẽ bị gián đoạn 8 bởi chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng sẽ được mở rộng sau đó. Cả hai đều dẫn đến một tình hình phân hóa giai cấp xã hội và chính trị mới ở Việt Nam, chính đó là cơ sở nội tại của giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng và đấu tranh tư tưởng. Không phải là đợi đến khi nào “bình định” xong thì thực dân mới bắt đầu khai thác. Hễ xâm chiếm được một bước thì Pháp lo khai thác một bước: đó là một cách của nó “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” [5; tr.14,15]. Trong chương trình hai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), thực dân Pháp đã đẩy mạnh đầu tư vào Đông Dương (từ năm 1896 đến 1914 đầu tư 514 triệu Phơrăng, vàng dưới hình thức tiền vốn nhà nước). Ngoài việc vơ vét thóc gạo để xuất khẩu, bọn thực dân còn tăng cường việc cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền. Ngày 28-9-1897, toàn quyền Đông Dương ra nghị định mở rộng diện áp dụng quyền sở hữu ruộng đất cá nhân ra toàn nước Pháp bảo hộ, có đất do được ban, tặng hoặc mua lại của những người có ruộng…sẽ thuộc toàn quyền sở hữu cá nhân của họ. Điều khoản pháp lí này đã mở đường cho tư bản thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Việt Nam. Tính từ năm 1915, địa chủ người Pháp đã chiếm tới 470.000 ha đất ở Bắc Kì và Trung Kì. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất từ tay nhà vua Việt Nam nay đã chuyển sang tay Nhà nước bảo hộ Pháp. Khi nền nông nghiệp mang các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện thì tất yếu sẽ dẫn tới sự xuất hiện các cơ sở công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa và thương mại. “Theo tính toán của chính quyền Pháp, đến năm 1906 ở Việt Nam đã có 200 nhà máy, xí nghiệp và công ty, riêng ở Bắc Kì đã xây dựng được 85 cơ sở” [2; tr.131]. Các nhà máy xay xát, xay bột, nấu rượu nối tiếp nhau mọc lên. Trong vòng 4 năm, các hãng buôn của Pháp đã xuất cảng 1.022.000 tấn gạo. Từ 1899 đến 1908, số gạo xuất khẩu là 8.210.000 tấn, tức 82 vạn tấn/năm, chiếm tỉ lệ 60-70% các mặt hàng xuất 9 khẩu. Để có đủ lượng gạo xuất cảng, thương nhân Pháp được chính quyền thực dân giúp đỡ đã sử dụng mọi hình thức ép nông dân phải bán rẻ cho chúng số lúa gạo ít ỏi của mình. Nông dân do đó bị kiệt sức, không còn khả năng để cải tiến kĩ thuật canh tác. Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là: nông nghiệp Việt Nam vẫn ở nguyên tình trạng độc canh, năng suất rất thấp, lại phải đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu cao, cho nên đời sống nhân dân, nhất là nông dân vô cùng cực khổ.Thời gian này, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một nền công nghiệp mới. Đó là hệ thống các hầm mỏ, công trường xí nghiệp của tư bản Pháp, Hoa Kiều và Việt Nam. “Phần nhiều các xí nghiệp (nhà máy, công ty thương mại, ngân hàng) quan trọng nhất ở Đông Dương cũng đều được dựng nên trong thời kì này. Phần nhiều các hầm mỏ được khai mở cũng là trong thời này hay trước đó một ít lâu. Hướng chung của chính sách kinh tế thực dân là bóc lột nhân công rẻ mạt, vét nguyên liệu rẻ, bán giá cao những hàng hóa công nghiệp bên chính quốc, đảm bảo cho vốn Pháp đưa sang thu được lợi nhuận cao nhất.” [5; tr.16,17]. Sự ra đời phát triển của các thành phần kinh tế mới có tính chất tư bản chủ nghĩa này đã tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế truyền thống, làm thu hẹp và biến dạng các quan hệ kinh tế cũ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển biến cơ cấu xã hội cổ truyền, hướng nó vào quĩ đạo phát triển mới. Từ sau năm 1862, Pháp đã cho mở mang cảng Sài Gòn. Từ năm 1885 trở đi, ngay trong lúc phong trào Cần Vương còn sôi nổi, Pháp cũng đã tiến hành khai thác các mỏ than ở Hồng Gai, lập xưởng ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương. Khi tiếng súng của khởi nghĩa Hương Khê còn đang nổ thì Bến Thủy đã trở thành một thị trấn công thương nghiệp khá nhộn nhịp. Tuy nhiên nền công nghiệp Việt Nam lúc đó cơ bản là nằm trong tay nhà nước thực dân. Hướng phát triển của nó đã được vạch sẵn là: “chỉ giới hạn 10 trong phạm vi sao cho nền công nghiệp đó không làm tổn hại đến công nghiệp chính quốc. Nền công nghiệp chính quốc phải được công nghiệp thuộc địa bổ sung chứ không bị nền công nghiệp này phá hoại. Nói cách khác, công nghiệp thuộc địa được đẻ ra là làm những cái mà công nghiệp Pháp không thể làm được, để cung cấp những sản phẩm đến những nơi mà sản phẩm công nghiệp Pháp không đến được”. [4; tr.191-193]. Trong thời gian này, thực dân Pháp chú ý nhiều đến ngành khai mỏ, nhất là các mỏ than…Tính đến năm 1912, các công ty than của Pháp ở Việt Nam đã khai thác được 427,523 tấn. Ngoài than, Pháp còn khai thác một số mỏ kim loại khác như kẽm ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn; tungsten ở Cao Bằng, vàng ở Bồng Miêu. Các nhà máy, xí nghiệp của Pháp được lập ở Việt Nam trong thời kì này chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng phục vụ đời sống và chế biến. Cho đến chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam vẫn chưa có một nhà máy chế tạo công cụ nào. Luyện kim là ngành then chốt của công nghiệp cũng không hề có. Phần lớn hàng tiêu dùng phải nhập từ Pháp. Nhưng hàng nhập thường là rất đắt và hiếm nên chỉ phục vụ cho người thành thị, chủ yếu là người Pháp, các viên chức người Việt trong chính quyền thực dân và thị dân. Những người này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số và đều là những người phi sản xuất. Còn những người lao động trực tiếp như công nhân, nhất là nông dân thì rất xa lạ với cái văn minh gọi là điện, nước máy…Đồ dùng để sản xuất của họ hầu hết là hàng thủ công. Nền công nghiệp gọi là mới đó rõ ràng là không phục vụ gì cho việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội. Do đó có thể nói rằng, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX về cơ bản vẫn mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Các ngành thủ công do đó còn rất cần thiết. Nhưng hàng hóa nhập từ Pháp ngày càng nhiều cùng với chính sách độc quyền kinh tế của nhà nước thực dân đã làm cho nhiều ngành thủ công dân gian gặp nhiều khó khăn. Hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân lao động hết 11 sức khan hiếm. Trong tình hình đó, một lớp người bản xứ gồm một số thợ thủ công khá giỏi, nhà buôn, thầu khoán, quan lại đã đứng ra kinh doanh hàng công nghiệp. Một số xí nghiệp người bản xứ hình thành và đạt tới qui mô khá lớn, tuy nhiên nếu so với bộ phận công nghiệp do người Pháp nắm giữ thì nó chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, cả về vốn cũng như về số lượng. Mặc dầu vậy, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện thành phần kinh tế tư sản dân tộc thể hiện sự biến đổi quan trọng của xã hội Việt Nam thời kì đó. [4; tr.193-194]. Một trong những trọng tâm của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp là mở mang giao thông, xây dựng đường sắt, đường bộ, đường thủy, cầu cống, bến cảng, nhà ga…phục vụ cho các mục tiêu kinh tế và quân sự. Pháp mở rộng và nâng cấp quốc lộ 1, khởi công xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt. Tính đến năm 1913, đã xây dựng được xong hơn 1000km đường sắt, ngót 100km đường xe điện và xe lửa, 4203 km đường bộ được rải đá. Một số cầu lớn được được bắc như cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn), trong đó lớn nhất là cầu Long Biên dài 1700 mét…Một số cửa biển được tu sửa như cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang, Quy Nhơn, Bến Thủy…[4; tr.195]. Pháp độc chiếm thị trường Đông Dương, nắm nguồn thuế, độc quyền thương mại, thuế quan, xuất nhập khẩu. “Mọi thứ thuế đều tăng nhanh, nhiều thứ thuế mới được đặt ra trực tiếp và gián tiếp để nuôi sống một số quan lại rất đông đúc, và nhất là để nuôi sống quan lại Pháp lương rất cao, cũng để góp tiền của nhằm hoàn chỉnh cơ sở kĩ thuật cho cuộc khai thác qui mô. Từ 1897 đến 1907, thuế đinh và thuế điền ở Bắc Kì tăng gấp hai. Năm 1897 thuế muối mỗi tạ 0$50, đến 1907 lên 2$25, khi Đu-me mãn nhiệm kì về Pháp thì thuế thuốc phiện thu được gấp đôi so với khi hắn mới sang. Năm 1904, toàn 12 quyền Bô giao độc quyền nấu và bán rượu cho hãng Fông-ten thì riêng cái năm 1904 ấy, hãng Fông-ten lãi 2,3 triệu với một số vốn chỉ là 3,5 triệu. Ba cái độc quyền tai ác (muối, thuốc phiện, rượu) đem lại 2/3 ngân sách Đông Dương: bóc lột đi đôi với đầu độc” [5; tr.16]. Như vậy, chúng ta có thể thấy được quá trình thực dân Pháp xâm lược, cai trị và bóc lột thuộc địa qua các chương trình khai thác thuộc địa đã làm thay đổi sâu sắc các mặt của đời sống kinh tế. Thứ nhất là việc đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước đầu tư mở mang công thương nghiệp, ngành khai thác mỏ được thực dân Pháp tập trung đầu tư vì nhanh chóng thu được lợi nhuận. Thứ hai là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Mặc dù nông nghiệp chưa phải là lĩnh vực được quan tâm nhất lúc này nhưng tư bản Pháp, hiểu rõ được vị trí của vấn đề này trong tương lai. Với đủ mọi mánh khóe tàn ác, chúng đã cướp đoạt 470.000 ha năm 1913 so với 10.000 ha năm 1890. Thứ ba là chính sách thuế khóa gồm thuế trực thu (thuế đinh, thuế điền) và thuế gián thu (thuế rượu, thuốc phiện). Trong bước đầu thiết lập một chế độ thuộc địa và khai thác kinh tế, thực dân Pháp cũng chú trọng cuộc xâm lăng về văn hóa, trong đó tập trung vào ba mặt chủ yếu sau: Một là nhập cơ sở vật chất kĩ thuật ấn loát, tạo điều kiện để văn minh phương tây chế ngự dần, loại bỏ dần chữ hán và nho học. Hai là, đào tạo lớp trí thức mới tây học, tầng lớp “thượng lưu trí thức”. Ba là cổ vũ cho những tư tưởng thân Pháp, vong bản, chống đối, ngăn cản những tư tưởng tiến bộ kể cả tư tưởng dân chủ tư sản Pháp. Tất cả những vấn đề trên đã làm thay đổi, tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, làm cho xã hội đó bị lay động đến tận nền tảng của nó. Từ một nước phong kiến tuy lạc hậu nhưng là một nước độc lập, thống nhất, từ đây 13 Việt Nam biến thành một nước bị đô hộ, chia cắt, với một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có đổi mới nhưng không thực sự tiến bộ và cởi mở, ngược lại ngày càng bị lệ thuộc vào đế quốc Pháp. Sau khoảng 20 năm (1897-1914), trong thời kì “được khai hóa” của người Pháp, Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa và bổ sung cho công nghiệp chính quốc. Bộ phận kinh tế thực dân đã không giúp cho sự phát triển của kinh tế nước ta, mà còn kìm hãm nó một cách nghiêm trọng. Nền kinh tế tư sản dân tộc non trẻ phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế nước Pháp nên không có sự đột phá mạnh mẽ nào để giải phóng lực lượng sản xuất. Kinh tế nông nghiệp tuy có được lôi cuốn vào nền kinh tế hàng hóa, nhưng không có tích lũy nên vẫn ở trong tình trạng lạc hậu. Trong khi đó đời sống giáo dục phản động của chính quyền thực dân ngày càng được tăng cường. 1.2.1.2 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) Pháp thắng trận 1914-1918 nhưng bị tổn thất rất nặng nề về người và của; bồi thường của Đức, đòi thì nhiều, được thì ít. Sau chiến tranh, Pháp và cả thế giới tư bản bị cuốn ngay vào một cuộc khủng hoảng kinh tế dữ dội, không phải vì thừa mà vì thiếu và lạm phát. Đồng phơ-răng bị phá giá nguy hiểm. Để hàn gắn vết thương chiến tranh, các đế quốc đều tăng cường bóc lột thuộc địa; Đông Dương là thuộc địa loại lớn nhất và giàu nhất của Pháp cho nên cũng là mục tiêu số một của sự bóc lột thực dân sau chiến tranh. Đặc điểm chính của chính sách thuộc địa lúc này là: Về mục tiêu, cuộc khai thác thuộc địa lần này vẫn theo đuổi một ý đồ nham hiểm là bòn rút thuộc địa để làm giàu cho chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc. “Tăng gấp hai gấp ba hoặc hơn nữa các thứ thuế trực thu hay gián thu. Các độc quyền rượu, phiện, muối nổi tiếng tàn ác, vừa đem lại nhiều tiền cho ngân khố thực dân, nhiều lãi cho các công ty tư bản, vừa làm được cái việc đầu độc nhân dân thuộc địa về thể 14 chất lẫn tinh thần” [5; tr.166]. Về cường độ, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai diễn ra với một cường độ mạnh. Chỉ tính riêng trong 6 năm (1924-1929), tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Đông Dương đã tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. “Đầu tư sang Đông Dương, chủ yếu là sang Việt Nam, một số vốn lớn trước nay chưa từng thấy, lập nhiều ngân hàng mới, tăng cường các ngân hàng cũ, cho vay lấy lãi cao, bỏ tiền vào việc mở rộng các xí nghiệp công thương sẵn có, đặc biệt là mở nhiều đồn điền cao su rộng lớn ở miền đất đỏ Nam Kì và Cao Miên. Sự xuất hiện đồn điền cao su ở Miền Nam sau chiến tranh tựa như sự xuất hiện các hầm mỏ, đặc biệt là mỏ than, ở Bắc trước chiến tranh, là một hiện tượng kinh tế đáng chú ý, đi đôi với việc chiếm đoạt hàng triệu mẫu đất rừng đồng cỏ và đi đôi với việc thi hành một chế độ mộ phu cực kì man rợ. Bọn thực dân lại gây ra một phong trào khai khẩn ruộng ở đồng bằng sông Cửu Long, thực chất là một cuộc cướp đất của nông dân. [5; tr.166]. Về các lĩnh vực đầu tư, có sự thay đổi rất lớn. Nếu như trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, khai khoáng chiếm vị trí hàng đầu, thì trong cuộc khai thác thuộc địa lần này nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu. Như vậy trải qua hai cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp làm cho nước Việt Nam không thể phát triển lên tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hâu và phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp. Bên cạnh phương thức sản xuất phong kiến chỉ xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cái cũ, cái mới đan xen nhau nhưng nói chung bị kìm hãm nặng nề, phát triển chậm chạp, què quặt, yếu ớt. 1.2.2. Tiền đề về xã hội Hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa các giai cấp vốn có trong xã hội Việt Nam như giai cấp địa chủ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất