Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình ...

Tài liệu Khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình

.PDF
167
1
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Ngọc Trang KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ DÂN GIAN Ê ĐÊ DƯỚI GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Ngọc Trang KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ DÂN GIAN Ê ĐÊ DƯỚI GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học, thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin dành phần trang trọng để cảm ơn TS. Hồ Quốc Hùng – thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi sự cẩn trọng, nghiêm túc trong công việc khoa học, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1.TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC Ê ĐÊ CỔ Ê ĐÊ VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TRUYỆN 7 1.1. Vài nét về dân tộc Ê đê ........................................................................................ 7 1.1.1. Địa bàn cư trú và tổ chức xã hội ................................................................... 7 1.1.2. Những biểu hiện về sắc thái văn hóa ............................................................ 9 1.2. Vấn đề phân loại truyện cổ dân gian Ê đê ......................................................... 13 1.2.1. Tình hình sưu tầm và phân loại .................................................................. 13 1.2.2. Đề xuất tiêu chí phân loại ........................................................................... 21 Chương 2 :THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT 45 2.1. Thần thoại .......................................................................................................... 45 2.1.1. Về đề tài ...................................................................................................... 45 2.1.1.1. Thần thoại giải thích sự tạo lập thế giới............................................... 45 2.1.1.2. Thần thoại giải thích các hiện tượng tự nhiên ..................................... 52 2.1.1.3 Thần thoại giải thích nguồn gốc tộc người ........................................... 53 2.1.2. Các mô típ trong thần thoại Ê đê ................................................................ 56 2.1.2.1. Mô típ người khổng lồ kiến tạo ........................................................... 56 2.1.2.2. Mô típ hồng thủy.................................................................................. 57 2.1.2.3. Mô típ quả bầu ..................................................................................... 59 2.1.2.4. Mô típ cây nối trời và đất ..................................................................... 62 2.2Truyền thuyết ....................................................................................................... 64 2.2.1. Về đề tài – cốt truyện .................................................................................. 64 2.2.1.1. Truyền thuyết lịch sử ........................................................................... 64 2.2.1.2 Truyền thuyết địa danh ......................................................................... 71 2.2.2 Các môtíp trong truyền thuyết ..................................................................... 74 2.2.2.1 Môtíp gươm thần .................................................................................. 74 2.2.2.2 Môtíp thực hiện sứ mệnh ...................................................................... 76 Chương 3 :TRUYỆN CỔ TÍCH 78 3.1Truyện cổ tích thần kì .......................................................................................... 78 3.1.1. Về đề tài – Cốt truyện ................................................................................. 78 3.1.1.1. Cổ tích về nhân vật mồ côi .................................................................. 78 3.1.1.2. Cổ tích về nhân vật dũng sĩ .................................................................. 88 3.1.1.3 Cổ tích về nhân vật mang lốt ................................................................ 96 3.1.2. Các mô típ chính ......................................................................................... 98 3.1.2.1 Môtíp sự ra đời kì lạ.............................................................................. 98 3.1.2.2 Mô típ bà Đuôn Sun .............................................................................. 99 3.1.2.3 Mô típ thần Rồng ................................................................................ 100 3.1.2.4. Mô típ về sự xuất hiện con số 7 ........................................................ 100 3.2 Truyện cổ tích thế sự......................................................................................... 102 3.2.1. Về đề tài – cốt truyện ................................................................................ 102 3.2.1.1. Nhóm truyện kể địa danh ................................................................... 102 3.2.2.2. Nhóm truyện kể khác ......................................................................... 104 3.2.2. Các mô típ chính ....................................................................................... 107 3.2.2.1. Mô típ sụt đất ..................................................................................... 107 3.2.2.2 Mô tip hóa thân ...................................................................................... 109 3.2.2.3. Mô típ đá thiêng ................................................................................. 109 3.1.2.4. Mô típ hồn lúa ................................................................................... 111 3.3. Truyện cổ tích loài vật ..................................................................................... 113 3.3.1. Về đề tài .................................................................................................... 113 3.3.2. Những mô típ chính .................................................................................. 115 3.3.2.1. Mô típ xử kiện.................................................................................... 115 3.3.2.2 Mô tip mẹo lừa .................................................................................... 115 KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 119 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 130 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dân tộc Ê đê là dân tộc có bề dày văn hóa lịch sử, sinh sống lâu đời ở Đăk Lăk, chiếm tỉ lệ đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk. Người Ê đê từ xa xưa đã có một nền văn học dân gian phong phú. Trong đó có một bộ phận truyện cổ đặc sắc chiếm một vị trí đáng kể trong đời sống văn hóa. Người Ê đê gọi kho tàng truyện kể của mình là klei đưm (klei có nghĩa là lời, bài, chuyện; đưm là những câu chuyện xưa). Truyện cổ nảy sinh từ chính cuộc sống lao động của đồng bào Ê đê. Trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, ngoài kể khan (sử thi), các già làng và nghệ nhân còn kể clay đưm cho con cháu nghe dưới ánh lửa bập bùng trong những ngôi nhà sàn. Mỗi một câu chuyện thấm đẫm trong đó biết bao triết lí nhân sinh, cách cảm cách nghĩ của cả một cộng đồng dân cư có bản sắc văn hóa riêng, tập tục riêng trên một địa bàn cư trú gắn liền với núi rừng Tây Nguyên. Đọc truyện cổ Ê đê, người ta thấy được bức tranh đời sống tinh thần có nhiều nét độc đáo của người Ê đê trên dải đất Tây Nguyên. Nghiên cứu truyện cổ Ê đê sẽ là một công việc khoa học hứa hẹn nhiều khám phá thú vị. Tuy nhiên, truyện cổ là một khái niệm bao quát gồm nhiều thể loại. Tiếp cận truyện cổ dân gian Ê đê không thể bỏ qua vấn đề nghiên cứu về loại hình của nó. Hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu truyện cổ Ê đê một cách hoàn chỉnh về mặt thể loại. Việc xác định truyện cổ Ê đê dưới góc độ thể loại là một việc cần thiết. Vì vậy, đề tài của luận văn tập trung xác định vấn đề thể loại của truyện cổ dân gian Ê đê từ hệ thống đến cấu tạo cốt truyện. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong một bối cảnh cấp thiết. Hiện nay, ngoài một số lượng ít ỏi truyện cổ Ê đê đã được sưu tầm và xuất bản, truyện cổ Ê đê vẫn tồn tại trong đời sống cộng đồng người Ê đê nhưng đang phải đối diện với nguy cơ sẽ mất đi vĩnh viễn khi chịu sự tác động của nếp sống hiện đại. Chỉ còn những bậc cao niên nhớ được truyện cổ và khi lớp người già lần lượt ra đi, những truyện kể kì diệu cũng sẽ theo họ đi vào quên lãng. Chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu của luận văn sẽ làm được công việc phân loại truyện cổ Ê đê một cách hoàn chỉnh và sẽ là bước mở đầu cho nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về truyện cổ dân gian Ê đê sau này. 2. Mục đích nghiên cứu Tiến hành sưu tầm và khảo sát toàn bộ truyện cổ dân gian Ê đê, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của luận văn là : xây dựng diện mạo truyện cổ dân gian Ê đê một cách có hệ thống từ cách phân loại đến hệ thống cốt truyện và đi vào mô típ để thấy được đặc trưng về thể loại của truyện cổ Ê đê. 3. Lịch sử vấn đề Hiện tại, chúng tôi tìm được và khảo sát những tài liệu liên quan đến đề tài của luận văn như sau: Công trình Văn hóa dân gian Ê đê của tác giả Ngô Đức Thịnh (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992), bài viết Một vài đặc điểm của thần thoại Ê đê của tác giả Ngọc Anh (Tạp chí Văn học số 3 năm 1996), Văn học dân gian Ê đê, Mơ nông của tác giả Trương Bi (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2007), bài viết Clay đưm của người Ê đê của tác giả Đỗ Hồng Kì (Tạp chí Dân tộc học số 2 năm 2011). Trước hết là tài liệu Văn hóa dân gian Ê đê. Đây là công trình nghiên cứu về tổng thể văn hóa của dân tộc Ê đê. Trong đó tác giả khảo sát về kiến trúc nghệ thuật, luật tục cũng như các lễ thức trong đời sống cộng đồng Ê đê. Tài liệu này có dành vài trang điểm qua vài nét về sử thi và truyện cổ. Ở đây truyện cổ Ê đê được xem xét như một bộ phận cấu thành của văn hóa dân gian Ê đê và được phân loại thành ba bộ phận: truyền thuyết, truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn. Thể loại thần thoại không thấy được nói đến. Điều này đặt ra cho chúng tôi một nghi vấn về vấn đề phân loại. Bởi lẽ thần thoại là hình thức nghệ thuật ra đời đầu tiên của loài người. Một dân tộc có bề dày văn hóa, có một đời sống tinh thần gắn chặt với tín ngưỡng vạn vật hữu linh như dân tộc Ê đê chắc hẳn phải tồn tại những câu chuyện thần thoại ở một số lượng nào đó. Thứ hai là công trình Văn học dân gian Ê đê, Mơ nông, tác giả Trương Bi đã khai thác những vấn đề cơ bản của văn học dân gian Ê đê. Bên cạnh sử thi, lời nói vần, truyện cổ Ê đê được dành khá nhiều trang viết và được trình bày theo sự phân loại của tác giả. Theo Trương Bi, truyện cổ Ê đê chỉ có hai tiểu loại là thần thoại và truyện cổ tích. Như vậy, theo tác giả này, truyện cổ Ê đê không xuất hiện thể loại truyền thuyết. Thứ ba là bài viết Một vài đặc điểm của thần thoại Ê đê của tác giả Ngọc Anh. Tác giả chỉ đề cập đến nhóm truyện thần thoại trong truyện cổ Ê đê. Theo tác giả, người Ê đê có một mảng truyện thần thoại rất phong phú và đã tiến hành phân chia tiểu loại trong thần thoại thành các nhánh nhỏ trên cơ sở nội dung phản ánh của thần thoại: thần thoại giải thích các hiện tượng tự nhiên, thần thoại phản ánh tinh thần đấu tranh chinh phục thiên nhiên, thần thoại phản ánh đời sống xã hội. Thứ tư là bài viết Clay đưm của người Ê đê, tác giả Đỗ Hồng Kì đã khẳng định giá trị của truyện cổ dân gian Ê đê nói chung qua việc đánh giá vắn tắt về nội dung và nghệ thuật của truyện. Tác giả dẫn ra ba thể loại trong truyện cổ Ê đê để minh họa cho những luận điểm của mình. Đó là thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn. Ngoài ra, bài viết này không đề cập đến vấn đề phân loại. Từ những công trình trên có thể thấy, truyện cổ Ê đê còn nhiều điểm thuộc về vấn đề phân loại chưa có sự nhất quán, đã được quan tâm đánh giá nhưng chưa được nghiên cứu sâu. Điều đó cho thấy vấn đề phân loại truyện cổ Ê đê cũng có nhiều sự khác biệt với nhiều quan điểm phân loại khác nhau. Đây chính là lí do để chúng tôi tiến hành khảo sát trong đề tài luận văn này. 4. Phạm vi đề tài Căn cứ vào nhiệm vụ khoa học của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ truyện cổ dân gian Ê đê đã được xuất bản. Những văn bản truyện có được trong quá trình điền dã sưu tầm chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi chỉ tập hợp những văn bản truyện của người Ê đê ở địa bàn tỉnh Đăk Lăk để phục vụ cho công việc nghiên cứu đồng thời chú ý xem xét truyện cổ Ê đê trong mối quan hệ gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Ê đê ở tỉnh Đăk Lăk. Do chưa đủ tài liệu và điều kiện cần thiết, chúng tôi mới chỉ dừng ở việc phân loại và nghiên cứu theo cốt truyện, nhân vật và mô tip. Theo đó, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại, chỉ ra những đặc điểm của truyện cổ Ê đê ở từng thể loại. Việc thống kê mô tip cũng chỉ giới hạn ở những thể loại mà chúng tôi thấy ổn định về phong cách thể loại . Những thể loại nào mờ nhạt, chúng tôi chỉ dừng ở việc đánh giá về đề tài và nêu một số suy nghĩ về hiện tượng của nó. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, miêu tả Sau khi tập hợp văn bản truyện, chúng tôi thống kê các tác phẩm theo số liệu cụ thể, miêu tả đề tài, kết cấu và phân chia các mô tip. 5.2. Phương pháp phân tích, so sánh Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu đề tài, cấu tạo cốt truyện. Trong chừng mực chúng tôi có tiến hành đối chiếu giữa truyện cổ Ê đê với truyện của dân tộc Kinh và một số dân tộc cùng cư trú trên địa bàn Tây Nguyên. 5.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Chúng tôi có kết hợp tìm hiểu thể loại trên góc độ dân tộc học để hỗ trợ cho việc khảo sát truyện cổ. 5.4. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa Chúng tôi tiến hành phân loại những tác phẩm đã tập hợp được, lựa chọn tác phẩm theo tiêu chí đã đặt ra và sắp xếp chúng vào từng mảng truyện, nhóm truyện, nhóm mô típ để nhận diện được bản chất và đặc điểm thể loại của chúng. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thực hiện đề tài này, luận văn sẽ xác lập được một hệ thống truyện cổ dân gian đã được sưu tầm từ trước đến nay. Hệ thống tư liệu này được xác lập theo quan niệm của người viết, mong rằng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho những người có nhu cầu nghiên cứu sâu hơn. Kế thừa có chọn lọc công trình của người đi trước, chúng tôi mong rằng luận văn sẽ xây dựng được diện mạo đầy đủ và góp một cách nhìn mới mẻ, khoa học về vấn đề phân loại truyện cổ Ê đê. Từ công trình này, chúng tôi hi vọng tạo thêm một điểm nhấn trong bức tranh tổng thể về văn hóa tộc người Ê đê. 7. Kết cấu của luận văn Theo nhiệm vụ đặt ra, ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương tập trung vào các vấn đề sau: - Chương 1 : Tổng quan về dân tộc Ê đê và vấn đề phân loại truyện cổ Ê đê - Chương 2 : Thần thoại và truyền thuyết - Chương 3 : Truyện cổ tích CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TRUYỆN CỔ Ê ĐÊ 1.1. Vài nét về dân tộc Ê đê 1.1.1. Địa bàn cư trú và tổ chức xã hội Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Êgar, là tộc người có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo, ngữ hệ có dân số khá đông trong khu vực Đông Nam Á. Tùy theo vùng cư trú, người Ê đê vẫn có những nét khác biệt ít nhiều về phương ngữ, sinh hoạt văn hóa, tạo nên các nhóm địa phương khác nhau như nhóm Kpă, Atham, Mdthur, Ktul, Bih. Tỉnh Đăk Lăk là địa bàn sinh sống của 40 dân tộc thiểu số khác nhau. Theo số liệu điều tra của Ban dân tộc tỉnh Đăk Lăk, người Ê đê ở Đăk Lăk vào tháng 12/2003 là 271.111 người. Đồng bào Ê đê sống tập trung ở vùng trung tâm Đăk Lăk – thành phố Buôn Mê Thuột và các huyện Krông Pach, Krông Buk, Easup, Mdrah. Ngoài ra còn ở một vài tỉnh lân cận như phía Nam tỉnh Gia Lai, phía Tây Khánh Hoà, Phú Yên. Người Ê đê có quan hệ gần gũi với các dân tộc láng giềng cùng chung một nguồn gốc Mã lai – Đa đảo như Chăm, Gia rai, Churu, Raglai và dân tộc Mnông cùng sinh sống trên cao nguyên Đăk Lăk. Trong đó mối quan hệ với đồng bào Giarai, Mnông có thể xem là gần gũi hơn cả, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Một số trường ca, truyện cổ phổ biến của người Ê đê cũng thấy ở người Giarai, Mnông do quá trình cộng cư tương tác văn hóa. Tổ chức xã hội của người Ê đê theo chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ là người làm chủ trong gia đình, con cái mang họ mẹ, con trai không có quyền được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú bên nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình và khi chết thì được mang về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ. Người Ê đê lấy buôn làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản tương đương với khái niệm làng của người Việt. Kết cấu buôn truyền thống là các gia đình lớn mẫu hệ và một số gia đình nhỏ, các gia đình trong buôn đều có quan hệ hữu cơ với nhau hoặc cùng thân tộc hoặc cùng huyết thống trong quan hệ hôn nhân. Buôn là không gian tụ cư của nhiều ngôi nhà dài, quy mô lớn nhỏ của buôn phụ thuộc vào số gia đình mẫu hệ sống trong buôn. Buôn nhỏ có ít nhất từ 20 đến 40 ngôi nhà, buôn lớn khoảng từ 50 đến 100 ngôi nhà. Mỗi buôn có một người đứng đầu gọi là khua buôn. Khua buôn là người được quyền tổ chức cúng bến nước (pô tuh pin êa) hằng năm. Trước đây, khi có dịch bệnh hoặc một tai họa nào đó xảy ra cho buôn làng, người Ê đê lại chọn một địa thế mới để dựng buôn mới. Số lượng các gia đình mẫu hệ này phải có giới hạn để thuận tiện cho những lần di chuyển. Hầu hết các buôn ngày nay đều trải qua nhiều lần xây dựng lại do nhiều nguyên nhân nên hình thức tổ chức và qui mô của buôn của buôn có những đổi thay tùy theo từng thời kì. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ cấu tổ chức buôn của người Ê đê có những đổi thay. Nhiều buôn Ê đê có khuynh hướng định canh định cư nên số gia đình nhỏ mẫu hệ trong buôn có thể nhiều hơn. Buôn của người Ê đê thường được xây dựng gần các trục lộ chính theo hướng Bắc Nam trên những địa thế tương đối bằng phẳng cao ráo, gần nguồn nước, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Bộ máy điều hành buôn gồm có khua buôn (chủ bến nước), pô phat kđi (xử kiện), pô iêô yang (cúng thần). Các thành viên này hỗ trợ khua buôn điều hành tổ chức xã hội theo từng trọng trách của mình. Quan hệ giữa khua buôn và các thành viên trong buôn là quan hệ hai chiều, khua buôn phải là người công minh, chính trực, bình đẳng và dân chủ. Khi quy định một việc hệ trọng liên quan đến quyền lợi của cộng đồng, khua buôn đều phải thông qua ý kiến dân chủ của buôn theo luật tục. Vai trò của khua buôn trong xã hội Ê đê sẽ càng được nâng lên thông qua uy tín của gia đình phía vợ. Có thể nói chức vụ khua buôn thuộc về dòng nữ, tức là thuộc về gia đình vợ, còn khua buôn chỉ là người đại diện gia đình điều hành công việc của buôn. Thông qua vai trò và quyền lực của khua buôn, có thể nói rằng đằng sau người khua buôn chính là sự điều hành của người phụ nữ của buôn làng. Người phụ nữ Ê đê là người có vai trò trực tiếp đối với gia đình mẫu hệ đồng thời họ có vai trò gián tiếp đối với thiết chế tổ chức xã hội. 1.1.2. Những biểu hiện về sắc thái văn hóa Như đã nói, trong số những dân tộc định cư lâu đời ở Đăk Lăk, dân tộc Ê đê có số dân đông nhất, có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống. Đời sống của người Ê đê gắn bó mật thiết với núi rừng. Buôn làng của họ nằm giữa núi rừng, tồn tại giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trong xã hội truyền thống của họ, từ nhà cửa đến chuyện ăn mặc, vui chơi, lễ hội cho đến khi trở về cát bụi cũng không tách khỏi núi rừng. Rừng vì vậy là mẫu số chung của văn hóa Ê đê. Nói về bản sắc văn hóa của dân tộc Ê đê, có thể nhận định đó là nền văn hóa mang đậm tính chất mẫu hệ. Bước vào các buôn làng của người Ê đê sinh sống, người ta sẽ ấn tượng ngay về những ngôi nhà dài có khi phải đến cả trăm mét. Đặc biệt nhà dài của họ có hình dáng giống chiếc thuyền mang đậm hình ảnh ông bà tổ tiên ở vùng hải đảo khi xưa đã lênh đênh trên biển cả để tìm đất sống. Ngôi nhà dài đã được các sử thi ca ngợi: dài như tiếng chiêng ngân, dài bằng một hơi ngựa chạy, dài đến nỗi con chim bay mỏi cánh cũng không hết… Trong những ngôi nhà dài đó là cả đời sống của một gia đình mẫu hệ. Những thành viên sống trong nhà dài gồm có hai vợ chồng cùng với con cháu ruột và con của chị em gái trong nhà, cùng với những người đàn ông (anh hoặc em trai) chưa vợ hoặc li dị vợ, và cả những người là con nuôi. Người làm chủ căn nhà này là người phụ nữ, không phải người đàn ông. Bà chủ nhà được xem như bà tổ của dòng họ (còn gọi là “nồi cơm cái” hay “nồi cơm mẹ”). Ngôi nhà dài sẽ là nơi ở của tất cả các thành viên vốn là hậu duệ của bà tổ. Bà chủ nhà cũng như bao người phụ nữ bình thường khác, làm công việc nội trợ, trông coi con cháu… nhưng lại có trách nhiệm và uy quyền khá lớn. Bà cùng với người chồng có bổn phận giảng giải và dạy bảo cho con cháu về phong tục tập quán của dân tộc mình. Bà điều hành công việc trong gia đình như quản lí của cải, phân chia tài sản. Trong gia đình hoặc dòng họ, nếu cần quyết định một việc trọng đại nào đó như mua bán, cưới hỏi, nếu không thông qua ý kiến của nữ chủ nhà thì không được phép thực hiện. Giả sử người con trai của nữ chủ nhà muốn kết hôn, nếu chỉ có những người anh em trai trong gia đình đồng ý mà không có sự chấp thuận của bà và các chị em gái trong nhà, đám cưới sẽ không được tổ chức. Khi làm lễ cúng trong gia đình, bà chủ nhà là người đầu tiên cầm cần rượu rồi đến những người phụ nữ trong dòng họ rồi sau cùng mới đến lượt những người anh em trai của bà. Và trong các nghi lễ nông nghiệp, người phụ nữ làm chủ dòng họ cũng là người thực hiện các thao tác như cầm cần rót rượu, mặc dù người đàn ông là người tổ chức các nghi lễ đó. Khi bà chủ nhà đã già yếu hoặc qua đời, vai trò “nồi cơm cái” lại được truyền cho người chị gái cả trong gia đình. Và người chị gái cả này cũng đóng vai trò như một người mẹ trong gia đình. Và nếu người chị gái cả này là một bà góa đã già thì người con gái cả của bà sẽ thay mặt bà giữ quyền người mẹ. Cách tổ chức sinh hoạt cũng như cấu trúc của gia đình Ê đê trong ngôi nhà sàn đã nói lên một cách tổng thể về sự chi phối của dòng nữ trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Trong lĩnh vực hôn nhân, người phụ nữ cũng là người chủ động. Sau đám cưới, người đàn ông sẽ về cư trú bên gia đình nhà vợ. Người Ê đê ngày trước có một tập tục khá độc đáo là tục nối dây (chuê nuê). Tập tục hôn nhân này nhằm gìn giữ sự liên minh giữa các dòng họ và để bảo vệ tài sản phía dòng họ nữ. Cụ thể là khi vợ chết, chồng có thể lấy em vợ hay chị vợ. Còn khi người chồng chết, người vợ sẽ lấy anh trai hoặc em trai chồng… Ngày nay thì tập tục này không còn nữa. Về tín ngưỡng, người Ê đê theo tín ngưỡng đa thần. Họ quan niệm mọi vật đều có yang (hồn). Thờ cúng là một hoạt động chi phối sâu sắc đời sống của người Ê đê. Họ có hai hệ thống nghi lễ chính: nghi lễ vòng đời người và nghi lễ nông nghiệp. Nghi lễ vòng đời người gồm có lễ cầu sinh nở dễ dàng, đặt tên, cầu chúc sức khỏe…Nghi lễ nông nghiệp gồm có lễ tìm đất, cúng thần gió, cúng cào cỏ, trỉa lúa, cầu mưa, mừng lúa mới… Các nghi lễ nông nghiệp xuất hiện đa dạng không chỉ để thỏa mãn đời sống tinh thần của cộng đồng mà còn là sự thể hiện ý thức trân trọng của người Ê đê đối với tài nguyên đất, nước và rừng. Lễ hội là hoạt động văn hóa thường thấy ở dân tộc Ê đê. Họ có nhiều lễ hội trong đó lễ bỏ mả có thể xem là lễ hội độc đáo nhất. Hầu hết các lễ hội của người Ê đê không thể thiếu một nhạc cụ quan trọng chính là cồng chiêng. Cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ truyền thống của người Ê đê. Trong quan niệm của họ, cồng chiêng chính là một phương tiện thiêng liêng để con người giao tiếp với thần linh. Âm thanh cồng chiêng gắn bó với mỗi người Ê đê từ lúc chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Ngoài ra người Ê đê còn có một loạt các nhạc cụ phục vụ cho các nghi lễ trong tang ma như kèn đing năm, đing buôt, đing tuut… Các loại nhạc cụ này cũng phản ánh đời sống tinh thần của dân tộc Ê đê. Trong quan niệm cổ truyền, người Ê đê cho rằng vạn vật xung quanh con người đều có hồn vía (yang) như núi, sông, cây cỏ, chiêng, ché… Thậm chí giọt sương, hòn sỏi cũng có yang. Riêng đối với con người, yang được gọi là Mngăt, thường quen gọi là hồn. Hồn quyết định sự tồn tại của thân xác. Khi hồn đau thì thân thể cũng bị đau. Các yang của đồ vậy cũng như con người, có yang tốt yang xấu, có yang hữu ích mà cũng có yang phá hại. Nó có thể vui mà cũng có thể buồn, có thể mạnh mà cũng có thể yếu. Con người có thể nghe tiếng nói của vật, nhất là vật thiêng để hỏi ý kiến của chúng qua những giấc mơ. Khi chạm đến các vật, để cho chúng đồng tình, người ta thường hỏi han, vỗ về các vật. Chẳng hạn trước khi chặt cây thì khấn. Và trước khi đào ché rượu lên để uống thì bảo với ché : “Tôi lấy bà lên không phải là để làm việc này việc nọ mà để tiếp khách quý, để cúng thần”. Quan niệm các vật có “yang” dẫn đến việc đặt tên riêng cho các vật quý như chiêng, ché. Cũng từ quan niệm đó mà người ta có sự chăm chút, tô điểm cho các vật. Trong các lễ cúng quan trọng, người ta đeo các chuỗi hạt cho các ché quý. Các đồ vật vừa được chế tạo cũng được phong cho một “yang”. Khi đồ vật đó ra đời cũng có nghĩa là nó đã có hồn vía.Vì vậy cho dù là sử dụng bất kì đề vật gì, con người cũng phải biết quý trọng và sử dụng một cách đúng đắn. Chẳng hạn như ngôi nhà dài của người Ê đê, khi mới làm xong nó đã có yang vì bản thân nó được làm bằng gỗ, mà gỗ dưới dạng cây cối trong rừng là nơi trú ngụ của các thần… Quan niệm mọi vật đều có linh hồn đã khiến cho cuộc sống của người Ê đê có một sự giao hòa rất tinh tế với vạn vật xung quanh. Tóm lại, nói về bản sắc văn hóa của dân tộc Ê đê, chúng tôi tập trung chú ý mấy đặc điểm: Thứ nhất, nguyên tắc mẫu hệ chi phối sâu sắc cách tổ chức buôn làng, gia đình cũng như quan hệ hôn nhân của người Ê đê. Thứ hai, tổ chức buôn làng và các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng cho thấy tính cộng đồng biểu hiện rất rõ trong đời sống văn hóa của họ. Và thứ ba, tín ngưỡng vạn vật hữu linh luôn thường trực trong tâm thức của cộng đồng Ê đê và đã trở thành một niềm tin sâu sắc trong nhận thức và ứng xử của họ. Tìm hiểu sơ lược những đặc điểm về tổ chức xã hội, về văn hóa của người Ê đê, chúng tôi muốn tìm hiểu sự xuyên thấm của đời sống văn hóa trong các thể loại của của truyện cổ Ê đê. Những ảnh hưởng của văn hóa mẫu hệ, tính cộng đồng và tín ngưỡng vạn vật hữu linh được biểu hiện khá rõ nét trong hệ thống các thể loại truyện cổ của người Ê đê mà chúng tôi sẽ khảo sát ở chương sau. 1.2. Vấn đề phân loại truyện cổ dân gian Ê đê 1.2.1. Tình hình sưu tầm và phân loại * Tình hình sưu tầm Truyện cổ Ê đê đã sớm được sưu tầm từ năm 1985, được tuyển chọn và in trong các tuyển tập sau đây: - Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên do Đặng Nghiêm Vạn sưu tầm, xuất bản năm 1985, tập 1, gồm có 31 truyện: Sự tích sông Krông Buk, Truyền thuyết Krông Pa, Sự tích Biển Hồ, Sự tích hang A Đrênh, Vì sao có hồ Lăk, Nấm Hồng và Nấm Đỏ, Sự tích con voi, Vì sao heo ăn cám chó ăn cơm, Chỉ có ông thợ rèn phạt được tội khỉ, Tổ chim tồ rộc, Vượn trắng, Y Đăm tai to, Rum Dú với gái nhà trời, H bia Ngo, Y Tơ Lông giết trăn tinh, Pơ nan giết cọp, Anh em Pơrôngpha, Đăm Thí, Chàng Gơrăn Dơhông, Hơ Điêu và Y Nhớt, Hơ Kung và Y Du, Nung Kuang và bác cháu chàng Rít, Anh em chàng Rit, Đăm Ktỉa Truôi, Anh em chim cút, Cô gái đẹp và hạt gạo, Hồn lúa và lão Mtao, Y Luăc, Gà và Chó, Khỉ và Rùa, Nhóm truyện về con thỏ tinh ranh. - Truyện cổ Ê đê do Y Điêng và Hoàng Thao tuyển chọn, xuất bản năm 1988, gồm có 16 truyện: Sự tích người Ê đê lên sống trên mặt đất, Hơ Kung và Y Du, nàng Ngo và chàng Rit, Chàng Gơ răn Dơhông, Anh em chàng Rit, Chàng Bun Lô và nàng Tac Ty, Đăm Kơtỉa Truôi, Bảy anh em trai và nàng A Rế, Nung Kuang và bác cháu chàng Rit, Y Tăn và Y Măn, Chàng Cóc, Anh em Kun Koi, Chàng rể Khỉ, Hồn lúa và lão chủ nô, Nhóm truyện về con thỏ tinh ranh, Rùa và Khỉ. - Truyện cổ Ê đê, tập 2, xuất bản năm 1997 do Trương Bi, Y Wơn tuyển chọn, có 23 truyện: Sự tích các dân tộc, Sự tích hang A Đrênh, Sự tích bốn mùa xuân hạ thu đông, Sự tích Hồ Lăk, Hai anh em Đăm Thí và Đăm Di, Chàng Y Siêm, Chàng Y Rit và Khỉ bảy đầu, Lấy chồng heo, Sự tích cồng chiêng, Sự tích kèn Đing Năm, Sự tích điệu múa tung khắc, Sự tích Drai Hling, Sự tích Drai Sáp, Sự tích Krông Buk, Sự tích dòng Krông Hnăng, Sự tích tượng nhà mồ, Sự tích Ea Hleo, Sự tích cây Knia, Sự tích con voi, Chuột nâu và Y Rit, Cọp vật nhau với cái cối, Chàng Y Rit và con thỏ nâu, Sự tích đảo Sing Gar Pour. - Truyện cổ Tây Nguyên xuất bản năm 1999, do Đỗ Thiện và Ngọc Anh tuyển chọn, có 3 truyện: Nạn hồng thủy, Hơ Kung và Y Du, H Bia Ngo và Y Rit. - Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, xuất bản năm 1999, tuyển tập này có trích in 1 truyện cổ Ê đê : Thế giới thần linh - Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, xuất bản năm 2000: + Ở tập 3 có tuyển chọn 2 truyện: Quả bầu vàng, Thế giới các thần. + Ở tập 14 có 5 truyện: Bác thợ săn lạc trong rừng, Con mèo khôn ngoan, Bác Blông Bluê, Bác thợ săn và cô gái đười ươi, Cô gái đẹp và hạt gạo. + Ở tập 15 có 6 truyện : H Bia Yăk Yơng, Cả nhà Mtao biến thành khỉ, Sự tích chiếc vòng ngày cưới, Chàng cá sấu, Chàng cơm cháy, Thần Rắn và cô gái H Long. + Ở tập 16 có tuyển chọn 5 truyện: Truyền thuyết về nữ tù trưởng A Duôn H Du, Sự tích kèn Đing buốt và kèn đinh năm, Thần Rồng và anh em nhà Y Rắc, Y Rin, Cây kiếm của Thần Rồng, Sự tích đảo Singapor - Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, xuất bản năm 2002, tập 2 có tuyển chọn 19 truyện: Sự tích hang A Đrênh, Sự tích Biển Hồ, Sự tích dòng sông Krông Buk, Vì sao có hồ Lăk, Sự tích con voi, Tổ chim tồ rộc, Chỉ có ông thợ rèn phạt được tội khỉ, Đăm Thí, Vượn trắng, Y Tơ lông giết trăn tinh, Pơ nan giết cọp, Hơ Kung và Y Du, Nung Kuang và bác cháu chàng Rit, Anh em chim cút, cô gái đẹp và hạt gạo, Hồn lúa và lão Mtao, Y Luăc, Gà và chó, Khỉ và Rùa, Nhóm truyện về con thỏ tinh ranh. - Trong công trình nghiên cứu dân tộc học Người Ê đê – Một xã hội mẫu quyền, xuất bản năm 2004, tác giả Anne De Hautecloque – Howe có dẫn 4 truyện cổ Ê đê sưu tầm được: A Ma Mang, Y Kum, A Ma Sat, Chim xử kiện. Ở Đăk Lăk, Sở văn hóa thông tin đã tổ chức sưu tầm truyện cổ trong các buôn làng của người Ê đê, cho in rải rác trên tạp chí Văn hóa Đăk Lăk. và cho xuất bản thành các tập truyện được lưu giữ ở Bảo tàng Đăk Lăk. Chúng tôi liệt kê các tác phẩm cụ thể như sau: - Tạp chí văn hóa Đăk Lăk Số 1 năm 2003 có in 2 truyện: Truyện Mẹ con nàng H Bia và chú dê con, Chuột trắng. - Tạp chí văn hóa Đăk Lăk Số 3 năm 2004 có in 3 truyện: Tục đặt tên, Quả bầu vàng, Hồ Chư Lăm. - Tạp chí văn hóa Đăk Lăk Số 1 năm 2005 có in 2 truyện: Gà đẻ trứng vàng, Chàng Y Rit và lông gà thần. - Tập truyện Quả bầu vàng, xuất bản năm 2002 do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm gồm có 14 truyện: Quả bầu vàng, Dũng sĩ diệt cọp, Cả nhà Mtao biến thành khỉ, Sự tích điệu múa tung khắc, Y Do chữa bệnh cho Mtao, H Bia Plêô và anh trai thủy thần, Y Kluch chém trăn thần, H Liu và H La, , Tháp Yang Prong, Sự tích Buôn Ur, , Chàng Y Dú, Y Nan nuôi cá lóc, Chàng Y Ban. - Tập truyện Sự tích hạt gạo, xuất bản năm 2003, do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm gồm có 7 truyện: Sự tích hạt gạo, Sự tích dòng sông Krông Hmlai, Sự tích núi Mẹ bồng con, Sự tích núi Cư Mta, Đàn trâu nhà trời, Sự tích núi Mẹ và con, Đá đẻ con, Thanh gươm thần. - Tập truyện Bác thợ săn lạc trong rừng, xuất bản năm 2005 do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm gồm có 5 truyện : Ánh sáng và bóng tối, Hai chị em và con quỷ Yăk Yơng, Bác thợ săn lạc trong rừng, Hbia Đung và Dăm Bhu, Bác Blông Bluê. - Truyện cổ Tây Nguyên, xuất bản năm 2006, do Trương Bi, Y Wơn tuyển chọn gồm 13 truyện: Hạt dẻ thần kì, Sự tích các dân tộc, Con ếch Ea Đuk, Cây kơpang và ngôn ngữ loài người, Đăm Thí, Đường lên mặt đất, Lấy trộm lửa của trời, Con dê và loài người, Sự tích loài ong, Con voi bảy ngà, Sự tích chiêng tre, Sự tích Cư Mta, Cây tông lông, Sự tích sông Sêrêpôk, Cây si trên sông Sêrêpôk. - Tập truyện Nữ tù trưởng A Duôn H Du, do Trương Bi, Y Wơn tuyển chọn xuất bản năm 2007, gồm có 10 truyện: Y Luăc, Chàng cơm cháy, Y Yu, Y Ya, Y Din lên mặt trăng, H wan lên mặt trời, Con kiến và con voi, Chàng Y Niăk, chàng Yang Mda, Y Nan nuôi cá lóc, Anh chàng mắc nợ, Chàng nghèo tát biển, Chàng Rit và voi bay, Lấy chồng trăn, Đàn trâu nhà trời, Chàng Y Ban, Dòng họ Niê Mla, Rắn thần và Hơ Rit, Thằng bé lọ nồi, Y Tô cháu của trời, cọp nuôi Y Rit - Tập truyện Sự tích con voi trắng do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm năm 2008 gồm có 6 truyện: Sự tích con voi trắng, Sự tích đảo Sing Gar Pour, Sự tích chiếc vòng ngày cưới, Chàng cá sấu, Truyện H Bia Yăk Yơng, Đá đẻ con. Thống kê những truyện đã được sưu tầm, số truyện cổ dân gian Ê đê mà chúng tôi thu thập được là 135 truyện. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi cũng tiến hành công việc sưu tầm tại buôn Ea Khit (huyện Krông Ana), buôn Niêng (huyện Buôn Đôn), buôn Ki (phường Thành Nhất ở Buôn Mê Thuột) và buôn Bua (xã Hòa Xuân ở Buôn Mê Thuột). Số lượng văn bản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất