Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ tại một số Trường THPT tỉnh Bắc Nin...

Tài liệu Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ tại một số Trường THPT tỉnh Bắc Ninh

.PDF
62
1278
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN VI THỊ THU THOẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC NINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học Th.s: LƯU THỊ UYÊN HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC Phân 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 1.1Chương trình THPT môn Công nghệ. 1.1.1.Tóm tắt chương trình Công nghệ THPT. 1.1.2.Thực hiện kế hoạch giáo dục môn Công nghệ. 1.1.3.Sử dụng thiết bị giáo dục dạy thực hành. 1.1.4.Đổi mới phương pháp dạy học. 1.2.Chuẩn trình độ giáo viên Công nghệ THPT. 1.2.1Hệ thống các trường, cơ sở đào tạo giáo viên Công nghệ THPT. 1.2.2. Chuẩn trình độ giáo viên môn Công nghệ THPT. 1.3. Những nghiên cứu phản ánh thực trạng dạy và học môn Công nghệ ở trường THPT. Chương 2: Đối tượng - Nội dung – Phương pháp nghiên cứu. 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 2.2. Nội dung nghiên cứu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả và thảo luận. 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Thực trạng dạy và học môn học. 3.2.1. Đội ngũ giáo viên. Trang 3.2.1.1. Trường THPT Yên Phong số 1. 3.2.1.2. Trường THPT Quế Võ số 1. 3.2.1.3. Trường THPT Quế Võ số 2. 3.2.1.4. Trường THPT Lí Nhân Tông. 3.2.1.5. Trường THPT Lí Thái Tổ. 3.2.2. Năng lực và tâm huyết nghề nghiệp của giáo viên. 3.2.3. Cơ sở vật chất. 3.2.4. Thực trạng học. 3.2.4.1. Tinh thần, thái độ, hứng thú học tập. 3.2.4.2. Kết qủa học tập. Chương 4. Kết luận, giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ. 4.1. Kết luận. 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ. Tài liệu tham khảo Phụ lục Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Yên Phong I, trường THPT Quế Võ I, trường THPT Quế Võ II, trường THPT Lí Nhân Tông, trường THPT Lí Thái Tổđã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin cảm ơn cô giáo Lưu Thị Uyên - người đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khoá luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên, các em học sinh đã hỗ trợ tôi để có được thành công trong khoá luận này. Hà Nội, ngày tháng năm 2010. Sinh viên Vi Thị Thu Thỏa Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh” là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu tìm hiểu qua hai đợt thực tập. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo các bài viết của một số tác giả, tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác. Những điều tôi vừa nói trên hoàn toàn đúng sự thật Sinh viên Vi Thị Thu Thoả Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển, nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức, và từ kiến thức tạo ra giá trị. “Trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những con người năng động, sáng tạo, có khả năng học thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu thị trường lao động.” [ 5 ] Muốn vậy, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới giáo dục – đào tạo, trong đó đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục ở trung học phổ thông nói riêng theo xu thế 4 trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình” là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế công nghiêp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Để đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục hướng đến chuẩn tiên tiến chúng ta đã thiết kế các chương trình dạy học các bậc phổ thông theo mô hình giảng dạy phối hợp kiến thức cơ bản và kiến thức ứng dụng như các nước tiên tiến. Ở trung học phổ thông, đã có môn Công nghệ - một trong các môn học thuộc khối kiến thức ứng dụng. Nội hàm của môn học này rất rộng bao gồm cả Kinh tế, Kỹ thuật Nông nghiệp, Công nghệ và Kỹ thuật Công nghiệp, nhằm giúp học sinh nhận thức được các kiến thức khoa học cơ bản là thực tế và hữu ích cho cuộc sống hàng ngày; Cung cấp cho các em cơ hội thực hành các ngành nghề để tự khám phá khả năng, sở thích và định hướng nghề nghiệp. Vai trò quan trọng của môn Công nghệ rõ ràng không thể phủ nhận. Tuy vậy, môn Công nghệ ở trung học phổ thông hiện nay đang được phần lớn học sinh học một cách miễn cưỡng và xem đó là “môn phụ”. Giáo viên Công nghệ cũng dần mất đi sự yêu thích trong giảng dạy. Và thực tế, nhiều giáo viên Công nghệ cũng dần có khái niệm "lên lớp cho đủ giờ". Tại Bắc Ninh - vùng đất giàu truyền thống hiếu học, một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và học, môn Công nghệ được giảng dạy thế nào? Học sinh học ra sao? Những nhân tố nào chi phối hiệu quả dạy và học môn Công nghệ? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh”. 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Thực trạng dạy và học môn Công nghệ ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh. - Các nhân tố chi phối đến quá trình dạy và học môn Công nghệ - Giải pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy và học môn Công nghệ Phần 2: NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. 1. CHƯƠNG TRÌNH THPT MÔN CÔNG NGHỆ [ 3 ] Chương trình khung do Bộ GDĐT ban hành là cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ môn học, đồng thời là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học. Môn Công nghệ cũng như tất cả các môn học khác ở phổ thông đều giữ vai trò và vị trí nhất định. Nội dung và thời lượng môn học được xây dựng nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Mục tiêu và chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Công nghệ THPT đã được Bộ GDĐT hướng dẫn trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng”. đảm bảo việc dạy học, kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh; không làm quá tải nội dung dạy học; giúp học sinh thuận lợi trong việc tự học, tự kiểm tra, đánh giá để nắm vững kiến thức, kỹ năng. 1.1.1. Tóm tắt chương trình Công nghệ trung học phổ thông 1.1.1.1. Chương trình Công nghệ 10: 37 tuần (52 tiết); gồm 2 phần Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp : Gồm 3 chương. Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương. Chương 2:Chăn nuôi, thuỷ sản đại cương. Chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp : Gồm 2 chương. Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp. 1.1.1.2. Chương trình Công nghệ 11: 37 tuần(52 tiết); gồm 3 phần. Phần 1: Vẽ kĩ thuật: gồm 2 chương. Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở. Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng. Phần 2: Chế tạo cơ khí: gồm 2 chương. Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi. Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí. Phần 3: Động cơ đốt trong: gồm 3 chương. Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong. Chương 6 : Cấu tạo của động cơ đốt trong. Chương 7 : Ứng dụng của động cơ đốt trong. 1.1.1. 3. Chương trình Công nghệ 12: 37 tuần( 35 tiết); gồm 2 phần. Phần 1: Kĩ thuật điện tử: gồm 4 chương. Chương 1: Linh kiện điện tử. Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản. Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển. Chương 4: Điện tử dân dụng Phần 2 : Kĩ thuật điện: gồm 3 chương. Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha. Chương 6: Máy điện ba pha. Chương 7: Mạng điện sản xuất. 1.1.2. Thực hiện kế hoạch giáo dục môn Công nghệ 1.1.2.1. Những vấn đề chung Bộ GDĐT ban hành Khung phân phối chương trình trong đó quy định thời lượng theo các phần, chương, các tiết thực hành, ôn tập và kiểm tra. Môn Công nghệ với nội dung kiến thức và tổng số tiết được phân phối cụ thể cho lớp 10, 11, 12 và được dạy trong 37 tuần, đồng thời giảm bớt một số bài hoặc nội dung của một số bài, Bộ GDĐT chỉ đạo các Sở GDĐT chủ động điều chỉnh thời lượng của các bài cho phù hợp với nội dung. 1.1.2.2. Thực hiện tích hợp nội dung các môn học Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ, cụ thể: - Đối với tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT và tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ trung học phổ thông” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các nội dung cụ thể của bài học. - Đối với tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Căn cứ vào tài liệu của Bộ, GV chủ động lựa chọn các nội dung phù hợp với điều kiện địa phương để đưa vào nội dung bài dạy nhưng phải đảm bảo không quá tải đối với học sinh. - Đối với tích hợp Hoạt động giáo dục hướng nghiệp với môn Công nghệ do giáo viên Công nghệ giảng dạy. 1.1.2.3. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương Bộ GDĐT có văn bản số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 hướng dẫn thực hiện các nội dung giáo dục địa phương đối với một số môn học, trong đó có môn Công nghệ và yêu cầu các sở chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này. 1.1.3. Sử dụng thiết bị giáo dục, dạy thực hành Do đặc thù của môn Công nghệ, có nhiều bài thực hành, giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị được Bộ, Sở GDĐT cung cấp, chủ động khai thác các thiết bị đã có của trường, tự sưu tầm, làm thêm các thiết bị dạy học để giảng dạy. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường giáo viên cần khai thác triệt để các thiết bị đã có để dạy đủ các bài thực hành. Trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo hình thành cho học sinh những kỹ năng cần thiết: hiểu, biết được quy trình công nghệ để vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống. Tuỳ theo nội dung cụ thể từng bài với điều kiện trang thiết bị dạy học của trường, vật liệu thực hành có ở địa phương để vận dụng cho phù hợp. Ở những trường không đủ điều kiện để tổ chức học thực hành, giáo viên cần chủ động tổ chức cho học sinh tham quan theo yêu cầu của chương trình. Nếu không có đủ điều kiện dạy thực hành, tổ chức tham quan các trường cần báo cáo với Sở GDĐT để tìm phương án thay thế. 1.1.4. Đổi mới phương pháp dạy học Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, dạy phù hợp với cách biên soạn sách giáo khoa mới, giáo viên cần chủ động, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình vận dụng các hình thức dạy học cần phải thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, để học sinh tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, tìm tòi, phát hiện những tri thức mới một cách tự giác, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình dạy học cần tăng cường tính tự lực của cá nhân học sinh đồng thời chú trọng sự hợp tác, tương tác giữa các cá nhân trong nhóm, lớp nhằm đạt đựơc mục tiêu của bài học. Giáo viên cần tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại, máy tính, máy chiếu kết hợp với các tư liệu và phần mềm liên quan để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy. 1.2. CHUẨN TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN MÔN CÔNG NGHỆ THPT 1.2.1. Hệ thống các trường, cơ sở đào tạo giáo viên môn công nghệ THPT Bộ GD-ĐT cho biết hầu hết các trường ĐH Sư phạm trong cả nước có đào tạo viên môn công nghệ THPT, ngoài ra còn có các Khoa sư phạm của nhiều trường kĩ thuật cũng tham gia đào tạo giáo viên môn Công nghệ như các trường ĐH Bách khoa, các trường ĐH Nông nghiệp, ĐH Công nghiệp, ĐH Khoa học tự nhiên … Có trường đào tạo giáo viên dạy chuyên sâu phần Kĩ thuật Công nghiệp ( ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2; ĐH Sư phạm Hưng Yên; ĐH Sư phạm ĐH Vinh..v.v.), giáo viên dạy chuyên sâu phần Kĩ thuật Nông nghiệp ( Khoa Sư phạm ĐH Nông nghiệp Hà Nội; ĐH Nông nghiệp – ĐH Thái Nguyên; ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh..v.v. ) nhưng cũng có trường đào tạo giáo viên dạy cả 2 nội dung Kĩ thuật nông nghiệp và Kĩ thuật Công nghiệp ( ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2; ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh..v.v.) Mục tiêu của các cơ sở giáo dục, đào tạo: đào tạo đội ngũ giáo viên Công nghệ THPT cho cả nước, đào tạo giáo viên cho các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề; đào tạo giáo viên Sư phạm Kỹ thuật cho một số trường đại học, cao đẳng sư phạm, cao đẳng và trung cấp nghề v.v... phục vụ cho việc phát triển chương trình cải cách giáo dục theo hướng phối hợp giảng dạy và định hướng nghề nghiệp. Giáo viên giảng dạy môn Công nghề, dạy nghề, hướng nghiệp…đã và đang góp phần không nhỏ vào việc trang bị kiến thức khoa học ứng dụng, thực hành và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, làm tiền đề cho giáo dục đại học thực hiện tốt việc “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. 1.2.2. Chuẩn trình độ giáo viên môn Công nghệ THPT Một trong những yêu cầu của giáo dục đào tạo hiện nay là “ giáo dục đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của xã hội”. Nghiên cứu xây dựng chuẩn trình độ giáo viên môn Công nghệ THPT là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo giáo viên ở các cơ sở giáo dục đào tạo cũng như việc tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bộ môn này ở trường phổ thông.[ 3 ] Chuẩn trình độ đào tạo giáo viên Công nghệ THPT là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kĩ năng về công nghệ , kĩ năng sư phạm nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đối với giáo viên bộ môn này ở trường THPT. [ 3 ] Nhìn chung, một giáo viên dạy ở trường THPT nói chung cũng như một giáo viên dạy môn Công nghệ THPT nói riêng phải là: - Nhà giáo tận tâm với người học và việc học - Nhà giáo cần nắm vững nội dung và phương pháp của môn học do mình phụ trách - Nhà giáo chịu trách nhiệm quản lí và giám sát việc học của người học - Nhà giáo tư duy hệ thống về công việc của mình, học tập qua kinh nghiệm - Nhà giáo là thành viên của cộng đồng học tập Tuy vậy, theo tác giả Nguyễn Văn Khôi, người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa môn Công nghệ ở phổ thông : Môn Công nghệ mặc dù được đưa vào dạy ở các trường phổ thông từ gần một nửa thế kỷ nay nhưng đội ngũ giáo viên dạy môn Công nghệ ở THPT hiện nay vừa thiếu vừa không đồng bộ về trình độ và đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau theo những chương trình không thống nhất. Thực tế đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục, đào tạo. 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU PHẢN ÁNH THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở THPT Các công trình nghiên cứu phản ánh thực trạng dạy và học môn Công nghệ ở phổ thông không nhiều, ngoại trừ một số đề tài nghiên cứu của sinh viên một số trường đại học có đào tạo giáo viên dạy Công nghệ. Tuy nhiên, các đề tài cũng mới chỉ khảo sát trong phạm vi hẹp và tập trung vào phần Công nghệ nông nghiệp. Trong Hội thảo khoa học trường ĐH Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000, sinh viên Nguyễn Đăng Khôi đã phản ánh thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật nông nghiệp ở 4 trường THPT khu vực ngoại thành TP. Hồ Chí Minh và rút ra kết luận: phần lớn học sinh không hứng thú với môn học này và không ứng dụng vào thực tiễn sản xuất vì việc học tương tự như “ cưỡi ngựa xem hoa” [ 4 ] Phạm Thị Hiền: Tìm hiểu nhận thức của học sinh THPT về ứng dụng kiến thức môn Công nghệ 10 vào thực tiễn [ 2 ], cũng cho kết quả không mấy khả quan về khả năng ứng dụng kiến thức Nông, Lâm, Ngư nghiệp của học sinh lớp 10 vào thực tiễn, tỷ lệ học sinh nhận thức được khối kiến thức này cần thiết cho đời sống và sản xuất chỉ có 38%. Khuất Thị Ngọc, Đỗ Thị Hải Vân với đề tài “ Nhận thức của học sinh THPT về môn Kĩ thuật nông nghiệp ” nghiên cứu trên 1250 học sinh THPT ở khu vực nông thôn miền Bắc đã đạt giải Ba Sinh viên nghiên cứu khoa học, năm 2000. Kết quả cho thấy 76 % học sinh nhận thức được môn Kĩ thuật nông nghiệp đã trang bị kiến thức cơ bản nhất về trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản nông sản, tuy vậy vận dụng được kiến thức này vào thực tiễn thì lại khá thấp, chỉ có 21%.[ 6 ]. Mặc dù không có nhiều công trình đi sâu khảo sát thực trạng dạy và học cũng như nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công nghệ cũng như một số môn học vốn không được dùng thi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học nhưng lại có quá nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông phản ánh tình trạng phân biệt “môn chính”, “ môn phụ” trong trường phổ thông; trong đó có nhiều quan điểm trái chiều, tuy vậy trong khuôn khổ của tài liệu này chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số quan điểm. * Tác giả Trần Quang Đại, giáo viên trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh có bài trên báo Vietnamnet [ 10 ] như sau: Một thực tế không ai phủ nhận được, trong nhà trường phổ thông hiện nay đang diễn ra tình trạng phân biệt “môn chính” và “môn phụ” rất rõ nét, mặc dù không được thừa nhận một cách chính thức. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Theo ông Trần Quang Đại, có nhiều cách lí giải khác nhau, tuy nhiên, từ góc độ của một giáo viên, có thể khẳng định chủ yếu là do mối quan hệ cung - cầu, nhu cầu của học sinh, và nhu cầu đó được quyết định bởi nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế - xã hội. Việc nhiều học sinh không học môn GDCD, Công nghệ…nêu ra các lí do “chương trình không có tính thực tiễn, không ứng dụng trong đời sống, ít thực hành, kém hấp dẫn…” chỉ là ngụy biện. Tác giả lập luận rằng: các phương trình bậc hai, bậc ba, toán xác suất, vật lí hạt nhân,… thì có gì là “gần gũi”, là “ thiết thực”, phương tiện thực hành cũng nghèo nàn nhưng học sinh vẫn chăm chỉ, miệt mài “cày xới” ngày đêm? Vì nó gắn liền với các đại học danh tiếng mà học sinh đang phấn đấu thi đỗ. Ông Trần Quang Đại đã viết: chúng ta thường nói “Thầy nào trò nấy” nhưng cũng nên nghĩ đến tác động theo chiều ngược lại, cũng mạnh mẽ không kém là “Trò nào thầy nấy”. Học sinh không học, dẫn đến các thầy cô không thiết tha với việc dạy. Học đối phó sẽ sinh ra dạy đối phó, mọi việc của giáo viên vẫn rất bài bản: dạy đúng giờ, đúng chương trình, giáo án đầy đủ và đẹp, thao giảng, dạy bằng giáo án điện tử, vẫn thi giáo viên giỏi, vẫn có sáng kiến kinh nghiệm… nhưng hầu hết chỉ là đối phó mà thôi. Tuy vậy, Ông Đại cũng cho rằng cái gọi là “nhu cầu của người học” không phải là bản năng tự nhiên, mà do các quan điểm, chính sách, giải pháp giáo dục của người lớn tạo ra. Vì vậy, muốn thay đổi tình trạng phân hoá “môn chính”, “môn phụ” như hiện nay, đòi hỏi quyết tâm lớn, sự đầu tư bài bản, có tính chiến lược, có chiều sâu, sự nỗ lực lớn của các gia đình và toàn xã hội cũng như bản thân ngành giáo dục. * Về việc học môn Công nghệ của học sinh, Báo Mực Tím online ( www.muctim.com.vn ) - cơ quan của Đoàn TNCS, TP. Hồ Chí Minh , số ngày 05/ 11 / 2009 [ 8 ] đã cho biết: Học sinh quan niệm "môn Công nghệ chỉ là môn phụ", không thi đại học, không thi tốt nghiệp. Áp lực về điểm số, áp lực về ki thi tốt nghiệp, thi đại học đẩy học sinh lao vào học những “môn chính”. Mặt khác, học sinh cũng đánh giá nội dung môn công nghệ là khá nhàm chán, vì vậy khó tìm được sự yêu thích trong bài học. Từ các nguyên nhân trên đẫn đến nhiều giáo viên công nghệ cũng dần có khái niệm "lên lớp cho đủ giờ" [ 8 ] Và đưa ra kết quả điều tra tại một lớp 11: - 97% học sinh trong lớp nghĩ rằng môn Công nghệ là môn nhàm chán nhất - 94% học sinh không thể hiểu nổi từ trước đến nay mình đã cho được gì vào đầu từ môn Công nghệ. - 90% học sinh không thể nhớ nổi tên đầu bài các tiết công nghệ đã học. - 82% học sinh thú nhận đã từng quay sách khi kiểm tra công nghệ. - Nhưng tỉ lệ học sinh trên 6.5 điểm phẩy môn công nghệ thì đạt đến 80% * Trên Vietnamnet ngày 31/3/2008 [ ], có bài của tác giả Như Trung. Bài viết gửi cho ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ biên sách Công nghệ lớp 11 cùng các vị trong Ban biên tập và ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ông Trung đã viết rằng học sinh lớp 11cũng như thầy cô giáo dạy môn Công nghệ 11 phản đối quá nhiều về nội dung chương trình Công nghệ 11. Ông Trung đã phân tích cả 3 lĩnh vực: - Người dạy ( nhiều giáo viên không dạy được một số nội dung trong sách giáo khoa, việc đào tạo không bắt kịp được yêu cầu mà nguyên nhân lại là biên soạn chương trình sách giáo khoa không phù hợp, quá nặng. ) - Cơ sở vật chất để dạy môn Công nghệ lớp 11: quá nghèo nàn - Học sinh: không có khả năng và không thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Câu hỏi ông Trung đặt ra là:“ Tại sao lại bắt các cháu lớp 11 học môn này?” * Phản hồi bài viết của tác giả Như trung, ông Nguyễn Kinh Đức - một người làm công tác Tư vấn - Định hướng nghề nghiệp - Giới thiệu việc làm đồng thời tham gia giảng dạy tại Trường Trung cấp Nghề và dạy môn Công nghệ cho một trường THPT lại cho biết ông nhận thấy học sinh THPT học môn Công nghệ (hay môn Kỹ thuật trước kia) là cần thiết và quý báu như nhiều môn học khác. Bởi lẽ: Về sách giáo khoa: Các môn học ở bậc học phổ thông được biên soạn có những chuẩn mực cụ thể và nó là kiến thức cơ bản, mang tính phổ thông. Và hiện nay, sau nhiều lần chỉnh sửa, sách môn Công nghệ đã đáp ứng được điều đó. Nói về kiến thức: ở bậc học phổ thông tất cả các môn học phối hợp, đan kết với nhau nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức phổ thông cơ bản nhất để tạo lập cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, giúp cho học sinh khả năng nhận biết thế giới xung quanh ở một mức độ hợp lý theo độ tuổi. Khi hết THPT học sinh đi học chuyên nghiệp sẽ được học tiếp các kiến thức chuyên ngành ở mức độ nâng cao hơn, chuyên sâu hơn trong các trường Cao đẳng, Đại học. Dưới góc độ người làm công tác Tư vấn - Định hướng nghề nghiệp và Giới thiệu việc làm, ông Đức nhận thấy môn Công nghệ(môn Kỹ thuật nói chung) rất có ý nghĩa. Học sinh được học qua các dạng công nghệ tiêu biểu, các ứng dụng điển hình của nó thể hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Sau đó học sinh tự xem mình có hứng thú với loại ngành nghề nào, đam mê với loại công nghệ nào. Đồng thời soi lại bản thân xem mình có năng khiếu hay sở trường, sở đoản ở lĩnh vực đó không. Nếu theo đuổi ngành nghề đó có phù hợp với mình không? Về giáo viên dạy Công nghệ: Người dạy là yếu tố vô cùng quan trọng. Qua người thầy, học trò cảm nhận được thế giới công nghệ, phân biệt được các loại ngành nghề. Có nhiều loại sản phẩm mà ở đời sống thường nhật trong gia đình vẫn đang sử dụng, ngày ngày trông thấy nay được thầy cô chỉ ra cho biết "cội nguồn" của nó. Xã hội ta hiện nay đang tồn tại cơ cấu lao động không hợp lý. Đào tạo không gắn với sử dụng. Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động tốn rất nhiều tiền của, công sức để đào tạo lại do có nhiều lý do nhưng trong đó có việc người lao động xác định sai năng lực cá nhân, lựa chọn sai ngành nghề. Thực tế hiện nay chỉ ra, cần phải phân luồng đào tạo để sắp xếp cơ cấu lao động hợp lý. Đó là một việc lớn nhiều ngành nhiều cấp đang làm nhưng có một đội ngũ giáo viên đang âm thầm tham gia làm công việc đó qua mỗi giờ lên lớp. Hiện nay, ở một số ít trường có thể vẫn còn hiện tượng do thiếu giáo viên Công nghệ nên lãnh đạo trường "bắt" ai đó dạy chưa đủ giờ, có kiến thức họ hàng với Công nghệ thì lên dạy Công nghệ. Có thể nói rằng chính chúng ta đã xem nhẹ môn này, mặc nhiên coi nó là môn phụ nên dành sự quan tâm cho môn học chưa đúng mức. Giáo viên Công nghệ hiện nay còn thiếu và yếu đó là một thực tế. Nhưng không phải là không có những thầy cô dạy tốt. * Cũng trong thời điểm đó thì nhà giáo Văn Như Cương [ 11 ] lại kiến nghị bỏ một số môn học, bởi lẽ theo ông chương trình ở bậc THPT được thiết kế qua nhiều môn học trong cùng một thời gian (hàng tuần đều có 13 môn học) làm cho học sinh rất căng thẳng và mệt mỏi, và vì thế việc nẩy sinh ra môn chính, môn phụ là điều không tránh khỏi Ông cho rằng cần phải có thái độ thực tế hơn để mạnh dạn cắt bỏ chương trình của từng bộ môn và cắt bỏ cả những môn học không cần thiết như Môn Công nghệ, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động giáo dục nghề phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông 1.3.2 Khách thể nghiên cứu - Giáo viên và học sinh trong dạy và học môn Công nghệ THPT ở 5 trường THPT được chọn nghiên cứu - Bộ phiếu điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu - Thực trạng dạy môn Công nghệ THPT - Thực trạng học môn Công nghệ THPT - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công nghệ THPT 2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu + Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo của khu vực nghiên cứu + Đội ngũ giáo viên dạy môn Công nghệ THPT - Quy mô - Trình độ - Năng lực và đạo đức nghề nghiệp + Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học môn Công nghệ THPT + Động cơ học tập và hứng thú học tập của học sinh + Kết quả học tập của học sinh ( điểm trung bình môn; khả năng vận dụng vào thực tiễn; định hướng nghề nghiệp ) 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Thống kê số liệu về lực lượng giáo viên dạy môn Công nghệ của 5 trường THPT khu vực nghiên cứu 2.3.2. Phương pháp quan sát Quan sát giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học môn Công nghệ 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra - Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ giáo viên và học sinh theo các chỉ tiêu nghiên cứu; Phỏng vấn trực tiếp giáo viên về tư tưởng, thái độ, lòng yêu nghề đối với môn học họ được giao đảm nhiệm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất