Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành v...

Tài liệu Khoá luận bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

.PDF
135
1
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ MINH THƯ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ MINH THƯ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI ThS. NGÔ THỊ ANH VÂN TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài, tác giả đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy cô và bạn bè. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Xin cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền thụ kiến thức cho tác giả trong bốn năm ngồi trên ghế nhà trường. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.S NGÔ THỊ ANH VÂN, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành khóa luận này. Và lời cảm ơn cuối cùng tác giả muốn gửi đến những người bạn đáng quý, đã cùng tác giả vượt qua chặng đường bốn năm đại học. XIN CẢM ƠN! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của Ths. Ngô Thị Anh Vân. Mọi thông tin tham khảo được sử dụng trong khóa luận đều đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn và chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên thực hiện Ngô Thị Minh Thư DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Dân sự năm 2015 BLDS năm 2015 Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS năm 2005 Bộ luật Dân sự Nhật Bản BLDS Nhật Bản Bộ luật Dân sự Pháp BLDS Pháp Bộ Luật Dân sự Đức BLDS Đức Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 BLTTDS năm 2015 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 Luật HNGĐ năm 2014 Ủy Ban nhân dân cấp xã UBND cấp xã MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI..................................................... 7 1.1. Khái niệm về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.........7 1.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.................................................................................................................... 10 1.3. Pháp luật hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.................................................................................................................... 13 1.3.1. Điều kiện xác định cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi........................................................................................................... 13 1.3.2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.................................................................................................... 19 1.3.3. Khôi phục năng lực hành vi dân sự cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi các căn cứ xác định không còn..................................27 1.3.4. Phân biệt giữa cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi với người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự................................................................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................33 CHƯƠNG II. BẢO VỆ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.......................................................................................................... 34 2.1. Phạm vi chủ thể được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi......................................................................................................34 2.1.1. Quy định hiện hành về phạm vi chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi........................................................................................... 34 2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mở rộng phạm vi chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.........................................................36 2.2. Xác định người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi..............................................................38 2.2.1. Quy định hiện hành về người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi......................................... 38 2.2.2. Kiến nghị làm rõ quy định của pháp luật về người có quyền, lợi ích liên quan và cơ quan, tổ chức hữu quan..................................................................... 40 2.3. Xác định số lượng người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi............................................................................................45 2.3.1. Quy định hiện hành về số lượng người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.........................................................................45 2.3.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về số lượng người giám hộ.....47 2.4. Căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi...................................... 53 2.4.1. Quy định hiện hành về căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ giám hộ.......................................................................................................................... 53 2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ giám hộ.................................................................................. 54 2.5. Xác định người đại diện theo pháp cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi............................................................................................58 2.5.1. Quy định hiện hành về xác định người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi....................................................58 2.5.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về xác định người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi...................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................63 KẾT LUẬN................................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quan hệ pháp luật dân sự, bên cạnh những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thì có những trường hợp cá nhân không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Khi tham gia vào quan hệ dân sự họ không thể hoặc khó có thể tự mình bảo vệ quyền lợi chính đáng phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự. Những chủ thể này không có địa vị pháp lý hoặc gặp khó khăn trong việc có địa vị pháp lý bình đẳng như những chủ thể khác cùng tham gia, lúc này họ trở thành một bên yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự. Do vậy, Nhà nước đã thông qua các quy định của pháp luật góp phần giảm thiểu và làm cho địa vị của họ được cân bằng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế này. Cụ thể, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định bảo vệ nhóm người yếu thế, những người không có hoặc khó có khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ, cũng như tự bảo vệ trong quan hệ pháp luật dân sự, có thể kể đến như: người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong đó, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là chủ thể mới được ghi nhận và bổ sung trong quy định của BLDS năm 2015. Việc bổ sung quy định này là điều cần thiết để bảo vệ người có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng không rơi vào trường hợp mất năng lực hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đây là quy định thể hiện sự tiến bộ và hữu hiệu góp phần bảo vệ người yếu thế nói chung cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, trong quy định về chủ thể này còn cho thấy những điểm bất cập. Chẳng hạn như về số lượng người giám hộ của người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay còn hạn chế; về căn cứ để xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ chưa thể hiện được quyền định đoạt của chính người được giám hộ; về xác định người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay chưa rõ ràng và chồng chéo với quy định về nghĩa vụ đại diện của người giám hộ,... làm hạn chế đi quyền lợi của họ. 2 Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình. Việc nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, từ đó hiểu rõ hơn điểm tiến bộ và những bất cập, khuyết thiếu trong quy định của pháp luật. Đồng thời, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, cũng như bảo vệ hiệu quả hơn quyền và lợi ích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, mặc dù quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là quy định mới được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015, nhưng có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khai thác về quy định này. Đặc biệt vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu ở các khía cạnh, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (đồng chủ biên) (2017), Bình luận Bộ luật dân sự 2015, Nxb. Công an nhân dân. Tác phẩm trình bày các chi tiết về điểm mới liên quan đến quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đồng thời đưa ra những giải thích, bình luận làm rõ hơn quy định của pháp luật liên quan về người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, vì mục đích của tác phẩm là nêu lên những điểm mới của BLDS năm 2015 so với 2005 nên không đi sâu vào phân tích về khía cạnh bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2020), Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi xác lập giao dịch dân sự, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi tham gia giao dịch, bao gồm cả quy định về xác lập giao dịch của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và hậu quả của giao dịch dân sự liên quan đến chủ thể này. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những điểm còn chưa rõ, còn bất cập trong quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, từ đó cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến bảo quyền lợi của người có 3 khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đối với khía cạnh là trong các giao dịch dân sự. Trần Thị Diệu Hương (2019), “Bảo vệ người yếu thế trong Luật dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, Số 6. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã phân tích khái quát về người yếu thế, trong đó bao gồm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tác giả đưa ra những hạn chế trong quy định và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ người thế yếu trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, phạm vi bài viết tập trung nghiên cứu vấn đề chung về người yếu thế nên không phân tích sâu về khía cạnh bảo vệ phù hợp cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Nguyễn Thị Phương Châm (2016), “Năng lực hành vi dân sự trong bộ luật dân sự 2015 nhìn từ góc độ so sánh với Bộ luật Dân sự Nhật Bản” (Kỳ I), Tòa án nhân dân. Số 21, tr. 22-25; kỳ tiếp theo và hết, Tạp chí Tòa án Nhân dân số 22/2016, tr. 21-23. Trong bài viết, tác giả phân tích về năng lực hành vi dân sự của cá nhân, bao gồm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dưới góc độ so sánh với BLDS Nhật Bản. Qua phân tích về năng lực hành vi dân sự trong BLDS Nhật Bản và chế định năng lực hành vi dân sự ở Việt Nam, bài viết cung cấp các thông tin hữu ích khi xây dựng chế định hướng đến đảm bảo quyền lợi cho người không đủ năng lực hành vi dân sự. Đặc biệt là đối với quy định mới liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngoài ra, một số sách nghiên cứu về quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình những quy định chung về luật dân sự, Nxb.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam; Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình luật dân sự, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam; Bộ Tư pháp (2017), Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Lao động. Từ tình hình nghiên cứu trên, có thể thấy các công trình nghiên cứu đã trình bày khoa học những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cũng như là nêu lên những bất cập và kiến nghị về một số khía cạnh về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, các nghiên cứu nói 4 trên chưa đi sâu dưới góc độ phân tích đầy đủ các khía cạnh về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” nhằm tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về vấn đề bảo vệ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần công sức vào việc bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi - người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Từ tính cấp thiết của đề tài cũng như tình hình nghiên cứu chung thì mục đích của đề tài là làm rõ khái niệm và phân tích những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về bảo người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong các quy định, để có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong thực tiễn. Để đạt được mục đích trên, đề tài đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cần thực hiện trong tiến trình nghiên cứu như sau: Thứ nhất, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó làm rõ những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Thứ hai, từ những vấn đề cơ bản về, tác giả đi sâu vào phân tích những quy định, tìm ra còn những điểm khuyết thiếu, bất cập về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Thứ ba, đánh giá những bất cập hiện hành, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Về đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Về phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích các quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể như Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản 5 hướng dẫn thi hành, để nghiên cứu sâu quy định của pháp luật dân sự về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài một cách hiệu quả, tác giả trong quá trình nghiên cứu có sử dụng, kết hợp một số phương pháp như: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này để phân tích các khái niệm, cũng như tìm hiểu, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành. Phương pháp này được sử dụng ở cả hai chương khóa luận, cụ thể: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 1.1. Khái niệm về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 1.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ chủ thể này; 1.3. Pháp luật hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; và trong chương 2. Bảo vệ người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo pháp luật hiện hành và một số kiến nghị hoàn thiện; 2.1. Phạm vi chủ thể được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.2. Xác định chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.3. Xác định số lượng người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.4. Căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.5. Xác định người đại diện theo pháp luật cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Tác giả đã thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung của pháp luật Việt Nam với pháp luật các quốc gia như: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thái Lan, Nhật Bản...,giữa các quy phạm pháp luật có liên quan; giữa BLDS năm 2015 và năm 2005. Phương pháp này được tác giả sử dụng ở cả hai chương, nhưng tập trung chủ yếu nhất ở Chương 2 khóa luận về bảo vệ người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo pháp luật hiện hành và một số kiến nghị hoàn thiện; 2.1. Phạm vi chủ thể được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.2. Xác định chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.3. Xác định số lượng người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; 2.4. Căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn trong 6 nhận thức, làm chủ hành vi; 2.5. Xác định người đại diện theo pháp luật cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 6. Cơ cấu của đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của khóa luận gồm hai chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Chương 2: Bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện. 7 BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI 1.1. Khái niệm về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2015 đã mang lại nhiều sự thay đổi liên quan đến chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, không thể không kể đến việc bổ sung các quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. So với những thuật ngữ quen thuộc như “người thành niên”, “người chưa thành niên”, “người mất năng lực hành vi dân sự”, “người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”, thì thuật ngữ “người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” còn khá mới mẻ. Việc làm rõ khái niệm và nhận diện người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình bảo vệ quyền lợi của chủ thể này. Dưới cách hiểu thông thường, “khó khăn” được hiểu là “phải cố gắng, vất vả, có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn”1. Trong khi đó, “nhận thức” là “kết quả của quá trình phản ánh và tái diễn hiện thực vào trong tư duy; kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan”2. Cũng theo cách hiểu thông thường, “làm chủ hành vi” được xác định là “khả năng điều khiển, chi phối những phản ứng, cách cư xử thể hiện ra bên ngoài theo ý chí của bản thân”3. Từ những lẽ trên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được hiểu là những cá nhân gặp trở ngại trong tư duy, nhận biết về thế giới khách quan hoặc trong việc điều khiển, chi phối xử sự của mình. Dưới góc độ pháp lý, BLDS năm 2015 đã đưa ra định nghĩa chính thức tại khoản 1 Điều 23 như sau: “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự”. Trong đó, Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 502. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 712. 3 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 539, 423. 1 2 8 người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên4. Mặc khác, dù BLDS không đưa ra định nghĩa cụ thể như thế nào là tình trạng thể chất hoặc tinh thần, nhưng theo cách hiểu thông thường, tình trạng thể chất và tình trạng tinh thần có thể được hiểu như sau: Tình trạng “thể chất” được hiểu là tình trạng liên quan đến “mặt thể xác của con người”5, có thể lấy ví dụ như tình trạng câm, điếc, mù mắt, cụt tay, chân... Cần lưu ý rằng: không phải bất kỳ người khuyết tật nào cũng gặp khó khăn việc nhận thức và làm chủ hành vi. Chẳng hạn: người cụt tay hoặc cụt chân thì không quá khó để họ có thể tiếp nhận thông tin và giao tiếp; người khuyết tật về nghe, nói, nhìn vẫn có thể giao tiếp, hoạt động bình thường thông qua những ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật6. Như vậy, để rơi vào “tình trạng thể chất” mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, thì những khiếm khuyết này phải gây ra cho họ gặp khó khăn trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của mình và cần đến sự hỗ trợ từ người khác. Khác với tình trạng thể chất, tình trạng “tinh thần” là tình trạng liên quan đến “những tình cảm, ý nghĩ định hướng, quyết định đến hành động của con người”7. Tình trạng tinh thần có thể là tình trạng giảm sút trí nhớ, bị hoang tưởng, khả năng diễn đạt ý chí do tuổi già,... dẫn đến sự khó khăn trong việc nhận thức và biểu đạt ý chí của mình. Nhóm người rơi vào “tình trạng thể chất” thường tập trung vào nhóm người cao tuổi8, vì hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần, nên làm cho trí nhớ kém, hay quên. Tuy nhiên, không phải tất cả người cao tuổi đều gặp tình trạng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà ngược lại, có những người rất cao tuổi nhưng họ lại rất sáng suốt, minh mẫn9. Định nghĩa về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) đã tạo nên một sự phân biệt với người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22). Cụ thể, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng “chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự”. Điều 20 BLDS năm 2015. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 622. 6 Khoa luật Dân sự trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong lĩnh vực dân sự, Hội thảo, tr. 194. 7 Điều 19 BLDS năm 2015. 8 Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định: “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. 9 Bộ Tư pháp (2017), Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Lao động, tr.59. 4 5 9 Vậy “mất năng lực hành vi dân sự” là gì? Theo từ điển Tiếng việt, “mất” là “không có, không tồn tại nữa”10; năng lực hành vi dân sự là “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”11. Theo đó, mất năng hành vi dân sự là cá nhân không có khả năng tự mình xác lập tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự. Dưới góc độ pháp lý, người mất năng lực hành vi dân sự là “người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi...”12. Như vậy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được hiểu là người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại một thời điểm nhất định, do tình trạng thể chất hoặc tinh thần của họ không cho phép, nhưng chưa đến mức không thể tự mình xác lập tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự. Trên thực tế, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thường là những người bị bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, người bị tai nạn phải nằm điều trị lâu ngày trong bệnh viện13. Ngoài ra, đó có thể là những trường hợp mắc các bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer14) hoặc bệnh run tay (Parkinson15), họ khó có thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình16. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 622. Điều 19 BLDS năm 2015. 12 Điều 22 BLDS năm 2015. 13 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (đồng chủ biên) (2017), Bình luận Bộ luật dân sự 2015, Nxb. Công an nhân dân, tr. 59. 14 Theo Juebin Huang , MD, PhD, Department of Neurology, University of Mississippi Medical Center: Bệnh Alzheimer, một bệnh lý nhận thức thần kinh, là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Với các triệu chứng như: Mất trí nhớ ngắn hạn, các thiếu hụt nhận thức khác có xu hướng liên quan đến nhiều chức năng, bao gồm những lĩnh vực sau: Suy giảm khả năng lập luận, khó khăn trong giải quyết các công việc phức tạp, và khả năng đánh giá kém. Rối loạn chức năng ngôn ngữ (ví dụ, khó khăn trong việc suy nghĩ về những từ thông dụng, lỗi trong nói và/hoặc viết). Rối loạn chức năng thị giác không gian (ví dụ, không có khả năng nhận dạng khuôn mặt hoặc các đồ vật thường gặp. Rối loạn hành vi (ví dụ như đi lang thang, kích động, la hét, hoang tưởng bị hại). Nguồn:https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-thần-kinh/sảng-và-sa-sút-trí-tuệ/bệnh-alzheimer 15 Theo Bác sĩ A.Q. RANA (bác sĩ thần kinh), Chương trình về bệnh Parkinson Quốc tế Toronto, Canada năm 2008: Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra, với các triệu chứng chính của bệnh bao gồm: run bàn tay, cánh tay hoặc chân, thường khởi phát ở một bên người, run xuất hiện ở tư thế nghỉ, khi thực hiện các công việc thường ngày thì cử động bị chậm chạp, bước chân bị chậm và kéo lê bước, rối loạn về thăng bằng, và cứng đờ các cơ bắp. Khi bệnh tiến triển thì về sau sẽ có các triệu chứng như: giảm biểu cảm của nét mặt,táo bón, rối loạn về giấc ngủ, giọng nói thều thào, rối loạn trí nhớ và rối loạn chức năng tư duy, trầm cảm, lo sợ, rối loạn cảm giác... Nguồn: https://www.pdprogram.org/wp-content/uploads/2019/07/PD-BR-1-intro-vietnamese-Final.pdf 16 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình những quy định chung về luật dân sự, Nxb.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 119. 10 11 10 1.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, không phải chủ thể nào cũng có năng lực hành vi đầy đủ. Thực tế cho thấy, không ít những cá nhân không đủ khả năng nhận thức hay khó có thể làm chủ được hành vi của mình, nhưng không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chính là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Vì những hạn chế nhất định về tình trạng thể chất hoặc tinh thần nên người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không thể tự bảo vệ mình trong mọi giao dịch dân sự. Sự tồn tại của các quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mang lại nhiều ý nghĩa lớn, cụ thể: Một là, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn trong việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, là người “yếu thế” trong quan hệ pháp luật dân sự. Về bản chất, quan hệ dân sự là được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí. Các bên tham gia quan hệ dân sự phải là các chủ thể bình đẳng về khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ. Trong khi đó, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Điều này có thể xuất phát từ tuổi tác, khiếm khuyết về thể chất hoặc hạn chế về tinh thần. Khi tham gia vào những quan hệ nhất định, họ khó có thể tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ dân sự, cũng như không thể tự mình bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự như những đối tượng khác. Vì vậy, có thể hiểu người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chính là người “yếu thế” trong quan hệ dân sự17. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 chỉ quy định người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhưng trên thực tế người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng là bên yếu thế cần được bảo vệ. Trong tình huống này, Tòa án không thể viện dẫn bất kỳ quy định nào trong BLDS năm 2005 để bảo vệ nhóm có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, vì những người này không rơi vào trường hợp mất năng lực hay hạn chế năng lực dân sự18. Vì vậy, BLDS năm Trần Thị Diệu Hương (2019), “Bảo vệ người yếu thế trong Luật dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, Số 6 (382). Nguồn: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210275 18 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.53. 17 11 2015 đã ghi nhận và quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Qua đó, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được bảo vệ bởi chế định giám hộ, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ để chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 23). Điều này, tạo hành lang pháp lý bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn trong việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi - người “yếu thế” trong quan hệ pháp luật dân sự. Ngoài ra, việc bổ sung thêm quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, khiến cho sự phân hóa các mức độ năng lực hành vi dân sự trong BLDS năm 2015 được chi tiết hơn. Sự phân hóa chi tiết này giúp bao quát được nhiều hơn các chủ thể thiếu năng lực hành vi dân sự cần được bảo vệ trên thực tế. Trong đó, tương ứng với mỗi mức độ năng lực hành vi dân sự, sẽ có những chế định pháp lý phù hợp với từng đối tượng, ví dụ: người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23), người hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24)... Qua đó, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhóm chủ thể có những hạn chế nhất định về thể lực hoặc trí lực khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Hai là, quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi giúp tạo sự ổn định trong mối quan hệ pháp luật dân sự. Về nguyên tắc thì các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập19. Nhưng trên thực tế, có những trường hợp một người vì lý do sức khỏe hay tinh thần mà gặp khó khăn trong nhận thức, vẫn tham gia vào quan hệ dân sự. Nếu không quy định cơ chế về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì rất khó đảm bảo được sự bình đẳng, sự thiện chí khi tham gia vào quan hệ pháp luật của nhóm chủ thể này. Dẫn đến khi giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng được yêu cầu về mặt năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia, thì tranh chấp có thể phát sinh, gây mất sự ổn định trong các mối quan hệ pháp luật dân sự. Mặc khác, khi bổ sung quy định điều chỉnh về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì giao dịch dân sự của người này sẽ do người giám hộ thay mặt thực hiện. Khi thông qua người giám hộ, giao dịch của họ được xác lập mà vẫn 19 Điều 17 BLDS năm 2015. 12 đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, quy định thể hiện rõ, trường hợp giao dịch với chủ thể nào là hợp pháp, trường hợp giao dịch bị tuyên bố vô hiệu, để bên giao kết có thể dự liệu được rủi ro. Do đó, hạn chế thấp nhất tranh chấp có thể xảy ra. Quy định này còn là hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết tranh chấp có liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lúc này, tranh chấp được giải quyết mà vẫn đảm bảo công bằng theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tranh chấp kéo dài. Từ đó, giúp tạo sự ổn định trong mối quan hệ pháp luật dân sự. Ba là, quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi góp phần tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và các chủ thể khác. Khi Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, đồng thời Tòa án cũng chỉ định người giám hộ cho chủ thể này (Điều 23). Thông qua quyền và nghĩa vụ của mình, người giám hộ không chỉ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mà còn đại diện trong các giao dịch dân sự để bảo vệ người này. Như vậy, mặc dù người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia vào giao dịch, nhưng họ vẫn có thể tham gia giao dịch bình đẳng như những chủ thể khác thông qua người giám hộ. Lúc này, các bên trong giao dịch sẽ bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Qua đó có thể thấy, quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi góp phần tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và các chủ thể khác. Bốn là, quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thể hiện việc bắt kịp và hòa nhập của pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. Trên thực tế, trước khi BLDS năm 2015 được ban hành, pháp luật một số nước trên thế giới cũng đã công nhận và bảo vệ những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi này. Điển hình như BLDS Nhật Bản năm 1896 (sửa đổi năm 2006), mặc dù không dùng cụm từ: “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” như trong BLDS năm 2015 của Việt Nam, nhưng Điều 11 BLDS Nhật Bản có quy định, một số người do không đủ nhận thức vào một thời điểm cụ thể để thực hiện một số giao dịch nhất định hoặc việc xác lập thực hiện trong thời điểm đó, có thể không phản ánh đúng ý chí, lý trí của người này thì người này, hoặc người thân trong gia đình, người giám sát, công tố
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan