Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Phật Hướng dẫn hành hương mẹ la vang 2016...

Tài liệu Hướng dẫn hành hương mẹ la vang 2016

.DOC
36
440
93

Mô tả:

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ ĐỨC MẸ LA VANG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHƯƠNG TRÌNH  Ngày 30-7 - 7g00: tập trung tại Tòa giám mục Đà Nẵng – lên xe - 7g30: Xe khởi hành - 11g30: Đến Nhà trọ Mác-ta của các Soeur Dòng MTG Huế - Lavang - 11g30-12g15: Nhận phòng - 12g15 - 14g30: Dùng cơm trưa – nghỉ trưa - 14g30–15g00: chuẩn bị trang phục áo dài – quần tây áo sơ mi, khăn quàng đồng phục dâng lễ. - 15g00-15g30: Hành Hương qua cửa Thánh – đến Linh Đài Mẹ La vang - 15g30-15g45: ôn hát chuẩn bị Thánh lễ - 15g45-16g45: Thánh lễ về Đức Mẹ - Chủ đề: Mẹ Maria Mẹ lòng thương xót – Hội dâng ý lễ cùng Mẹ tạ ơn Chúa – cầu cho các ân nhân giúp đỡ tài chính cho Hội. Cha Thảo chủ tế. Sau thánh lễ làm phép nước, ảnh tượng, tràng hạt (Cha Thảo) - 16g45-17g30: Chụp hình, cầu nguyện riêng, dạo chơi tự do. - 17g30-18g45: Dùng cơm tối – nghỉ ngơi - 18g45-19g00: Di chuyển theo đoàn về Linh Đài Mẹ La vang - 19g00-20g00: Giờ bên Mẹ La Vang – Trang phục bình thường khăn quàng đồng phục. Chủ đề: Mẹ Maria Mẹ lòng thương xót – Hội dâng lên Mẹ những lời cầu xin cho từng thành phần trong Hội nhờ Mẹ La vang chuyển cầu lên Chúa. Cha linh giám chủ sự. - 20g00-22g00: Cầu nguyện riêng với Mẹ - đi dạo tự do di chuyển về Nhà Trọ. - 22g00: Tắt đèn ngủ. 2  Ngày 31-7: CHÚA NHẬT - 5g15-6g00: Thức dậy – vệ sinh cá nhân - 6g00-6g15: Điểm tâm - 6g15-7g00: Chuẩn bị trang phục áo dài, quần tây áo sơ mi, khăn quàng đồng phục dâng lễ. - 7g00-7g15: Di chuyển theo đoàn về Linh Đài Mẹ dâng thánh lễ Chúa nhật 18 thường niên. Cha Thảo chủ tế - 7g15-7g30: Ổn định - Tập hát – đọc kinh - 7g30-8g30: Thánh Lễ - ý lễ cầu bình an và như ý cho từng Hội viên. Sau thánh lễ làm phép Nước, ảnh tượng, tràng hạt (Cha Thảo). - 8g30-9g30: Cầu nguyện riêng, chụp hình, thăm quan… - 9g30-10g00: Trả phòng – lên xe về Bến Thuyền Sông Hương Huế - 10g00: Xe khởi hành - 11g30-14g30: Du thuyền Sông Hương Huế - Cơm Trưa trên thuyền - 14g30: Lên xe về Tòa giám mục Đà Nẵng kết thúc chuyến hành hương. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La vang chúc lành và ban ơn cho chuyến hành hương của Hội Tông Đồ Khuyết Tật Giáo Phận Đà Nẵng chúng ta! 3 QUA CỬA THÁNH - Khởi hành từ nhà trọ Mác-ta qua cửa Thánh đến Linh đài Đức Mẹ La Vang. (Chị GIẢNG chủ sự xướng kinh) - Làm Dấu Thánh giá - Kinh Tin Kính - Lần Hạt Năm Sự Vui THÁNH CA THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG Nhập lễ CA KHÚC MẸ LA VANG Đk: Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ. Từ bốn phương trời chúng con về La Vang. Đây La Vang có Mẹ đẹp xinh. Đây La Vang có Mẹ hiển linh. Đây La Vang có Mẹ Chúa Trời. Hiện ra trong uy linh sáng chói. Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ. Cùng cất cao lời kính mừng Mẹ La Vang. Bắc trung nam chung một niềm tin. Bắc trung nam có Mẹ hiển linh. Muôn con tim chung một tâm tình. Ngợi ca tung hô danh Mẹ Chúa Trời. Pk: Lạy Mẹ La Vang chúng con ghi nhớ ơn Mẹ. Về trong tin yêu chúng dâng lên Mẹ yêu dấu. Lời kinh Mân Côi phá tan u tối rừng sâu. Lời Mẹ năm xưa giúp chúng con kiên vững bên Mẹ. Đáp ca LINH HỒN TÔI Đk: Linh hồn tôi dâng lời ngợi khen Thiên Chúa lòng mừng vui trong Chúa Đấng cứu độ tôi. Ôi từ đây muôn đời gọi tôi diễm phúc, vì người thương trông đến phận tôi tá này. ALLELUIA: Kính chào Đức Maria, Mẹ đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ. ALLELUIA. 4 Lời Nguyện Tín Hữu Chủ tế: Anh chị em thân mến, được tình yêu Chúa thôi thúc, Mẹ Maria đã mau mắn lên đường đem Chúa Giêsu, dung nhan lòng thương xót Chúa đến cho mọi người. Mong ước sống thương xót như Mẹ, chúng ta dâng lời nguyện xin: 1. “Đời nọ tới đời kia,/ Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”./ Nhờ lời Đức Mẹ La vang chuyển cầu,/ chúng ta cùng cầu xin Chúa/ ban cho các vị Chủ chăn và mọi thành phần trong Hội Thánh/ luôn can đảm loan truyền và sống chứng tá cho Tin Mừng thương xót/ bằng chính đời sống của mình. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. 2. “Vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham”/. Nhờ lời Đức Mẹ La vang chuyển cầu,/ chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi tín hữu biết/ đặt trọn niềm tin vào lòng thương xót diệu kỳ của Thiên Chúa/ mỗi khi gặp thử thách gian truân/. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. 3. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”/. Nhờ lời Đức Mẹ La vang chuyển cầu,/ chúng ta cùng cầu xin Chúa cho anh chị em tông đồ giáo dân/ nhận ra được khuôn mặt Đức Kitô nơi những người nghèo khổ, bệnh tật/ để sẵn sàng đến viếng thăm và an ủi/ đồng thời chia sẻ bình an và lòng thương xót Chúa cho họ/ hầu họ cũng được bình an và hạnh phúc/ dù có thua thiệt tinh thần, thể xác hay vật chất. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. 4. “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”./ Nhờ lời Đức Mẹ La vang chuyển cầu,/ chúng ta cùng cầu xin cho mọi người trong Hội tông đồ khuyết chúng ta/ luôn được Chúa thương xót, ban bình an và hạnh phúc/ ngõ hầu biết thương xót phục vụ những anh chị em khuyết tật khác/ trong môi trường mình sống/ để họ cũng được Chúa xót thương. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót. Xin cho chúng con hằng biết noi gương Đức Mẹ nhiệt tâm phục vụ Chúa và tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. 5 Dâng lễ VỚI MẸ CON DÂNG ĐK. Với Mẹ trong Mẹ Mẹ ơi! Con xin hiến dâng đời con. Nguyện xin cho đời con hiến trao như ngọn nến tiêu hao như làn khói hương bay lên Chúa. Với Mẹ trong Mẹ Mẹ ơi con xin hiến dâng tình con. Nguyện xin cho tình con bé thơ như giọt nước đơn sơ pha vào chén ước giao dâng Chúa Trời cao. 1. Xin dâng Ngài rượu với bánh trinh nguyên. Xin dâng Ngài cuộc đời nơi trần thế. Xin biến thành của lễ nên sạch tinh. Xin tiến dâng Ngài hết tình con dâng. 2. Xin dâng Ngài lời Fi-at hôm qua. Xin dâng Ngài đời tình yêu Thập giá. Xin theo Ngài về Giết-sê-ma-ni. Đi trót con đường máu lệ Can-vê. Hiệp lễ ĐẾN VỚI LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG 1, Đến với lòng Chúa xót thương con tìm được chốn tựa nương. Đến với lòng Chúa xót thương con hết lo âu bận vướng. Tin tưởng vào lòng Chúa xót thương có Ngài hiểm nguy con coi thường. Phó thác vào lòng Chúa xót thương có cả một mùa xuân thiên đường. ĐK: Đến với lòng thương xót Chúa bốn mùa Chúa đổ hồng ân. Cho con dự phần Tiệc Thánh dìu con về nguồn hạnh phúc. Đến với lòng thương xót Chúa ân tình chan chứa đầy vơi. Xin dâng ngàn lời ngợi ca lòng thương xót Chúa bao la. 2, Đến với lòng Chúa xót thương con nhận dòng suối tình thương. Đến với lòng Chúa xót thương không chút tơ vương tội lỗi. Tin tưởng vào lòng Chúa xót thương Máu Ngài rửa hết muôn tội đời. Phó thác vào lòng Chúa xót thương con được Ngài dìu bước lên trời. Kết lễ MARIA, MẸ LÒNG THƯƠNG XÓT Đk: Maria! Mẹ là Mẹ lòng thương xót vì Mẹ đã được cưu mang Ngôi Lời của lòng thương xót. Mẹ ấp ủ trong tim Con Một Chúa Cha nhân hậu, trải qua muôn ngàn khổ đau Mẹ vẫn là Mẹ thương xót. 1. Mẹ nhận lấy nhân loại khi ở dưới chân thập giá. Ôm xác người con yêu trong chiều Canvê buồn vương. Mẹ là Mẹ thương xót nên Mẹ uống cạn chén đắng, cùng với Con Một mình hiến dâng lễ hy sinh. 6 2. Mẹ thương xót nhân loại đang phải sống trong lầm than. Mẹ nhắc nhở bảo ban tin tưởng phó thác vào Chúa. Dù tội đời chất ngất cũng đừng lòng tín thác. Hỡi đứa con lưu lạc đến đây Cha sẽ ủi an. LÀM PHÉP NƯỚC, ẢNH TƯỢNG VÀ TRÀNG HẠT - Sau đó, đọc kinh trông cậy – Dấu Thánh giá kết thúc. - Chụp hình chung - Cầu nguyện riêng THỜ LẠY CHÚA VÀ TÔN VINH MẸ MARIA LA VANG Chủ đề: "MARIA, MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT" I. KHAI MẠC  Dấu Thánh Giá (Cha linh giám)  Hát: CẦU XIN CHÚA THÁNH THẦN  Lời dẫn (Nguyễn Thạch): Kính chào Đức Nữ Vương/. Bà là Mẹ xót thương./ Ngọt ngào cho cuộc sống./ Kính chào lẽ cậy trông!/ Thật là đẹp và ý nghĩa biết bao khi lời ca tụng dành cho Mẹ Maria/ là Đức Nữ Vương, là Mẹ xót thương/ lại được vang lên trên môi miệng của từng người trong Hội tông đồ khuyết tật chúng con. Mẹ La vang ơi,/ hôm nay chúng con qui tụ về đây xin dâng hương và hoa lòng của mỗi người chúng con/ để kính tôn Mẹ thật đặc biệt/ vì chúng con đang sống trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Lạy Mẹ La vang,/ Mẹ thật là diễm phúc/ vì đã được Thiên Chúa bày tỏ lòng thương xót cách đặc biệt/ khi chọn Mẹ cộng tác vào công trình cứu độ của Người,/ và Mẹ đã trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế,/ Mẹ của “Lòng Thương Xót nhập thể”. Hơn ai hết,/ Mẹ cảm nghiệm và thấu hiểu sâu xa lòng thương xót của Thiên Chúa/ dành cho bản thân Mẹ và cho cả nhân loại này./ Chính vì thế, cùng với những nén hương trầm,/ những đóa hoa tươi thắm, những lời kinh mân côi/ chúng con tiến dâng lên Mẹ thân xác và tâm hồn của chúng con./ Xin Mẹ dìu dắt, che chở, dạy dỗ, bảo ban/ và đem vào cung lòng thương xót của Chúa Giêsu con Mẹ/ ngõ hầu mỗi người chúng con được Chúa xót thương/ từ đó chúng con cũng biết thực thi và loan truyền lòng thương xót Chúa cho anh chị em khác. Amen. 7 (Dâng Hương: Thanh Thu – Đặng Tùng – Hồng Hoa – Văn Ân) Hát: HƯƠNG TRẦM Này là hương trầm con dâng lên ngai tòa Nữ Vương. Này là hương trầm con dâng lên xin Mẹ đoái thương. Này là trầm hương xin dâng lên cho Mẹ chí nhân xin thương ban dư tràn phúc ân cho con luôn vững bước gian trần. 1.Xin dâng lên Mẹ lời nguyện cầu này cho quê hương mong luôn an bình dù cuộc đời con bao đau thương. Xin dâng lên Mẹ lời nguyện cầu này cho muôn dân, qua bao thăng trầm hằng trọn niềm tin Chúa trung kiên. (Dâng Hoa: Kim Loan Võ, Thị Thơm, Lan Hương và Văn Vinh. Mọi người đứng tại chỗ cầm tràng hạt Mân Côi giơ cao và hát). Hát: KÍNH CHÀO MẸ LA VANG Ave Maria. Ôi Mẹ La Vang. Con xin kính dâng Mẹ dâng Mẹ cành hoa tươi thắm. Ave Maria. Ôi Mẹ La Vang. Con xin kính dâng Mẹ dâng Mẹ tràng chuỗi mân côi. 1. Chúng con hát mừng ca danh Mẹ. Mẹ là người Nữ không mắc tội gian trần. Là ánh thái dương chiếu rọi mọi nơi. Là hương xuân ân tình tràn đầy phúc lộc. Chúng con hân hoan kính mừng danh mẹ. Mẹ ban ơn lành về đền muôn người. Hôm nay và trong mọi ngày sau. Amen. II. TÔN VINH MẸ MARIA LA VANG Suy niệm 1: (Chị Giảng) CÙNG VỚI MẸ MARIA CẢM NGHIỆM LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh Luca, Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi, biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!" Đó là Lời Chúa. Suy niệm (Lưu Duy) “Lòng thương xót”, một từ ngữ có lẽ không quá lạ lẫm với con người, nhưng dường như chẳng mấy ai cảm nghiệm được hết. Bởi 8 lẽ, lòng thương xót không hệ tại ở những cảm xúc chóng qua, không dừng lại ở những cử chỉ bề ngoài, mà là một hành động phát xuất từ con tim, từ tận đáy lòng. Thương xót là mở lòng ra trước sự đau khổ, là hòa chung nhịp đập con tim với những nỗi lo âu khắc khoải của con người. Nếu thế, thì có lẽ chỉ những ai ý thức mình đang ở trong những hoàn cảnh đó mới thật sự cảm nghiệm được hết thế nào là lòng xót thương. Thật vậy, Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót tuyệt vời dành cho dân Ít-ra-en nói riêng và cho nhân loại nói chung qua biến cố Nhập Thể Làm Người của Con Một Ngài là Đức Giê-su Ki- tô. Nơi Chúa Giêsu, “lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình và đạt tới tột đỉnh” (Tông sắc MV, số 1). Và để kế hoạch của Thiên Chúa được thành tựu, Ngài đã chọn một cô thôn nữ, tên là Ma-ri-a, cộng tác trong vai trò làm Mẹ của Đấng Cứu Thế. Biến cố Truyền Tin cho Đức Ma-ri-a phải nói là biến cố của lòng thương xót, không phải chỉ dành riêng cho Mẹ, mà cho toàn thể con của Mẹ, cho cả nhân loại này. Đức Ma-ri-a đã đón nhận lời mời gọi cộng tác vô cùng quan trọng đó, không phải trong tâm thế của một người tự cho mình là xứng đáng, mà trái lại, Mẹ cảm nghiệm cách sâu xa đó là lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho Mẹ. Mẹ ý thức rõ rằng, Mẹ chỉ là nữ tỳ hèn mọn của Thiên Chúa, là khí cụ để Thiên Chúa thi thố quyền năng và lòng thương xót của Ngài: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”. Cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa dành cho mình chính là khởi điểm quan trọng để Đức Ma-ri-a trao hiến con người cách trọn vẹn cho chương trình của Thiên Chúa. Và cũng chính từ đó, Thiên Chúa, Đấng Toàn năng sẽ thực hiện “biết bao điều cao cả” cho Mẹ và cho toàn thể nhân loại. Cầu Nguyện: (đọc chung) Lạy Đức Mẹ La vang/ Mẹ đã sống và cảm nghiệm cách rõ ràng lòng thương xót của Thiên Chúa/ trong từng giây phút của cuộc đời/. Xin Mẹ cũng thương giúp đoàn chúng con đây/ biết noi gương Mẹ mà khám phá và cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa/ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống,/ để nhờ đó,/ cùng với Mẹ,/ chúng con sống đức tin cách mạnh mẽ vào Thiên Chúa/. Đặc biệt,/ xin Đức Mẹ La vang cầu bầu cùng Chúa ban cho cho Qúy Đức Cha,/ quý Cha,/ quý Soeur trong Hội Tông đồ khuyết tật chúng con và mọi Đấng bậc khác/ được mọi ơn lành hồn xác để các ngài tiếp tục giúp mọi người sống mỗi ngày biết thương xót nhau như lòng Chúa mong muốn. Amen. 9  Một hạt lớn đọc: - Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thần tính của Con rất Yêu Dấu Cha/ là Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng con. - Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới.  Mười hạt nhỏ, mỗi hạt đọc: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Hát: VỀ BÊN MẸ LA VANG 1. Ai bước chân đi về bên Mẹ hiền La Vang. Nghe trái tim êm đếm khi chiều buông nắng thu vàng. Mẹ, Mẹ ơi! Lòng mẹ bao la biển khơi thương con thương diệu vợi. Yêu con yêu một đời, đến với Mẹ lòng con sướng vui. Đk: Đến với Mẹ chúng con vui mừng, đến với Mẹ chứa chan ân tình. Mẹ là ơn thiên Chúa ban, tuôn tràn qua muôn ngày tháng. Đến với mẹ chúng con kêu cầu, đến với mẹ thấy vơi ưu sầu. Đường đời con xin phó dâng. Mẹ ơi đã nâng con hoài. Suy Niệm 2 (Chị Giảng) CÙNG VỚI MẸ MARIA ĐÓN NHẬN “LÒNG THƯƠNG XÓT NHẬP THỂ” LÀ CHÍNH CHÚA GIÊSU Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh Luca, Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói”. Đó là Lời Chúa! 10 Suy niệm (Kim Loan Võ) Trong một bài viết về “Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót”, Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói: “Cũng như thánh Faustina, chúng ta tuyên xưng rằng ngoài Lòng Chúa Xót Thương, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại”. Đây quả là một lời khẳng định vô cùng mạnh mẽ, chỉ cho nhân loại thấy nguồn hy vọng duy nhất, con đường sống duy nhất còn lại bây giờ, chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhân loại sẽ hạnh phúc hay bất hạnh tùy thuộc vào việc con người có biết đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa hay không. Trải qua dòng lịch sử, Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót của Ngài cho nhân loại bằng nhiều cách thức và vào nhiều thời điểm khác nhau. “Nhưng vào thời sau hết này” (Dt 1,2), tình thương của Thiên Chúa dành cho con người đã “trở nên sống động, hữu hình và đạt tới tột đỉnh” (Tông sắc MV, số 1) khi Ngài cho Con Một giáng trần làm người, là Đức Giê-su Ki-tô. Thế nên, đón nhận hay từ chối Đức Giê-su cũng đồng nghĩa với việc đón nhận hay từ chối Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.Vậy cứ như lời của Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, thì Đức Giê-su chính là nguồn hy vọng duy nhất cho toàn thể nhân loại này. Niềm hy vọng duy nhất mang tên “Giê-su” ấy đã được tặng ban cho nhân loại qua một cô thiếu nữ người Na-za-rét, tên là Ma-ri-a. Với lời thưa “Xin Vâng” đầy quảng đại và tin tưởng, Mẹ Ma-ri-a đã trở nên cung điện cho Hoàng Tử Thương Xót ngự đến. Có thể nói, “toàn bộ cuộc sống của Mẹ được định hình bởi sự hiện diện của Lòng Thương Xót trở nên xác phàm. […] Mẹ bảo toàn lòng thương xót của Thiên Chúa nơi trái tim Mẹ, trong mối tương quan mật thiết với Thánh Tử Giê-su” (Tông sắc MV, số 24). Chính khi đón nhận “Lòng Thương Xót nhập thể” là Chúa Giê-su, Thiên Chúa thật và là người thật, mà tước hiệu “Mẹ của Lòng Thương Xót” được áp dụng chính xác cho Đức Ma-ri-a. Mẹ thật diễm phúc vì đã được cưu mang và sinh hạ “Lòng Thương Xót nhập thể” của Thiên Chúa. Nhưng không phải chỉ có Mẹ mà toàn thể nhân loại này cũng đang “hớn hở vui mừng” vì được chúc phúc. Bởi nhờ Mẹ mà nhân loại chúng ta từ nay không còn đơn côi, không còn chìm ngập trong bóng tối, nhưng tràn đầy niềm tin yêu, hy vọng và ánh sáng, vì Chúa Giê-su Ki-tô, “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha” (Tông sắc MV, số 1) đã đến và “cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người giờ đây trở nên “hữu hình và được bày tỏ trong cả cuộc sống của Chúa Giê-su. Bản thân Người không gì khác hơn là tình yêu, một tình yêu được ban tặng cách vô điều kiện. […] Những dấu lạ Người 11 thực hiện, nhất là cho các tội nhân, cho những người nghèo khổ, những người bị gạt ra bên lề xã hội, cho các bệnh nhân và những người đau khổ, tất cả đều mang dấu ấn của lòng thương xót” (Tông sắc MV, số 8). Hơn bao giờ hết, mỗi người tín hữu chúng ta hôm nay được mời gọi cùng với Mẹ Ma-ri-a và học nơi Mẹ Ma-ri-a trở nên “cung điện” cho Hoàng Tử Thương Xót ngự vào. Hay nói cách khác, chúng ta được kêu mời mở rộng tâm hồn để đón nhận Chúa Giêsu, “Lòng Thương Xót nhập thể” của Chúa Cha vào trong cuộc đời mình. Hãy là những chứng nhân cho con người thời đại hôm nay biết khiêm tốn nhìn nhận thân phận tội lỗi khốn cùng của mình, biết ý thức và xác tín sự tối cần thiết trong việc đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, bằng cách trở về, thay đổi cuộc sống, tín thác và phó dâng trọn vẹn cuộc đời trong tay Ngài. Cùng với Mẹ Ma-ri-a, chúng ta thưa lên với Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói”. Cầu Nguyện: (đọc chung) Lạy Đức Mẹ La vang,/ Mẹ là mẫu gương cho đoàn chúng con trong việc khiêm tốn đón nhận/ “Lòng Thương Xót nhập thể” là Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa/. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con/, những người con nhỏ bé của Mẹ/, cũng được nên như Mẹ,/ biết luôn sẵn sàng đón nhận hồng ân cao cả/ là lòng thương xót của Thiên Chúa/, và biết chia sẻ lòng thương xót ấy cho nhân loại hôm nay/. Đặc biệt, xin Đức Mẹ La vang chuyển cầu cùng Chúa/ ban cho quý ân nhân,/ thân nhân của Hội chúng con và tất cả mọi người diện hiện đây/ được bình an, mạnh khỏe và đức tin trung kiên/ hầu phục vụ Chúa hết mình và tha nhân hết tình. Amen.  Một hạt lớn đọc: - Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thần tính của Con rất Yêu Dấu Cha/ là Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng con. - Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới.  Mười hạt nhỏ, mỗi hạt đọc: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới. 12 Hát: VỀ BÊN MẸ LA VANG 2. Theo bước chân Mẹ hiền con nguyện thưa xin vâng. Cho dẫu nơi sương trần bao điều thay đổi thăng trầm. Mẹ, Mẹ ơi! Mẹ là sao mai sáng soi dẫn lối con đường về, khi bước chân nặng nề có tay Mẹ dìu con bước đi. Đk: Đến với Mẹ chúng con vui mừng, đến với Mẹ chứa chan ân tình. Mẹ là ơn thiên Chúa ban, tuôn tràn qua muôn ngày tháng. Đến với mẹ chúng con kêu cầu, đến với mẹ thấy vơi ưu sầu. Đường đời con xin phó dâng. Mẹ ơi đã nâng con hoài. Suy Niệm 3: (Chị Giảng) CÙNG VỚI MẸ MARIA SỐNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh Gio-an, Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Đó là Lời Chúa. Suy niệm (Tuyết Nhung) “Thương xót như Chúa Cha” chính là khẩu hiệu, là ý hướng sống nền tảng mà Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã chọn cho toàn thể Giáo Hội trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Khẩu hiệu đó được rút ra từ chính lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6,36).Trong Tông sắc khai mở Năm Thánh, Đức Thánh Cha nêu rõ lý do: “Có những lúc chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha” (Tông sắc MV, số 3). Thế nhưng, làm sao chúng ta để có thể trở thành “dấu chỉ hữu hiệu” cho lòng thương xót của Thiên Chúa, nếu chưa cảm nghiệm và sống lòng thương xót ấy trong chính cuộc đời của mình? Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a là những mẫu gương sống động trong việc thực thi lòng thương xót trong đời sống hằng ngày mà mỗi người chúng ta được mời gọi noi theo. Thật vậy, qua mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Giê-su Ki-tô đã trở nên “dung mạo lòng thương xót 13 của Chúa Cha”. Ngài đã “mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Ngài” (Tông sắc MV, số 1). Nơi Đức Giê-su, lòng thương xót không còn là một khái niệm trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể. Ngài tìm đến với những người nghèo khổ, bất hạnh, những người bị gạt ra bên lề xã hội để an ủi và nâng đỡ họ; Ngài chữa lành bao bệnh hoạn tật nguyền để xoa dịu phần nào nỗi đau nơi những bệnh nhân; Ngài không xua đuổi hay trừng phạt những tội nhân khi họ tìm đến với Ngài, mà trái lại Ngài đón nhận và tha thứ cho họ; trên hết, Ngài đã hiến dâng mạng sống của mình để cho mọi người được sống và sống dồi dào. Phải nói rằng, “tất cả mọi sự nơi Ngài đều tỏ bày cho thấy lòng thương xót. Không có gì nơi Ngài lại thiếu vắng lòng thương xót” (Tông sắc MV, số 8). Cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mình, và nhất là được cưu mang chính “Lòng Thương Xót nhập thể”, Mẹ Ma-ri-a cũng đã sống những chuỗi ngày phản chiếu lòng thương xót Chúa. Quả đúng như thế! Ngay sau khi đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, cũng chính là Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Mẹ đã không giữ riêng cho bản thân mình, mà đã vội vàng lên đường đến viếng thăm, chia sẻ và giúp đỡ cho người chị họ Ê-li- sa-bét (Lc 1,39-56). Rồi tại tiệc cưới Ca-na, Mẹ Ma-ri-a cũng đã thực thi lòng thương xót cho đôi tân hôn và gia đình qua sự hiện diện từ ái của Mẹ. Mẹ quan tâm, lo lắng tất cả. Với ánh mắt từ mẫu, Mẹ đã tế nhị quan sát và nhận ra sự bối rối của đôi bạn trẻ vì sự cố thiếu rượu, để rồi kịp thời giúp đỡ họ, qua việc chuyển cầu cùng Chúa Giê-su, Con của Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, và chỉ bảo cho các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Mẹ đã đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa thế nào, thì giờ đây Mẹ sống và thực thi lòng thương xót ấy cho tha nhân. Cùng với Mẹ Ma-ri-a, mỗi người chúng ta hôm nay được mời gọi quyết tâm sống và thực thi lòng thương xót Chúa trong đời sống hằng ngày. Bởi lẽ, đây là “suối nguồn tươi vui, tĩnh lặng và an bình. Đây là điều kiện để chúng ta lãnh nhận ơn cứu độ; […] là hành động chung cuộc và tối thượng, qua đó Thiên Chúa đến với chúng ta; […] là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta” (Tông sắc MV, số 2). Cách cụ thể, chúng ta được mời gọi mở lòng mình ra để thực thi những hành vi của lòng thương xót, như Thương xác bảy mối: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết; và Thương linh hồn bảy mối: lấy lời lành 14 mà khuyên ngươi, mở dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Cầu nguyện: (đọc chung) Lạy Mẹ Đức Mẹ La vang,/ Mẹ đã sống và thực thi lòng thương xót Chúa cách trọn hảo/ qua những công việc rất cụ thể trong đời sống thường ngày./ Xin Mẹ cũng giúp chúng con/ biết trở nên những chứng nhân của lòng thương xót Chúa cho mọi người hôm nay/, bằng đời sống bác ái, yêu thương, phục vụ và tha thứ/. Đặc biệt,/ xin Mẹ La vang chuyển cầu cùng Chúa/ ban cho hết thảy anh chị em khuyết tật trong Hội của chúng ta và các tín hữu đã qua đời/ sớm được Chúa đưa về hưởng hạnh phúc miên trường như Mẹ vậy trên thiên đàng. Amen.  Một hạt lớn đọc: - Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thần tính của Con rất Yêu Dấu Cha/ là Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng con. - Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới.  Mười hạt nhỏ, mỗi hạt đọc: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Hát: TÌM ĐẾN MẸ LA VANG 1. Con tìm về nguồn cội như nai tìm suối mát. Tìm lại nguồn cậy trông Mẹ dắt dìu con tới Chúa. Con tìm về nguồn cội như nương đồng mong nước. Mẹ là nguồn ủi an Mẹ vỗ về con trên đời. Đk: Mẹ La Vang là bóng mát muôn đời cho con nương náu cả đời. Mẹ La Vang là dòng suối nước trong cho con no say nghỉ ngơi. Mẹ La Vang là ánh đuốc soi đường đưa con đi tới thiên đường. Mẹ La Vang Mẹ phù trợ giáo dân xin thương ban muôn hồng ân. 15 Suy Niệm 4: (Chị Giảng) CÙNG VỚI MẸ MARIA LOAN TRUYỀN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA CHO CON NGƯỜI HÔM NAY Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh Luca, Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời. Đó là Lời Chúa. Suy niệm (Bác sĩ Hiền) Con người chúng ta hôm nay, có thể nói, đang sống giữa một thế giới phát triển không ngừng về phương diện khoa học kỹ thuật. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp tích cực mà nó đem lại cho cuộc sống con người chúng ta: tiện nghi hơn, thoải mái hơn. Nhưng bên cạnh đó, cũng thật là đáng tiếc khi phải ghi nhận rằng, thế giới hôm nay đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng về tình người. Hay nói theo ngôn ngữ của Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II là lòng thương xót đang bị lãng quên trong văn hóa ngày nay. Trong Thông điệp “Thiên Chúa giàu lòng thương xót” ngài đã nhận định: “Tâm thức của con người ngày nay, có lẽ hơn là trong quá khứ, dường như muốn chống lại Thiên Chúa của lòng thương xót, cố ý loại trừ ý niệm thương xót ra khỏi cuộc sống và xóa bỏ khỏi trái tim con người. Từ ngữ và ý niệm thương xót dường như gây bất an cho con người, những kẻ đã dành quyền làm chủ và thống trị trái đất nhờ những tiến bộ vượt bậc về khoa học và kỹ thuật chưa từng thấy trong lịch sử. Việc thống trị trái đất, đôi khi được hiểu theo một chiều và thật nông cạn, dường như không còn dành chỗ cho tình thương” (số 2). Và thật dễ dàng để nhận thấy, một khi thiếu vắng tình yêu và lòng thương xót trong cuộc sống, thì thế giới con người chỉ còn có hận thù, chia rẽ, và loại trừ nhau. Đối diện với thực tế này, Giáo Hội Chúa Kitô, mà mỗi người tín hữu chúng ta là những thành viên, được kêu mời ý thức sứ mạng cấp bách là loan truyền lòng thương xót Chúa cho con người hôm 16 nay. Sứ mạng cấp bách ấy được thánh nữ Faustina, vị tông đồ của Lòng Thương Xót Chúa, ghi lại nhiều lần trong cuốn nhật ký của ngài. Chẳng hạn, “Hãy rao truyền cho thế giới biết lòng thương xót khôn thấu của Ta” (NK, 1142); hoặc “Con hãy nói với nhân loại khổ đau rằng: Hãy đến nép mình trong trái tim từ bi thương xót của Ta, Ta sẽ ban cho họ chan chứa sự bình an” (NK, 1074); hoặc “Những linh hồn nào làm sáng danh lòng thương xót Ta ở khắp mọi nơi, Ta sẽ che chở họ suốt đời như một bà mẹ che chở con thơ. Và đến giờ chết của họ, Ta sẽ không cư xử với họ như một quan toà, nhưng như một vị cứu tinh đầy thương xót” (NK, 1075); hoặc “Con hãy làm bất cứ việc gì trong khả năng của con, để phổ biến việc tôn sùng Lòng Thương Xót Ta thì Ta sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của con”. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, trong đoạn cuối của Tông sắc “Dung mạo lòng thương xót”, cũng đã khẳng định: “Giáo Hội phải cấp thiết loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa. Đời sống Giáo Hội sẽ trở nên xác thực và đáng tin khi công bố lòng thương xót với trọn niềm xác tín. Giáo Hội biết rằng, trong một thời đại vừa chất chứa những niềm hy vọng to lớn vừa có đầy những mâu thuẫn nghiêm trọng, trách vụ hàng đầu của Giáo Hội là dẫn đưa tất cả mọi người đi vào mầu nhiệm cao cả của Lòng Thiên Chúa Xót Thương, bằng cách chiêm ngưỡng dung mạo của Đức Ki-tô” (Tông sắc MV, số 25). Trên hành trình thực thi sứ mạng loan truyền lòng thương xót Chúa cho con người hôm nay, chúng ta có Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành và là gương mẫu cho chúng ta. Có thể nói, Mẹ là người tiên phong trong công cuộc loan báo lòng thương xót Chúa cho toàn thể nhân loại. Ngay sau khi đón nhận “Lòng Thương Xót nhập thể”, Mẹ đã lên đường đi thăm người chị họ là bà Ê-li-sa- bét; và chính tại đó, Mẹ đã cất cao bài ca lòng thương xót Magnificat, để từ đây muôn thế hệ nhận biết Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, đã yêu thương và đã làm biết bao kỳ công cho con người. Chính nhờ lời loan báo của Mẹ, chúng ta biết rằng “đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời”. Mỗi người chúng ta hôm nay, cùng với Mẹ Ma-ri-a, được mời gọi vững vàng tin tưởng ra đi để loan truyền lòng thương xót Chúa cho mọi người trong thế giới hôm nay. Ước gì mỗi người Ki- tô hữu là một 17 chứng nhân của lòng thương xót Chúa cho người khác, bằng chính đời sống đượm tình bác ái, yêu thương, phục vụ và tha thứ. Chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: “Nơi đâu có Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải được tỏ hiện. Trong các giáo xứ, các cộng đoàn, hiệp hội và phong trào, nói chung, ở đâu có các Ki-tô hữu hiện diện, thì ở đấy bất cứ ai cũng sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa lòng thương xót” (Tông sắc MV, số 12). Cầu Nguyện: (đọc chung) Lạy Đức Mẹ La vang,/ Mẹ là mẫu gương cho chúng con trong việc loan truyền lòng thương xót Chúa cho mọi người,/ không phải chỉ bằng lời nói mà bằng những việc làm hết sức cụ thể/. Xin Mẹ cũng giúp chúng con trở thành/ những chứng nhân cao rao lòng thương xót Chúa cho con người hôm nay/, bằng một đời sống tin yêu/, phó thác vào Chúa và bằng một tinh thần quảng đại tha thứ cho tha nhân/. Đặc biệt, xin Đức Mẹ La Vang/ cầu bầu cho từng thành viên của Hội chúng con và mọi người/ được khỏe mạnh, vững tin và tín thác vào lòng thương xót Chúa/ hầu nhờ ơn Chúa giúp,/ chúng con sẽ vượt qua muôn ngàn thử thách của thời đại hôm nay. Amen. Hát: CA KHÚC MẸ LA VANG Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ. Từ bốn phương trời chúng con về La Vang. Đây La Vang có Mẹ đẹp xinh. Đây La Vang có Mẹ hiển linh. Đây La Vang có Mẹ Chúa Trời. Hiện ra trong uy linh sáng chói. Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ. Cùng cất cao lời kính mừng Mẹ La Vang. Bắc trung nam chung một niềm tin. Bắc trung nam có Mẹ hiển linh. Muôn con tim chung một tâm tình. Ngợi ca tung hô danh Mẹ Chúa Trời. Pk: Lạy Mẹ La Vang chúng con ghi nhớ ơn Mẹ. Về trong tin yêu chúng dâng lên Mẹ yêu dấu. Lời kinh Mân Côi phá tan u tối rừng sâu. Lời Mẹ năm xưa giúp chúng con kiên vững bên Mẹ.   Một hạt lớn đọc: - Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình, Máu, Linh hồn, và Thần tính của Con rất Yêu Dấu Cha/ là Đức Giêsu Kitô, Chúa Chúng con. - Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Mười hạt nhỏ, mỗi hạt đọc: 18 - Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Đọc Kinh: KINH NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời,/ và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha. Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa/ và chúng con sẽ được cứu độ. Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Zakêu và thánh Matthêu/ khỏi ách nô lệ bạc tiền;/ làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna/ không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo;/ cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa,/ và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải. Xin cho chúng con được nghe những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria,/ như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con:/ “Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!”/ Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,/ Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót:/ Xin làm cho Hội Thánh phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này./ Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển./ Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa/ cũng mặc lấy sự yếu đuối để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc,/ xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài/ đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa quan tâm,/ yêu mến và thứ tha. Xin sai Thần Khí Chúa đến xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,/ để Năm Thánh Lòng Thương Xót này trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con;/ và để Hội Thánh Chúa,/ với lòng hăng say mới,/ có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo,/ công bố sự tự do cho các tù nhân/ và những người bị áp bức,/ trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa. Lạy Chúa Giêsu,/ nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria,/ Mẹ của lòng thương xót,/ xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin./ Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha/ và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.  Đọc Kinh: KINH THÁNH MẪU LA VANG 19 Lạy Mẹ Maria,/ Thánh Mẫu La Vang/ đầy muôn ơn phước/ ngời chói vạn hào quang/ muôn vàn thần thánh không ai sánh bằng. Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ/ tinh tuyền thánh thiện/ sinh Đấng Cứu Độ muôn loài. Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến/ cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo/ giữa thời ly loạn cấm cách/ khốn khổ trăm bề. Từ ấy gót chân Mẹ bước đến / vẫn mãi đầy ơn thiêng / ơn phần hồn/ ơn phần xác/ người bệnh tật kẻ ưu phiền/ nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời. Lạy Mẹ Maria/ Thánh Mẫu La Vang/ Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời/ cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con/ cúi xin xuống phước hải hà/ đoái thương con cái thiết tha van nài. Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu/ đại lượng bao dung/ cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Xin Mẹ phù hộ chúng con/ luôn sống đức hạnh/ đầy lòng cậy trông/ Và sau cuộc đời này/ xin cho chúng con được về sống bên Mẹ/ hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. Amen. III. Kết thúc - Kinh cảm ơn - trông cậy – ba câu lạy - Phép lành kết thúc: (Cha linh giám) - Làm phép Nước Thánh (Cha Thảo) - Cầu nguyện riêng – tự giải tán THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN Nhập lễ HÂN HOAN LỜI TỤNG CA 1. Hân hoan lời tụng ca dâng Chúa khúc nhạc huyền mơ. Một bài thơ trìu mến ân tình đượm nét đơn sơ. ĐK: Hân hoan lời tụng ca đoàn con dâng Chúa đêm ngày. Hát cho muôn thế hệ hãy ngợi ca hồng ân Thiên Chúa. Muôn đời Chúa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan