Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác giá trị nghệ thuật tuồng xứ quảng trong phát triển du lịch thành phố đ...

Tài liệu Khai thác giá trị nghệ thuật tuồng xứ quảng trong phát triển du lịch thành phố đà nẵng_1

.PDF
26
1
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------- ĐINH LÊ NGỌC OANH KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 8310630 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đà Nẵng - Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Mai An Phản biện 1: TS Nguyễn Xuân Hồng Phản biện 2: TS. Lê Thị Thu Hiền Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngành Việt Nam học họp tại Trường Đai học Sư phạm ngày 19 tháng 12 năm 2021. Có thể tìm luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuồng là loại hình nghệ thuật thường kể lại những tích truyện lịch sử, về các danh tướng, các biến cố của các triều đại. Nghệ nhân Tuồng được trang điểm rất nổi bật, “cá tính hóa” với các màu sắc để phân biệt vai diễn: màu đỏ là trung thần, xám là nịnh thần, xanh lục là hồn ma và đen là người thật thà. Cách nhá chữ, ngắt chữ, lên, xuống giọng cho phù hợp với tính cách nhân vật đã tạo nên nhiều lối nói khác nhau như bóp, ai, đạp, xuân nữ... hòa chung với điệu nhạc của từng vở Tuồng. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, giao lưu và phát triển du lịch như hiện nay, việc khai thác các loại hình nghệ thuật dân gian nói chung để trở thành các sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu du khách là xu hướng phổ biến hiện nay. Đà Nẵng là một trong những thành phố du lịch năng động, có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, hiện đại; với cảng biển, sân bay quốc tế; là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Cạnh đó, Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, nên thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch nhân văn. Vì vậy, trong những năm qua, thành phố này có xu hướng lồng ghép nghệ thuật truyền thống vào các chương trình du lịch để khai thác như một sản phẩm du lịch, tạo nét độc đáo riêng thu hút du khách. Thực tế, việc gắn kết giữa du lịch và các loại hình nghệ thuật dân gian là mối quan hệ tương hỗ: du lịch nhờ loại hình nghệ thuật để có thể thu hút thêm du khách, và các loại hình nghệ thuật cũng nhờ du lịch mà được nhiều người biết đến, có thêm 2 nguồn kinh phí để tiếp tục bảo tồn, phát huy và cải thiện đời sống nghệ sĩ. Với bức tranh nghệ thuật Tuồng ở Đà Nẵng, việc khai thác giá trị loại hình nghệ thuật này để phục vụ các hoạt động du lịch thành phố chưa tương xứng với tiềm năng đang có: công tác quảng bá và tổ chức biểu diễn còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức... Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: Khai thác giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với hy vọng sẽ đóng góp công sức và thêm một số ý tưởng cho việc nâng cao sức hấp dẫn cho việc khai thác các giá trị của nghệ thuật Tuồng đối với hoạt động du lịch của Đà Nẵng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Đề tài: Khai thác giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích tìm hiểu giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng và khai thác các giá trị ấy trong phát triển du lịch Thành phố. 2.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng xứ Quảng. - Tìm hiểu các giá trị của nghệ thuật Tuồng có thể phục vụ cho hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn trong hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng dựa trên việc khai thác giá trị của nghệ thuật Tuồng xứ Quảng. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Luận văn nghiên cứu loại hình nghệ thuật Tuồng xứ Quảng, các giá trị của nghệ thuật Tuồng có thể phục vụ hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng và các hoạt động khai thác nghệ thuật này trong du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Thời gian: năm 2020 – 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu 4.2. Phương pháp thống kê 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 4.4. Phương pháp khảo sát bằng các bảng hỏi 4.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 5. Lịch sử nghiên cứu Nghệ thuật truyền thống luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với nghệ thuật Tuồng, đặc biệt là Tuồng ở Đà Nẵng thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Về nghệ thuật Tuồng đã có tác giả Mịch Quang nghiên cứu từ khá sớm với công trình “Đặc trưng nghệ thuật Tuồng” (1998) trình bày khái quát về các đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này từ các điệu, nghệ thuật trang điểm đến đặc điểm nhân vật….. Công trình “Tổng quan về nguồn gốc hình thành nghệ thuật sân khấu Tuồng Việt Nam” của Trần Thanh Trung năm 2011 đã đề cập về nguồn gốc, lịch sử của nghệ thuật Tuồng Việt Nam. Ngoài ra, nghệ thuật Tuồng còn được đề 4 cập khái quát trong các khóa luận tốt nghiệp như: “Tìm hiểu chính sách bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Tuồng ở nhà hát Tuồng Việt Nam” của sinh viên Trần Thị Huyền, Đại học KHXH & NV Hà Nội (2010); “Đặc trưng nghệ thuật kịch bản Tuồng cung đình Huế” của Trường Trọng Bình (2015); “Nghệ thuật Tuồng Đà Tấn trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên của trường Đại học Quy Nhơn” của Hà Thị Thanh Xuân. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu này trình bày khái quát các khía cạnh khác nhau của nghệ thuật Tuồng, chưa đề cập đến việc khai thác các giá trị này cho hoạt động du lịch tại địa phương. Chính vì vậy, trong luận văn này, tác giả muốn nghiên cứu sâu các giá trị của nghệ thuật Tuồng và đề xuất các giải pháp phát triển nghệ thuật Tuồng cũng như nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật Tuồng phục vụ phát triển du lịch của Thành phố. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là tài liệu tham khảo về nghệ thuật Tuồng xứ Quảng, các giá trị đặc sắc của nghệ thuật Tuồng. - Đánh giá thực trạng khai thác các giá trị của nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác giá trị nghệ thuật Tuồng trong phát triển du lịch Đà Nẵng. 7. Bố cục luận văn Gồm có 3 chương chính: Chương 1. Tổng quan về Tuồng xứ Quảng và địa bàn nghiên cứu Chương 2. Tiềm năng và thực trạng khai thác giá trị nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Đà Nẵng Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác giá trị nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TUỒNG XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về Tuồng xứ Quảng 1.1.1. Khái niệm Tuồng Tuồng hay hát bội, hát bộ là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc ta mang đậm âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về đạo lý, khí tiết của người anh hùng trong các hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột. Năm 1958, Bộ Văn hóa có văn bản thống nhất tên gọi hát bội là Tuồng. Vì thế, cùng một loại hình nghệ thuật sân khấu nhưng có tên gọi khác nhau như Nhà hát Tuồng Trung ương, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiền Dĩnh, Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Nhà hát Tuồng Khánh Hòa... nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn gọi là Nhà hát nghệ thuật Hát bội. 1.1.2. Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của Tuồng xứ Quảng Nguồn gốc và lịch sử phát triển của nghệ thuật Tuồng cũng như của nghệ thuật sân khấu cổ đại Việt Nam nói chung hiện nay vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu lâu dài. Vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về thời điểm ra đời của loại hình nghệ thuật sân khấu này. 1.1.3. Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật Tuồng 1.1.3.1. Đề tài phản ánh 1.1.3.2. Kịch bản Tuồng 1.1.3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 6 1.1.3.4. Hóa trang 1.1.3.5. Đạo cụ, phục trang 1.1.3.6. Nhạc Tuồng 1.1.3.7. Cách hát, múa, diễn 1.1.3.8. Không gian diễn xướng 1.1.4. Các đặc trưng của nghệ thuật Tuồng 1.1.4.1. Tuồng thuộc loại kịch hát tự sự -bi hùng-bạo liệt 1.1.4.2. Tuồng thuộc loại sân khẩu mô tả - ước lệ - tượng trưng 1.1.4.3. Tuồng thuộc loại sân khẩu cường điệu - đặc tả ấn tượng 1.2. Khái quát thành phố Đà Nẵng 1.2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý 1.2.1.2. Địa hình 1.2.1.3. Khí hậu 1.2.1.4. Thủy văn 1.2.2. Điều kiện lịch sử, dân cư 1.2.2.1. Lịch sử 1.2.2.2. Dân cư 1.2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội 1.2.3.1. Kinh tế 1.2.3.2. Thương mại 1.2.3.3. Tài chính 1.2.3.4. Hạ tầng giao thông 1.2.4. Vài nét về hoạt động du lịch 7 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Đà Nẵng được du khách đánh giá là điểm đến du lịch uy tín trong nhiều năm qua với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc như du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại cùng với các sản phẩm du lịch mới mang tính sáng tạo như lễ hội pháo hoa quốc tế, các công trình kiến trúc mang tính thương hiệu như cầu Cổng Vàng…và các sự kiện quốc tế lớn được chọn tổ chức ở Đà Nẵng đã ngày càng khẳng định vị thế của Thành phố và nâng cao tính hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng là một thế mạnh của Đà Nẵng nhưng chưa được khai thác triệt để và hiệu quả, trong đó có nghệ thuật Tuồng. Tuồng xứ Quảng có nguồn gốc hình thành lâu đời, có đầy đủ đặc trưng nghệ thuật dân tộc và các yếu tố thuận lợi để phát triển thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo ra sự hài hòa sánh đôi cùng các sản phẩm du lịch hiện đại ở Đà Nẵng. 8 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2.1 Các giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng 2.1.1. Giá trị giải trí Tuồng hay bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào trước hết là một hoạt động giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Tuồng Đà Nẵng bằng những nội dung mang nặng các trăn trở, tự sự, bi hùng, mãnh liệt đã góp phần làm đời sống văn hóa tinh thần của người dân được phong phú hơn, đa dạng hơn. Một vở Tuồng được diễn trước công chúng là sự kết hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật như kịch bản, âm nhạc, múa, Nhạc hát Tuồng có những điệu hát cơ bản như: nói lối, hát nam, hát khách, các làn điệu không nhịp và các làn điệu có nhịp. Nói lối là viết theo văn biền ngẫu từ 4 đến 8 từ và được quy định vế trống, vế mái; câu đầu là vế trống, câu thứ hai là vế mái; vế trống thường ở vần trắc, nói cao giọng; vế mái gieo vần bằng, nói hạ giọng. Hát nam diễn ra khi tình cảm của nhân vật lên tới cao trào trong tình huống kịch, thông thường có 3 câu gọi là một sắp: câu 1 là câu trống gồm 2 vế theo thể song thất lục bát, câu 2 là câu mái bao giờ cũng ở thể lục bát. Tùy vào tính kịch mà hát nam có các điệu: nam xuân, nam dựng, nam ai, nam chạy, nam biệt, nam xuân nữ. Hát khách được dùng khi tự sự, đối thoại, phân binh ra trận, đi dạo chơi, nghệ thuật hóa trang và phục trang. Sự đắm chìm vào số phận nhân vật, sự thưởng thức, cảm nhận từng động tác điệu múa đến lời ca vớ diễn của người xem với các nghệ sĩ là sự ủng hộ viên mãn nhất cho sự tồn tại của từng kịch bản Tuồng. Chính vì vậy, sự 9 trau chuốt càng cao của các nội dung vở Tuồng cộng với đặc điểm mang tính bác học từ xử lí làn điệu và thể nói lối hát bằng thơ theo cùng cặp đã khiến loại diễn xướng này không chỉ dừng lại ở tính giải trí đơn giản và thông thường mà đã được nâng lên thành hàng nghệ thuật, trở thành loại hình giải trí đòi hỏi có sự kén chọn về khán thính giả. Giá trị giải trí của Tuồng còn được thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa của các nghệ sĩ qua nghệ thuật biểu diễn tài hoa của họ. Và không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn những thích thú cá nhân thuần túy, mà thông qua giải trí, cả người xem và người diễn được khơi dậy, kích thích các tiềm ẩn nghệ thuật bên trong, tạo điều kiện cho sự phát triển những khả năng sáng tạo toàn diện của con người hơn ngay trong quá trình giải trí. 2.1.2. Giá trị nghệ thuật thẩm mỹ Tuồng xứ Quảng - Đà Nẵng là loại hình sân khấu đề cao hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trình thức, đặc tính ước lệ tượng trưng cao. Khi múa Tuồng, người diễn viên sử dụng vũ đạo, lối nói hát và làn điệu hát để lột tả tính cách cũng như tâm trạng của nhân vật. Hoạt động này được hình thành từ những động tác sinh hoạt và hành động tâm lý trong đời sống xã hội của con người. Hát Tuồng có một hệ thống nhịp điệu từ nói thường chuyển sang nói lối, được viết theo thể thơ lục bát, song thất lục bát hay tứ tuyệt. Diễn xuất trong Tuồng thường được khuếch đại so với sự thật từ động tác đến kiểu cách đi đứng để thể hiện những khía cạnh đặc điểm của nhân vật. Âm nhạc Tuồng chú trọng bộ gõ, bộ hơi, bộ dây và bộ gây. Cũng như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như Chèo, Cải lương hay Kịch, Tuồng rất đề cao nghệ thuật biểu diễn. Đặc điểm này phản ánh bao quát nhất giá trị nghệ thuật thẩm mỹ của Tuồng. 10 2.1.3. Giá trị lịch sử Tuồng Đà Nẵng nằm trong dòng chảy của Tuồng miền Trung - Tuồng xứ Quảng, là loại hình sân khấu cổ truyền của Việt Nam, nên bản thân loại hình này đã mang trong mình giá trị lịch sử của vùng đất miền Trung - Đà Nẵng. Có thể thấy kịch bản tuồng Đà Nẵng càng phong phú, phản ánh các vấn đề chính trị xã hội các thời kỳ bao nhiêu thì càng phản ánh giá trị lịch sử trong từng giai đoạn ấy bấy nhiêu. Chất sử, giá trị sử trong tuồng đã thể hiện rõ nét đặc thù không gian, thời gian, dấu ấn lịch sử, sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử hay tiến trình lịch sử trong đời sống văn hóa xã hội dân tộc Việt. Và cũng chính giá trị sử ấy của tuồng đã giúp đề cao lòng tự tôn dân tộc, giáo dục con người về tinh thần yêu nước từ suy nghĩ, cảm nhận đến hành động, là động lực, tinh thần giúp nhân dân đứng lên chống lại kẻ thù hoặc bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển hơn. 2.1.4. Giá trị hiện thực Cũng giống như các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống Chèo, Cải lương. Kịch, giá trị hiện thực Tuồng được phản ánh trong mỗi vở diễn. Và tùy vào ý đồ sáng tạo kịch bản của người nghệ sĩ mà tính hiện thực có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở nhữmg mức độ khác nhau. Mỗi chủ đề diễn của nghệ thuật Tuồng ở mỗi giai đoạn thời kỳ đều có giá trị hiện thực trong từng biểu hiện nghệ thuật trình diễn của Tuồng. Từ hóa trang, phục trang đến đạo cụ, động tác, tổ hợp động tác vũ đạo, lời nói, tất cả đều có ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc. Trang phục sân khấu Tuồng đã mang tính hiện thực, mô phỏng theo trang phục của các nhân vật trong cuộc sống. Nhìn vào trang phục của các diễn viên trên sân 11 khấu, khán giả phần nào nhận ra được thân phận, giai cấp, nhân phẩm của họ. Ngoài ra, trang phục Tuồng còn khắc họa rõ hơn tính cách nhân vật, làm nổi bật hơn tuyến nhân vật mà vở diễn hướng đến. 2.1.5. Giá trị nhân văn Cho dù là đề tài quân quốc đậm nét với những tấm gương trung thần mẫu mực, trung, hiếu, tiết, nghĩa hay các đề tài quan hệ gia đình, xã hội thì cấu trúc kịch bản Tuồng luôn được xây dựng với những giằng xé giữa tốt xấu một cách bạo liệt, để nhằm tạo nên sự lựa chọn hướng tới những chuẩn mực của đạo đức xã hội, xây dựng hình tượng nhân vật với các giá trị đạo đức cao đẹp hơn. 2.2. Thực trạng khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Đà Nẵng 2.2.1. Công tác tổ chức quản lí Trong các đề án phát triển du lịch đã thể hiện rõ sự quan tâm của Thành phố đến loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật Tuồng nói chung. Hằng năm, Thành phố đầu tư kinh phí khoảng 6 tỷ đồng cho Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh nhằm tăng cường cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng vở diễn và chú trọng đào tạo diễn viên. Những chính sách đó đã bắt đầu thể hiện được hiệu quả thông qua sự quan tâm của cộng đồng và du khách trong các chương trình đưa Tuồng xuống phố hoặc đưa Tuồng vào trường học. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít khó khăn khi kinh phí đầu tư chỉ đủ để bảo dưỡng một vài thiết bị, khó có thể đầu tư hiện đại và đồng bộ. Nguồn thu từ hoạt động biểu diễn không đủ để trang trải đời sống nên nhiều nghệ nhân phải làm 2 đến 3 công việc để có tiền theo đuổi đam mê với nghệ thuật Tuồng. Công tác quảng bá được thực hiện hiệu quả hơn trước nhưng chủ yếu thu hút 12 được một số lượng không lớn khác Tây Âu, Đông Bắc Á… và một số quốc gia có nền văn hóa tương đồng. 2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch nghệ thuật Tuồng 2.2.2.1. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tọa lạc tại trung tâm Thành phố Đà Nẵng số 155 đường Phan Châu Trinh. Đây được xem như chiếc nôi của nghệ thuật Tuồng Quảng Nam Đà Nẵng, là điểm đến của nhiều du khách khi muốn tìm hiểu nghệ thuật truyền thống của Thành phố. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vinh dự mang tên danh nhân Nguyễn Hiển Dĩnh, một bậc thầy của nghệ thuật Tuồng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhà hát Tuồng được đầu tư khá hiện đại với khu hành chính khang trang, khu vực biểu diễn với khoảng 300 ghế ngồi và có bảo tàng trưng bày kỷ vật về lịch sử nhà hát, các quầy lưu niệm bán các mô hình Tuồng về nhân vật, đạo cụ, hình ảnh, postcard… Mặt nạ Tuồng được xem là nét đặc sắc của nghệ thuật Tuồng và có thể đưa vào khai thác như một sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Tuy nhiên, sau hơn 02 năm triển khai, hiện nay Nhà hát đã bỏ khu vực trưng bày và bán mặt nạ vì không hiệu quả. Theo ông Nguyễn Thế Hiển (Kế toán Trưởng Nhà hát) “Sản phẩm mặt nạ Tuồng gây được sự chú ý của du khách khi đi tham quan các khu lưu niệm, nhưng dường như không có khách du lịch mua vì giá bán cao và sản phẩm còn thiếu một chút tinh tế mang tính thị trường”. 2.2.2.2. Các điểm biểu diễn khác Bên cạnh Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, các nhóm và nghệ sĩ Tuồng còn biểu diễn lưu động tại các khu du lịch theo dạng sự kiện như Furama, Hiatt, các lễ hội tín ngưỡng như Lễ hội Quán Thế 13 Âm và một số điểm cố định tại khu vực đường Bạch Đằng Đông vào mùa hè theo chương trình đưa Tuồng xuống phố của Sở Du lịch Đà Nẵng. Bên cạnh đó, vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm, Đoàn Tuồng tổ chức các buổi biểu diễn nhỏ theo dạng giới thiệu nghệ thuật cho các Trường học trên địa bàn thành phố. 2.2.3. Thị hiếu của du khách Đối với nghệ thuật Tuồng, đa phần những khách du lịch có hứng thú với nghệ thuật Tuồng là khách du lịch quốc tế, nhất là du khách Châu Âu, Châu Mĩ,… và một bộ phận du khách Châu Á. Họ thường tò mò và muốn khám phá văn hóa, nghệ thuật và con người Việt Nam. Phần lớn du khách đến đây được tổ chức theo đoàn với mức giá vé 150.000đ/người (bằng ½ giá vé công bố) để kích cầu các công ty lữ hành (Tư liệu điền dã tháng 01/2020). Qua đó, chúng ta thấy rằng vẫn có một bộ phận du khách ham thích với nghệ thuật truyền thống Việt Nam mà cụ thể là nghệ thuật Tuồng của Đà Nẵng, tuy nhiên còn nhiều thiếu sót trong công tác truyền thông, sự tương quan giữa đầu tư và mong muốn phát triển nghệ thuật của Nhà nước dẫn đến một lượng lớn du khách và người dân chưa tiếp cận được hoặc chưa có hội tiếp cận với nghệ thuật Tuồng truyền thống. 2.2.4. Kết quả khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Trong những năm qua, nghệ thuật Tuồng của Đà Nẵng cũng đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, xây dựng được nhiều vở và trích đoạn, mở rộng các điểm biểu diễn thông qua các hợp đồng với các doanh nghiệp và các chương trình đưa Tuồng xuống phố, hay Tuồng vào học đường. Tiêu biểu như nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển 14 Dĩnh trong 03 năm từ 2017-2019 đã xây dựng được nhiều các vở diễn mới và dàn dựng các trích đoạn Tuồng như: Bảng 2.1. Các vở và trích đoạn mới từ năm 2017-2019 Năm 2017 2018 2019 19 04 01 - Quy mô lớn 01 vở Sơn Hậu 01 vở Hoạn Lộ 0 - Quy mô nhỏ 03 vở: Lâm 01 vở Ngọn lửa 01 Dàn Sanh-Xuân hồng sơn dựng Tổng vở diễn, trích đoạn mới Trong đó: Nương; Lâm chương Trọng Hoàng trình sân quốc trạng; Rực khấu hóa lửa hoàng cung nghệ thuật Tuồng kết hợp với dân ca Bài Chòi Các đoạn trích 15 02 gồm: Trần 0 Hưng Đạo và Hội nghị Bình Than (Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng) Ngoài ra, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã liên kết với các công ty du lịch lữ hành để tổ chức và bán vé các buổi biển diễn. 15 Nhà hát tổ chức biểu diễn các trích đoạn Tuồng miễn phí cho tất cả người dân cũng như khách du lịch vào các buổi tối cuối tuần tại Quảng trường phía Đông Bắc cầu Sông Hàn và Quảng trường phía Tây cầu Rồng (theo sự chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng) . Bảng 2.2. Số buổi biểu diễn Nghệ thuật Tuồng giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị: buổi) Năm 2017 2018 2019 Biểu diễn nghệ 09 11 11 24 26 24 84 61 111 30 30 30 thuật Tuồng Biểu diễn Tuồng xuống phố Biểu diễn Show du lịch Giới thiệu Tuồng vào học đường (Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng) Có thể thấy các buổi biểu diễn phục vụ cho du lịch tương đối nhiều. Đặc biệt năm 2019 lên tới 111 buổi biểu diễn. Bên cạnh đó, số lượt người xem tại các buổi biểu diễn lưu động ngoài Nhà hát tăng cao qua các năm, đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của cộng đồng và du khách đối với loại hình nghệ thuật truyền thống của Thành phố. 16 Bảng 2.3. Số lượt người xem giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị: lượt người) Năm 2017 2018 2019 Tổng lượt người 117.000 103.000 103.000 32.000 18.000 11.000 85.000 85.000 91.000 xem Tại nhà hát Ngoài nhà hát (lưu động) (Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng) Doanh thu bình quân của Nhà hát giao động từ 800 triệu đến 1,1 tỷ đồng mỗi năm, doanh thu từ các hoạt động biểu diễn ngoài nhà hát tăng cao chứng minh sự năng động của đội ngũ quản lí Nhà hát trong việc tìm kiếm các hợp đồng biểu diễn bên ngoài, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của các tổ chức bên ngoài dành cho nghệ thuật Tuồng. Bảng 2.4. Thống kê doanh thu nhà hát (Đơn vị: đồng) Năm 2017 2018 2019 Tổng doanh thu: 984.338.000 794.743.200 847.494.000 - Hoạt động biểu diễn 718.808.000 508.051.200 602.514.000 - Bán vé rạp 68.880.000 80.592.000 38.880.000 196.650.000 206.100.000 206.100.000 - Dịch vụ khác (đạo cụ, sân khấu, phục trang…) (Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng) 17 2.2.5. Hoạt động quảng bá nghệ thuật Tuồng Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư vào tạo điều kiện cho nghệ thuật Tuồng phát triển nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của nghệ thuật Tuồng, tôn vinh các giá trị truyền thống của con người xứ Quảng, phục vụ cho du lịch thành phố. 2.2.6. Nhân lực phục vụ du lịch Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động khai thác nghệ thuật Tuồng trong phát triển du lịch được phân chia thành lực lượng chuyên nghiệp (nhà hát, các đơn vị nghệ thuật) và lực lượng không chuyên (các câu lạc bộ). Bảng 2.5 Cán bộ viên chức - người lao động của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị: người) Năm 2017 2018 2019 58 64 64 Công chức 35 58 58 Hợp đồng 19 02 02 Nhà hát tự trả lương 03 04 04 Tổng lao động Trong đó: (Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng) Nhìn chung nguồn nhân lực tuy còn mỏng nhưng đã cho thấy những tín hiệu tốt về sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, người dân, du khách và đặc biệt là các bạn trẻ dành cho nghệ thuật Tuồng. 18 2.3. Nhận xét về thực trạng khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng 2.3.1. Những mặt tích cực Nhìn chung, nghệ thuật Tuồng xứ Quảng đã được lãnh đạo Thành phố và các Sở, Ban, Ngành tạo điều kiện để đầu tư, phát triển và bước đầu đã tạo được những dấu ấn tích cực trong lòng một bộ phận du khách và người dân Đà Nẵng. Cụ thể: - Về công tác dàn dựng các trích đoạn, vở diễn mới - Về chất lượng nội dung của các trích đoạn, vở diễn - Về nguồn nhân lực - Về kinh phí 2.3.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì cũng còn không ít khó khăn để đưa nghệ thuật Tuồng trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, thu hút đông đảo sự quan tâm của khán giả. Đầu tiên, trong công tác dàn dựng các trích đoạn, vở diễn mới tuy có nhiều khởi sắc nhưng đội ngũ biên kịch Tuồng ngày càng hiếm và đã lớn tuổi. Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ biểu diễn các loại hình nghề thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bộ môn Tuồng. Thứ ba, về mặt kinh phí đầu tư cho hoạt động phát triển nghệ thuật Tuồng và nâng cao đời sống của đội ngũ tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thứ tư, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đối với sản phẩm nghệ thuật Tuồng gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh lại với nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng, mang tính thời đại trên các kênh thông tin điện tử và mạng xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất