Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Khả năng thay thế bột cá bằng bột ðậu nành có bổ sung phytase làm thức ăn cho cá...

Tài liệu Khả năng thay thế bột cá bằng bột ðậu nành có bổ sung phytase làm thức ăn cho cá lóc bông (channa micropeltes)

.PDF
28
229
130

Mô tả:

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1 ðẶT VẤN ðỀ ............................................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.4 Thời gian thực hiện ............................................................................................ 2 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................ 3 2.1 ðặc ñiểm sinh học của cá lóc bông.................................................................... 3 2.1.1 Phân loại...................................................................................................... 3 2.1.2 Dinh dưỡng ................................................................................................. 3 2.1.3 Sinh trưởng.................................................................................................. 4 2.2 Tình hình nghiên cứu về khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc bông .. 4 2.3 Tình hình nghiên cứu về khả năng sử dụng bột ñậu nành thay thế cho bột cá làm thức ăn cho cá.................................................................................................... 6 2.4 Phytase ............................................................................................................... 7 2.4.1 Phytase là gì ................................................................................................ 7 2.4.2 Vai trò của phytase ñối với cá..................................................................... 7 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 9 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 9 3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu...................................................................... 9 3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 9 3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 9 3.3.1 Thức ăn thí nghiệm ..................................................................................... 9 3.3.2 Hệ thống thí nghiệm.................................................................................... 9 3.3.3 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 9 3.3.4 Chăm sóc và quản lý ................................................................................. 11 3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu........................................................... 11 3.3.6 Các chỉ tiêu tính toán................................................................................. 12 3.3.7 Xử lý số liệu .............................................................................................. 12 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 13 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................... 13 4.1 Các yếu tố môi trường...................................................................................... 13 4.2 Tỷ lệ sống......................................................................................................... 13 4.3 Tốc ñộ tăng trưởng........................................................................................... 14 4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn................................................................................. 16 4.4.1 Hệ số thức ăn (FCR) ................................................................................. 16 4.4.2 Hiệu quả sử dụng protein ( PER) và Chỉ số protein tích lũy (NPU)......... 17 4.5 Chi phí cho 1kg cá tăng trọng .......................................................................... 18 4.6 Thành phần hóa học của cá .............................................................................. 19 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 20 KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT....................................................................................... 20 5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................... 20 5.2 ðỀ XUẤT ........................................................................................................ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 21 PHỤ LỤC................................................................................................................... 24 0 CHƯƠNG 1 ðẶT VẤN ðỀ 1.1 Giới thiệu Cá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá nước ngọt có kích thước lớn, thịt ngon và sinh trưởng nhanh. Cá hiện ñang ñược nuôi phổ biến ở các quốc gia như Ấn ðộ, ðài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, nghề nuôi cá lóc hình thành từ năm 1950 chủ yếu tại 2 tỉnh An Giang và ðồng Tháp (Dương Nhựt Long, 2004). Cá lóc bông có thể nuôi thâm canh trong ao và bè ñều ñạt năng suất cao. Theo Nguyễn ðình Chiến (1996), trong nuôi bè, năng suất dao ñộng từ 42,5-116 kg/m3. Ngoài tự nhiên, cá lóc bông ăn các ñộng vật sống như cá, tôm, cua, ếch nhái…..và cho ñến nay cá lóc bông ñược nuôi chủ yếu bằng thức ăn tươi sống bằng cách cho cá ăn nguyên con hay xay nhỏ. Bên cạnh ñó, nghề nuôi cá nước ngọt ñặt biệt là nuôi cá tra và cá basa ñang phát triển mạnh làm gia tăng ñáng kể nhu cầu cá tạp và giá cá tạp cũng gia tăng, chính ñiều này ñòi hỏi phải phát triển nhanh chóng thức ăn chế biến ñể vừa hạn chế việc khai thác cá ñể nuôi cá và ñồng thời tăng hiệu quả của nghề nuôi cá. ðến nay, nhiều công ty thức ăn ñã sản xuất thức ăn viên công nghiệp ñể nuôi thâm canh các loài cá nước ngọt ở ðBSCL như cá tra, basa,…và tất nhiên sẽ ñến nhiều loài khác. Nguồn protein ñược sử dụng chủ yếu trong thức ăn công nghiệp hiện nay là bột cá, nhưng nguồn cung cấp bột cá ngày càng bị giới hạn, không ổn ñịnh và giá cả ngày càng ñắt trong khi nhu cầu protein chế biến thức ăn công nghiệp ngày càng tăng cao. Vì vậy hiện nay việc tìm các nguồn protein thực vật nhằm thay thế bột cá là nhu cầu cần thiết. Bột ñậu nành ñược xem là nguồn protein thực vật thay thế bột cá tốt nhất trong thức ăn cho ñộng vật thủy sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy bột ñậu nành có thể thay thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn thích hợp ñối với nhiều loài cá, bởi vì chúng có hàm lượng protein cao, cân bằng các acid amin thiết yếu, có nguồn cung cấp ổn ñịnh và giá cũng tương ñối thấp (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Nhưng các protein thực vật thường có chứa một số chất kháng dinh dưỡng như phytic acid, trypsin inhibitor…làm ngăn cản hoạt ñộng của các men tiêu hóa. Trong thực vật, có 70% tổng lượng photphorus tồn tại dưới dạng liên kết chặt trong phân tử phytate, là cấu trúc rất khó bị tiêu hóa và hấp thu. Photphorus là dưỡng chất quan trọng ñối với vật nuôi. Vật nuôi cần ñược cung cấp ñủ photphorus ñể duy trì sức khỏe, chức năng của cơ thể và mức tăng trưởng. Photphorus có nhiều trong các nguyên liệu thực vật. Các loài vật nuôi như heo, gia cầm, cá không tự sản sinh ra ñược men phân giải phytate, thường ñược gọi là men phytase. 1 Hiện nay có rất ít nghiên cứu của việc bổ sung enzyme vào thức ăn thủy sản. Một số nghiên cứu gần ñây trên cá tra cho thấy, khi bổ sung phytase vào thức ăn làm năng cao khả năng tiêu hóa (FCR) và làm tăng hiệu quả biến ñổi protein (PER) cũng như khả năng tích lũy protein (NPU) (Trần Ngọc Thiên Kim và Lê Thanh Hùng, 2007). Tuy nhiên bột cá và bột ñậu nành có hàm lượng các axit amin khác nhau nên việc phối trộn hai nguồn này là rất khó khăn ñể phù hợp với nhu cầu của từng loài và ñối với cá lóc bông (Channa micropeltes) cũng vậy. Vì thế ñề tài:”Khả năng thay thế bột cá bằng bột ñậu nành có bổ sung phytase làm thức ăn cho cá lóc bông (Channa micropeltes)” ñược thực hiện nhằm tìm ra tỉ lệ phối trộn bột ñậu nành và bột cá phù hợp nhất ñể lập công thức thức ăn chế biến trong ương nuôi cá lóc bông. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ðánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột ñậu nành có bổ sung phytase làm thức ăn cho cá lóc bông. Từ ñó làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn chế biến nuôi cá lóc bông. 1.3 Nội dung nghiên cứu ðánh giá khả năng thay thế bột cá bằng bột ñậu nành có bổ sung phytase lên tăng trưởng của cá lóc bông. ðánh giá khả năng thay thế bột cá bằng bột ñậu nành có bổ sung phytase lên hiệu quả sử dụng thức ăn của cá lóc bông. ðánh giá khả năng thay thế bột cá bằng bột ñậu nành có bổ sung phytase lên thành phần hóa học của cá lóc bông. 1.4 Thời gian thực hiện Từ tháng 12/2009 ñến tháng 3/2010 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ðặc ñiểm sinh học của cá lóc bông 2.1.1 Phân loại Theo dẫn liệu từ website chuyên nghiên cứu về các loài cá (http://www.fishbase.org ) thì hệ thống phân loại cá lóc bông như sau: Lớp: Actinopterygii Bộ: Percifomes Họ: Channidae Giống: Channa Loài: Channa micropeltes (Cuvier, 1831) Cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831) là một trong 4 loài thuộc bộ cá lóc có mặt ở ðồng Bằng Sông Cửu Long. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá lóc bông sống trong nước ngọt, có thể sống ñược ở nước lợ với nồng ñộ muối thấp. Chúng có thể sống trong các loại hình thủy vực như sông, kênh, rạch, ñồng ruộng, lung bàu... Do có cơ quan hô hấp phụ nên chúng có thể sống một thời gian dài trong ñiều kiện ẩm ướt. Cá lóc bông cũng có khả năng sống trong ñiều kiện chất nước là kiềm tính hoặc bị nhiễm phèn. Chúng có vùng phân bố rộng: Ấn ðộ, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và ở Việt Nam chúng phân bố nhiều ở khu vực ðồng Bằng Sông Cửu Long. 2.1.2 Dinh dưỡng Cấu tạo ống tiêu hoá của cá cho thấy cá lóc bông là loài cá ăn thịt: có răng phát triển, có dạ dày to hình chữ Y, vách dày, túi mật phát triển, ruột to và ngắn. Theo kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long, (2004) trong ñiều kiện sống tự nhiên, phổ dinh dưỡng của cá lóc bông trưởng thành chủ yếu là thức ăn ñộng vật: 63,01% là cá, 35,94% tép, 1,03% là ếch nhái, 0,02% bọ gạo và mùn bả hữu cơ. Cá có tính ăn lẫn nhau khi có sự sai khác nhau về kích cỡ. Tỷ lệ ăn nhau là 100% (suốt 5 ngày thí nghiệm ) khi tỷ lệ chiều dài giữa cá nhỏ so với cá lớn là 0,35, nhưng tỷ lệ ăn nhau giảm ñến 43% , khi tỷ lệ chiều dài cá nhỏ so với cá lớn tăng ñến 0,64. Việc gia tăng thức ăn chế biến cũng làm giảm tính ăn lẫn nhau. Tuy nhiên, hiện tượng ăn lẫn nhau là không thể tránh khỏi ở loài này, nhưng có thể giảm rất nhiều bằng cách phân cỡ và cho ăn tối ña (Qin JianGuang et al.,1996b trích dẫn bởi Lê Vinh Phong, 2009). 3 Victor (1992) cũng nhận thấy khi ñược nuôi ñơn trong ñiều kiện dinh dưỡng thấp (tỷ lệ dạ dày rỗng cao 75%) cho thấy ñiều kiện dinh dưỡng nghèo, thức ăn cho cá ñược cung cấp không thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên và lúc này chúng thể hiện tính ăn lẫn nhau rất lớn. 2.1.3 Sinh trưởng Cá lóc bông là loài dễ nuôi và có tốc ñộ tăng trưởng tương ñối nhanh. Giai ñoạn còn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài, cá càng lớn sự tăng trọng lượng càng nhanh. Theo Dương Nhựt Long, (2004) ñối với cá có chiều dài 5,28-7,14 cm và trọng lượng dao ñộng từ 1,35-2,30 g thì mỗi ngày cá lóc bông gia tăng trọng lượng lên 0,104g /ngày. Cá có chiều dài từ 7,14-9,20 cm, trọng lượng: 2,30-5,92 g mỗi ngày cá lóc bông tăng thêm trọng lượng là 0,353 g/ngày. Trường hợp cá có chiều dài 9,20-11,02 cm trọng lượng cá tăng thêm 0,63 g/ngày. Trong tự nhiên do phụ thuộc vào thức ăn có sẵn trong thủy vực nên sức lớn của cá không ñồng ñiều dẫn ñến tỉ lệ sống tự nhiên khá thấp, trong ñiều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt thì sức lớn trung bình từ 0,5-0,8 kg/con/năm, ñạt tỉ lệ sống khá cao và ổn ñịnh (Phạm Văn Khánh, 2000). 2.2 Tình hình nghiên cứu về khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc bông Trong những năm gần ñây do sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên cá tạp, lượng cá tạp ñể cung cấp làm thức ăn cho cá lóc bông ngày càng bất ổn ñịnh. Vì thế có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thức ăn chế biến cho cá. Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng về chế biến thức ăn cho các loài cá lóc thuộc giống Channidae ñược thực hiện tại trường ðại Học Cần Thơ từ năm 2001 ñến nay. Các nghiên cứu tập trung về nhu cầu các chất dinh dưỡng như tỉ lệ ñạm trong khẩu phần ăn và khả năng sử dụng cá tạp biển trong thức ăn ñược tiến hành trên các kích cỡ cá khác nhau nhưng chủ yếu là ở giai ñoạn cá giống. Dương Nhựt Long và ctv., (2002) ñã nghiên cứu ñược tỉ lệ tăng trọng trung bình của cá lóc nuôi ao ñất với thức ăn tự chế với hàm lượng ñạm 25%, 30% và cá tạp là 0,31-2,52 g/ngày; 0,40-2,68 g/ngày và 0,82-2,86 g/ngày. Người nuôi cá có thể sử dụng thức ăn tự chế 30% ñạm trong thời gian ngắn, khi thiếu nguồn cá tạp biển làm thức ăn cho cá. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), cá bột có khả năng sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến và thời gian thích hợp ñể cá sử dụng thức ăn chế biến là từ ngày thứ 4 sau khi bắt ñầu thí nghiệm hay ngày thứ 7 sau khi nở. Ở giai ñoạn cá hương, thức ăn chế biến cho tăng trưởng và tỉ lệ sống cao hơn so với các loại thức ăn khác, ñồng thời có hệ số thức ăn thấp nhất. Cá lóc bông giống cỡ nhỏ cho tốc ñộ tăng trưởng cao hơn và tỉ lệ sống thấp hơn so 4 với cá lớn khi cho ăn cùng thức ăn cùng mức ñạm. Mức ñạm cho tăng trưởng tối ưu và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất của ở cá lóc bông giống cỡ nhỏ là 50,8% và cá lớn là 46,5%, phù hợp với nhu cầu ñạm của các loài cá ăn ñộng vật khác. Qin et al., (1997) ñã mô tả khá chi tiết về sự chọn lựa thức ăn của cá lóc ñen. Trong ñiều kiện phòng thí nghiệm thì cá bột cá lóc ñen có chiều dài 67mm, ñộ mở của miệng là 0.55mm sẽ chọn thức ăn là ấu trùng Artemia và không ăn thức ăn chế biến. cá bắt ñầu ăn thức ăn chế biến khi ñược 12mm chiều dài và cỡ miệng mở rộng ñến 1mm. Trong phòng thí nghiệm và trên ruộng, thức ăn của cá thay ñổi khi kích cỡ cá tăng. ðối với cá dài 15-20mm thì nhóm giáp xác râu ngành và giáp xác chân chèo chiếm 96,5 % khẩu phần. Cá 30-40mm, cá ăn ñộng vật nổi giảm ñáng kể trong khi chúng tăng ăn ñộng vật ñáy. Thức ăn chuyển từ ñộng vật nổi sang ñộng vật không xương sống ñáy không phải do việc giảm ñộng vật nổi có sẵn trong môi trường mà nó liên quan ñến sự thay ñổi cấu trúc lược mang của cá. Mật ñộ ñộng vật không xương sống ñáy thấp trong những thí nghiệm trên ruộng làm giảm tỉ lệ sinh trưởng ở cá khi cá thay ñổi thức ăn từ ñộng vật nổi sang ñộng vật ñáy. Nguyễn Anh Tuấn và ctv., (2004), cá lóc bông ở giai ñoạn cá bột có tỷ lệ sống và sinh trưởng ñạt tốt nhất khi bắt ñầu cho ăn thức ăn chế biến ở cá 7 ngày tuổi (89,1% và 88,9 mg/ngày). Ở giai cá hương, kết quả sau 21 ngày ương, thức ăn chế biến cho kết quả về tỉ lệ sống và tốc ñộ tăng trưởng cao nhất (97,5%, 11,5%/ ngày). Cá bột ñược cho ăn thức ăn có các mức chất ñạm thấp 30%, trung bình 35%, cao 40% thì thấy tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thu ñược ở khẩu phần 35% chất ñạm, có hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng chất ñạm và chỉ số tích lũy protein tốt nhất (Hashim, 1994). Nguyễn Phước Tuyên (2001) ñã nghiên cứu ương cá lóc môi trề bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein thô 40% CP cho kết quả tốt, tỉ lệ sống cao. Tốc ñộ tăng trưởng của cá lóc môi trề nuôi thương phẩm bằng thức ăn tổng hợp ñạt yêu cầu, không thua thức ăn tạp. Thu hoạch ở 7 tháng tuổi, cá lóc nuôi bằng thức ăn tổng hợp tự chế có trọng lượng bình quân 1 kg/con. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dinh dưỡng cá lóc bông hiện còn rất hạn chế. Việc sử dụng thức ăn chế biến ñể ương cá bột, cá giống chỉ mới thành công trên rất ít loài. 5 2.3 Tình hình nghiên cứu về khả năng sử dụng bột ñậu nành thay thế cho bột cá làm thức ăn cho cá Trong nuôi trồng thủy sản, xét về mặt chi phí sản xuất, chi phí thức ăn nuôi cá chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy, thức ăn là khâu quan trọng quyết ñịnh hiệu quả kinh tế trong các mô hình nuôi cá. Những năm gần ñây nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản ñã có những bước tiến nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu, nhiều loại thức ăn cân bằng dinh dưỡng và có khả năng nâng cao sức khoẻ của thuỷ sản nuôi ñã ñược nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất … Bột cá từ lâu ñã ñược xem như một thành phần thiết yếu trong việc phối trộn thức ăn viên cho tôm, cá. Bột cá là nguồn cung cấp protein có giá trị cao và tính ưu việt nổi trội so với các nguồn cung cấp protein khác. Sản lượng bột cá của thế giới hàng năm khoảng 6-7 triệu tấn, sản lượng này gần như không tăng trong 20 năm qua (từ năm 1984-2004) và ngày càng có khuynh hướng giảm. Trong khi nhu cầu bột cá dùng trong chăn nuôi và ñặc biệt là cho nuôi thủy sản tăng liên tục trong 20 năm qua, với tốc ñộ hàng năm trên 10% (Lê Thanh Hùng, 2008). Do ñó việc tìm nguồn protein có nguồn gốc ñộng và thực vật ñể thay thế bột cá càng ñược chú ý nhiều. ðể phát triển nghề nuôi ngày càng bền vững và thân thiện với môi trường, việc sử dụng nguồn protein thực vật như bột ñậu nành, bột canola,…ñược xem là nguồn cung cấp protein có triển vọng nhất ñể thay thế bột cá trong thức ăn của cá (Nation Reseach Council, 1993). Với mục ñích thay thế bột cá bằng bột ñậu nành nhằm hạ giá thành thức ăn thủy sản. Trong các nguồn cung cấp protein thực vật, bột ñậu nành là nguồn protein thực vật tốt nhất về hàm lượng protein và các axit amin thiết yếu, ñược xem là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong thức ăn ñộng vật thủy sản. Bột ñậu nành ñược sử dụng làm thức ăn cho ñộng vật hiện nay chủ yếu là bột ñậu nành ly trích dầu có hàm lượng protein khoảng 47-50%, lipid không quá 2% (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Với nguồn protein thực vật phong phú và ña dạng (như bột ñậu nành). Các nhà nghiên cứu ñã sử dụng protein bột ñậu nành thay thế protein bột cá nhằm giảm chi phí thức ăn mà vẫn ñảm bảo sinh trưởng tốt của cá và ñạt ñược những kết quả khác nhau trên nhiều loài cá. Nghiên cứu của Phuong et al., (2009) trên cua tiền trưởng thành (Scylla paramamosin) ñánh giá ñộ tiêu hóa của các nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn gồm bột ñậu nành ñã tách dầu, cám gạo, bột mì và bột bắp. Các nguyên liệu này là nguồn cung cấp protein trong khẩu phần, thay thế 30% và 45% bột cá trong khẩu phần. Kết quả cho thấy, thay thế 30% bột ñậu nành hoặc 30% cám 6 gạo sẽ cho ñộ tiêu hoá tốt nhất. Từ ñó cho thấy cám gạo và bột ñậu nành có thể sử dụng ñể phối chế thức ăn cho ñối tượng này. Nghiên cứu của Ustaiglu et al., (2006) về việc thay thế một phần bột cá bằng protein ñậu nành nguyên chất trong thức ăn của cá tầm giống (Acipenres ruthenus) với lượng thay thế là phân nửa hoặc 1/3 protein ñược cung cấp bởi ñậu nành. Sau 79 ngày thí nghiệm, nghiệm thức thức ăn ñược thay thế phân nửa protein ñậu nành tiêu hóa tốt hơn nghiệm thức thức ăn thay thế 1/3 protein ñậu nành. Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần cơ thể của cá thì không khác nhau giữa hai nghiệm thức thức ăn. Tuy nhiên, ñối với cá hanh ñỏ giống (Lutjanus campechanus) thì có tỷ lệ tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm khi tăng các mức thay thế bột cá bằng bột ñậu nành (0%, 10%, 20% và 30%) kết hợp với 10% bột gia cầm trong mỗi nghiệm thức vì mùi vị thức ăn không hấp dẫn cá bắt mồi (Davis et al., 2005). 2.4 Phytase 2.4.1 Phytase là gì Phytase là enzyme phân hủy phytate hay acid phytic, một phân tử mà gia súc, gia cầm và cá không thể tiêu hóa ñược, có nhiều trong ngũ cốc và hạt dầu, giải phóng các hợp chất phospho, canxi và các chất dinh dưỡng khác có thể tiêu hóa ñược (shaddack, 2005). Hình 2.1 Công thức cấu tạo của phytase (nguồn Shaddack, 2005) 2.4.2 Vai trò của phytase ñối với cá Bổ sung enzyme phytase làm tăng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu có nguồn gốc thực vật do khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng ñi kèm như calcium, các khoáng, ñường và protein. 7 Phân hủy các tác dụng phức tạp của axit phytic trong thức ăn, nâng cao tỷ lệ hấp thu các dưỡng chất như tinh bột, protein, axit amin, nguyên tố vi lượng như Ca, Zn, Mn. Phytase là một enzyme có khả năng thủy phân phytate giải phóng phosphorus khỏi phức hệ phytate gia tăng ñộ hữu dụng phosphorus thức ăn. Một số thí nghiệm ñã chứng minh rằng việc bổ sung phytase trong protein thực vật ñã có một ảnh hưởng tích cực ñến sự tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như khả năng sử dụng protein, photphosrus, calcium, magnesium và kẽm trên cá hồi (Veilma et al.,1998). Hơn nữa, với việc phân hủy các phytic axit tạo ra các phosphate vô cơ, phytase làm giảm bổ sung phosphate ñắt tiền vào thức ăn, giảm lượng phospho thải ra trong phân vì vậy làm giảm nguồn ô nhiễm phospho cho môi trường, dẫn ñến phần nào làm giảm ô nhiễm môi trường nước (Vielma et al.,1998). Theo Robinson et al., (2002) kết luận rằng bổ sung 250 ñơn vị phytase trên mỗi kg khẩu phần có thể thay thế một cách có hiệu quả việc bổ sung phytase trong khẩu phần thức ăn cá da trơn mà không làm ảnh hưởng ñến sự tăng trưởng, năng suất thức ăn hay lượng phosphorus tập trung ở xương. Ngoài ra, trên cá da trơn, Jackson et al. ,(1996) cho thấy sự tăng trọng và tiêu thụ thức ăn gia tăng 23,52% và 11,59% ở khẩu phần có bổ sung phytase so với nhóm không bổ sung phytase. Nghiên cứu của Rodehutscord and Pfeffer, (1995) trên cá hồi (Oncorhynchus mykis) cho thấy cá ở nghiệm thức bổ sung phytase vào thức ăn sử dụng bã ñậu nành làm nguồn protein cơ bản làm gia tăng khả năng lấy thức ăn và tăng trọng ở cá. Trần Ngọc Thiên Kim và Lê Thanh Hùng, (2007) kết luận rằng các chỉ tiêu tăng trưởng hay sự tiêu hóa thức ăn (FCR), hiệu quả biến ñổi protein (PER) cũng như khả năng tích lũy protein (NPU) ở các nghiệm thức thí nghiệm ñều cao hơn so với nghiệm thức ñối chứng, ñặc biệt là nghiệm thức bổ sung 1500 FYT phytase RONOZYMEP. Vai trò của phytase ñã ñược chứng minh khá tốt qua các nghiên cứu trong và ngoài nước. Mặc dù, việc sử dụng phytase vào thức ăn vật nuôi thì rất nhiều nhưng những nghiên cứu ñể bổ sung phytase vào thức ăn thủy sản thì còn rất hạn chế ở trong và ngoài nước. 8 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu ðề tài ñược thực hiện từ 12/2009 ñến 03/2010. ðịa ñiểm nghiên cứu Khoa Thủy Sản-Trường ðại Học Cần Thơ. 3.2 Vật liệu nghiên cứu • Hệ thống bể composite mỗi bể với thể tích 100 lít • Thước ño, cân ñồng hồ, cân ñiện tử • Máy ño: pH, Oxygen và nhiệt kế • Các dụng cụ, thiết bị phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng tại phòng thí nghiệm khoa Thủy sản - ðại học Cần Thơ • Một số dụng cụ và trang thiết bị khác • Nguồn cá thí nghiệm: chọn cá khỏe mạnh, ñồng cỡ, không nhiễm bệnh và có khối lượng trung bình khoảng 4,34 g/con. Cá ñược tập ăn thức ăn chế biến trước khi bố trí thí nghiệm. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thức ăn thí nghiệm Thức ăn dùng cho thí nghiệm: ñược phối chế từ các nguyên liệu bột cá, bột ñậu nành, vitamin, khoáng và chất kết dính. Nguyên liệu ñược nghiền, sàng và ép viên. Trong ñó hàm lượng protein bột cá ñược thay thế bởi hàm lượng protein của bột ñậu nành có bổ sung phytase. 3.3.2 Hệ thống thí nghiệm Thí nghiệm ñược tiến hành trên 15 bể composite 100L với hệ thống sục khí và chảy tràn liên tục. 3.3.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm ñược bố trí với 5 nghiệm thức; mỗi nghiệm thức ñược lặp lại 3 lần. Tất cả các bể ñều ñược bố trí với mật ñộ như nhau 25 con/bể. Thời gian thí nghiệm là 8 tuần. Nghiệm thức thức ăn ñối chứng với nguồn cung cấp 9 protein là bột cá, 4 nghiệm thức có mức protein bột cá ñược thay thế bằng protein bột ñậu nành (BðN) có bổ sung phytase từ 20% ñến 50% Nghiệm thức 1 (ðC): thức ăn ñối chứng (protein bột cá) Nghiệm thức 2 (20% BðN): 20% protein bột ñậu nành thay thế protein bột cá có bổ sung phytase Nghiệm thức 3 (30% BðN): 30% protein bột ñậu nành thay thế protein bột cá có bổ sung phytase Nghiệm thức 4 (40% BðN): 40% protein bột ñậu nành thay thế protein bột cá có bổ sung phytase Nghiệm thức 5 (50% BðN): 50% protein bột ñậu nành thay thế protein bột cá có bổ sung phytase Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (% khối lượng khô) Hàm lượng bột ñậu nành (%) 0 20 30 40 Bột cá 59,7 47,7 41,8 35,8 Bột ñậu nành 0,00 17,4 26,1 34,8 Bột mì 26,45 20,75 17,90 15,05 Vitamin 2,00 2,00 2,00 2,00 Khoáng 2,00 2,00 2,00 2,00 Dầu cá 4,64 5,33 5,68 6,03 Chất kết dính 5,24 4,32 3,87 3,42 Lysine 0,190 0,285 0,380 Methionine 0,142 0,213 0,284 Threonine 0,097 0,145 0,194 Phytase 0,02 0,02 0.02 Tổng 100 100 100 100 Kết quả phân tích thành phần hóa học thức ăn (%) ðộ khô 89,9 93,3 93,5 93,4 Protein thô 44,7 44,5 44,6 44,7 Lipid thô 9,14 8,70 8,84 8,81 Tro 12,9 12,1 12,3 12,1 Xơ 5,41 5,52 5,68 NFE 33,3 29,3 28,7 28,7 Năng lượng thô 4,78 4,57 4,56 4,56 (kcal/g) Thành phần (%) 10 50 29,8 43,5 12,26 2,00 2,00 6,37 2,91 0,475 0,356 0,242 0,02 100 93,4 44,5 8,87 12,1 5,85 28,7 4,55 3.3.4 Chăm sóc và quản lý Hệ thống bể thí nghiệm ñược bố trí với hệ thống sục khí, cấp nước chảy tràn, thay nước khi nước dơ. Hàng ngày quan sát hoạt ñộng của cá, vệ sinh sàn ăn và siphon bể mỗi ngày. Cho cá ăn 2lần/ngày, sáng 8 giờ và chiều là 16 giờ, cho ăn theo nhu cầu của cá. Ghi nhận lượng thức ăn thừa, cân khối lượng số cá chết hàng ngày. 3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu Các chỉ tiêu phân tích Các yếu tố môi trường Nhiệt ñộ: ðo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (sáng 7 giờ và chiều 14 giờ), ño hàng ngày. Oxy: ðo bằng máy ño oxy 1 lần/ tuần. pH: ðo bằng máy ño pH 1 lần/ tuần. Các phương pháp phân tích thành phần hoá học của cá và thức ăn Khi bố trí thí nghiệm cá ñược xác ñịnh khối lượng ban ñầu. Trong quá trình thí nghiệm 4 tuần thu mẫu 1 lần (thu toàn bộ số cá trong bể). Mẫu sau khi thu sẽ ñược phân tích các chỉ tiêu ẩm ñộ, tro, protein thô, lipid thô. Các chỉ tiêu ñược phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng- Khoa Thủy Sản- ðại Học Cần Thơ. ðộ ẩm: ñược xác ñịnh bằng phương pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt ñộ 1050C ñến khi khối lượng không ñổi. Tro: ñược xác ñịnh bằng cách ñốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt ñộ 5500C – 5600C trong khoảng 4 giờ ñến khi mẫu có màu trắng. Protein: ñược xác ñịnh theo phương pháp Kjeldahl qua 3 giai ñoạn: công phá, chưng cất và chuẩn ñộ. Mẫu ñược công phá ñạm ở nhiều mức nhiệt ñộ 110370oC nhờ xúc tác H2O2 và H2SO4 ññ. Sau khi công phá mẫu ñược chưng cất giải phóng N2 trong dung dịch kiềm (NaOH) và hấp thu trong dung dịch acid Boric có sự hiện diện của chất chỉ thị Methyl red. Sau ñó chuẩn ñộ ñể xác ñịnh hàm lượng ñạm trong mẫu bằng H2SO4 0,1N. Lipid: ñược xác ñịnh bằng phương pháp Soxhlet. Lipid trong mẫu ñược chiết xuất ra nhờ quá trình rửa hoàn toàn của Chlorfom (nóng). 11 3.3.6 Các chỉ tiêu tính toán  Tỷ lệ sống ( Survival Rate) Số cá thể thu SR(%) = x 100 Số cá thể thả  Tăng trưởng tuyệt ñối theo ngày ( Daily Weight Gain) DWG(g/ngày) = Wf - Wi T Wi: khối lượng ñầu (g) Wf: khối lượng sau (g) T: thời gian thí nghiệm (ngày)  Hệ số thức ăn ( Feed Conversion Rate) Tổng khối lượng thức ăn sử dụng FCR = Khối lượng cá tăng trọng  Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio) PER = Wf - Wi Wf: khối lượng sau (g) Protein ăn vào Wi: khối lượng ñầu (g)  Chỉ số protein tích lũy ( Net Protein Utilization) Protein tích lũy NPU = Protein ăn vào  Chi phí cho 1kg cá tăng trọng Chi phí thức ăn/kg cá = Giá thành thức ăn x FCR 3.3.7 Xử lý số liệu Số liệu ñược xử lý theo chương trình Excell 2003 và SPSS So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa (p<0,05). 12 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường Yếu tố môi trường có vai trò quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng ñến các quá trình sinh lý của cá mà nó còn tác ñộng ñến quá trình trao ñổi chất, khả năng bắt mồi hay khả năng sử dụng thức ăn. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm này nhìn chung dao ñộng không lớn giữa ngày và ñêm. Nhiệt ñộ nước thích hợp cho cá vùng nhiệt ñới nằm trong khoảng 2532 C. Tuy nhiên cá có thể chịu ñựng nhiệt ñộ trong khoảng 20-350C (Trương Quốc Phú, 2003). Còn theo Nguyễn Văn Kiểm và Dương Nhựt Long (1999) thì cá lóc có thể chịu ñựng nhiệt ñộ từ 12-400C. Nhiệt ñộ môi trường có tác ñộng rất lớn ñến hoạt tính của cá, khi tăng nhiệt ñộ thì quá trình trao ñổi chất và vận tốc thức ăn ñi qua ống tiêu hóa tăng lên ảnh hưởng ñến sự tiêu hóa thức ăn ( Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Theo ñịnh luật Van- Hốp khi nhiệt ñộ tăng lên 100C thì cường ñộ trao ñổi chất của cá tăng lên 2-3 lần (trích bởi Trương Quốc Phú, 2000). Nhiệt ñộ trung bình trong ngày của các nghiệm thức vào buổi sáng là 27,10C, buổi chiều là 28,20C, ñây là khoảng nhiệt ñộ thích hợp sinh trưởng của cá lóc (Dương Nhựt Long, 2004). 0 Oxy là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu trong hoạt ñộng sống và sự sinh trưởng của cá. Theo Trương Quốc Phú (2000) nồng ñộ oxy tốt nhất cho cá nằm trong khoảng từ 5ppm ñến bão hòa. Trong thí nghiệm này oxy dao ñộng trong khoảng 6,22-6,65mg/l vào buổi sáng và buổi chiều là 6,276,88mg/l nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá thí nghiệm. Bên cạnh nhiệt ñộ và oxy thì pH cũng là một yếu tố quan trọng có tác ñộng ñến sự tăng trưởng, sinh sản, dinh dưỡng của cá, sự thay ñổi tăng hay giảm của pH sẽ làm thay ñổi ñến ñộ thẩm thấu của tế bào không có lợi cho cá. Trong thí nghiệm này pH tương ñối ổn ñịnh và dao ñộng từ 7,2-7,4 vẫn nằm trong khoảng phù hợp với sự phát triển của cá là 6,5-9 (Trương Quốc Phú, 2000). 4.2 Tỷ lệ sống Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ sống ñạt cao nhất là ở nghiệm thức BðN 40% với 80% và thấp nhất là ở 2 nghiệm thức: ñối chứng và BðN 50% với 77,3%. Tỷ lệ sống trung bình của cá lóc bông trong thí nghiệm này là 78,4% 13 cao hơn so với thí nghiệm của Lê Vinh Phong (2009) trên cá lóc ñen có tỷ lệ sống trung bình là 57,33%. Theo nghiên cứu của một số tác giả thì tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc protein của (Bosworth et al., 1998; Li et al., 1998). ðối với các loài cá ăn ñộng vật, tỷ lệ sống chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tính ăn lẫn nhau như nhận ñịnh của Chen et Tsai (1994) trên cá mú (Epinephelus malabaricus) và Qin et al.,(1996) trên cá lóc giống (channa striata). Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của cá sau 8 tuần tiến hành thí nghiệm Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%) ðối chứng 77,3±8,74a BðN 20% 78,7±3,53a BðN 30% 78,7±5,81a BðN 40% 80,0±4,00a BðN 50% 77,3±7,42a Giá trị thể hiện là số trung bình và ñộ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 4.3 Tốc ñộ tăng trưởng Khối lượng ban ñầu của cá trước thí nghiệm là từ 4,30- 4,40g/con. Như vậy khối lượng ban ñầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê nên không ảnh hưởng ñến tăng trưởng của cá sau thí nghiệm. Bảng 4.2: Ảnh hưởng của khối lượng ñầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), khối lượng gia tăng (Wg) và tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối (DWG) của cá lóc bông Nghiệm Wi(g) Wf (g) WG(g) DWG(g/ngày) thức ðối chứng 4,34±0,08a 25,6±2,45b 21,2±2,49b 0,38±0,05b BðN 20% 4,30±0,03a 23,2±1,18ab 18,9±1,18ab 0,34±0,02ab BðN 30% 4,40±0,03a 21,9±1,23ab 17,5±1,23ab 0,31±0,02ab BðN 40% 4,32±0,03a 21,1±1,14ab 16,8±1,11ab 0,30±0,02ab BðN 50% 4,33±0,04a 20,3±0,94a 16,0±0,92a 0,28±0,01a Các giá trị thể hiện là số trung bình và ñộ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p>0,05). 14 Kết quả thí nghiệm cho thấy, sinh trưởng của cá giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột ñậu nành. Trong ñó sinh trưởng cao nhất ở nghiệm thức ñối chứng 0,38g/ngày và sinh trưởng thấp nhất ở nghiệm thức BðN 50% là 0,28g/ngày. Tuy nhiên, nghiệm thức ñối chứng và các nghiệm thức BðN 20%, BðN 30% và BðN 40% thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khi thay thế tỷ lệ BðN lên 50% sinh trưởng giảm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ñối chứng (p<0,05). Giữa các nghiệm thức thay thế bột ñậu nành thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy khi thay thế bột ñậu nành ñến 40% thì tăng trưởng của cá không thay ñổi, nhưng khi thay thế bột ñậu nành lên 50% thì tăng trưởng của cá lóc bông giảm, ñiều này phù hợp với thí nghiệm của Wang et al.,(2006) trên cá Cuneate drum (Nibea miichthioides) khi thay thế tỷ lệ bột ñậu nành từ 20-40% cho tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), nhưng khi tỷ lệ bột ñậu nành thay thế trên 40% thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Kết quả của Qinghui AL và Xiaojun Xie (2005) thí nghiệm trên cá Souther Catfish (Silurus Meridionalis) khi thay thế trên 39% bột cá bằng bột ñậu nành làm giảm sinh trưởng của cá. Nhưng theo quan sát trong quá trình thí nghiệm thì thức ăn thay thế bột ñậu nành trên 40% không kích thích cá bắt mồi, có thể là do mùi của thức ăn khác với thức ăn tự nhiên của cá lóc bông, vì ñây là loài cá ăn ñộng vật làm ảnh hưởng ñến sự tăng trưởng của cá, giống với nhận ñịnh của Baker và Davis (1997) mùi vị của thức ăn có tác ñộng lớn ñến khả năng sử dụng thức ăn và sinh trưởng của cá trê phi (Clarias gariepinus). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, nếu so với thí nghiệm của Lê Vinh Phong (2009) trên cá lóc ñen cũng thay thế bột cá bằng bột ñậu nành không có bổ sung phytase từ 20-50%, mỗi ngày cá tăng trọng từ 0,14-0,26g/ngày thấp hơn nghiên cứu này khi có bổ sung phytase thì tăng trọng mỗi ngày là từ 0,280,38g/ngày. Từ kết quả này cho thấy tác dụng của việc bổ sung phytase vào thức ăn ñã làm tăng trưởng của cá gia tăng một cách ñáng kể. Việc sử dụng protein thực vật làm nguyên liệu cơ bản trong thức ăn thủy sản tuy ñảm bảo ñủ lượng protein nhưng sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dương như axit phytic làm giảm khả năng sử dụng protein cũng như các yếu tố dinh dưỡng khác (Barwah et al., 2004). Trên cá hồi (Oncorhynchus mykis), Rodehutscord và Pfeffer (1995) cho thấy cá ở nghiệm thức bổ sung phytase vào thức ăn sử dụng bã ñậu nành làm nguồn protein cơ bản làm gia tăng khả năng lấy thức ăn và tăng trọng ở cá. (trích Trần Ngọc Thiên Kim Và Lê Thanh Hùng, 2007). Tương tự như trên, ở thí nghiệm này việc bổ sung phytase vào thức ăn cũng ñã làm cải thiện tốc ñộ tăng trưởng của cá. 15 Tốc ñộ tăng trưởng là một chỉ tiêu ñược quan tâm nhất vì nếu cá tăng trưởng nhanh sẽ rút ngắn ñược thời gian nuôi. Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ rất lớn khoảng 50-77% tổng chi phí chung (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Với xu hướng sử dụng protein thực vật ñang trở thành phổ biến như hiện nay thì nghiên cứu này sẽ góp phần giải quyết vấn ñề làm sao ñể sử dụng hiệu quả nguồn protein rẻ tiền từ thực vật ñể tăng lợi nhuận. 4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn Khả năng sử dụng thức ăn của cá ñược ñánh giá thông qua các chỉ tiêu về hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và chỉ số protein tích lũy. 4.4.1 Hệ số thức ăn (FCR) Hệ số thức ăn là lượng thức ăn mà ñộng vật thực sự ăn vào ñể tăng lên một ñơn vị khối lượng. Hệ số thức ăn luôn là vấn ñề ñược người nuôi quan tâm nhiều nhất, nhất là trong nuôi thương phẩm phải cung cấp cho cá với một lượng thức ăn lớn, do ñó cần phải tính toán sao cho FCR càng nhỏ thì người nuôi mới có hiệu quả. Bảng 4.3 Hệ số thức ăn của cá lóc bông Nghiệm thức FCR ðối chứng 1,20±0,06a BðN 20% 1,25±0,06ab BðN 30% 1,28±0,01ab BðN 40% 1,29±0,03ab BðN 50% 1,34±0,01b Giá trị thể hiện là số trung bình và ñộ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Theo kết quả bảng 4.3 cho thấy, FCR của cá tăng dần khi tăng tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein bột ñậu nành, trong ñó thấp nhất là ở nghiệm thức ñối chứng (1,20). Tuy nhiên sự khác biệt giữa nghiệm thức ñối chứng với các nghiệm thức bột ñậu nành 20%, 30% và 40% là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), có FCR lần lượt là 1,20; 1,25; 1,28; 1,29. Tương tự thì giữa các nghiệm thức thay thế bột ñậu nành từ 20- 50% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). FCR tăng khi thay thế protein bột ñậu nành lên 50% (1,34) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức ñối chứng (p<0,05). Như vậy khi tăng tỷ lệ bột ñậu nành trong thành phần thức ăn chế 16 biến thì FCR tăng dần lên. Nghiệm thức BðN 50% cho FCR cao nhất (1,34). ðiều này nguyên nhân có thể do cá lóc bông là loài ăn ñộng vật nên khả năng tiêu hóa protein thực vật giảm, ngoài ra khi cho cá ăn quan sát thấy cá lại ăn nhưng chỉ ngậm mồi, sau ñó phun ra làm thức ăn bị tan trong nước dẫn ñến FCR cao. Theo Wang et al., (2006) thí nghiệm trên cá Cuneate drum (Nibea miichthioides) cá ăn thức ăn ñạm ñộng vật có FCR thấp hơn cá ăn thức ăn thay thế bột ñậu nành từ 40-100% của protein ñộng vật, thí nghiệm trên cá Sharpnout seabream (Diplodus puntazzo) khi thay thế bột ñậu nành từ 0-60% thấy rằng FCR tăng dần khi thay thế bột ñậu nành từ 40% trở lên (Hernández et al., 2006). Hệ số FCR trong thí nghiệm này ở nghiệm thức BðN 40% và BðN 50% (1,29 và 1,34) tương ñối thấp so với thí nghiệm của Lê Vinh Phong (2009) trên cá lóc ñen ở cùng nghiệm thức thay thế BðN 40% và BðN 50% với FCR là 1,43 và 1,64. ðiều này chứng tỏ thức ăn thay thế bột cá bằng BðN có bổ sung phytase giúp làm cải thiện ñược hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Nhìn chung FCR của cá thí nghiệm thấp (1,20-1,34) do trong quá trình nuôi thức ăn ñược quản lý rất chặt, sau khi cá ăn xong phần thức ăn còn lại ñược xi phông ra và tính lại cẩn thận. Do ñó, thức ăn cung cấp cho cá chính là lượng thức ăn mà cá thật sự ăn vào. 4.4.2 Hiệu quả sử dụng protein ( PER) và Chỉ số protein tích lũy (NPU) Hiệu quả sử dụng protein (PER) là lượng tăng trọng trên mỗi ñơn vị trọng lượng protein ăn vào, thay ñổi theo lượng và loại protein ăn vào. Hiệu quả sử dụng protein ñược trình bày qua bảng 4.4 Bảng 4.4 Hiệu quả sử dụng protein (PER) và chỉ số tích lũy protein (NPU) của cá lóc bông (% khối lượng tươi) Nghiệm thức PER NPU ðối chứng 2,08±0,11b 27,6±3,3a BðN 20% 1,94±0,10ab 25,5±1,4a BðN 30% 1,87±0,02ab 25,1±2,7a BðN 40% 1,87±0,04ab 24,8±1,5a BðN 50% 1,79±0,01a 25,9±2,9a Giá trị thể hiện là số trung bình và ñộ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 17 Theo kết quả ở bảng 4.4 cho thấy hiệu quả sử dụng protein của cá giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế protein bột cá bằng protein BðN. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nghiệm thức BðN 50% cho PER thấp nhất (1,79) và PER cao nhất là nghiệm thức ñối chứng (2,08). Kết quả của các nghiên cứu trước ñây về hiệu quả sử dụng protein trên một số loài cá cũng cho thấy khi thức ăn có hàm lượng protein càng cao thì hiệu quả sử dụng protein càng thấp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) trên cá lóc bông giống nhỏ với 5 nghiệm thức có hàm lượng ñạm lần lượt là 14%, 24%, 34%, 44%, 54% thì hiệu quả sử dụng protein cũng giảm dần lần lượt từ 2,07; 1,83; 1,78; 1,43; 1,21. Nghiên cứu của Lê Thanh Hùng và ctv (1998) trên cá tra P.hypophthalmus (6,68-7,69) với thức ăn có hàm lượng protein 15%, 25%, 35%, 45% thì hiệu quả sử dụng protein của cá lần lượt là 2,27; 1,65; 1,39; 1,05. Như vậy, PER ở các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm là phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước ñây. Tương tự như PER thì chỉ số tích lũy protein (NPU) cũng có xu hướng giảm khi thay thế BðN từ 20-40%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. NPU cao nhất vẫn là nghiệm thức ñối chứng (27,6) và thấp nhất là nghiệm thức BðN 40% (24,8). 4.5 Chi phí cho 1kg cá tăng trọng Bảng 4.5 Chi phí thức ăn khi thay thế bột cá bằng bột ñậu nành Thức ăn ðối chứng BðN 20% BðN 30% BðN 40% BðN 50% Chi phí thức ăn (ñ/kg) Mức giảm so với ñối chứng (%) Chi phí thức ăn cho cá tăng trọng (ñ/kg) 13.975 13.238 12.851 12.464 12.060 -5,27 8,04 10,8 13,7 16.837 16.509 16.474 16.023 16.231 Mức giảm so với ñối chứng (%) -1,95 2,16 4,83 3,60 Qua Bảng 4.5 thể hiện rõ chi phí thức ăn cao nhất là nghiệm thức ñối chứng (13.975ñ/kg). Thấp nhất là nghiệm thức BðN 50% (12.060ñ/kg). ðiều này chứng tỏ khi tăng dần mức thay thế bột cá bằng BðN thì chi phí càng giảm. Nhưng mức giảm so với nghiệm thức ñối chứng thì nghiệm thức thay thế BðN 40% là cao nhất. Chi phí thức ăn cho cá tăng trọng ở nghiệm thức BðN 40% là thấp nhất (16.023) và có mức giảm so với nghiệm thức ñối 18 chứng là cao nhất (4,83). Như vậy ở thí nghiệm này thì ở mức thay thế BðN 40% sẽ cho chi phí thức ăn thấp nhất. 4.6 Thành phần hóa học của cá ðể góp phần ñánh giá chất lượng thức ăn cũng như ảnh hưởng của nó ñến phẩm chất thịt cá của cá thí nghiệm, các chỉ tiêu sinh hóa ñược phân tích và thể hiện qua bảng 4.6 Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá sau khi phân tích (% vật chất tươi) Nghiệm thức Ẩm ñộ ban ñầu Protein Lipid Tro Cá ñầu vào 79,5 12,2 1,78 5,97 4,94±0,09b Bột cá 77,2±0,23a 14,2±0,14a 2,39±0,01a BðN 20% 77,4±0,93a 13,7±0,55a 2,86±0,16b 4,42±0,54ab BðN 30% 77,1±0,81a 13,6±0,31a 2,88±0,10b BðN 40% 77,2±0,57a 13,8±0,40a 3,63±0,14c 3,79±0,39ab BðN 50% 76,9±0,20a 14,0±0,12a 3,67±0,08c 4,74±0,42b 3,50±0,10a Giá trị thể hiện là số trung bình và ñộ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Kết quả phân tích cho thấy ñộ ẩm dao ñộng từ 77,1-76,9% khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) cho biết trong cơ thể ñộng vật thủy sản, hàm lượng nước là cao nhất, thường chiếm từ 6080%. Như vậy, ñộ ẩm của cá trong thí nghiệm này là phù hợp. Hàm lượng protein của cá có sự thay ñổi so với ban ñầu. Hàm lượng protein trong cơ thể cá sau thí nghiệm dao ñộng từ 13,6-14,2%, nhưng sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, thay thế BðN trong thức ăn không ảnh hưởng ñến protein cơ thể cá. Hàm lượng lipid của cá sau thí nghiệm dao ñộng trong khoảng từ 2,393,67%. Hàm lượng lipid cao nhất ở nghiệm thức BðN 50% là 3,67%, khác biệt so với các nghiệm thức bột cá, BðN 20%, BðN 30% có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức BðN 40%. Thấp nhất ở nghiệm thức bột cá 2,39%. Tro của cá sau thí nghiệm giữa các nghiệm thức dao ñộng từ 3,504,94%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ñối với tro chứa trong cơ thể cá trong các nghiệm thức BðN 20%, BðN 30%, BðN 40%. Tuy nhiên, ở nghiệm thức BðN 50% thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức bột cá và BðN 30%. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan