Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác hệ sinh thái vùng sản xuất sâm ngọc linh ở huyện nam trà my, tỉnh quản...

Tài liệu Khai thác hệ sinh thái vùng sản xuất sâm ngọc linh ở huyện nam trà my, tỉnh quảng nam nhằm phát triển du lịch

.PDF
124
1
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUỲNH ĐIỂU KHAI THÁC HỆ SINH THÁI VÙNG SẢN XUẤT SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Đà Nẵng - Năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUỲNH ĐIỂU KHAI THÁC HỆ SINH THÁI VÙNG SẢN XUẤT SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 8310630 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯU TRANG Đà Nẵng - Năm 2022 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT ......................................................................... ii TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH ......................................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................7 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu .........................................................................7 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................9 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ .....................................................................................9 1.1.1. Hệ sinh thái và hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh .........................9 1.1.2. Khái quát về cây Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam .....13 1.1.3. Chợ phiên Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My........................................16 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam......................................................................................17 1.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................17 1.2.2. Cộng đồng cư dân và tài nguyên du lịch ....................................................19 1.2.3. Trình độ sản xuất và tổ chức dịch vụ thương mại ......................................22 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ HỆ SINH THÁI VÙNG SẢN XUẤT SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................................25 2.1. Tình hình sản xuất Sâm Ngọc Linh ........................................................................25 2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam .......................................................25 2.1.2. Đặc điểm sản xuất Sâm Ngọc Linh ............................................................30 2.1.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội từ sản xuất cây Sâm Ngọc Linh ..........................32 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch từ hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh, huyện v Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam......................................................................................35 2.2.1. Các điểm du lịch vùng sản xuất và thương mại Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam......................................................................................35 2.2.2. Lượng khách du lịch ...................................................................................46 2.2.3. Cơ cấu khách du lịch ..................................................................................47 2.2.4. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ..........................................................48 2.2.5. Một số nhận xét thực trạng sản xuất và kinh doanh du lịch từ hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ......................48 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................54 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ VÙNG SẢN XUẤT SÂM NGỌC LINH, HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................................................55 3.1. Định hướng phát triển du lịch huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ...................55 3.2. Giải pháp phát triển du lịch vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh...................................56 3.2.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp phát triển du lịch vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh......56 3.2.2. Một số giải pháp phát triển du lịch từ hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam .................................................................59 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cs KH-CN KT-XH : Cộng sự : Khoa học Công nghệ : kinh tế - xã hội Nxb : Nhà xuất bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 1.1. 1.2. 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. Tên bảng Trang Cơ cấu dân số vùng trồng Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My Tài nguyên rừng vùng trồng Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My Các đặc điểm sinh học của cây Sâm Ngọc Linh Lượng khách du lịch đến tham quan vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh qua các năm Cơ cấu khách du lịch đến tham quan vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh qua các năm Tổng nguồn thu xã hội từ du lịch vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh qua các năm Kết quả tiềm năng, giá trị của nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển du lịch tại vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh Thực trạng phát triển du lịch tại vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh 20 21 32 46 47 48 49 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có tiềm năng và điều kiện để phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch, trong đó có loại hình du lịch sinh thái. Thực tiễn, hiện nay Quảng Nam đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thu hút không chỉ du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch nơi đây cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế, nhất là trong công tác khảo sát, nghiên cứu khoa học, quản lý, bảo vệ môi trường, đánh giá tiềm năng và tối ưu hóa lợi ích nguồn tài nguyên. Một số địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh lớn về tài nguyên du lịch, nhưng hoạt động du lịch vẫn còn diễn ra tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng cư dân và đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Trong đó, huyện Nam Trà My là một trong những ví dụ điển hình. Nam Trà My là một huyện vùng xa nhất của tỉnh Quảng Nam về phía tây nam, đây là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với hệ sinh thái núi cao, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng với những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống độc đáo. Đặc biệt, Nam Trà My có khối núi Ngọc Linh có độ cao 2598m sở hữu một loài dược liệu quý giá, đó là Sâm Ngọc Linh. Cây Sâm Ngọc Linh (danh pháp khoa học: Panax vietnamensis) là loại sâm quý thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là Sâm Việt Nam, Sâm Khu 5 (K5), củ Ngải rọm con, hay cây Thuốc giấu… được xếp vào một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới; phần thân rễ của cây Sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin saponin không tìm thấy trong các loại sâm khác1. Do vậy, Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) được xếp vào một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới2. Sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Tại Việt Nam, cây Sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu đặc thù, cho đến hiện nay mới chỉ phát hiện phân bố trên vùng sinh thái hẹp, dưới các tán rừng nguyên sinh 1 2 Saponin là một trong những thành phần hóa học của các loại thảo mộc, rất có lợi cho sức khỏe của con người. Sâm Hoa Kỳ, Sâm Hàn quốc, Sâm Canada, Sâm Triều tiên, Sâm Việt Nam 2 quanh đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận của 3 huyện: Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Đắk Glei và Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được xem là địa bàn phân bố cây Sâm Ngọc Linh nhiều nhất, cụ thể thuộc 3 xã: Trà Linh, Trà Can và Trà Nam. Cây Sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là “Quốc bảo” của Việt Nam ở Việt Nam3. Trong các năm qua, tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách cụ thể đối với vùng sản xuất chuyên canh này nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị đặc trưng về nguồn gen quý hiếm, đồng thời phát triển dịch vụ cung cấp tại chỗ Sâm Ngọc Linh cho cộng đồng theo hình thức chợ phiên định kỳ. Với việc tổ chức sản xuất và dịch vụ thương mại đan xen giữa truyền thống và hiện đại, đã tạo nên sức hấp dẫn mới lạ, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến với Nam Trà My tham quan và mua sản phẩm Sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng và giá trị để phát triển du lịch đối với hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với thế mạnh vốn có của vùng. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Khai thác hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linhở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm phát triển du lịch” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, với mong muốn tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác tiềm năng hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh, từ đó đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân địa phương, đặc biệt đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời giúp lan tỏa thương hiệu Sâm Ngọc Linh của Việt Nam vươn mạnh mẽ ra thế giới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Quảng Nam là một trong những địa phương có ngành kinh tế du lịch phát triển rất mạnh trong khu vực duyên hải miền Trung cũng như trong cả nước với nhiều điểm đến nổi tiếng đối với du khách. Do đó, trong thời gian qua, các chủ đề có liên quan đến hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch nói chung trên địa bàn tỉnh nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện của đông đảo cá nhân, tổ chức và nhà khoa học trong nước và quốc tế. Trong đó, loại hình du lịch sinh thái và tài nguyên Theo Quyết định 787/QĐ-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bổ sung vào danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 và Sâm Ngọc Linh được công nhận là Quốc bảo 3 3 du lịch sinh thái là một trong những địa hạt quan trọng, thu hút các nhà khoa học có uy tín, nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh du lịch khảo cứu, tìm hiểu. Nhiều ấn phẩm khoa học đã được xuất bản, bao gồm sách chuyên khảo và sách ảnh, các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học, các bài báo, tạp chí khoa học... về tiềm năng, thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Nam và một số địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, mặc dầu có tiềm năng lớn nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, lấy không gian địa lí - sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam làm đối tượng nghiên cứu chính để từ đó đề xuất các giải pháp khoa học nhằm phát triển hoạt động kinh tế du lịch nơi đây. Một số công trình đề cập đến hệ sinh thái vùng Sâm Ngọc Linh từ góc độ của chuyên ngành, hoặc chỉ xem xét, đề xuất một hoặc một số thành tố, giải pháp khoa học có liên quan trực tiếp đến việc bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh, cụ thể là công trình: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về nhân giống hữu tính nhằm nâng cao tỷ lệ và chất lượng cây giống Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (năm 2020), là đề tài khoa học do Trung tâm Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My chủ trì thực hiện, PGS.TS.Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng viện Công Nghệ Sinh Học, Đại Học Huế chủ nhiệm đề tài; đề tài Nghiên cứu, ứng dụng biện pháp sinh học để quản lý sâu bệnh hại đến cây Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam (năm 2020), do Viện bảo vệ thực vật - Viện Khoa học và Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, TS. Lê Xuân Vị chủ nhiệm đề tài; đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đăng ký mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ và phát triển vùng trồng Sâm Ngọc Linh theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (năm 2020), do Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa chủ trì thực hiện, TS. Lương Đức Toàn chủ nhiệm đề tài; hay đề tài Nghiên cứu biện pháp canh tác và quản lý dịch hại hợp lý nhằm phát triển cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) tại Quảng Nam (năm 2020), do Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam chủ trì thực hiện, ThS Trần Út chủ nhiệm đề tài; đề tài nghiên cứu Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) tại Quảng Nam (năm 2019), do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam chủ trì thực hiện, Ths Phan Thị Á Kim chủ nhiệm đề tài... Đặc 4 biệt, năm 2017, nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Thiên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế với đề tài Nghiên cứu phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam... Như vậy, các giá trị, tiềm năng du lịch sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vẫn chưa được khảo sát, nghiên cứu một cách chuyên sâu. Mặc dù vậy, một số công trình, bài viết mang tính giới thiệu, quảng bá về quê hương cây Sâm Ngọc Linh hay giới thiệu chợ phiên bán Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My định kì hằng tháng đã được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng, hoặc một số tạp chí khoa học. Chúng tôi xin nêu một vài bài viết sau: - Về bài viết trên các báo: Báo Quảng Nam, có hàng loạt các bài tiêu biểu: Du lịch vùng Sâm Ngọc Linh (2015), của tác giả Vĩnh Lộc; Sâm Ngọc Linh được công nhận là sản phẩm quốc gia (2017), của tác giả Lê Gân; Phát triển chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh: Hướng đi bền vững (2018), của nhóm tác giả Hoàng Liên - ALăng Ngước; Những chốt trồng Sâm hiện đại ở Trà Linh (2019), của tác giả Hoàng Minh; Ứng dụng IoT và Blockchain với chuỗi sản phẩm Sâm củ Ngọc Linh: Cần phù hợp với vùng trồng Sâm dưới tán rừng (2019) của tác giả Hoàng Liên; Nam Trà My và chiến lược phát triển Sâm Ngọc Linh, (2020) của tác giả Mỹ Hạnh; Phiên chợ Sâm Ngọc Linh lần thứ 32 đạt doanh thu 3,4 tỷ đồng (2020), của tác giả ALăng Ngước; Huyền thoại Sâm Ngọc Linh (2020), của tác giả Lê Gân; Có phải Sâm Ngọc Linh được tìm thấy từ năm 1968 (2021), của tác giả Tần Hoài Dạ Vũ, Phát triển chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh và Quảng Nam nỗ lực di thực cây Sâm Ngọc Linh (2021), của tác giả Hoàng Liên, Mở rộng vùng nguyên liệu Sâm Ngọc Linh (2022), của tác giả Hoàng Liên, … Ngoài ra, trên Báo Truyền hình Online Quảng Nam còn phát sóng các video tiêu biểu như: Huyền bí Sâm Ngọc Linh (2017); Cơ hội phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam (2018);… Báo Công an thành phố Đà Nẵng, có các bài tiêu biểu như: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa Sâm Ngọc Linh từ “Quốc bảo” thành “quốc kế” (2018), của tác giả A.Nguyệt; Đến "thánh địa" Sâm Ngọc Linh (2018), của tác giả Minh Tân; Đổi thay nơi thủ phủ Sâm Ngọc Linh (Kỳ 1: Bản mới nơi lưng chừng trời, Kỳ cuối: Khát vọng phát triển du lịch trên núi Ngọc Linh) (2019) và Kêu gọi các nhà đầu tư lớn trồng, chế biến các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh (2020), của tác giả Bão Bình; Mê hoặc Sâm Ngọc 5 Linh (2021), của tác giả Trần Tân… Báo Vnexpres, Chủ tịch Nam Trà My: Sẽ bồi thường nếu dân mua phải sâm giả tại chợ phiên (2017), Quảng Nam đề xuất mở rộng địa bàn trồng Sâm Ngọc Linh (2018), của tác giả Đắc Thành; Bảo tàng Sâm Ngọc Linh ở Sài Gòn (2019), của tác giả Quỳnh Trần; củ Sâm Ngọc Linh được bán giá nửa tỷ đồng (2020), của tác giả Thi Hà…; hay các clip ngắn được đăng trên báo Vnexpres như: Thu gần ba tỷ đồng sau ngày đầu tiên mở chợ Sâm Ngọc Linh (2017); Sâm Ngọc Linh thuộc loại tốt nhất thế giới (2018); Chợ Sâm Ngọc Linh thu 5 tỷ đồng mỗi phiên (2019), của tác giả Đắc Thành; Cơ hội mới cho cây Sâm Ngọc Linh (2021), của tác giả Hoàng Anh, Để nước ngoài bán Sâm Ngọc Linh giá gấp 10 là sự hổ thẹn (2020), của tác giả Nguyễn Thành Công… Báo VTC News, 1.000 lượt khách tham quan và mua sắm, chợ Sâm Ngọc Linh thu về 4,4 tỷ đồng (2019); Phiên chợ bạc tỷ của đồng bào Xê Đăng ở Quảng Nam (2020); Sau 1 tháng tạm hoãn vì dịch Covid-19, chợ Sâm lần thứ 31 thu về 3,8 tỷ đồng(2020), của tác giả Thanh Ba… - Về phim, phóng sự trên các Đài Truyền hình Trung ương và địa phương, có nhiều tác phẩm, tiêu biểu như: Truyền hình Nhân dân, với phóng sự: Sâm Ngọc Linh Cây làm giàu của bà con Quảng Nam (2016); Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh, (2017); Đài Truyền hình Việt Nam, có các phóng sự tiêu biểu: Chưa khai thác hết lợi thế của thương hiệu Sâm Ngọc Linh (2018); Sâm Ngọc Linh là “Quốc bảo” của Việt Nam (2018); Nông nghiệp sạch: Sâm Ngọc Linh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (2018),… phát sóng trên kênh VTV1; Tiêu điểm: Sâm Ngọc Linh - Từ bán Sâm thô sang hợp tác quốc tế để nâng tầm thương hiệu (2018); Đầu tư hơn 26 tỷ đồng cho Khu Trung tâm giới thiệu Sâm Ngọc Linh (2019),… phát sóng trên kênh VTV8; Phát triển Sâm Ngọc Linh - Gắn với bảo vệ phát triển rừng (2019), phát sóng trên kênh VTV2; Tạp chí Dân tộc và Phát triển: Cơ hội làm giàu từ Sâm Ngọc Linh (2019), phát sóng trên kênh VTV4; Phóng sự tài liệu về Sâm Ngọc Linh (2020) phát sóng trên kênh VTV8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Nam, với Chuyên mục Sâm Ngọc Linh - thương hiệu Sâm Việt Nam (2019) gồm 12 số, Ứng dụng công nghệ vi sinh vào bảo vệ cây Sâm Ngọc Linh (2019); Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Nam Trà My với Phóng sự Tỏa sáng Sâm Ngọc Linh (2018);… 6 Tóm lại, những công trình, bài viết nêu trên tuy nghiên cứu đa chiều về vùng đất, con người, việc nuôi trồng sản xuất cây Sâm Ngọc Linh, chợ phiên và việc mua bán Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, nhưng chưa có công trình nào có tính tổng quát, toàn diện và hệ thống đánh giá về tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch từ hệ thống sinh thái của vùng sản xuất cây Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Dù vậy, những tài liệu trên là cơ sở ban đầu rất quan trọng để chúng tôi tham khảo, kế thừa nghiên cứu công trình của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đề tài khảo sát, nghiên cứu, đánh giá giá trị, tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch của hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, qua đó đề xuất các giải pháp việc khai thác và phát triển du lịch sinh thái bền vững đối với vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ + Tổng quan về cơ sở lý luận liên quan đến du lịch, du lịch sinh thái và các khái niệm có liên quan đến đề tài. + Khảo sát, đánh giá nguồn tài nguyên du lịch hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và thực trạng hoạt động du lịch tại đây. + Đề xuất một số định hướng, giải pháp khoa học và thực tiễn khai thác hiệu quả giá trị, tiềm năng của hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển du lịch. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh và thực trạng phát triển du lịch của hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung nghiên cứu: Giới hạn trong phạm vi đánh giá tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển du lịch trong hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 7 + Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong không gianhệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh; cụ thể ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. + Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, tầm nhìn đến năm 2045. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó trọng tâm những phương pháp sau: - Phương pháp quan sát thực địa: Thực hiện khảo sát thực tế, nghiên cứu thực địa, ghi hình, thông tin để phục vụ quá trình điều tra, phân tích và nghiên cứu. - Phương pháp điều tra và xử lý tư liệu: Xây dựng mẫu phiếu điều tra và điều tra ba nhóm đối tượng chính là khách du lịch, cán bộ quản lý nhà nước và cộng đồng cư dân địa phương. Trong đó, nhóm khách du lịch 35 phiếu, nhóm cộng đồng cư dân địa phương 90 phiếu, nhóm cán bộ quản lý nhà nước làm việc trên địa bàn 31 phiếu. Sau khi điều tra tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu thu thập được nhằm đánh tiềm năng, giá trị của nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển du lịch tại trên địa bàn nghiên cứu, cũng như làm cơ sở để đề xuất các giải pháp, định hướng cho đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên cứu, từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp đại diện các nhóm đối tượng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Khai thác hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm phát triển du lịch, như chủ các đơn vị kinh doanh tham gia cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp du lịch, du khách, cán bộ quản lý và cư dân địa phương… Mục tiêu phỏng vấn sâu nhằm phân tích, đánh giá về đối tượng nghiên cứu, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để rút ra các kết luận khoa học của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu góp phần bổ sung, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên vào phát triển ngành kinh tế du lịch nói chung, phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, phát triển các vùng dược liệu và các giá trị văn hóa, sinh thái đặc trưng của từng địa phương, vùng miền ở nước ta. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp tích cực vào 8 việc định hướng, quy hoạch phát triển du lịch tại huyện Nam Trà My nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung, qua đó tích cực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững nền KTXH tại địa phương và cả nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng cư dân địa phương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2: Thực trạng sản xuất và phát triển du lịch từ hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch từ vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ 1.1.1. Hệ sinh thái và hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh - Định nghĩa khái niệm “hệ sinh thái”: “Hệ sinh thái” là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Ở mỗi chuyên ngành nghiên cứu, mỗi góc tiếp cận hệ quy chiếu khác nhau, giới khoa học có những cách hiểu và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “hệ sinh thái”. Dưới góc nhìn của chuyên ngành khoa học địa lý - môi trường, Lê Huy Bá và Cs (2009) cho rằng “hệ sinh thái” hay còn gọi là “hệ sinh thái môi trường (Enviromental ecosystem)” được hiểu là “một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục, không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ” [2, tr. 47]. Như vậy, hệ sinh thái có những điều kiện, nguyên tắc và đặc điểm cơ bản sau: + Thứ nhất, mọi hệ sinh thái đều có môi trường bao quanh, hay một phạm vi lãnh thổ, không gian lãnh thổ nhất định; trong môi trường đó bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh; các nhân tố vô sinh như không khí, đất, nước...; các nhân tố hữu sinh như thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con người... Các thành phần của hệ sinh thái đều có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. + Thứ hai, để tồn tại và hoạt động, mọi hệ sinh thái môi trường đều có đầu vào và đầu ra. Theo đó, đầu vào chính là năng lượng và dòng vật chất, còn đầu ra là các sản phẩm của quá trình hoạt động và chất thải. + Thứ ba, những sinh vật trong hệ sinh thái trong quá trình hoạt động như kiếm ăn, di cư, nhập cư... thường tổ chức thành các quần thể, quần xã và đều có mối quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại lẫn nhau, như quan hệ cộng sinh, hội sinh hoặc ký sinh... Mỗi hệ sinh thái môi trường đều có mối quan hệ với các hệ sinh thái môi trường khác cạnh nó. + Thứ tư, mọi hệ sinh thái môi trường đều tồn tại trong trạng thái ổn định tương đối của nó. Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. 10 Đối với hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Ðộng vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Ðó chính là cân bằng sinh thái. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định. Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái. + Thứ năm, hệ sinh thái môi trường có khả năng tự điều chỉnh; trong hệ sinh thái, khi yếu tố này thay đổi thì các yếu tố khác có mối quan hệ với nó sẽ thay đổi theo để đưa hệ sinh thái về trạng thái cân bằng động. Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Trong quá trình này động vật ăn cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo đối với việc kiểm soát sự phát triển của thực vật. Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. Vì vậy, các hệ sinh thái tự nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác nhau. Chẳng hạn, trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo... săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, 11 chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm bắt rắn và chim thì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở. - Hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh: Từ nội hàm khái niệm hệ sinh thái nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh là hệ thống các quần xã sinh vật và con người tồn tại trong phạm vi lãnh thổ nhất định, trong không gian lãnh thổ đó, quần thể Sâm Ngọc Linh là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên hệ sinh thái vùng. Cũng như hệ sinh thái, các nhân tố trong hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh như: yếu tố môi trường, quần thể Sâm Ngọc Linh, cộng đồng người dân tộc Xê Đăng và các hoạt động du lịch, dịch vụ mua bán như Lễ hội Sâm Ngọc Linh, Hội chợ Sâm Ngọc Linh, Miếu thờ thần Sâm, Khu du lịch Tăk Ngok… là có mối quan hệ qua lại với nhau, góp phần tạo nên hệ sinh thái môi trường mang tính ổn định tương đối của nó. Về phạm vi lãnh thổ, hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh được xem là đồng nhất với không gian địa lý mà nơi đó diễn ra hoạt động sản xuất, nuôi trồng và bảo vệ quần thể Sâm Ngọc Linh (bao gồm cả vùng lãnh thổ sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh bên ngoài địa giới tỉnh Quảng Nam). Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận thuật ngữ hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh ở phạm vi vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tập trung nghiên cứu địa bàn các xã Trà Linh, Trà Vân, Trà Nam là những địa phương sinh trưởng chủ yếu của cây Sâm Ngọc Linh và các địa bàn xã đang thực hiện di thực cây Sâm Ngọc Linh như Trà Leng, Trà Tập, Trà Vinh, Trà Cang... Hệ sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh đã tạo ra những khác biệt với hệ sinh thái rừng khác ở Việt Nam và thế giới. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển du lịch sinh thái vùng sản xuất Sâm Ngọc Linh. Tiềm năng về môi trường tự nhiên trong hệ sinh thái vùng Sâm Ngọc Linh: là có hệ thống sông ngòi và địa hình dày đặc với các hang động, suối Nước Mưa, suối nước nóng ... cùng với hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Nam Trà My sở hữu khá nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nổi bật là đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m, lưu giữ hệ động thực vật phong phú…tại nơi đây, khách sẽ có những trải nghiệm về một vùng thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, những miền quê bình yên, trù phú hay các khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng,…; khí hậu mát lành cũng rất hấp dẫn với du khách ưa mạo hiểm,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất