Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật)...

Tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật)

.DOC
106
1
79

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH..................................................................... 9 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính..................................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm hợp đồng cho vay tiêu dùng.................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng cho vay tiêu dùng............................................. 13 1.2. Chủ thể của hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính................17 1.2.1. Bên cho vay............................................................................................ 17 1.2.2. Bên đi vay............................................................................................... 18 1.3. Quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng cho vay tiêu dùng .. 19 1.4. Nội dung của hợp đồng cho vay tiêu dùng................................................ 23 1.5. Giao kết và thực hiện hợp đồng cho vay tiêu dùng..................................27 1.5.1. Giao kết hợp đồng cho vay tiêu dùng..................................................... 27 1.5.2. Thực hiện hợp đồng cho vay tiêu dùng................................................... 29 1.6. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay tiêu dùng.........32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN..................36 2.1. Thực trạng, bất cập phát sinh do loại bỏ dịch vụ vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu và kiến nghị hoàn thiện.................................................................................................. 36 2.1.1. Thực trạng, bất cập phát sinh do loại bỏ dịch vụ vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu................36 2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật do loại bỏ dịch vụ vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu 39 2.2. Thực trạng, bất cập trong quy định về thoả thuận lãi suất trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện............................................. 44 2.2.1. Thực trạng, bất cập trong quy định về thoả thuận lãi suất cho vay tiêu dùng................................................................................................................. 44 2.2.2. Thực trạng, bất cập trong quy định tính lãi phạt chậm trả lãi trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện.............................................. 48 2.3. Thực trạng, bất cập trong quy định về quyền điều chỉnh lãi suất và kiến nghị hoàn thiện.................................................................................................. 52 2.3.1. Thực trạng, bất cập trong quy định về quyền điều chỉnh lãi suất...........52 2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền điều chỉnh lãi suất..................53 2.4. Thực trạng, bất cập trong quy định pháp luật về thẩm định và quyết định cho vay trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện ..... 54 2.4.1. Thực trạng, bất cập trong quy định pháp luật về thẩm định và quyết định cho vay trong hợp đồng vay tiêu dùng............................................................. 54 2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện đối với quy định pháp luật về thẩm định và quyết định cho vay trong hợp đồng cho vay tiêu dùng............................................... 55 2.5. Thực trạng, bất cập trong quy định về kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện........................................................................................................... 58 2.5.1 Thực trạng, bất cập trong quy định về kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ trong hợp đồng cho vay tiêu dùng..............................58 2.5.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ trong hợp đồng cho vay tiêu dùng..........................60 2.6. Thực trạng, bất cập trong quy định về thu hồi nợ trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện............................................................. 62 2.6.1. Thực trạng, bất cập trong quy định về thu hồi nợ trong hợp đồng cho vay tiêu dùng.......................................................................................................... 62 2.6.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về thu hồi nợ trong hợp đồng cho vay tiêu dùng.......................................................................................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 70 KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................ 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ tháng 05/1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển đổi từ mô hình một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp, vận hành dựa trên quy luật cung - cầu của thị trường. Để phục vụ quá trình chuyển đổi này, khung pháp lý cho các giao dịch vay cần được hình thành, hoàn thiện hơn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đưa ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ về số lượng và loại hình các tổ chức tín dụng. Trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay vẫn là giao dịch phổ biến, đáp ứng nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Hoạt động cho vay tiêu dùng - một trong những loại hình vay phổ biến hiện nay - cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích cầu tiêu dùng, mua sắm, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2007 đến nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã có sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2019, dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng và công ty tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018, bình 1 quân ba năm 2016, 2017, 2018 tăng đến 36%/năm . Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi nhuận nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng cũng tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro đe dọa an ninh tiền tệ và là một trong các nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng để bắt kịp với sự phát triển kinh tế nhằm bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng công bằng cho cá nhân đi vay; bảo đảm chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro, dự phòng các biện pháp xử lý hiệu quả khi có dấu hiệu, nguy cơ mất an toàn vay trong hoạt động cho vay tiêu dùng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thông lệ, pháp luật quốc tế. Với bản chất là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay tiêu dùng, hợp đồng cho vay tiêu dùng còn có các tên gọi khác nhau theo quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng như “Hợp đồng tín dụng”, “Đơn đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng” hoặc “Đơn đề nghị vay vốn”. Hợp đồng cho vay tiêu dùng là thỏa thuận được giao kết giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với các cá nhân (bên đi vay) hay còn gọi là khách hàng vay) nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa 1Thuỳ Vinh, Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân 36%/năm, https://baodautu. vn/du-no-tin-dung-tieu-dung-tai-tphcm-tang-binh-quan-36nam-d112357.html, truy cập lúc ngày 02/03/2020 2 vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên. Hợp đồng cho vay tiêu dùng còn là căn cứ pháp lý quan trọng để các bên thực hiện mục tiêu của mình. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xác định phạm vi trách nhiệm và mức độ tuân thủ hợp đồng vay, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Các hợp đồng cho vay tiêu dùng thường được soạn thảo sẵn với các điều khoản được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng. Khách hàng sẽ khó có thể thỏa thuận hay bổ sung các điều khoản khác tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có cơ chế cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của bên đi vay trong trường hợp này. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, giải quyết cơ bản các bất cập của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Thay đổi đáng chú ý là Thông tư này đã đưa ra khái niệm “giải ngân trực tiếp cho khách hàng” và quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt. Thông tư số 18/2019/TT-NHNN cũng đã siết chặt các quy định liên quan đến việc thực hiện các biện pháp thu hồi nợ, trong đó quy định rõ số lần được gọi điện nhắc nợ và không cho phép sử dụng biện pháp đe doạ để đòi nợ khách hàng. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn một số vấn đề chưa được làm rõ về cơ chế xử lý, thu hồi tiền vay. Điển hình đối với trường hợp khách hàng cố ý không trả tiền vay nhưng pháp luật vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích của bên cho vay. Mặc dù khi có tranh chấp xảy ra, giải pháp thương lượng, hòa giải thường được sử dụng để giải quyết tranh chấp, biện pháp này cũng phù hợp với quyền được tự do ý chí, tự định đoạt của các bên nhưng vẫn cần có một cơ chế pháp lý ràng buộc, thực thi hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính” để thực hiện luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế của mình, nhằm phân tích, đánh giá chi tiết các quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng; nhận diện các bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về hợp đồng cho vay tiêu dùng, đảm bảo môi trường tín dụng lành mạnh. Ngoài ra, nghiên cứu làm rõ các cơ chế đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hạn chế tranh chấp giữa các bên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý một số nước trên thế giới, hợp đồng và hợp đồng cho vay tiêu dùng không phải là đối tượng nghiên cứu mới. Những công trình nghiên 3 cứu nước ngoài tiêu biểu, có giá trị khoa học đã góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về quyền tự do, bình đẳng trong hợp đồng. Nhìn chung, các nghiên cứu về luật hợp đồng tại các nước trên thế giới đều có điểm chung là thiết lập và củng cố nguyên tắc tự do ý chí khi giao kết, thay đổi hợp đồng; bảo đảm bình đẳng như một nguyên tắc quan trọng chi phối cả quá trình từ giai đoạn giao kết đến giai đoạn chấm dứt hợp đồng; đề cập đến phạm vi, mức độ can thiệp của nhà nước đến hoạt động vay để bảo đảm lợi ích công. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay ngân hàng nói chung và hợp đồng cho vay tiêu dùng nói riêng của một số tác giả nước ngoài. Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến vấn đề tín dụng tiêu dụng ở các ngân hàng. Cụ thể: - Tác phẩm “The Law of Consumer Credit” (Luật về tín dụng tiêu dùng) của tác giả Lee Chin Yen, năm 1980, tập trung nghiên cứu các quy định cho vay nhằm mục đích tiêu dùng ở Singapore dựa trên nguồn luật dân sự; - Tác giả Sweet và Maxwell với tác phẩm “Encyclopedia of Consumer Credit Law” (Bách khoa toàn thư về Luật tín dụng tiêu dùng) xuất bản năm 1992, đề cập một cách toàn diện các khía cạnh pháp lý của Luật tín dụng tiêu dùng Anh. - Nghiên cứu của tác giả LS Sealy và RJA Hooley trong tác phẩm “Commercial Law-Text, Cases and Materials” (Luật Thương mại –Văn bản, Tình huống và Những trường hợp cụ thể) xuất bản vào năm 2003. Trong tác phẩm này, các tác giả đã tập trung phân tích các biện pháp nghiệp vụ của hoạt động tín dụng thương mại; tín dụng doanh nghiệp, tiêu dùng; vấn đề bảo đảm bằng tài sản, tín chấp. - Sau đó, vào năm 2011, các tác giả E.P. Ellinger, E. Lomnicka và C. Hare cũng cho ra đời những nghiên cứu tương tự dưới tiêu đề “Ellinger’s Modern Banking Law” (Luật ngân hàng hiện đại của Ellinger). Cùng với những ảnh hưởng, tác động của Đạo Luật tín dụng tiêu dùng Anh, cuốn sách này đã lý giải chi tiết, hoàn chỉnh hơn các vấn đề về cho vay, bảo đảm tiền vay. - Christopher L.Allen và nhóm tác giả trong bài viết: “US Regulation of Bank Lending” (Luật cho vay ngân hàng ở Hoa Kỳ), phát hành tháng 8/2015, đã nhấn mạnh đến vai trò cốt lõi của ngân hàng khi cho vay, tài liệu đã hệ thống hóa được tương đối đầy đủ các quy định về cho vay ở Hoa Kỳ. 4 Theo sự hiểu biết của tác giả, kể từ sau thời điểm Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực, một số tác phẩm, công trình tiêu biểu trong nước nghiên cứu pháp luật về hợp đồng tín dụng nói chung và hợp đồng cho vay tiêu dùng có thể kể đến như sau: - Sách chuyên khảo “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bích Thảo do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2018. Nội dung cuốn sách được thể hiện qua bốn chương. Chương 1: Khái quát về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam; Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân; Chương 4: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, nội dung sách mang tính khái quát và phần nào hệ thống hóa được các điểm chính của hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng hiện nay. Đồng thời, tác giả nêu rõ những vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay và đề xuất phương hướng hoàn thiện. - Ở cấp độ Tiến sĩ: Luận văn Tiến sĩ “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng” của Lương Khải Ân hoàn thành vào năm 2019 đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của Luận văn không tập trung vào một loại hợp đồng cho vay tiêu dùng cụ thể mà nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng cho vay giữa một bên là các tổ chức tín dụng với bên kia là các tổ chức, cá nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh hoặc đời sống, tiêu dùng. - Ở cấp độ Thạc sỹ: (1) Luận Văn Thạc sỹ “Pháp luật bảo vệ quyền lợi người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tiêu dùng” của Trần Thị Hiền Lương hoàn thành vào năm 2014. Luận văn làm rõ những vấn đề về bảo vệ quyền lợi người đi vay và đưa ra những giải pháp nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho bên đi vay trong giao dịch tín dụng vay tiêu dùng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung vào những quy định bảo vệ quyền lợi bên đi vay, mà chưa đánh giá được toàn diện chế định về hợp đồng tín dụng vay tiêu dùng. Mặt khác, một số quy định dẫn chiếu trong Luận văn so với thời điểm hiện tại đã không còn phù hợp. 5 (2) Luận văn Thạc sỹ “Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng Thương mại, qua thực tiễn tại Đà Nẵng” của Trần Thị Kim Ánh hoàn thành năm 2018. Tác giả đã phân tích khá chi tiết loại hình hợp đồng vay tiêu dùng truyền thống, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, ưu điểm, hạn chế và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu là hợp đồng vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại; không đề cập đến các công ty tài chính. Do đó, luận văn vẫn chưa hệ thống hoá hoàn chỉnh toàn bộ chế định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng, vẫn còn bỏ ngỏ một số vấn đề pháp lý đáng quan tâm. - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Vân có tựa đề: “Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng” được đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2000, trang 26-32. Trên cơ sở nghiên cứu luật cổ La Mã, tác giả đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ tính chất ưng thuận trong quan hệ hợp đồng cho vay, từ đó đưa ra luận cứ khẳng định hợp đồng tín dụng là một dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản trong luật dân sự, xuất phát từ bản chất chung đó là “nghĩa vụ hoàn trả tiền vay”. Kết quả nghiên cứu trên được tác giả luận văn tiếp cận, kế thừa khi đề cập đến những vấn đề thuộc về bản chất của giao dịch vay tiêu dùng. - Bài viết “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng tín dụng – từ quy định của Bộ luật dân sự 2015 đến pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng” của tác giả Hoàng Thị Hải Yến được đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01 năm 2019, trang 28 – 31, phân tích về nghĩa vụ của các bên trong việc giao kết hợp động tín dụng, cụ thể là nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên dưới góc độ pháp luật dân sự và pháp luật ngân hàng. Có thể thấy vấn đề nghiên cứu về hợp đồng cho vay tiêu dùng hiện nay vẫn còn khá mới. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu xoay quanh hợp đồng tín dụng nói chung, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đã tạo tiền đề, cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp đồng cho vay tiêu dùng cho các công trình về sau. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng. Qua đó, luận văn có thể giúp người đọc hiểu biết hơn về vấn đề này, nắm bắt được những bất cập khi áp dụng quy định pháp luật trên thực tế. Ngoài ra, đây sẽ là tài 6 liệu tham khảo đáng tin cậy cho sinh viên, học viên khi nghiên cứu về pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và hợp đồng cho vay tiêu dùng nói riêng. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài phải thực hiện một số nhiệm vụ như sau: - Xây dựng và hệ thống quan điểm lý luận cơ bản về các quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính. - Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng và chỉ ra hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành và trong tương quan với quy định của pháp luật chuyên ngành khác. - Đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện trên cơ sở đánh giá khoa học và từ những bất cập phát sinh từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng cho vay tiêu dùng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính dựa trên quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ luật dân sự 2015; Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước về quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính; sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu các bản án thực tiễn về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tại Việt Nam, tham khảo pháp luật một số quốc gia về hợp đồng cho vay tiêu dùng để có cái nhìn khách quan, đa chiều các điểm tiến bộ, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Với đối tượng nghiên cứu như trên, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề sau: - Luận văn tập trung nghiên cứu để đưa ra khái niệm hợp đồng cho vay tiêu dùng, các đặc trưng cơ bản của hợp đồng cho vay tiêu dùng và sự khác biệt giữa hợp đồng cho vay tiêu dùng với các hợp đồng vay khác của các tổ chức tín dụng, sự khác biệt giữa hợp đồng cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính và ngân hàng thương mại. - Luận văn nghiên cứu một số những quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính mà hiện nay dễ phát sinh tranh chấp trong thực 7 tiễn, là những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ chưa được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. - Luận văn có sự kết hợp nghiên cứu quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng và một số pháp luật chuyên ngành có liên quan khác nhằm phân tích, làm rõ những điểm mâu thuẫn, chưa tương thích trong các quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng hiện hành và đưa ra kiến nghị hoàn thiện. - Luận văn nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới về hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài nghiên cứu một cách hiệu quả, mang lại ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, tác giả sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 để làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng cho vay tiêu dùng. Đồng thời, tìm ra những điểm mới, điểm tiến bộ và hạn chế để đưa ra quan điểm pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật; - Phương pháp chứng minh để đưa ra những nhận định về từng quy định cụ thể, khả năng áp dụng hiệu quả trên thực tế trong bối cảnh hiện nay được sử dụng ở Chương 2; - Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 để so sánh điểm khác nhau giữa hợp đồng cho vay tiêu dùng và hợp đồng cho vay vì mục đích sản xuất kinh doanh (mục đích khác) của tổ chức tín dụng, so sánh giữa hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính và ngân hàng thương mại, để từ đó khái quát một cách đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng cho vay tiêu dùng. Đồng thời, so sánh pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng của một số nước trên thế giới để tham khảo kinh nghiệm và đề ra phương án hoàn thiện pháp luật Việt Nam. - Phương pháp quy nạp, tổng hợp: trên cơ sở phân tích, đánh giá các quan điểm, luận điểm, các quy định pháp luật, tác giả sẽ rút ra những kết luận cụ thể, đưa ra các nhận định về đặc điểm của hợp đồng cho vay tiêu dùng, những điểm bất cập phát sinh từ hợp đồng này, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Cuối mỗi chương của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt các nội dung chính, đưa ra kết luận cho từng chương và kết luận chung cho toàn Luận văn. 8 7. Bố cục của Luận văn Cơ cấu của Luận văn được thiết kế bao gồm: Phần mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính Kết luận Chương 1 Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính Kết luận Chương 2 Kết luận chung 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính 1.1.1. Khái niệm hợp đồng cho vay tiêu dùng Từ khi Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập (năm 1951) và xuyên suốt giai đoạn kinh tế tập trung, mô hình ngân hàng được xây dựng theo hệ thống ngân hàng “một cấp”. Trong giai đoạn này, quan hệ cho vay bị chi phối bởi cung cách quản lý mệnh lệnh hành chính thay vì giao dịch dân sự tự do, bình đẳng đúng nghĩa. Nguồn vốn tín dụng khi đó được xem như một kênh cung ứng tài chính cho 2 nền kinh tế kế hoạch. Hệ quả của hệ thống kinh tế - tài chính, tiền tệ giai đoạn này đã tác động tiêu cực đến các quan hệ cho vay, thể hiện rõ ở những điểm sau: Các khoản cho vay cá nhân còn hạn chế (xuất phát từ việc kinh tế tư bản tư nhân chưa được nhà nước thừa nhận), chủ yếu những khoản vay cá nhân nhằm mục đích sửa chữa nhà ở hoặc cho các xã viên vay để phát triển kinh tế hộ gia đình, với lãi suất 3 thấp; thuật ngữ “cho vay tiêu dùng” gần như không được pháp luật đề cập đến. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng (TCTD), theo đó, TCTD sẽ chuyển giao cho bên đi vay một khoản vốn tiền tệ, bên đi vay sẽ sử dụng khoản vốn đó cho một mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ hoàn trả cho TCTD cả gốc 4 và lãi theo thỏa thuận. Mục đích cho vay vốn có thể nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác hoặc cho vay phục vụ nhu cầu đời sống. 5 Hiện nay, khái niệm cho vay tiêu dùng (CVTD) vẫn chưa có định nghĩa cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, việc vay vốn nói chung, vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nói riêng được quy định tại Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Luật các TCTD năm 2010) và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của 2 Điều 9 Quyết định số 49-QĐ ngày 16/10/1969 của Ngân hàng Nhà nước về thể lệ cho vay ngắn hạn đối với các công ty vật tư nông nghiệp 3 Quyết định số 223 – QĐ/017 ngày 18/5/1962 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành biện pháp tạm thời cho vay sửa chữa nhà ở của nhân dân tự quản lý 4 Khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 5 Khoản 4, 5 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng 10 TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thuật ngữ “mục đích tiêu dùng” có được đề cập đến trong các văn bản này, tuy nhiên, Luật không đưa ra khái niệm về CVTD. Trong công văn số 2956/NHNN-CSTT ngày 14/04/2011 của Ngân hàng Nhà nước về kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011 đã đề cập đến thuật ngữ CVTD thông qua việc liệt kê các lĩnh vực thuộc phạm vi cho vay phi sản xuất, cụ thể: “Cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là CVTD)”. Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2019/TT-NHNN) định nghĩa về CVTD tại công ty tài chính (CTTC), không phải khái niệm CVTD chung. Như vậy, để làm rõ bản chất và tiếp cận quy định pháp luật về hợp đồng cho vay tiêu dùng (HĐCVTD) thì điều cần thiết là phải đưa ra một khái niệm cụ thể về CVTD. Theo tác giả, khái niệm đầy đủ nội hàm của CVTD sẽ là: “CVTD là một hình thức cấp tín dụng của TCTD, theo đó, TCTD sẽ cho khách hàng là cá nhân vay để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó”. Tuy nhiên, cách xác định mục đích kinh doanh, thương mại hay tiêu dùng lại không được quy định cụ thể nên cần phải hiểu gián tiếp mục đích tiêu dùng bằng cách loại trừ hoạt động kinh doanh, thương mại được định nghĩa theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Như vậy, mục đích tiêu dùng là các hoạt động nhằm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu trong đời sống hàng ngày của người dân không nhằm mục đích lợi nhuận. Từ khái niệm đã đưa ra, theo tác giả, điểm khác biệt cơ bản giữa CVTD với hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh là chủ thể đi vay tiêu dùng phải là cá nhân, vay vốn vì mục đích tiêu dùng hàng ngày. Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cũng ghi nhận việc cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc cho vay của TCTD đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó và/hoặc gia đình của cá nhân đó. Trong khi đó, vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì cả cá nhân và pháp nhân khi có nhu cầu vay và đáp ứng được điều kiện vay vốn quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2016/TTNHNN đều có thể vay. Quy định chỉ có cá nhân mới có thể vay tiêu dùng là phù 6 hợp bởi vì pháp nhân là các tổ chức không thể phát sinh nhu cầu cần chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Vì hoạt động CVTD hạn chế chủ thể đi vay nên khả 6Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 11 năng huy động vốn của TCTD từ hoạt động cho vay này so với hoạt động cho vay để thực hiện sản xuất kinh doanh cũng bị hạn chế hơn. Cùng là hoạt động CVTD nhưng vay tiêu dùng tại CTTC thì cá nhân đi vay không cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Mặc dù pháp luật không quy định trực tiếp về việc không cần tài sản đảm bảo nhưng tại khoản 1 điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN không đề cập đến việc phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay tiêu dùng. Đồng thời, khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN cũng không quy định tài sản bảo đảm là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng CVTD. Vì vậy, có thể mặc nhiên hiểu rằng hoạt động CVTD tại CTTC không cần phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, lãi suất CVTD tại CTTC cũng cao hơn so với lãi suất chung 7 trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước ấn định và hạn mức vay tiêu dùng tại CTTC không vượt quá 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Lý giải cho sự khác biệt này, theo tác giả, xuất phát từ yếu tố “không cần tài sản bảo đảm cho khoản vay”. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được sử 8 dụng với ý nghĩa để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay của các TCTD . Như vậy, trong trường hợp bên đi vay không có khả năng thanh toán thì CTTC sẽ phải chịu rủi ro đối với toàn bộ tiền vốn và lãi. Do đó, để hạn chế rủi ro, hạn mức cho vay đối với vay tiêu dùng tại CTTC chỉ được nằm trong mức giới hạn luật định. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới đã có định nghĩa rõ về HĐCVTD. Bộ luật dân sự 2010 tại bang California Hoa Kỳ Điều 1.85 chương 1799.90 – 1799.104 giải thích: “HĐCVTD là hợp đồng vay theo hình thức trả chậm do cá nhân đi vay 9 nhằm mục đích chi tiêu gia đình” . Điều luật này cũng liệt kê chi tiết các hoạt động chi tiêu gia đình bao gồm các khoản mua sắm trả góp hàng hoá bán lẻ hoặc vay tiền không cần tài sản đảm bảo vì mục tiêu cá nhân. Điều 8 phần II Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974 tại Vương quốc Anh lại định nghĩa HĐCVTD là sự thoả thuận giữa hai bên giữa một bên là con nợ và một bên là chủ nợ, theo đó chủ nợ cho phép con 10 nợ vay số tiền nhất định . Tuy nhiên định nghĩa HĐCVTD theo Đạo luật này không chỉ dùng để chỉ các quan hệ cho vay vì mục đích tiêu dùng, mà bao gồm cả 7 “So sánh lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng”, https://thebank.vn/vay-tin-chap/hinh-thucvay/vay-tieu-dung-ca-nhan-2.html, truy cập lần cuối ngày 07/06/2021 8 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nguyễn Văn Vân (chủ biên), Nxb. Hồng Đức, tr. 331 9 Civil code 210 title 1.85. Consumer credit contracts, https://law.justia.com/codes/california/2010/civ/ 1799.90-1799.104.html, truy cập lần cuối ngày 07/06/2021. 10 Consumer Credit Act 1974, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1974/39/contents, truy cập lần cuối ngày 07/06/2021 12 các hoạt động khác. Đạo luật về hợp đồng tín dụng và tài chính tiêu dùng tại Newzealand 2003 không đưa ra định nghĩa trực tiếp, thay vào đó quy định điều kiện để hợp đồng tín dụng (HĐTD) được xem là HĐCVTD bao gồm: bên đi vay phải là 11 cá nhân có nhu cầu vay vốn hoàn toàn vì mục đích tiêu dùng cá nhân, gia đình . Điểm chung của các khái niệm này là đều công nhận chủ thể của HĐCVTD là cá nhân, mục đích sử dụng khoản vay là để tiêu dùng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về HĐCVTD. Trong luận văn này, trên cơ sở tham khảo các định nghĩa tại một số quốc gia trên thế giới, tác giả dựa vào khái niệm về hợp đồng và khái niệm CVTD để góp thêm luận điểm, góc nhìn đầy đủ hơn về HĐCVTD, từ đó đưa ra định nghĩa khái quát về HĐCVTD tại CTTC. Theo từ điển luật học, hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về 12 việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ . CVTD, như tác giả đã phân tích và định nghĩa - là một hình thức cấp tín dụng của TCTD, theo đó, TCTD sẽ cho khách hàng là cá nhân vay để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Cũng như các hoạt động cho vay khác, để tham gia xác lập quan hệ cho vay tiêu dùng (QHCVTD) giữa bên đi vay và bên cho vay, các bên phải ký kết 13 hợp đồng cho vay theo quy định pháp luật . HĐCVTD, xét về bản chất là một loại hợp đồng cho vay tài sản (HĐCVTS). Đây là bằng chứng thể hiện các bên tự nguyện tham gia vào quan hệ cho vay, cũng là cơ sở để các bên thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ đã được xác lập trong hợp đồng. Việc ký kết HĐCVTD bằng văn bản thực chất là một sự xác nhận công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa các bên. HĐCVTD từ đó cũng là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên khi có phát sinh. Đối với HĐCVTD tại CTTC, bên cho vay sẽ là CTTC và bên đi vay là cá nhân. Vì vậy có thể hiểu: “HĐCVTD là hợp đồng vay có sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là CTTC (bên cho vay) với một bên là cá nhân (bên đi vay) theo hình thức tín chấp, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ cho vay vì mục đích tiêu dùng cá nhân trong một thời hạn nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” 11 Credit Contracts and Cosumer Finance Act 2003, phần 2 tiểu mục 1 điều 11 định nghĩa hợp đồng cho vay tiêu dùng, https://www.legislation.govt.nz/act/public/2003/0052/latest/DLM212749.html, truy cập lần cuối ngày 07/06/2021 12 tr.388 13 Bộ tư pháp viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb. Tư Pháp và Nxb. Từ điển Bách Khoa, Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN 13 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng cho vay tiêu dùng Thứ nhất, bên đi vay của HĐCVTD là cá nhân và bên cho vay là CTTC. Theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật các TCTD 2010, CVTD là một trong những hình thức cấp tín dụng của các TCTD, không phải của riêng CTTC, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng có thể CVTD. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu về HĐCVTD tại CTTC. Vì vậy, theo tác giả nhận định, cần dựa vào yếu tố bên cho vay để phân biệt HĐCVTD tại CTTC với HĐCVTD tại NHTM. CTTC tại Việt Nam muốn thực hiện hoạt động cho vay phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 20 Luật các TCTD 2010. Pháp luật quy định những điều kiện trên nhằm mục đích giảm thiểu tối đa những CTTC không đủ tiêu chuẩn kinh doanh trên thị trường tài chính cũng như những rủi ro trong quan hệ tín dụng. Nếu dựa vào đặc điểm bên cho vay để phân biệt HĐCVTD ở CTTC với NHTM, thì yếu tố bên đi vay sẽ là đặc trưng cơ bản giữa loại hợp đồng này với các hợp đồng cho vay vì mục đích khác. Bên đi vay của HĐCVTD phải là cá nhân. Như đã phân tích tại mục 1.1.1, bản chất của việc tiêu dùng là các nhu cầu sử dụng tiền vào các mục đích phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Các nhu cầu này chỉ có thể phát sinh từ các đối tượng là cá nhân tức con người. Pháp nhân không thể có các nhu cầu phục vụ hoạt động đời sống, sinh hoạt hàng ngày được. Chính vì vậy, phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với chủ thể đi vay và cho vay trong HĐCVTD tại CTTC sẽ hẹp hơn so với các loại hợp đồng vay khác, vì bên đi vay trong loại hợp đồng này chỉ là cá nhân và bên cho vay chỉ là CTTC. Thứ hai, hình thức HĐCVTD luôn phải được lập thành văn bản và thường là hợp đồng theo mẫu – điều khoản thương mại chung . Hoạt động CVTD tại CTTC chủ yếu là vay theo hình thức tín chấp không có tài sản bảo đảm, do đó, các CTTC cần có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn tín dụng của mình. Để thực hiện được điều này thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch CVTD phải được quy định chặt chẽ. Pháp luật Việt Nam quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng phải thoả thuận quyền và nghĩa vụ của mình bằng văn bản. Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên. Vì HĐCVTD là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Dưới góc độ luật thực định thì HĐCVTD 14 14 cũng phải được ký kết dưới hình thức pháp lý là văn bản . Văn bản được hiểu bao 15 gồm cả văn bản giấy và văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu . Dù HĐCVTD được ký kết dưới hình thức nào đều có giá trị pháp lý ngang nhau và là 16 . chứng cứ trong quá trình giao dịch . Tuy nhiên, trên thực tế, việc ký kết HĐCVTD tại các CTTC bằng văn bản điện tử gần như không khả thi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN thì HĐCVTD phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật giao dịch điện tử năm 2005 thì nếu được ký kết dưới dạng văn bản điện tử, cần phải có chữ ký điện tử của bên cho vay và bên đi vay. Đối với các CTTC việc đăng ký và chứng thực chữ ký điện tử không khó để thực hiện nhưng với các khách hàng là cá nhân đi vay tiêu dùng – thường là những người dân có thu nhập trung bình, tình hình thu nhập không ổn định hoặc có điểm tín dụng thấp không đủ điều kiện để vay tại ngân hàng, họ đa số không sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch. Nếu sử dụng hình thức ký kết HĐCVTD điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu, cá nhân phải tạo lập một chữ ký điện tử và vô hình chung thủ tục vay vốn không còn đơn giản và nhanh chóng. Trong khi đó, nhóm khách hàng lựa chọn sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp tại CTTC chủ yếu vì đây là một công cụ tài chính linh hoạt, cách thức vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, HĐCVTD tại các CTTC hiện nay vẫn được ký kết dưới hình thức văn bản giấy. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền tệ là một hoạt động phức tạp và hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro nên HĐCVTD thường được thiết kế dưới dạng hợp đồng soạn sẵn bởi các CTTC. CTTC sẽ căn cứ vào những nội dung chủ yếu trong HĐCVTD mà pháp luật quy định phải có và các nội dung cần thiết khác để thiết lập các điều khoản của hợp đồng. Trên thực tế, các CTTC thường xây dựng HĐCVTD mẫu dưới tên gọi là “Đơn đề nghị vay vốn kiêm HĐTD”. Bên đi vay khi ký hợp đồng mặc nhiên phải chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng và hiếm khi được góp ý, điều chỉnh. Các điều khoản hợp đồng được thiết kế chặt chẽ, tối ưu về lợi ích cho CTTC, đồng nghĩa nó sẽ gây ra một số bất lợi đối với bên đi vay khi thực hiện cũng như khi có tranh chấp xảy ra. Về phương diện lý luận, mỗi chi nhánh CTTC có quy mô và năng lực khác nhau nên việc ban hành mẫu hợp đồng chung áp dụng cho các đơn vị phụ thuộc 14 15 16 Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 Điều 11,12,13,14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 15 CTTC để bảo đảm an toàn là phù hợp với những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này. Qua đó đảm bảo quyền lợi cho các CTTC cũng như để các CTTC tập trung vào nghiệp vụ cho vay, thay vì phải tập trung nghiên cứu kỹ thuật soạn thảo hợp đồng. Về phương diện hợp đồng, hình thức văn bản với ý nghĩa là những thể hiện bên ngoài của giao dịch CVTD nên pháp luật đã quy định cụ thể những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng để làm cơ sở cho các bên thực hiện. Về nguyên tắc, bên đi vay có thể thỏa thuận với CTTC thay đổi các nội dung mà CTTC đã đưa ra trong hợp đồng. Tuy nhiên, bên đi vay thường phải chấp nhận những điều khoản đó, nguyên nhân xuất phát từ sự không ngang bằng vị thế giữa các bên trong HĐCVTD. Thực tế, trên các mẫu HĐCVTD do CTTC phát hành thông thường đều có ghi: “Hai 17 bên cùng thống nhất ký Hợp đồng tín dụng với các điều khoản sau đây” . Như vậy, nếu hai bên có thoả thuận thì chỉ thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất vay, thời hạn vay… theo nhu cầu thực tế và sự biến động lãi suất trên thị trường. Lãi suất vay thường là do các CTTC ban hành theo biểu giá, về nguyên tắc bên đi vay không được quyền thoả thuận. Dù bên đi vay có đồng ý hay không đồng ý thì vẫn phải ký thoả thuận mới được giải ngân và vô hình chung hợp đồng được đưa ra chỉ với mục đích là bản thảo để thuận tiện trong giao kết. Như vậy, các HĐCVTD tuy được các bên đồng thuận ký kết, nhưng thực chất các hợp đồng này do bên có thế mạnh soạn thảo ra. Điều này đi ngược lại với bản chất của quan hệ hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện của các bên, nhất là trong trường hợp các quy định của pháp luật về lĩnh vực này vẫn còn chưa được đầy đủ, rõ ràng, tạo ra những khoảng trống pháp lý để các TCTD nói chung và các CTTC nói riêng khai thác, hưởng lợi. Trước đây, pháp luật bắt buộc các hợp đồng cho vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) của các TCTD nói chung phải được đăng ký hợp đồng theo mẫu theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 18 , tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ. Hiện nay, nội dung của HĐCVTD thường được soạn dựa trên quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế vay của chính CTTC. Khi các bên đã thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã cam kết. Nếu một trong hai bên vi phạm cam kết gây thiệt hại cho bên kia, họ phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm. 17 Mẫu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính, https://fecredit.com.vn/wpcontent/uploads/2018 /03/20180229-MC-BD-ACCA-PL-Upfront-Marketing-Design.pdf, truy cập lần cuối ngày 07/06/2021 18 Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/08/2015 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 16 HĐCVTD là bằng chứng, căn cứ xác định trách nhiệm của mỗi bên khi giải quyết tranh chấp nhưng để đảm bảo được quyền bình đẳng của bên đi vay so với các CTTC. Do đó, theo tác giả, cần phải có sự can thiệp và điều chỉnh của pháp luật đối với việc loại bỏ CVTD ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu. Thứ ba, đối tượng của HĐCVTD luôn là vốn tiền tệ và phải được sử dụng đúng mục đích tiêu dùng. Sử dụng vốn vay đúng mục đích tiêu dùng là một trong những nguyên tắc cơ bản để phân biệt với các loại giao dịch cho vay khác và được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Vốn tiền tệ trong HĐCVTD là tiền đồng Việt Nam, tồn tại dưới dạng vật hiện hữu là tiền mặt hoặc thông qua việc 19 sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt . Từ vốn tiền tệ này, bên đi vay có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Đồng thời, bên đi vay chỉ phải chịu trách nhiệm đối với số tiền vay đã nhận cho dù khoản tiền đó “trượt giá” so với sự biến động của thị trường tại thời điểm hoàn trả. Quy định này tương tự Điều 20 1894 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp (chương II) . Vấn đề pháp lý được đặt ra ở đây là tiền vay sau khi được “giải ngân” (tức gọi là “chuyển giao”) có phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay không, phạm vi, giới hạn định đoạt tiền vay được phép thực hiện ở mức độ nào. Theo quy định pháp luật, khi vay vốn từ HĐCVTD thì bên đi vay chỉ được phép sử dụng số tiền đó vào mục đích tiêu dùng mà họ đã cam kết với CTTC (Bên cho vay). Do đó, khoản tiền do bên đi vay nắm giữ có nguồn gốc của CTTC, được cho vay theo các điều kiện của hợp đồng, nên về nguyên tắc không một tổ chức, cá nhân nào được phép tịch thu, kê biên số tiền vay cho bất kỳ mục đích, hay lý do nào khác. Như đã phân tích tại mục 1.1.1, thuật ngữ “mục đích tiêu dùng” được hiểu là hoạt động nhằm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu trong đời sống hàng ngày và không nhằm mục đích lợi nhuận. Nhu cầu sinh hoạt theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN bao gồm nhu cầu về mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám, chữa bệnh, du lịch, văn hoá… Trên thực tế, việc xét duyệt CVTD chỉ được thực hiện nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn pháp luật quy định, đặc biệt là điều kiện về mục đích vay vốn. Khi đã ký HĐCVTD, các cá nhân phải tuân theo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Để đảm bảo 19 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 04/11/2019 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN 20 Nhà pháp luật Việt Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoa háp, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 486 17 nguyên tắc này được thực hiện, Điều 94 Luật các TCTD 2010 quy định các CTTC được thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và được quyền yêu cầu bên đi vay chứng minh việc sử dụng vốn đúng mục đích tiêu dùng. Tóm lại, HĐCVTD thường là hợp đồng mẫu do CTTC soạn sẵn và có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Bên đi vay phải là các cá nhân, thể hiện ý chí tham gia quan hệ cho vay bằng việc chấp thuận hoặc từ chối giao kết. Bản chất của HĐCVTD là hợp đồng ưng thuận của các bên chủ thể. HĐCVTD có đặc điểm chung của quan hệ hợp đồng nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều điểm đặc thù, khác biệt so với các hợp đồng kinh doanh, thương mại khác, vì quyền định đoạt tài sản trong kinh doanh của các CTTC có những giới hạn khắt khe hơn. 1.2. Chủ thể của hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính 1.2.1. Bên cho vay Bên cho vay trong HĐCVTD là CTTC tổng hợp và CTTC tín dụng tiêu 21 dùng. Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1, 4 Điều 3 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của CTTC và công ty cho thuê tài chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 16/2019/NĐCP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ thì: (i) CTTC tổng hợp là CTTC được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật Các TCTD và Nghị định này; (ii) CTTC tín dụng tiêu dùng là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng theo quy định của Nghị định này. Các CTTC cũng là một loại TCTD, vì vậy muốn tham gia vào QHCVTD với tư cách là chủ thể cho vay cũng cần phải đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động. Cụ thể là: - Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; - Có điều lệ do Ngân hàng Nhà Nước chuẩn y; - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; - Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết HĐCVTD với khách hàng. 21 Điều 2 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan