Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất...

Tài liệu Khoá luận di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất

.PDF
117
1
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH TRẦN THÚY ANH DI CHÚC CỦA NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ VỀ THỂ CHẤT KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH TRẦN THÚY ANH DI CHÚC CỦA NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ VỀ THỂ CHẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGÔ THỊ ANH VÂN TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là kết quả từ quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi. Đề tài “Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất” là nội dung tôi lựa chọn để hoàn thành khóa luận này. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Ngô Thị Anh Vân. Cô đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu đề tài, nhận xét những thiếu sót và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Luật Dân sự và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã thực hiện bằng toàn bộ nỗ lực của mình, khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý từ Quý Thầy, Cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tác giả khóa luận Trần Thúy Anh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ được viết tắt BLDS Bộ luật Dân sự TAND Tòa án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC CỦA NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ VỀ THỂ CHẤT .............................. 7 1.1. Khái niệm về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất................................................................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm di chúc ..................................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm về người không biết chữ .......................................................... 8 1.1.3. Khái niệm người bị hạn chế về thể chất.................................................. 11 1.2. Đặc điểm di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất... 12 1.2.1. Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất có các đặc điểm chung của một di chúc ....................................................................... 12 1.2.2. Các đặc điểm riêng của di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ............................................................................................ 16 1.3. Ý nghĩa của quy định về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ............................................................................................................. 18 1.4. Quy định chung về di chúc ................................................................................. 20 1.4.1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc ........................................................... 20 1.4.2 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc .............................................. 26 1.4.3 Hiệu lực của di chúc ................................................................................ 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DI CHÚC CỦA NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ VỀ THỂ CHẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ............................................................................................................ 31 2.1. Xác định người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ........................ 31 2.1.1. Quy định về xác định người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ........................................................................................ 31 2.1.2. Thực tiễn về việc xác định người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...................... 33 2.2. Hình thức di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất . 37 2.2.1. Quy định về hình thức di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ................................................................................................... 37 2.2.2. Thực tiễn về hình thức di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ............................................ 42 2.3. Các chủ thể liên quan đến việc lập di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ................................................................................................. 48 2.3.1. Người làm chứng cho việc lập di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ............................................................................. 49 2.3.2. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ................................................... 52 2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người làm chứng cho di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất ......................................... 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 59 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thừa kế từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân và có vị trí đặc biệt quan trọng trong chế định pháp luật. Đây là một quan hệ pháp luật dân sự vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính truyền thống đạo lý. Khi những tranh chấp về thừa kế xảy ra, việc xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia di sản theo đúng phần mà người thừa kế được hưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến thừa kế ngày một phức tạp và đa dạng. Một trong số đó là vấn đề về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất là loại di chúc được pháp luật dân sự Việt Nam điều chỉnh từ rất sớm. Loại di chúc này lần đầu được quy định tại khoản 3 Điều 655 BLDS năm 1995 với nội dung “di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Kế thừa trọn vẹn quy định trên, khoản 3 Điều 652 BLDS năm 2005 và khoản 3 BLDS năm 2015 cũng có cách ghi nhận tương tự. Việc loại di chúc này được quy định từ BLDS năm 1995 và tiếp tục duy trì cho đến BLDS hiện hành đã thể hiện sự nhận thức sớm của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ và người bị hạn chế về thể chất. Mặc dù đã có quy định nhưng việc hiểu và áp dụng quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp liên quan đến loại di chúc này còn nhiều vướng mắc. Những bất cập có thể kể đến như cơ sở xác định người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất của các Tòa án còn chưa hoàn thiện. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chính là khái niệm về người không biết chữ và người bị hạn chế về thể chất chưa được quy định cụ thể. Ngoài ra, hình thức, thủ tục lập di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất còn chưa được quy định rõ ràng. Pháp luật đặt ra yêu cầu về loại di chúc này phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Nhưng không đề cập cụ thể về việc người làm chứng lập thành văn bản bằng cách nào, quá trình đó có cần được thực hiện trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực hay không và còn nhiều vấn đề khác chưa được làm rõ. Tất cả điều này đều dẫn đến sự khó khăn trong áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp liên quan đến loại di chúc này. 1 Một vấn đề khác dường như ít được quan tâm tới chính là người lập di chúc vừa không biết chữ, vừa bị hạn chế về thể chất gây ảnh hưởng đến khả năng nghe, dẫn đến chỉ giao tiếp bằng việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Trong trường hợp này, quy định về việc lập di chúc lúc có nên được bổ sung nội dung nào không? Chẳng hạn, người làm chứng phải có hiểu biết thông thạo về ngôn ngữ ký hiệu. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất”. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án, kết hợp đối chiếu với pháp luật nước ngoài. Qua đó rút ra kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất trong việc lập di chúc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công trình nghiên cứu về di chúc nói chung ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay tương đối nhiều, các công trình này được thực hiện dưới nhiều dạng như sách chuyên khảo, luận văn, giáo trình hoặc bài viết trên tạp chí. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất lại không nhiều, mặc dù quy định điều chỉnh cho loại di chúc này đã tồn tại từ lâu. Một số công trình tiêu biểu về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất có thể kể đến như sau: Đỗ Văn Đại (2019), Luật Thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, Tập 1, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Đây là một công trình mang tính chuyên sâu, nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất trên cơ sở tuyển chọn, trích dẫn những bản án, quyết định có tính điển hình trong phạm vi cả nước. Tác giả đã phân tích, đánh giá, đối chiếu văn bản quy phạm pháp luật với thực tiễn xét xử. Trên cơ sở đó chỉ ra một số bất cập như quy định liên quan đến loại di chúc này còn sơ sài, khó hiểu; giữa ý tưởng bảo vệ người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và vận dụng ý tưởng còn có nhiều khoảng cách. Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình đã đề cập đến vấn đề phân biệt giữa người không tự viết di chúc và người không thể tự viết di chúc do không biết chữ hoặc bị hạn chế về thể chất. Qua đó, giáo trình nhấn mạnh về hình thức lập di chúc của 2 người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất là phải được lập thành văn bản, có người làm chứng và có công chứng hoặc chứng thực. Hoàng Thị Loan (2019), “Người lập di chúc và điều kiện luật định đối với người lập di chúc”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 17. Trong bài viết này, tác giả đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và người bị hạn chế về thể chất. Từ đó, tác giả cho rằng hai chủ thể trên có bản chất giống nhau nên đề xuất thay thế cụm từ “người bị hạn chế về thể chất” thành “người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi”. Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), “Bàn về vai trò của người làm chứng trong lĩnh vực công chứng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 12. Trong phạm vi của một bài tạp chí, tác giả đã làm nổi bật vai trò của người làm chứng trong việc trợ giúp công chứng viên nhằm đảm bảo “tính xác thực, hợp pháp” cho giao dịch. Vai trò của người làm chứng trong hoạt động công chứng không chỉ dừng lại ở việc trợ giúp cho người lập di chúc hiểu rõ nội dung văn bản công chứng hay khi người lập di chúc gặp trở ngại trong việc biểu đạt ý chí. Người làm chứng trong một số trường hợp còn có nhiệm vụ lập di chúc thành văn bản. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb. Chính trị Quốc gia. Trong nội dung bài viết, tác giả đã khẳng định ý nghĩa của việc làm chứng di chúc và công chứng hoặc chứng thực di chúc. Cụ thể, nếu việc chứng nhận, chứng thực di chúc nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý để ghi nhận một sự kiện thực tế thì làm chứng trong di chúc cũng là việc nhằm góp phần nâng cao tính khách quan của di chúc. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ quan điểm quy định chặt chẽ hình thức và thủ tục lập di chúc để tạo ra tính xác thực cho những di chúc đã lập, bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế. William Fenton Myers (1918), “The last will and testament”, Woman and the Law, Including Rights and Duties of Citizenship. Tác giả đề cập về những trường hợp người lập di chúc là người bị hạn chế về thị lực và thính lực. Tác giả thực hiện so sánh hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa trong giai đoạn trước đây và giai đoạn hiện nay, từ đó cho thấy sự tiến bộ của pháp luật trong việc bảo đảm quyền lập di chúc của những người bị hạn chế về thị lực, thính lực. Ngoài những công trình trên, những công trình khác có giá trị tham khảo cao có thể kể đến như: Trần Đại Dương (2014), “Bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật. Sự tương tích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế”, Tạp chí Luật học, Số 10; Đặng Thị Thơm, Nguyễn 3 Đình Phong (2017), “Bàn về nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 3; Phan Thị Lan Hương (2020), “Đánh giá Luật Người khuyết tật – So sánh với công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 2. Đây là những nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, nhất là về mặt lý luận đối với việc thực hiện đề tài của tác giả. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, từ khi di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất được pháp luật ghi nhận, chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách độc lập, tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến loại di chúc này. Vì vậy, việc tác giả nghiên cứu đề tài “Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất” là yêu cầu cấp thiết, mang tính lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. 3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tác giả thực hiện nghiên cứu các đề tài này nhằm hướng đến những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành và từ đó làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. Thứ hai, từ việc nghiên cứu tác giả có thể tiếp cận, phân tích, học hỏi kinh nghiệm từ các quy định tương đồng trong pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Thứ ba, tác giả khi nghiên cứu có thể đánh giá được thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất, đồng thời tìm ra những bất cập còn tồn tại trong pháp luật hiện hành (nếu có). Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hoặc các giải pháp tương ứng về vấn đề này. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, tác giả sẽ tập trung thực hiện nghiên cứu, phân tích và làm rõ các vấn đề tồn tại ở Việt Nam. Về phạm vi nội dung, trong đề tài nghiên cứu này tác giả tập trung chủ yếu trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu các đặc trưng của loại di chúc này so với những di chúc khác được pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện Khóa luận một cách hiệu quả, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm phân tích các khái niệm, cũng như tìm hiểu, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở Chương 1. Những vấn đề chung về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 1.1. Khái niệm về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 1.2. Đặc điểm di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 1.3. Ý nghĩa của quy định di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 1.4. Quy định chung về di chúc; và Chương 2. Pháp luật hiện hành về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và kiến nghị hoàn thiện; 2.1.1. Quy định về xác định người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 2.2.1. Quy định về hình thức di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 2.3.1. Người làm chứng cho việc lập di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 2.3.2. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. Thứ hai, phương pháp so sánh, đối chiếu: Tác giả đã thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung của pháp luật Việt Nam với pháp luật các quốc gia như: Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Thái Lan cũng như các kinh nghiệm thực tế. Từ đó tác giả có thể đánh giá các nội dung phân tích của đề tài một cách khách quan và hoàn thiện hơn. Phương pháp này được nhóm tác giả sử dụng ở Chương 2. Pháp luật hiện hành về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và kiến nghị hoàn thiện; 2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 2.2.1. Quy định về hình thức di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất; 2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người làm chứng cho di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến kiến thức nền tảng về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. Đề tài cũng làm 5 rõ các vấn đề về xác định người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và hình thức của di chúc do những chủ thể này lập. Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu có giá trị là một nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh vực Dân sự nói chung và các hoạt động mang tính khoa học khác. Thông qua đề tài, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất. 6. Bố cục của đề tài Đề tài được chia thành hai chương: Chương 1. Những vấn đề chung về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất Chương 2. Pháp luật hiện hành về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất và kiến nghị hoàn thiện 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC CỦA NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ VỀ THỂ CHẤT 1.1. Khái niệm về di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất 1.1.1. Khái niệm di chúc Thuật ngữ “di chúc” xuất hiện phổ biến trong đời sống hằng ngày và không còn xa lạ đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Theo cách hiểu thông thường, “di chúc” được định nghĩa là “lời dặn lại những điều cần thiết trước khi chết”1 hoặc “lời dặn lại của một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm”2. Cách hiểu trên cho thấy di chúc là sự truyền đạt ý nguyện về những vấn đề mà một người trước lúc chết mong muốn người còn sống sẽ tiếp tục thực hiện. Trên thực tế, nội dung của lời dặn có thể về mối quan hệ tình cảm giữa những thành viên trong gia đình hoặc việc phân chia tài sản cho người còn sống hoặc thậm chí là sự kỳ vọng về những điều mà người còn sống sẽ thực hiện. Theo quan điểm của một chuyên gia về thừa kế, khái niệm di chúc được hiểu là “sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình thức, thể thức luật định, có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập di chúc khi người đó còn sống, và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc ấy chết”3. Một quan niệm khác cho rằng: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người khi còn sống nhằm định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản của mình cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau khi chết một cách tự nguyện, theo đúng hình thức, thể thức luật định và chỉ phát sinh hiệu lực khi người để lại di chúc chết”4. Nhìn chung, các khái niệm trên được xây dựng dựa trên bản chất và mục đích của di chúc. Đó là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, nhằm định đoạt tài sản của chính mình sau khi chết một cách tự nguyện, không phải là sản phẩm của sự lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép và chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Ngoài ra, di chúc còn phải tuân thủ nội dung và hình thức theo quy định pháp luật để được công nhận là hợp pháp. Nguyễn Như Ý (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Việt Nam, tr. 223. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 254. 3 Lê Minh Hùng (1995), Vấn đề di chúc trong pháp luật thừa kế của nước ta hiện nay, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 23. 4 Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Vũ Thị Hồng Vân (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr. 456. 1 2 7 Khái niệm di chúc được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Điều 895 BLDS Cộng hòa Pháp năm 2015 “Di chúc là một chứng thư, theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc”5. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan năm 2021 tại Điều 1646 quy định về khái niệm di chúc như một sự tuyên bố của bất cứ người nào liên quan đến tài sản hoặc các vấn đề khác và sẽ có hiệu lực pháp luật sau khi người đó chết. Có thể thấy, khái niệm di chúc theo quy định của các quốc gia đều có sự tương đồng nhất định. Các quy định kể trên cho thấy dưới góc độ pháp lý, di chúc là sự thể hiện ý chí nhằm định đoạt tài sản của cá nhân cho người khác sau khi chết. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan năm 2021 có sự đặc biệt hơn trong việc ghi nhận về “các vấn đề khác”, ngoài việc dịch chuyển tài sản từ người đã chết cho người còn sống trong nội của di chúc. Tương tự những cách hiểu kể trên, pháp luật dân sự Việt Nam cũng đưa ra khái niệm về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”6. Khái niệm này được quy định lần đầu tiên tại Điều 649 BLDS năm 1995 và tiếp tục được ghi nhận một cách thống nhất tại Điều 646 BLDS năm 2005, Điều 624 BLDS năm 2015. Quy định trên thể hiện được mục đích của di chúc, chủ thể lập di chúc và chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc. Đây cũng chính là điểm khác biệt so với cách hiểu thông thường về di chúc. Vì theo cách hiểu thông thường, nội dung ý nguyện của người lập di chúc không chỉ là về việc phân chia di sản mà còn có thể bao gồm lời dặn dò đến những người còn sống. Từ những cách hiểu kể trên, tác giả cho rằng: di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá nhân theo hình thức và thủ tục luật định, về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết, có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập di chúc khi người này còn sống và có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. 1.1.2. Khái niệm về người không biết chữ Hiện nay, khái niệm về “người không biết chữ” vẫn chưa được ghi nhận tại bất kỳ văn bản pháp luật nào tại Việt Nam. “Người không biết chữ” thường được hiểu là “người mù chữ”. Trong từ điển Tiếng Việt, “mù chữ” là việc một người Điều khoản này đã được sửa đổi theo Điều 10 Luật số 2006-728 ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Cộng hòa Pháp. 6 Điều 624 BLDS năm 2015. 5 8 không biết đọc, biết viết, khi đã quá tuổi đi học7. Từ đây có thể suy luận tương tự rằng: người không biết chữ là người dù đã quá tuổi được học chữ nhưng vẫn không biết đọc, biết viết. Trên thế giới, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội mà quan điểm của các quốc gia, tổ chức về việc xác định khả năng biết chữ hoặc không biết chữ của cá nhân có sự khác biệt. Một số quốc gia, tổ chức không chỉ dựa vào khả năng đọc – viết một cách đơn thuần, mà còn xem xét đến khả năng hiểu biết về các ký hiệu có tính định lượng. Theo Đánh giá Quốc gia về khả năng đọc viết của người trưởng thành tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn xác định người biết chữ được dựa trên khả năng đọc viết văn xuôi (ví dụ: một bài báo), tài liệu (ví dụ: lịch trình xe buýt) và sự hiểu biết về định lượng (ví dụ: sử dụng các phép toán) của người đó8. Hiệp hội Văn học Quốc tế (Newark, Delaware, Hoa Kỳ) lại đưa ra quan điểm rằng khi xác định khả năng biết chữ của một người cần thông qua việc xác định, hiểu nghĩa, diễn giải, tạo lập, sử dụng các các ký hiệu có tính định lượng và giao tiếp bằng cách sử dụng các tài liệu trực quan, nghe được và kỹ thuật số trong các lĩnh vực và trong bất kỳ ngữ cảnh nào9. Như vậy, ở những khu vực có điều kiện xã hội phát triển, cuộc sống người dân gắn liền với khoa học – công nghệ thường đặt ra nhiều tiêu chuẩn để một người được coi là “biết chữ”. Một người nếu chỉ đáp ứng hai kĩ năng đọc – viết thuần túy thì vẫn có thể chưa đáp ứng tiêu chuẩn để có thể được xem là người biết chữ theo quan điểm của những quốc gia, tổ chức này. Pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận về khái niệm pháp lý về “người không biết chữ”, nhưng vẫn có một số quy định có liên quan, như tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ, đối tượng xóa mù chữ. Theo Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP10, tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ là hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ11. Trong đó, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học là đáp ứng những yêu cầu về nội dung giáo dục, như bảo Nguyễn Như Ý (2010), tlđd (1), tr. 455. “Definition of Literacy”, https://nces.ed.gov/naal/fr_definition.asp, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021. 9 “Why literacy”, https://www.literacyworldwide.org/about-us/why-literacy, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021. 10 Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 11 Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ: “1. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học; 2. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. 7 8 9 đảm cho người học có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán12. Đối với chương trình xóa mù chữ, mục tiêu của chương trình này là hoàn thành các môn học gồm Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội13. Quy định trên chỉ áp dụng với cá nhân thuộc nhóm đối tượng xóa mù chữ – người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ14. Vậy, khi xác định cá nhân là người biết chữ cần dựa trên hai yếu tố: (i) độ tuổi và (ii) việc hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật. Nếu suy luận từ quy định pháp luật trên, một người biết đọc, biết viết chữ vẫn chưa được coi là người biết chữ nếu họ chưa hoàn thành chương trình giáo dục luật định. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nghiên cứu về việc lập di chúc, tác giả cho rằng “người không biết chữ” nên được hiểu đơn thuần là người không biết đọc hoặc không biết viết chữ, không nhất thiết phải dựa trên việc hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định pháp luật. Vì chữ viết lúc này chỉ là phương tiện biểu đạt ý chí của người lập di chúc, không thể hiện trình độ học vấn của họ. Lưu ý, cần có sự phân biệt giữa người không biết chữ (người không biết đọc hoặc không biết viết) và người không đọc được, người không viết được. Những thuật ngữ này khá tương tự, nhưng nội hàm lại rất khác biệt. Người không viết được là người biết chữ nhưng tại thời điểm thực hiện giao dịch dân sự họ không thể viết vì một hoặc một số lý do chính đáng nhất định. Chẳng hạn, trường hợp một người biết chữ muốn lập di chúc “nhưng ở thời điểm lập di chúc họ không viết được (do hoặc bị chấn thương ở tay…)”15. Điều này cũng tương tự với người không đọc được, ví dụ như người để lại di sản bị tổn thương vùng mắt dẫn đến không đọc chữ được tại thời điểm lập di chúc. Vậy, khái niệm “không biết chữ” và “không đọc được”, “không viết được” không đồng nhất với nhau16. Mặt khác, “không biết chữ” cần được hiểu là việc một người không biết đọc, viết ngôn ngữ của bất cứ quốc gia nào. Không nên đồng nhất việc “không biết tiếng Việt” với việc “không biết chữ” vì Điểm a khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục năm 2019 (Luật số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019). Quyết định 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2007 về Ban hành Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. 14 Điều 17 Nghị định 20/2014/NĐ-CP. 15 Chu Xuân Minh (2008), Tài liệu tập huấn về thi hành Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.175. 16 Người không biết chữ là người không đọc được hoặc không viết được vì họ không đủ kiến thức để thực hiện kỹ năng đọc hoặc viết. Trong khi đó, người không đọc được, không viết được là người biết chữ, nhưng vì những lý do khác nhau mà họ không thể thực hiện việc đọc hoặc viết trong những hoàn cảnh nhất định. 12 13 10 điều này “vô tình tạo ra sự phân biệt không cần thiết giữa những cá nhân thuộc các dân tộc khác nhau, có bản sắc và văn hóa dân tộc khác nhau”17. Tóm lại, dựa vào những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả: người không biết chữ là người không biết đọc hoặc không biết viết ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào. 1.1.3. Khái niệm người bị hạn chế về thể chất Về mặt ngữ nghĩa, “hạn chế” là “giữ lại, ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không để cho vượt qua”18, “thể chất” là từ chỉ về cơ thể con người, đề cập đến mặt sức khỏe. Hiểu theo nghĩa thông thường, người bị “hạn chế về thể chất” người bị thiếu mất bộ phận cơ thể hoặc có bộ phận cơ thể không thể thực hiện đúng chức năng. Trên thực tế có nhiều tài liệu khi phân tích về điều khoản liên quan đến “hạn chế về thể chất” đã sử dụng cụm từ “khiếm khuyết về thể chất” để thay thế. “Khiếm khuyết” được hiểu là sự thiếu sót19. Vậy “khiếm khuyết về thể chất” dùng để chỉ sự thiếu sót về bộ phận cơ thể. So sánh hai thuật ngữ này, tác giả nhận thấy thuật ngữ “hạn chế về thể chất” có phạm trù rộng hơn “khiếm khuyết về thể chất”. Pháp luật hiện hành của một số quốc gia sử dụng thuật ngữ “khiếm khuyết” với ý nghĩa chỉ sự mất mát, không bình thường của cơ thể. Cụ thể, tại Luật số 7277 của Philippines20 có quy định rằng “Người khuyết tật – là người có sự khác biệt về khả năng và hạn chế do khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm thần để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường”. Trong đó, thuật ngữ “khiếm khuyết” được giải thích là “sự mất, giảm hay rối loạn về chức năng, hay cấu trúc cơ thể, tâm lý và hành vi”. Bên cạnh đó, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới21, có ba mức độ: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). “Khiếm khuyết” đề cập đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể, chúng có thể liên quan đến tâm lý, sinh lý hoặc giải phẫu học. Nhìn chung, những quy định pháp luật nước ngoài trên có thể dùng để tham khảo nhằm hoàn thiện khái Phùng Trung Tập (2016), “Những quy định mới về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Nghiên cứu lập pháp, Số 9, tr. 41. 18 Viện Ngôn ngữ học (2003), tlđd (2), tr. 420. 19 Viện Ngôn ngữ học (2003), tlđd (2), tr. 500. 20 Luật tạo nên sự phục hồi chức năng, tự phát triển và tự tin cho người khuyết tật và hòa nhập người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác, được thông qua bởi Thượng nghị viện và Hạ nghị viện của Quốc hội Philippines vào ngày 12 tháng 7 năm 1991. 21 Phan Thị Lan Hương (2020), “Đánh giá Luật Người khuyết tật – So sánh với công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 2, tr. 30. 17 11 niệm “hạn chế về thể chất”. Theo đó, hạn chế về thể chất được hiểu là sự mất mát, suy giảm hay rối loạn chế chức năng, cấu trúc cơ thể. Pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có quy định giải thích cho thuật ngữ “hạn chế về thể chất”, nhưng có thể tham khảo một số thuật ngữ liên quan để làm sáng tỏ bản chất của thuật ngữ này. Cụ thể, Luật Người khuyết tật năm 201022 ghi nhận khái niệm về người khuyết tật tại khoản 1 Điều 2 như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Nhìn chung, khái niệm người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam “thiên về phía bản thân người khuyết tật, có ý nhấn mạnh điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, thể trạng yếu thế hay bất lợi của họ”23. Từ khái niệm của người khuyết tật, có thể tham khảo yếu tố “suy giảm chức năng” và thiếu mất “một hoặc nhiều bộ phận cơ thể” để hoàn thiện khái niệm về người bị hạn chế về thể chất. Dựa vào những phân tích trên, theo tác giả, người bị hạn chế về thể chất là người bị mất, suy giảm hoặc rối loạn chức năng của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. Thông qua những phân tích trên về khái niệm “di chúc”, “người không biết chữ”, “người bị hạn chế về thể chất”, tác giả đưa ra khái niệm của di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất như sau: Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất là sự thể hiện ý chí đơn phương của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất lúc còn sống về định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo hình thức luật định, có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bởi người lập di chúc khi người đó còn sống và chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết. Trong đó, người không biết chữ là người không biết đọc hoặc không biết viết ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào. Người bị hạn chế về thể chất là người bị mất, suy giảm hoặc rối loạn chức năng của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. 1.2. Đặc điểm di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất 1.2.1. Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất có các đặc điểm chung của một di chúc Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất cũng là một loại di chúc được pháp luật ghi nhận. Do đó, loại di chúc này vừa có những đặc Luật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010. Trần Đại Dương (2014), “Bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật. Sự tương tích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế”, Tạp chí Luật học, Số 10, tr. 12. 22 23 12 điểm của di chúc nói chung, vừa mang đặc điểm riêng biệt. Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất mang những đặc điểm chung của một di chúc như sau: Một là, di chúc là sự thể hiện ý chí một cách đơn phương và tự nguyện của cá nhân. Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân, không phải của bất cứ chủ thể nào khác24. Người lập di chúc có quyền để lại tài sản của mình cho bất kỳ ai mà không cần thỏa thuận trước với người được chỉ định trong di chúc. Ngoài ra, người lập di chúc còn có thể đơn phương thực hiện những quyền như truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, và chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản25. Đây là tính chất pháp lý hoàn toàn ngược lại với hợp đồng – giao dịch pháp lý được hình thành bởi sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia. Di chúc là sự thể hiện ý chí tự nguyện của cá nhân. Đây là yếu tố cần thiết để di chúc nói riêng và giao dịch dân sự nói chung có hiệu lực pháp luật26. Trong đó, “tự nguyện” được hiểu là “sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài”27. Chỉ khi nào nội dung di chúc là sự phản ánh một cách khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện. Nếu giữa ý chí và nội dung di chúc thiếu tính thống nhất thì có nghĩa di chúc đó không được lập ra bởi sự tự nguyện của cá nhân người để lại di sản. Mặc dù di chúc là ý chí đơn phương, tự nguyện của người lập di chúc, nhưng sự tự do ý chí này phải trong một khuôn khổ nhất định. Nội dung di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và không xâm phạm đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác, nếu không di chúc có thể bị vô hiệu. Trong đó, “điều cấm của luật” là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, “đạo đức xã hội” là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng28. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, tr. 323. Điều 626 BLDS năm 2015. 26 Điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015. 27 Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 144. 28 Điều 123 BLDS năm 2015. 24 25 13 Hai là, mục đích chính của di chúc nhằm định đoạt tài sản của người lập di chúc cho người khác. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho những người được chỉ định trong di chúc. Đây là mục đích chủ yếu của di chúc và cũng là căn cứ quan trọng cho việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người thừa kế theo di chúc. Đặc điểm này phản ánh nhu cầu cần được gìn giữ và phát triển khối tài sản do bản thân tạo dựng của con người. Khi người có tài sản lập di chúc nghĩa là họ đã có nguyện vọng muốn giao tài sản của mình sau khi chết cho người thừa kế xứng đáng. Việc pháp luật công nhận quyền định đoạt của người lập di chúc thể hiện sự tôn trọng đối với quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản và đảm bảo cho người lập di chúc “có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi”29. Ba là, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Mục đích của việc lập di chúc là để định đoạt tài sản sau khi một người chết, nên di chúc cũng chỉ có thể có hiệu lực sau khi cá nhân chết. Đặc điểm này thể hiện sự khác biệt khá rõ nét giữa di chúc và hợp đồng. Đối với hợp đồng, thời điểm có hiệu lực được xác định tại thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác30. Còn di chúc thì có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết, trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết31. BLDS Liên Bang Nga năm 2019 cũng có quy định pháp lý với nội dung tương tự. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 1118 BLDS Liên Bang Nga năm 2019: “Di chúc là giao dịch đơn phương phát sinh quyền và nghĩa vụ sau khi mở thừa kế”. Đồng thời, khoản 1 Điều 1114 Bộ luật này quy định thời điểm mở thừa kế là “thời điểm công dân chết. Khi công dân bị tuyên bố là đã chết thì ngày mở thừa kế là ngày có hiệu lực của quyết định tuyên bố công dân là đã chết của Tòa án”. Bốn là, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc lúc còn sống. Do di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết nên lúc người lập di chúc còn sống thì những người thừa kế được chỉ định trong nội dung di chúc vẫn Nguyễn Lê Phương, Bùi Quỳnh Như (2004), Các Mác – Ăngghen Tuyển tập, Tập IV, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 267. 30 Khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2015. 31 Khoản 1 Điều 643 và khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015. 29 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan