Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâ...

Tài liệu Khoá luận bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

.PDF
211
1
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ THẢO VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN KHI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Phụ lục 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Mẫu trang phụ bìa (Khổ 210 x 297 mm) NGUYỄN LÊ THẢO VI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN KHI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ThS. HOÀNG VŨ CƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Hoàng Vũ Cường - Giảng viên Khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 7 năm 2021 Tác giả khóa luận Nguyễn Lê Thảo Vi LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, thì không thể không kể đến sự giúp đỡ, ủng hộ và tin tưởng từ gia đình và bạn bè, từ tận đáy lòng, mình xin gửi lời cảm ơn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Hoàng Vũ Cường - người thầy đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đồng hành cùng em trong suốt thời gian viết khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập, rèn luyện của em. Đồng thời, xin cảm ơn Thư viện Trường đã tạo điều kiện để em có thể tiếp cận kiến thức trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Xin chân thành cảm ơn tất cả! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLDS 1995 Bộ luật Dân sự năm 1995 BLDS 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015 BTTH Bồi thường thiệt hại Luật TNBTCNN 2009 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 Luật TNBTCNN 2017 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 TAND Tòa án Nhân dân TNBTCNN Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN KHI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM .............. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ........................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ........................................................................... 7 1.1.1.1. Khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................................................................................. 7 1.1.1.2. Khái niệm về thiệt hại tinh thần trong pháp luật dân sự ....................... 10 1.1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ......................................................................... 14 1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ......................................................................... 15 1.2. Quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ............................................. 19 1.2.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm......................................................... 19 1.2.2.1. Có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ..... 19 1.2.2.2. Có thiệt hại về tinh thần ........................................................................ 22 1.2.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và thiệt hại về tinh thần ................................................................. 24 1.2.2. Về yếu tố “lỗi” trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm......................................................... 28 1.2.3. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ......................................................................... 30 1.2.3.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...................................... 30 1.2.3.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại......................................................... 32 1.2.4. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm .............................................................................................................. 36 1.3. Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm ở Việt Nam ......................... 41 1.3.1. Trước năm 1945 ......................................................................................... 41 1.3.2. Từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Dân sự 1995 .............................. 42 1.3.3. Từ khi có Bộ luật Dân sự 1995 đến nay ................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN KHI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........................................................................................................................................ 46 2.1. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, uy tín của pháp nhân bị xâm phạm .................................................................................................................. 46 2.2. Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần của người thân thích của người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ........................................... 48 2.3. Bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trên mạng xã hội ............................................................................................ 50 2.4. Bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ............................................. 54 2.5. Bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trường hợp có hành vi khởi kiện vô căn cứ ...................................... 56 2.6. Bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của bị xâm phạm trong trường hợp có hành vi xâm hại tình dục........................................... 58 2.7. Kết hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và khi sức khỏe bị xâm phạm ............................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 64 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 67 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 72 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống trên đời này không chỉ được cấu tạo bằng vật chất, ý nghĩa của cuộc đời mỗi cá thể cũng như xã hội còn được thể hiện bởi những giá trị vô hình mà chúng ta gọi là “tinh thần”. Một trong những giá trị tinh thần vĩ đại của nhân loại chính là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Xã hội loài người càng phát triển, thì những giá trị về danh dự của con người lại càng được đề cao, được quan tâm và bảo vệ. Nước Việt Nam ta, một đất nước luôn đề cao giá trị tốt đẹp của con người, coi trọng danh dự với phương châm: “tốt danh hơn lành áo”, “người chết nết còn”, vấn đề bảo vệ các giá trị tinh thần của con người trước các hành vi xâm phạm luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hiến pháp và các văn bản luật của Nhà nước đều ghi nhận và bảo vệ một cách tuyệt đối các giá trị này. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của chủ thể khác đều phải chịu chế tài nghiêm khắc. Một trong các chế tài, đồng thời cũng là biện pháp để các chủ thể sử dụng bảo vệ quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho mình chính là bồi thường thiệt hại (BTTH). Bồi thường thiệt hại về tinh thần do xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác là một nội dung của chế định BTTH ngoài hợp đồng và được quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015). Đây là một chế định rất quan trọng và cần được vận dụng tối đa để bảo vệ những giá trị tinh thần của chủ thể, vì khi xâm phạm vào danh dự, nhân phẩm, uy tín - những yếu tố tinh thần, thì chính tinh thần mới là thứ bị tổn thương hơn cả và cần phải được bồi thường để bù đắp, phục hồi. Tuy nhiên BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm rất phức tạp vì thiệt hại về tinh thần thì không ai có thể cân, đo, đong, đếm cụ thể chính xác được, đồng thời bởi pháp luật còn có những bất cập, chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; việc áp dụng pháp luật BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là hoạt động tương đối khó khăn, chưa thống nhất và nhiều khi rất nhạy cảm; có nhiều quan điểm khác nhau trong việc định nghĩa, nghiên cứu, thậm chí nhiều quan điểm cho rằng BTTH về tinh thần chỉ nên mang tính tượng trưng. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi người áp dụng pháp luật ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật, còn phải hết sức tinh tế, linh hoạt và nhiều khi dùng cả niềm tin nội tâm của mình để đưa ra phán quyết, tuy nhiên đây cũng lại là một thách thức khó. Do vậy, hiện nay có đôi khi 2 quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong vấn đề BTTH về tinh thần khi quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chưa được quan tâm, bảo vệ đúng mức. Với những nhận thức trên cùng mong muốn được góp một viên gạch vào công cuộc bảo vệ những lợi ích tinh thần của chủ thể trong việc giải quyết những trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, giúp củng cố việc bảo vệ những quyền này trên thực tế, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để trình bày trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, tác giả nhận thấy ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu tập trung về đề tài trách nhiệm BTTH về tinh thần nói chung, nếu có đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể thì chủ yếu quan tâm đến trách nhiệm BTTH về tinh thần khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm hoặc BTTH về tinh thần trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nếu có đề cập đến trường hợp thiệt hại tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì chỉ đề cập thoáng qua trong tổng thể nghiên cứu về chế định BTTH ngoài hợp đồng, BTTH về tinh thần nói chung; hoặc là những bài nghiên cứu đăng trên tạp chí có nội dung sơ lược, phạm vi hẹp, chỉ đề cập một số khía cạnh của vấn đề. Thêm vào đó, nhiều tác phẩm được viết dựa trên quy định của pháp luật dân sự cũ, thường là Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) cũng như dựa trên tình hình xã hội, kinh tế lúc đó và do vậy, không còn phù hợp khi đặt trong bối cảnh hiện nay. Một số bài viết về đề tài này trên tạp chí như: “Căn cứ pháp lý nào để buộc bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại” của Lê Văn Sua trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2002, tác giả đã nêu lên sự bất cập khi các tòa án tùy tiện áp dụng mức BTTH khác nhau khi phân tích hai vụ việc trên thực tế, tuy nhiên tác giả chỉ đưa ra bất cập chứ không đề xuất được hướng giải quyết; bài viết “Nguyên tắc tính mức bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm” của Tưởng Duy Lượng - Tạp chí Tòa án nhân dân số 3 và số 4/2003 có đưa ra được một số tiêu chí nhằm xác định các loại thiệt hại do hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đem lại về cả mặt vật chất lẫn tinh thần; “Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện” của Phạm Kim Anh - Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 3/2001, bên cạnh việc xác định các loại thiệt hại chung, tác giả có đề cập đến thiệt hại tinh thần và một số khó khăn trong việc xác định loại thiệt hại này, tuy nhiên hạn chế là tác giả chỉ giới hạn quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm trong phạm vi đó là quyền của cá nhân, cũng như chưa đề cao và coi trọng biện pháp BTTH về tinh thần trong trường hợp này; “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân đăng trên trang điện tử của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 8/11/2016 đưa ra những vấn đề bất cập trong thực tiễn xét xử, phân tích sự sửa đổi của BLDS 2015 về BTTH khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, tác giả cũng có đưa ra một số đề xuất sửa đổi, tuy nhiên chỉ đề cập một cách cơ bản và chung chung;… Một số công trình nghiên cứu lớn có đề cập đến vấn bề BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong nội dung có thể kể đến: “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án 1” của tác giả Đỗ Văn Đại tái bản năm 2016 là một công trình lớn, đề cập rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng, chủ đề BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng thể nghiên cứu và do đó, dù tác giả có đưa ra những phân tích, thực tiễn xét xử, bất cập trong quy định của BLDS 2015 và hướng giải quyết nhưng chưa toàn diện được các vấn đề tồn tại của chủ đề này; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Huy năm 2010 và “Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Võ Thị Như Thương năm 2015 đều chỉ nêu rất chung chung về vấn đề danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong tổng thể nghiên cứu về BTTH tinh thần; “Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm”, Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Tôn năm 2010 là tác phẩm có đối tượng nghiên cứu khá gần với đề tài của tác giả, tuy nhiên tác phẩm này lại đề cập sâu vào vấn đề khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm hơn, còn vấn đề danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì chỉ phân tích chung chung cũng như không đưa ra những vấn đề mới… 4 Nhìn chung, vấn đề BTTH ngoài hợp đồng, trong đó có nội dung BTTH về tinh thần do xâm phạm các quyền nhân thân của chủ thể là một chế định pháp luật quan trọng được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại lệ, tuy nhiên, để tìm ra một công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể lĩnh vực BTTH về tinh thần như một biện pháp bảo vệ quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì ở Việt Nam chưa có một công trình có hệ thống, toàn diện. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm trả lời cho câu hỏi lớn của đề tài: Làm sao để vận dụng trách nhiệm BTTH về tinh thần như một công cụ bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và giá trị tinh thần cho các chủ thể trong xã hội một cách tốt nhất? Khóa luận đã đặt ra những mục tiêu sau: Thứ nhất, tìm hiểu một cách khái quát và toàn diện về cơ sở lý luận cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể bằng biện pháp BTTH về tinh thần. Thứ hai, không chỉ dừng lại ở Việt Nam, mà còn đưa ra được những góc nhìn đa chiều từ những quan điểm, lý luận và quy định của các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời đưa ra những bình luận, kiến nghị của tác giả về những vấn đề được đề cập. Thứ ba, phân tích thực tiễn đời sống xã hội cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ án, từ đó chỉ ra các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như một số quan niệm hiện hữu Thứ tư, trên cơ sở những kiến thức lý luận và thực tiễn đã tìm hiểu được, từ đó đề xuất được giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên, góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, giúp đảm bảo công bằng xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là trách nhiệm BTTH về tinh thần khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong chế định BTHH ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Đối tượng này được tác giả xác định chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau: 5 Thứ nhất, trong trách nhiệm BTHH sẽ có BTTH ngoài hợp đồng và trong hợp đồng, tuy nhiên khóa luận chỉ xem xét đối tượng trong phạm vi trách nhiệm BTHH ngoài hợp đồng và chỉ xem xét BTHH về tinh thần. Thứ hai, trách nhiệm BTTH về tinh thần là một vấn đề rộng, phát sinh trong các trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ thể bị xâm phạm, tuy nhiên tác giả chỉ xem xét nghiên cứu về trách nhiệm BTHH được phát sinh khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể. Thứ ba, khóa luận tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định tại BLDS 2015, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tìm hiểu một số quy định từ văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến đề tài trong quá khứ như: Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Hiến pháp, các bộ Dân luật thời Pháp thuộc, BLDS 1995, BLDS 2005,... nhằm so sánh, chứng minh, làm rõ thêm những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu. Thứ tư, khóa luận nghiên cứu, phân tích những thực tiễn trong xã hội những trường hợp tổn thất tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và thực tiễn xét xử ở Việt Nam về vấn đề BTTH tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thứ năm, tác giả chỉ chọn lọc những quốc gia có sự gần gũi, giao lưu thường xuyên về văn hóa, kinh tế, xã hội với nước ta như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan,... và một số nước có bước tiến và quy định nổi bật trong lĩnh vực này để đưa vào nhằm so sánh, làm rõ các luận điểm của khóa luận chứ không phân tích, nghiên cứu pháp luật của tất cả các nước trên thế giới cũng như không nghiên cứu tất cả mọi quy định của pháp luật nước ngoài về lĩnh vực BTTH về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thứ sáu, khóa luận không liệt kê, phân tích, nghiên cứu hết tất cả các trường hợp thực tiễn về BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà chỉ đưa ra những vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau cũng như bất cập để phân tích và đưa ra những đề xuất, kiến nghị. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác - Lênin, đề tài còn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp lý thuyết, so sánh, phương pháp tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề và các luận điểm cụ thể về trách nhiệm BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trong đó phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt khóa luận để phân tích các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật, các bản án và trường hợp thực tế xảy ra trong đời sống xã hội. Phương pháp tổng hợp lý thuyết để liên kết những thông tin từ các lý thuyết đã tìm hiểu được để tạo ra một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về vấn đề nghiên cứu, phương pháp này chủ yếu sử dụng trong Chương 1. Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để so sánh về lý thuyết, quy phạm pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết vấn đề BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm giữa quá khứ với hiện tại trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Từ những thông tin có được, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận định, kết luận, đánh giá về những vấn đề được đưa ra trong khóa luận. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Đề tài “Bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” được chia làm 02 chương. Chương 1: Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Chương 2: Thực tiễn giải quyết vấn đề về bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong một số trường hợp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN KHI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Việc nhận thức về khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như tầm quan trọng của quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể là bước đầu tiên để có hướng đi đúng trong việc tích cực bảo vệ sự toàn vẹn quyền này cho các chủ thể trong xã hội. Bên cạnh đó, hiểu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và các yếu tố cấu thành của nó giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về trách nhiệm này, từ đó vận dụng nó một cách hiệu quả để bảo vệ các quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho các chủ thể trên thực tế. 1.1.1.1. Khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố gắn bó mật thiết với mỗi cá nhân, đó là giá trị được tạo nên từ nỗ lực cả đời người, là yếu tố mà mỗi cá nhân dùng để khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Bởi ý nghĩa to lớn đó mà quyền được có danh dự, nhân phẩm, uy tín và được bảo vệ những giá trị này không chỉ tồn tại trong quan niệm, đạo đức xã hội mà còn được pháp luật nước ta công nhận và bảo đảm. Cần hiểu rõ khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm” và “uy tín” là gì để có cái nhìn tổng quát về những giá trị của nó, từ đó hiểu được sự cần thiết của việc ghi nhận, bảo vệ quyền này. Pháp luật không định nghĩa những yếu tố này, do đó chúng ta sẽ hiểu những từ này bằng cách chiết tự chúng theo Từ điển Hán Việt1 và tham khảo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt2, theo đó: Về khái niệm danh dự: “danh” nghĩa là tên gọi, cũng có thể hiểu là tiếng tăm của một chủ thể xác định; “dự” nghĩa là khen, xưng tán, tiếng tốt. Vậy có thể hiểu “danh dự” của một người là sự khen ngợi, coi trọng, sự công nhân tốt đẹp của xã hội, tập thể dành 1 2 Đặng Thế Kiệt, Hán Việt từ điển trích dẫn, http://hanviet.org.free.fr/td/index.php, 20/4/2021. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 8 cho chủ thể đó dựa trên những giá trị về đạo đức mà người này tạo ra trước xã hội, phù hợp với tiêu chuẩn, nguyên tắc của xã hội. Về khái niệm uy tín: “uy” là quyền thế, là tôn nghiêm, oai phong khiến người khác kính phục hay sợ hãi; “tín” là sự tin tưởng, không nghi ngờ, kính ngưỡng, sùng bái. “Uy tín” của một chủ thể là sự tin tưởng và mến phục của mọi người dành cho chủ thể đó, khiến chủ thể này có một sự ảnh hưởng nhất định lên những chủ thể khác trong xã hội. Về khái niệm nhân phẩm: “nhân” là con người; “phẩm” là tư cách, đức tính. Nhân phẩm là những giá trị, đức tính bên trong của một người, và thông qua các hoạt động xã hội, con người bộc lộ những đức tính ấy ra. Với những tiêu chuẩn, quan niệm đạo đức của mình, xã hội sẽ đánh giá tư cách làm người - tức “nhân phẩm” của cá nhân đó. Danh dự, nhân phẩm, uy tín đều thuộc phạm trù đạo đức - xã hội, là những yếu tố thể hiện giá trị bên trong của chủ thể nhưng được phản ánh, đánh giá bởi những chủ thể khác. Vào mỗi thời kỳ, chuẩn mực đánh giá danh dự, uy tín, nhân phẩm sẽ khác biệt và phản ánh tư tưởng của xã hội, tập thể đó. Nhân phẩm của mọi người trong xã hội tại xuất phát điểm là ngang nhau, còn danh dự và uy tín của mỗi người khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào những giá trị mà họ thể hiện. Trên thực tế, ranh giới của những yếu tố này rất mong manh vì giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, ràng buộc rất chặt chẽ, đôi khi là tiền đề cho sự tồn tại của nhau: Ví dụ một người có nhân phẩm được xã hội đánh giá là tốt thì sẽ tạo được uy tín; một người có uy tín thì sẽ có danh dự - tiếng tốt trong xã hội. Khi một yếu tố bị suy giảm thì ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng tới những yếu tố còn lại, ví dụ: Một người bị đánh giá là lừa đảo, tức là bị ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm thì sau đó sẽ mất đi uy tín. Danh dự có nội hàm rộng và ở một số trường hợp, còn bao hàm cả nhân phẩm và uy tín. Với những phân tích trên, ta thấy được danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố vô cùng quý giá gắn liền với cuộc sống của mỗi chủ thể, do đó, việc được bảo vệ sự vẹn toàn, tốt đẹp cho danh dự, nhân phẩm, uy tín đã được nhân loại nhận thức là một quyền tất yếu cho con người. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền con người cơ bản thiêng liêng được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế. Quyền này được xuất hiện lần đầu trong văn bản là tại Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, theo đó: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán... hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm 9 ấy”. Sau đó, điều này được lặp lại và nhấn mạnh trong các văn bản quốc tế khác và được các quốc gia cụ thể hóa trong pháp luật nước mình. Trong thời đại ngày nay, vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự văn minh, tiến bộ của một quốc gia. Ở Việt Nam, trước hết đây là quyền Hiến định của nước ta3 và được BLDS 2015 cụ thể tại Điều 34 trong Mục Quyền nhân thân. Ngay tại khoản đầu tiên, BLDS đã khẳng định: “1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”. Vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, cá nhân là một quyền nhân thân được pháp luật dân sự nói chung và BLDS 2015 nói riêng ghi nhận điều chỉnh. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín - với đặc điểm của một quyền nhân thân - gắn liền với mỗi chủ thể và về nguyên tắc là không thể chuyển giao4. Quyền được có một danh dự, nhân phẩm tốt đẹp và tạo dựng uy tín với người khác là quyền tự nhiên mà tạo hoá ban cho mỗi chủ thể, gắn bó với họ trong suốt cuộc đời và do đó, cần được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối mà không ai được phép xâm phạm. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mọi chủ thể dù giống hay khác nhau thì trước pháp luật, đều được bảo vệ một cách bình đẳng. Cần lưu ý Điều 25 BLDS 2015 quy định rằng quyền nhân thân “là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân”, vậy thì các tổ chức có quyền nhân thân của mình không? Có thể thấy, các tổ chức vẫn tồn tại như một thực thể xã hội, có giá trị nhân thân thực tế gắn liền với hoạt động của chúng như tên gọi, danh dự, uy tín. Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”, và các văn bản luật hiện nay không hề có quy định nào loại trừ việc pháp nhân được hưởng các quyền nhân thân. Việc pháp nhân, tổ chức có quyền nhân thân nói chung và quyền về danh dự, uy tín nói riêng không chỉ thể hiện trong BLDS còn được ghi nhận trong các luật khác, ví dụ: Luật Báo chí 2016 tại Điều 9 có quy định nghiêm cấm việc “thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. 4 Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.” 3 10 phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”. Các quy định trên cho thấy pháp luật nước ta hướng tới sự thừa nhận các quyền nhân thân đối với pháp nhân và các chủ thể khác5. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, là loại quyền tuyệt đối; các quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền được tuyệt đối đáp ứng bởi hành vi của mọi chủ thể. Để quyền này được đảm bảo trên thực tế thì pháp luật đã quy định các biện pháp bảo vệ quyền, đồng thời cũng là trách nhiệm cho những chủ thể có hành vi xâm phạm đến quyền này. Khoản 5 Điều 34 BLDS 2015 quy định một người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì “ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”; Điều 11 BLDS 2015 quy định rất nhiều cách thức để chủ thể có thể tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các phương thức bảo vệ quyền dân sự như: Yêu cầu công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự; buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc bồi thường thiệt hại;... So với những biện pháp khác như xin lỗi hay cải chính thì biện pháp BTTH cho phép bên bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được đòi lại những lợi ích đã mất, giúp bù đắp, khôi phục thiệt hại họ phải chịu; nhìn chung nó đem lại nhiều ích lợi hơn cho người có quyền bị xâm phạm. Đồng thời biện pháp này tác động trực tiếp đến lợi ích của bên có hành vi xâm phạm, nó như một sự “trừng phạt” với người đã có hành vi sai trái. Cũng vì có tính nghiêm khắc cao như vậy nên nó có tác dụng răn đe, cảnh cáo, tránh hành vi này lại lặp lại trong tương lai. Do đó, biện pháp bảo vệ quyền thường được bên có quyền bị xâm phạm áp dụng nhất và cũng là hiệu quả nhất là yêu cầu bên có hành vi xâm phạm BTTH. Trong đó, việc BTTH về tinh thần là rất quan trọng vì đối tượng được bồi thường ở đây là trị phi vật chất của người bị thiệt hại, trong đó có cả danh dự, nhân phẩm, uy tín, khiến những quyền này được bảo vệ một cách trọn vẹn. 1.1.1.2. Khái niệm về thiệt hại tinh thần trong pháp luật dân sự Khi quyền, lợi ích của một chủ thể bị xâm phạm thì sẽ có thiệt hại xảy ra. Các thiệt hại được chia thành hai loại: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm Trích theo: Chế Mỹ Phương Đài (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 12. 5 11 phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”. Với quy định này, có thể thấy BLDS 2015 chỉ liệt kê các trường hợp được xem là có tồn tại tổn thất, thiệt hại tinh thần chứ chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng. Để hiểu rõ được như thế nào là “thiệt hại tinh thần” thì cần làm rõ các khái niệm về “tổn thất” và “tinh thần”. “Tổn thất” nghĩa là “mất mát, thiệt hại” 6, đối chiếu định nghĩa Từ điển Tiếng Việt và quy định của BLDS thì có thể thấy “thiệt hại” và “tổn thất” có nghĩa tương đồng nhau. Vậy tổn thất (thiệt hại) tinh thần tức là chỉ trạng thái tinh thần không được vẹn toàn, trạng thái tinh thần bị hư hụt, mất mát, không khỏe mạnh. Trên góc độ triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nói đến “tinh thần” là nói đến sự hoạt động của ý thức con người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người, chịu sự quyết định của xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ “tinh thần”, tùy vào ngữ cảnh, sẽ có các định nghĩa khác nhau, là “tổng thể những ý nghĩ, tình cảm... những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người. Những thái độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động, quyết định hành động của con người. Điều sâu sắc nhất, cốt yếu nhất của một nội dung nào đó” 7. Pháp luật dân sự không sử dụng tất cả các định nghĩa về tinh thần mà chỉ sử dụng một phần trong số đó để điều chỉnh. Nhiều tác giả đã có các quan điểm khác nhau định nghĩa cho “thiệt hại tinh thần” trong pháp luật dân sự. Theo tác giả Phạm Kim Anh, “tinh thần” trong quy định của pháp luật dân sự được hiểu với nghĩa đầu tiên của “tinh thần” trong từ điển tiếng Việt, và từ đó đưa ra khái niệm “thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần...”8. Theo tác giả Lê Văn Sua thì “thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), tlđd (2), tr. 1012. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), tlđd (2), tr. 995. 8 Phạm Kim Anh (2001), “Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2001, tr. 36. 6 7 12 nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin...” 9. Quy định của BLDS 2015 thừa nhận trách nhiệm BTTH về tinh thần do có hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của chủ thể mà gây thiệt hại, tức là bảo vệ các giá trị tinh thần của chủ thể. Pháp luật dân sự không bảo hộ tất cả các giá trị tinh thần trong cuộc sống mà chỉ với những giá trị tinh thần được hiểu theo góc độ pháp lý. Tham khảo cách lý giải tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ta thấy pháp luật cũng không định nghĩa một cách rõ ràng mà chỉ liệt kê một số yếu tố được xem là thiệt hại tinh thần, cụ thể:“Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là... phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân được hiểu là... tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…”. Qua quy định trên về xác định thiệt hại tinh thần, ta có thể thấy theo quan điểm của các nhà lập pháp, “tinh thần” được bảo hộ ở đây không đơn thuần là những trạng thái tâm lý như tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ nội tâm chỉ thuộc về cá nhân như một số tác giả nhận định; mà phạm vi của nó rộng hơn thế, gồm cả tâm sinh lý (đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm,...) và các giá trị tinh thần (hay còn gọi là các giá trị phi vật chất như danh dự, uy tín, nhân cách, lòng tin,...). Thiệt hại về tinh thần được pháp luật ghi nhận là một loại thiệt hại cần được bồi thường là biểu hiện cho việc ngày càng coi trọng quyền về tinh thần của các chủ thể, đó là quyền được tồn tại với một trạng thái tinh thần sung sướng, yên ổn, bình tĩnh, khỏe mạnh, được bảo toàn các giá trị về mặt tinh thần mà tự nhiên trao cho cũng như thụ hưởng những lợi ích tinh thần mình gây dựng được. Do đó, khi những yếu tố tinh thần này bị giảm sút, mất mát do có hành vi xâm phạm vào các giá trị mà BLDS quy định bảo vệ thì đó được coi là thiệt hại về tinh thần và được pháp luật dân sự điều chỉnh. Tại Trung Quốc, khái niệm “tinh thần” trong pháp luật dân sự chỉ đời sống tinh thần, gồm: hoạt động tinh thần sinh lý, hoạt động tâm lý và hoạt động duy trì những lợi Lê Văn Sua, “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015", https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/11/19/nguyen-tac-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-theo-bo-luatdan-su-nam-2015/, 02/4/2021. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan