Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hƣơng pháp giảng dạy thơ đƣờng theo đặc trƣng loại thể...

Tài liệu Hƣơng pháp giảng dạy thơ đƣờng theo đặc trƣng loại thể

.PDF
143
60
81

Mô tả:

LÊ THỊ THANH THỦY BÁO CÁO KINH NGHIỆM TOÀN QUỐC Về: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG THEO ĐẶC TRƢNG LOẠI THỂ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI - 1998 - PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG THEO ĐẶC TRƢNG LOẠI THỂ Phần I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giảng dạy tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng theo đặc trƣng loại thể là vấn đề có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn đà đúc kết thành lý luận. Năm 1970, nhóm tác giả do ông Trần Thanh Đạm đứng đầu đã công bố đề tài khoa học này qua cuốn sách" Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể” Tác giả đã chỉ rõ: "Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng giảng theo loại thể. Nói một cách khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác qui định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó qui định phương thức giảng dạy của chúng ta". Đây là luận điểm có tính nguyên tắc phổ biến. Dựa trên luận điểm đó, tôi đã nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy thơ Đƣờng theo đặc trƣng loại thể từ vài năm qua. Thơ Đƣờng Trung Quốc là mảng văn học nƣớc ngoài nằm trong chƣơng trình lớp 9 và lớp 10 phổ thông, bổ túc. Tuy có ít bài nhƣng chỗ đứng của nó không thể bỏ qua. Vì "Thơ Đường là một thành tựu xuất sắc của nền văn học cổ Trung Hoa, đồng thời cũng là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử văn học thế giới"(*) Trong quá trình giao lƣu văn hóa giữa hai dân tộc, hàng nghìn năm qua, nhân dân ta đã tiếp nhận thơ Đƣờng Trung Quốc nhƣ một món ăn tinh thần bổ ích, Thơ Đƣờng chữ Hán đã đƣợc đọc theo âm Việt, dịch ra tiếng Việt. Nhiều ngƣời thuộc thơ Đƣờng, yêu thơ Đƣờng và sáng tác thơ Đƣờng, để lại những áng (*) Văn học 10 PTTH. 1991. Trần Xuân Đề. 1 thơ hay cho nền văn học nƣớc nhà. Nhƣ vậy, trong nền văn học Việt Nam, thơ Đƣờng đã có mặt, có hình thức riêng, cùng tồn tại với các thể loại văn học khác Trong nhiều thế kỷ qua. Việc tìm ra phƣơng pháp giảng dạy theo đặc trƣng loại thể thơ Đƣờng không chỉ đáp ứng với một số bài thơ Đƣòng Trung Quốc trong chƣơng trình: Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề mở ra phạm vi rộng, nhằm dạy tốt những bài thơ Đƣờng chữ Hán nói chung và cả những bài thơ Đƣờng Nôm của các tác giả xƣa nay có trong chƣơng trình văn học của trƣờng phổ thông và bổ túc. Thơ Đƣờng hay nhƣng dạy thơ Đƣờng không dễ. Đó là một ngƣỡng cửa chuyên môn khó vƣợt qua. Cuốn sách "cẩm nang" do nhóm tác giả Trần Thanh Đạm biên soạn, chúng tôi chƣa có may mắn đƣợc đọc (*). Từ nhiều năm nay, các cấp chuyên môn ngành và những nhà nghiên cƣu cũng chƣa đặt chân đến vùng đất bỏ ngỏ này. Nhiều năm đứng lớp, dạy văn trƣờng BTTH, mỗi lần đụng đến bài thơ Đƣờng, tôi cảm thấy ngại ngùng nhƣng vẫn cứ phải làm cái việc bất đắc dĩ. Dạy xong thì không bằng lòn với kết qủa. Giáo án mỗi năm mỗi sửa. Mãi đến khi đƣợc đọc những tài liệu về thi pháp thơ Đƣờng 1(**) tôi mới tìm ra cánh cửa, mở lời vào phƣơng pháp giảng dạy thơ Đƣờng theo đặc trƣng loại thể. Những gì trình bày dƣới đây chỉ là công việc phải làm và đã làm của ngƣời giáo viên dạy văn chƣơng trong nhà trƣờng chúng ta. (*) Cuốn sách: "Dạy học giảng văn ở trƣờng PTTH" của tác giả Nguyễn Đức Ân do nhà xuất bản Đồng Tháp phát hành năm 1997 có giới thiệu chuyên đề "Giảng dạy văn học theo loại thể" của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm. (**) 1Tài liệu về thi pháp thơ Đƣờng: - "Hình thức Thơ ca cổ điển Trung Quốc "tác giả PTS. Hồ Sĩ Hiệp" Đại học Quốc Gia TP. Hô Chí Minh, Trƣờng Đại học lƣu hành nội bộ 1997. - "Thi pháp thơ Đƣờng" của PTS Nguyễn Thị Bích Hải. Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế 1995. 2 Phần II ĐỐI TƢỢNG ÁP DỤNG I. THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG: Năm học 1996 - 1997 và 1997 - 1998: Số lƣợng Thành phần HV Lớp 10 Độ tuổi Tổng số Nữ 18 25 26 30 31 40 Cán bộ 12 3 / 1 11 Công nhân l6 5 2 13 1 Nhà sƣi 6 3 / 6 / Nữ tu sĩ 7 7 3 4 / Học sinh cũ 40 24 40 / / Tống số 81 42 45 24 12 II. PHÂN TÍCH : - Đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp giảng dạy thơ Đƣòng theo đặc trƣng loại thể là những học viên cán bộ, công nhân, những thanh niên nông thôn sau khi học xong PTCS về sản xuất ở địa phƣơng mấy năm và một số nhà sù, nữ tu sĩ. Nói chung, họ là những học viên lớn tuổi vừa trực tiếp công tác, lao động sản xuất và làm việc đạo vừa đi học. - Thực tế từ 5 năm lại đây, số học viên độ tuổi 31 đến 40 ngày càng giảm, ngƣợc lại, học viên độ tuổi từ 18 đến 25 tăng nhanh và đang trở thành đối tƣợng chính trong lớp học. Học viên ở độ tuổi 18 đến 25 tăng; là một chuyển biến khách quan có lợi để nhà trƣờng xây dựng củng cố nề nếp học tập, có những yêu cầu cao hơn về chất lƣợng dạy và học. Trong điều kiện đó, phƣơng pháp giảng dạy thơ Đƣờng 3 theo đặc trƣng loại thể đƣợc áp dụng là một thuận lợi. Mặc dù đƣợc Ban giám đốc Trung tâm GDTX khuyến khích, tạo điều kiện và các bạn dồng nghiệp trong tổ hỗ trợ, tôi vẫn thấy việc dò dẫm đi vào phƣơng pháp giảng dạy thơ Đƣờng theo đặc trƣng loại thể là một thu thách quá sức. đầy khó khăn. Tinh thần của tôi là vừa học hỏi trang bị lý thuyết vừa vận dụng vào thực tế giảng dạy, làm đến đâu xem xét lại đến đấy để rút tỉa kinh nghiệm đặc biệt là chú trọng những thu hoạch bổ ích cho mình. Phần III CÁC PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG Thơ Đƣờng Trung Quốc đƣợc các giới nghiên cứu phê bình văn học xƣa nay đánh giá là một công trình nghệ thuật sáng tạo độc đáo. Bƣớc vào giảng dạy thơ Đƣờng phải tiếp cận với rất nhiều vấn đề. Riêng về thế loại, đã có một hệ thống đa dạng về hình thức. Ở đây không dám bàn đến tất cả những thể loại sáng tác vào đời Đƣờng Trung Quốc mà chỉ nói tới những thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn bát cú, tuyệt cú hoặc bài luật cũng có nhiều vấn đề. Thể thất ngôn bát cú luật thi đƣợc coi là dạng cơ bản, vì từ đó có thể suy ra tất cả các dạng khác của thơ Đƣờng. Do đó đi vào phƣơng pháp giảng dạy thơ Đƣờng theo đặc trƣng loại thể, trƣớc hết và chủ yếu là tìm hiểu ở những bài thất ngôn bát cú luật thi. I. TRANG BỊ CHO HỌC SINH MỘT CHÚT VỐN LIẾNG ĐỂ HỌC THƠ ĐƢỜNG: 1. Thơ Đƣờng luật theo qui phạm có ba dạng chính: a. Thơ bát cú: - Thất ngôn bát cú (cả bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) - Ngũ ngôn bát cú (Cả bài tám câu, mỗi cáu năm chữ). 4 b. Thơ tuyệt cú: - Thất ngôn tuyệt cú (cả bài bốn câu, mỗi câu bảy chữ). - Ngũ ngôn tuyệt cú (cả bài bốn câu, mỗi câu bốn chừ). c. Thơ bài luật: Dạng kéo dài của thơ Đƣờng luật. Cả bài gồm mƣời câu trở lên, thƣờng lấy số vần chẵn chục, tên bài thơ ghi rõ "thập vận", hoặc "nhị thập vận"... 2. Bố cục truyền thống của bài thơ Đƣờng là đề, thực, luận, kết: a. Ở bài tuyệt cú (Tứ tuyệt): - Đề: câu 1 - Thực: câu 2 - Luận: câu 3 - Kết: câu 4 b. Ở bài bát cú: - Đề: câu 1 và 2 - Thực: câu 3 và 4 - Luận: câu 5 và 6 - Kết: câu 7 và 8 c. Nhiệm vụ của đề, thực, luận, kết: - "Đề" có nhiệm vụ mở ý cho cả bài thơ. Ở bài bát cú, câu thứ nhất là "phá đề" thực hiện nhiệm vụ của "đề"; câu thứ hai là "thừa đề" tiếp ý của "phá đề" để chuyển vào thân bài. Bút pháp thơ Đƣờng thƣờng "phá đề" theo lối "khai môn kiến sơn" (mỏ cửa thấy núi), tức là nói thẳng vào sự việc. - "Thực", còn gọi là thích thực hay cặp trạng để giải thích rõ ý của đầu bài. Các cụ xƣa nói "Thảo xà hôi tuyến, bất túc bất ly" nghĩa là rắn cỏ, đƣờng tro, chẳng tới sát mà cũng chẳng rời xa. "Thực" nghĩa là đƣa ra những hình ảnh 5 thực để phát triển ý thơ cho "đề". - "Luận" là nói rõ, là khai thác mở rộng ý của "đề" và "thực" - "Kết" là kết thúc ý toàn bài thơ, cần làm nổi bật tứ thơ, dụng ý của bài thơ, thái độ tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả. 3. Bố cục bài thơ tuyệt cú có quan hệ gần gũi với bài bát cú luật thi: "Tuyệt cú" là một thể thơ có nguồn gốc và đời sống riêng, nhƣng từ khi có luật thi đời Đƣờng, thì nó trở nên rất gần gũi với kiểu bài bát cú. Bố cục của nó giống nhƣ đƣợc "cắt" từ bài bát cú ra. a. Dạng thứ nhất: Cắt lấy bốn câu trên. Trƣờng hợp này hai câu đuổi đổi nhau. b. Dạng thứ hai: Cắt lấy bón câu đuổi. Trƣờng hợp này hai câu trên đối nhau. c. Dạng thứ ba: Cắt lấy bốn câu giữa. Trƣờng hợp này cả bốn câu phải đối nhau từng đôi môt d. Dạng thứ tư: Cắt lấy hai câu đầu và hai câu cuối. Trƣờng họp này không đối. 4. Sơ đồ niêm, luật, vần của bài bát cú: Minh họa qua bài "Đăng cao" của Đỗ Phủ Ký hiệu : a/ Đòn cân thanh điệu; (T) thanh trắc, (B) thanh bằng b/ Niêm là chất dính về thanh điệu giữa các liên thơ. 6 c/ Mỗi cặp câu: l với 2; 3 với 4; 5 với 6 và 7 với 8 là những liên thơ. ý liên kết với nhau. d/ B°: Vần. Bài bát cú luật thi có 5 vần gieo ở tiếng cuối các câu 1; 2; 4; 6 và 8. Bài tứ tuyệt có 3 vần, gieo ở cuối câu 1, 2 và 4 . Đó là hệ thống vần chính cách, chƣa kể phá cách. SƠ ĐỒ VỀ NIÊM, LUẬT, VẦN CỦA THƠ ĐƢỜNG. 7 5. Thi nhãn (còn gọi là nhãn tự) Theo pháp tự của thơ cổ thể, câu thơ ngũ ngôn, lấy chữ thứ ba làm cơ nữu; câu thơ thất ngôn, lấy chữ thứ năm làm cơ nữu. Đó là những chữ hay nhất khéo nhất trong câu thơ, hội tụ những tình cảm, vẻ đẹp của ý thơ. Trong một bài bát cú hay tuyệt cú có thể có một đến hai chữ cơ nữu, tập trung ý tình, tạo nên cái thần của bài thơ, những chữ đó đƣợc gọi là "thi nhãn" hay "nhãn tự". Trƣờng hợp đặc biệt, "thi nhãn" (nhãn tự) không nằm ở vị trí cơ nữu, có thể nằm ở chữ cuối cùng của bài thơ để gây ấn tƣợng mạnh. 6. Đối: Là hình thức tu từ do hai câu có số chữ bằng nhau, từ loại đối nhau, ý đối nhau. Luật thi bắt buộc hai liên giữa của bài bát cú phải thực hiện đúng phép đối, làm cho hình thứ bài thơ cân đối, hài hòa, hoàn mỹ và ý thơ hàm súc. ** * Sáu nội dung trên đây đƣợc in thành văn bản nhân tiết giới thiệu chung về thơ Đƣờng, chúng tôi hƣớng dẫn học viên sử dụng. Nhờ văn bản này, anh chị em có đƣợc cái vốn ban đầu để soạn bài và tiếp thu kiến thức bài giảng. Thông qua việc khái quát về vai trò của thơ Đƣờng đối với văn học nhân loại, học viên thấy đƣợc không chỉ có nhân dân Trung Hoa yêu thích thơ Đƣờng mà nhiều dân tộc trên thế giới đã khao khát tìm đến thơ Đƣờng. Bao đời nay nhân dân ta đã dành cho thơ Đƣờng một chỗ đứng trong nền văn học của mình. Học viên nhận ra rằng học thơ Đƣờng là việc làm cần thiết và bổ ích. Chúng tôi đã hƣớng dẫn anh chị em cách đọc một bài thơ Đƣờng: đọc nguyên tác, đọc bản dịch nghĩa và đọc thơ dịch. Cần thiết nhất là biết đối chiếu giữa bản thơ dịch với thơ nguyên tác để có giọng điệu thích hợp. Đọc kết hợp với tìm hiểu, giải thích ý nghĩa một số từ Hán Việt trong bài, trên cơ sở đã nghiên 8 cứu nội dung bản dịch. Đây là bƣớc khởi động tích cực vừa tạo tâm thế cần thiết, vừa có vốn liếng trang bị ban đầu để đọc thơ Đƣờng. Việc làm này giống nhƣ nhƣng luống cày vỡ để sau này bừa đi xáo lại, tạo nên màu mỡ trong việc tiếp thu cái hay cái đẹp của thơ Đƣờng. II. ĐỐI CHIẾU CHẶT CHẼ BÀI THƠ DỊCH VỚI NGUYÊN TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẦY ĐỦ NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT. Ở mỗi bài thơ Đƣờng, sách giáo khoa đều có phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Ba văn bản nhƣng chỉ là một bài thơ, một chỉnh thể nghệ thuật. ý nghĩa này nằm đầy đủ ở văn bản nguyên tác. Bản dịch chỉ giúp ta hiểu về nội dung câu chữ. Văn bản dịch thơ cũng là một chỉnh thể nghệ thuật nhƣng không thay đƣợc văn bản nguyên tác. Những bài thơ dịch hay nổi tiếng nhƣ "Tỳ bà hành" của Bạch Cƣ Dị do Phan Huy Thực chuyển thể sang song thất lục bát, hoặc bài "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu do Tản Đà dịch sang thể thơ lục bát. Hay là hay về ngôn từ, nội dung, có thể đến mức lột đƣợc cái thần của nguyên tác, đem mọi ý tình tác giả vào bản dịch của mình, nhƣng niêm, luật, nhịp, vần, đối, của bài thơ thì không giữ đƣợc. Đó là chƣa kể những trƣờng hợp bản dịch làm mất đi không ít giá trị nội dung nghệ thuật. Khi dạy đến bài "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, tôi hƣớng dẫn học viên đối chiếu bài thơ dịch của cụ Ngô Tất Tố với nguyên tác. Anh chị em phát hiện từ "cố nhân" dịch là "bạn", từ "cô phàm" dịch là "bóng buồm", nghĩa không sát. Tôi hƣớng dẫn lớp đem ra sâu chuỗi từ ghép Hán Việt có yếu tố "cố" nhƣ là: cố nhân, cố tri, cố hƣơng, cố đô, cố quốc... để xác định sắc thái biểu cảm giống nhau của chúng. Tất cả đều thừa nhận rằng yếu tố "cố" đem đến cho những từ ghép này sự hoài niệm về quá khứ, nhớ tiếc những gì đã gắn bó, đã thuộc về mình, nhƣ máu thịt của mình. Liên hệ đến bài "Tân xuất ngục học đăng sơn" (mới ra tù tập leo núi) rút từ "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ tôi nhớ trong đó có hai câu: Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh 9 Dao vọng Nam thiên ức cố nhân Dịch nghĩa: Một mình bồi hồi bước dạo trên đỉnh núi Tây Phong. Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ. Tác giả Nam Trân dịch: Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa Tác giả T. Lan dịch: Bùi ngùi dạo đỉnh Tây Phong Trông về cô quốc chạnh lòng nhớ ai. Phải thừa nhận rằng thơ dịch rất hay, hay từ ngôn từ đến âm điệu nhƣng sắc thái biểu cảm ở các từ "bạn xƣa" và "nhớ ai" thì khác nhau. Ai cũng thừa nhận từ "cố nhân" dịch là "nhớ ai" biểu hiện đƣợc sự dính líu quan hệ lƣu lại tình ngƣời nguyên vẹn, không nhạt phai, không mất di; trong khi từ "bạn xƣa" biểu cảm một ấn tƣợng đã lùi xa, mờ nhạt, không mang ý nghĩa "cố nhân" nữa. Trở lại từ "bóng buồm" nói trên, ta thấy chỉ có hình ảnh vật đƣợc nói tới, không có sắc thái biểu cảm tâm cảnh. Phải là "bóng buồm lẻ loi" mới thay thế đƣợc từ "cô phàm". Bởi vì nỗi buồn chia ly đã định hƣớng cho đôi mắt, khiến cho Lý Bạch chỉ thấy một cánh buồm đơn chiếc của Mạnh Hạo Nhiên mất hút giữa màu xanh bất tận của trời nƣớc bao la. Thực tế trên cho phép khẳng định bản dịch thơ không thể thay thế đƣợc nguyên tác. Bài thơ dịch chỉ giúp ngƣời đọc có ý niệm nhanh về nội dung, làm cơ sở để hiểu nguyên tác. Do vậy việc giảng dạy những bài thơ chữ Hán nói chung và thơ Đƣờng Trung Quốc nói riêng không thể thoát ly nguyên tác. Chỉ trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa bài thơ dịch với bài thơ nguyên tác ta mới phát hiện, khám phá đầy đủ cái hay, cái đẹp của bài thơ. 10 III. TẠO TÂM THẾ CHO HỌC VIÊN BƢỚC VÀO HỌC THƠ ĐƢỜNG: Tâm thế là trạng thái tâm lý tinh thần của con ngƣời. Từ xƣa, ngƣời Trung Quốc quan niệm "Tâm chủ thần minh", nghĩa là thần chí, thần sắc con ngƣời đều do tâm thống quản. Tâm có định, thần chí mới yên, thần sắc mới bình ổn. Tâm có định lời nói mới có mạch lạc chủ ý, việc tiếp thu kiến thức mới sáng suốt. Do đó, tâm thế nói ở đây là trạng thái tâm lý thăng bằng, tinh thần bình ổn, không bị những buồn hận, lo nghĩ,... ở ngoài đời xâm chiếm, khuấy động. Ngày xƣa, có một thời, chữ Hán (Nho) đƣợc đề cao là "chữ thánh hiền". Mỗi khi đọc "sách thánh" các cụ ta thƣờng phải tạo cho mình một tâm thế thích hợp để lĩnh hội ý nghĩa cao siêu trong từng câu chữ. Ở cái thời "văn, sử, triết bất phân", chữ Hán còn là thứ văn tự khó đọc, khó hiểu, ý tứ thâm trầm, cho nên tạo tâm thế không chỉ vi ý thức tôn nghiêm đối với "chữ thánh", "sách thánh" mà còn vì mục đích tiếp thu kiến thức. Việc các cụ khép cửa vào thƣ phòng yên tĩnh đọc sách là hình thức tạo tâm thế để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, đến kỳ bình văn thì yêu cầu tạo tâm thế đƣợc đƣa lên thành nghi lễ trọng thể. Dƣới nhang trầm thơm tỏa khói, ông thầy đạo cao đức trọng bậc nhất đứng ra bình văn cho hàng trăm nho sĩ áo lƣơng khăn đống ngồi nghe. Thơ văn hay đƣợc ngƣời giọng tốt đọc. Không khí văn chƣơng tràn ngập cảm hứng, đó chính là tâm thế tốt nhất mở đƣờng cho những lời bình. Ngày nay, việc tạo tâm thế cho tiết học văn chƣơng là trạng thái tâm lý cần thiết. Những tác động tâm lý, tạo không khí hứng thú sẽ hứa hẹn một tiết học tốt. Dạy bài giới thiệu chung về thơ Đƣờng, có ý nghĩa nhƣ việc mở cánh cửa đầu tiên để nhìn vào một thế giới mới, học sinh cần đƣợc khái quát những giá trị tinh hoa về nội dung và nghệ thuật của thi ca đời Đƣờng. Những ví dụ so sánh một câu thơ, một khổ thơ giữa tác giả Việt Nam với tác giả thơ Đƣờng sẽ đem lại sự hiểu biết nguồn gốc, điển cố điển tích, có tác dụng kích thích ham muốn tìm tòi cho đối tƣợng tiếp thu. Ví dụ : Câu thơ trong "Truyện Kiều" củaNguyễn Du : "Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" có nguồn gốc từ hai câu thơ của Thôi Hộ trong bài "Đề đô thành nam trang": "Nhận diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiểu đông phong" 11 Cùng nói về tình yêu, về nỗi niềm mong nhớ một giai nhân nhƣng Thôi Hộ chỉ thắy một khách quan "hoa đào nhƣ cũ, cƣời với gió đông". Với Nguyễn Du qua những từ "trƣớc, sau, nào "ta thấy một Kim Trọng đang chăm chú tìm kiếm và cuối cùng là tuyệt vọng. Từ "năm ngoái", "còn" khiến cho ngƣời đọc nhận ra chàng Kim nhìn hoa đào mà chỉ thấy hình ảnh hoa đào năm ngoái bên nàng Kiều với nụ cƣời để lại. Nụ cƣời hoa đào của Nguyễn Du là hình ảnh ẩn dụ tƣợng trƣng hiện diện trong nỗi niềm tƣởng nhớ ngƣời yêu của Kim Trọng, đầy ấn tƣợng chủ quan của chủ thể trữ tình. Nhƣ vậy, từ thơ Thôi Hộ, Nguyễn Du đã tiếp thu và tìm đƣợc cách nói ý nhị, sáng tạo, đầy ấn tƣợng. Việc tạo tâm thế, tạo không khí văn chƣơng cho mỗi tiết học, theo tôi, đó là một quá trình tác động vào cảm hứng, cảm xúc của đối tƣợng. Từ khâu giới thiệu bài mới đến đọc mẫu, ngôn từ nói của thầy, cách nêu và dẫn dắt vấn đề, cách giảng bình.... đều tham dự vào việc tạo tâm thế, giữ vững trƣờng tâm thế của tiết học. Tuy nhiên, giới thiệu bài có vai trò quyết định, vì nó đƣa đƣợc tâm lý của thầy và trò vào trạng thái hƣng phấn, tạo nên những khát khao, chờ đón tiếp nhận cái đẹp văn chƣơng. Muốn đạt đƣợc yêu cầu tạo tâm thế việc giới thiệu bài mới nhất thiết phải ngắn gọn và truyền cảm. Ví dụ: Ở bài "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, ta có thế nói: Thơ Đƣờng Trung Quốc là một cống hiến nghệ thuật độc đáo cho văn học nhân loại. Để thấy đƣợc nét độc đáo đó, chúng ta hãy tìm hiểu qua bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, một thiên tài thơ của đời Đƣờng. Khi dạy bài "Đăng cao" của Đỗ Phủ, ta có thể giới thiệu: Nếu Lý Bạch là đỉnh cao của mảng thơ Đƣờng lãng mạn thì Đỗ Phủ cũng là trái núi sừng sững của mảng thơ Đƣờng hiện thực. "Đăng cao" là một trong những kiệt tác của nhà thơ hiện thực đó. Thơ Đƣờng hay nhƣng dạy đƣợc hay càng khó. Do đó việc tạo tâm thế đi vào tiết học là một yêu cầu có tính sƣ phạm. Đây cũng là một nét đẹp ấn tƣợng trong giảng dạy văn chƣơng, không nên bỏ qua, để góp phần tạo hiệu quả lên lớp. 12 IV. TẬP TRUNG KHAI THÁC NHỮNG ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT CỦA THƠ ĐƢỜNG : 1. Nét độc đáo của thế giới ngôn từ thơ đƣờng: Khuôn khổ bài thơ Đƣờng đã định sẵn. Nếu là thất ngôn bát cú luật thi thì cả bài có 56 chữ; nếu là ngũ ngôn tứ tuyệt thì cả bài chỉ có 20 chữ. Vì câu chữ hạn chế nên nhà thơ phải rút lấy những yếu tố cốt lõi của ngôn từ trong ngôn ngữ dân tộc, phải sử dụng cách nói hiệu quả nhất, rất ít dùng những từ mô tả cụ thể. Từ "yên ba" trong bài Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu đã có đến bốn cách hiểu. Có ngƣời hiểu "yên ba" là sƣơng khói mù mịt lan trên sóng. Có ngƣời hiểu "yên ba" là mây chiều phản chiếu mờ ảo trên mặt sôns rợn sóng. Lại có cách hiểu "yên ba" là khói lam chiều từ rất nhiều thuyền bè trên sông Trƣờng Giang nấu cơm tỏa bồng bềnh trên sóng. Cuối cùng, còn có ngƣời hiểu "yên ba" chỉ là ảo giác của nhà thơ. Yên là khói, ba là sóng, yên ba là khói sóng mà có đến bốn cách hiểu. Đó chính là tính đa nghĩa, là đặc trƣng lời ít ý nhiều, giàu sắc thái biểu cảm của ngôn từ thơ Đƣờng. Ở những nhà thơ tài hoa nhƣ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cƣ Dị . . . ngôn từ thơ đƣợc sử dụng rất giản dị, mang ý nghĩa khái quát cao, nội dung dồn nén. Tuy giản dị nhƣng không mộc mạc. Nó đƣợc chọn lọc thăng hoa trong cảm quan của nhà thơ. Đó là thứ ngôn từ mang dấu ấn cá nhân, giàu sắc biểu cảm, ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc mà đời sau gọi là đặc trƣng của "lời Đƣờng". Thôi Hiệu đã dùng từ "hoàng hạc" khi thì biểu tƣợng về chim, khi thì biểu tƣợng về lầu, trong đó là mối quan hệ dính líu giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái mất và cái còn ở nhân gian. Đó là chƣa kể đến những "thi nhãn" (còn gọi là nhãn tự) của bài thơ. Thi nhãn là mắt thơ, là những từ đắc địa nhất, có giá trị biểu cảm lớn, thể hiện cái "thần" của bài thơ, kết đọng những tâm tình sâu kín của nhà thơ. Thông thƣờng, ở bài thơ hay mới có "thi nhãn". Một bài cũng chỉ có một đến hai chữ ở vị trí cơ nữu hoặc ở ngòai vị trí cơ nữu, đƣợc gọi là "thi nhãn". 13 "Thi nhãn" là những viên ngọc đẹp nhất trong ngôn từ thơ Đƣờng. "Vọng Lƣ Sơn bộc bố" là bài tuyệt cú của Lý Bạch có bốn câu nhƣ sau: Nhật chiếu hương lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên Trong bài chữ "lạc" là "thi nhãn". Phép ẩn dụ tạo ra hình ảnh đẹp: Sông Ngân Hà từ chín tầng trời lạc xuống để chỉ thác núi Lƣ cao vòi vọi. Cả bài thơ chuẩn bị cho hình ảnh ẩn dụ này. Mọi cái bất ngờ, vẻ đẹp của tứ thơ tập trung ở chữ "lạc". Bài "Tĩnh dạ tƣ " của Lý Bạch có bốn câu: Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hướng. Chữ "tƣ" ở câu cuối là "thi nhãn". Bài thơ" có ba câu tả trăng, riêng câu cuối dành cho nỗi nhớ quê hƣơng. Tuy tả trăng nhƣng hình ảnh nào cũng ẩn hiện nỗi nhớ. Ánh trăng vào tận phòng mà con ngƣời vẫn thao thức. Thức nhƣng vẫn chập chờn nên mới tƣởng ánh trăng là sƣơng. Khi đã tỉnh hẳn nhà thơ mới ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Thấy trăng rồi thì nỗi nhớ quê hƣơng xâm chiếm tất cả tâm hồn. Con ngƣời viễn khách suy ngẫm gì, hồi tƣởng lại những gì ở quê hƣơng, tác giả không nói đến. Chỉ một chữ "tƣ" đã đủ có một khoảng trống không cùng về không gian, thời gian quá khứ để ngƣời đọc liên tƣởng. Trong bình giảng thơ, "thi nhãn" là những tín hiệu nghệ thuật, những điểm sáng, cần tập trung khai thác. 14 2. Giảng bình "thi nhãn" (nhãn tự) trong thơ Đƣờng: Thông thƣờng giảng bình từ có ba bƣớc : Bƣớc 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa văn cảnh của từ. Bƣớc 2: Phát hiện các yếu tố nghệ thuật có liên quan đến từ (Nếu là thơ cần chú ý cả âm thanh, sắc thái biểu cảm, vị trí của từ... ). Bƣớc 3: Bình ý nghĩa, tác dụng về mặt biểu cảm của từ. Khi thực hiện, bƣớc một có thể gợi mở, dẫn dắt để học viên trả lời. Bƣớc hai và ba khó hơn, thƣờng là giáo viên phải trực tiếp. Đặc biệt là bƣớc ba, cần đẩy lên cao trào cảm xúc. Đây chính là chỗ tâm hồn gặp tâm hồn. Hồn thơ thi nhân và cảm nhận, xúc động của ngƣời bình truyền sang học viên để rồi cùng gặp gỡ vui buồn, đau hận, xót xa với tình đời. Nhờ vậy mà học viên có thể "mê" thơ Đƣờng, "mê" những tiết nghe giảng bình thơ Đƣờng. Ví dụ: Giảng bình từ "sầu" ở bài "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu: Bƣớc 1: "Sầu" là nỗi buồn đeo bám tâm trạng hiện ra nét mặt; cử chỉ, lời nói.. là trạng thái tâm lý nặng nề xảy ra trƣớc những mất mát lớn, nhất là về tình cảm, niềm tin. Từ "sầu" ở đây là tâm trạng hoài cổ, trƣớc sự mất còn hƣng phế của xã hội. Bƣớc 2: Âm trầm bình thanh của từ "sầu" ở vị trí cuối bài thơ nhƣ một tiếng tơ trùng gieo xuống. Bài thơ khép lại nhƣng âm vang của tiếng nhạc buồn còn vọng mãi. Bƣớc 3: Cả bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trƣớc đó chỉ là những bƣớc chuẩn bị cho một chữ "sầu" rơi xuống "đắc địa" ở vị trí cuối bài. Một từ "sầu" chứa đựng tất cả những tiếc nuối quá khứ, những thất vọng với hiện tại, với bao buồn đau của một thời, một đời kết đọng trong tâm hồn nhà thơ. Để lời bình có sức truyền cảm, trƣớc hết ngƣời thầy phải cảm, phải thực sự xúc động nhƣ hóa thân trong tâm hồn thi nhân thì mới đem đến những rung động mạnh mẽ ở trái tim học viên. 15 3. Khai thác những yếu tố niệm, luật, vần, điệu của bài thơ: Thơ Đƣờng có hình thức cấu tạo ổn định. Mỗi dạng bài nhƣ một khuôn đúc. Niêm, luật, vần, đối, bố cục chặt chẽ. Hiểu những qui luật này là có trong tay chiếc chia khóa để giải mã các hình thức thể hiện của thơ Đƣờng. Ngƣời xƣa đã thâu tóm hệ thống thanh luật của thơ Đƣờng trong câu: "Nhất tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh". Nghĩa là các chữ một, ba, năm trong câu thơ đƣợc linh động; còn các chữ hai, bốn, sáu thì phải đúng luật. Trong bài "Đăng cao", Đỗ Phủ lấy thanh trắc để khởi cách. Các thanh bằng (B), trắc (T) ở mỗi sâu chuỗi ngang đều đặt đúng vị trí ở các chữ 2, 4 và 6, khi thì T - B - T, khi thì B T - B . . ., tạo nên những đòn cân thanh điệu cân xứng. Giữa các câu tiếp giáp hai liên có các cặp thanh B, T trên dƣới, tạo thành "niêm", kết dính các liên thơ theo một luật. Câu 2, niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. và câu 8 niêm với câu 1 thành vòng tròn khép kín hệ thống thanh diệu hai chiều ngang dọc. Đỗ Phủ khéo sắp xếp hai thanh B "thiên cao" ổ câu 1 và hai thanh B "tân đình" ở câu 8, hoặc hai thanh B "Trƣờng Giang" ở câu 4 và hai thanh B "bi thu" ở câu 5 thành những tuyệt liên. Nhờ vậy mà hệ thống thanh âm cả bài thơ bám vào câu 1; bám vào khoảng giữa bài thơ thật chặt chẽ. Trong "Đăng cao", nhịp thơ chẵn trƣớc lẻ sau, ngắt 2/2/3, nhìn tổng thể là 4/3. Đọc cả bài thơ lên, nhịp đó tạo thành lóp sóng trầm bổng nối tiếp, rất uyển chuyển. Vần gieo ở tiếng cuối các câu 1;2;4;6 và 8, là những vần bằng (ai, hồi, lai, đài, bôi) hợp với nội dung trữ tình của bài thơ. Toàn bộ hệ thống thanh, nhịp và vần ở đây đã tạo nên âm hƣởng bài thơ hài hòa, hô ứng, giàu tính nhạc, mang giọng điệu rất đặc trƣng của thơ Đƣờng. Nhờ có trong tay bản sơ đồ niêm, luật, vần của thơ Đƣờng, anh chị em học viên hiểu và cảm nhận đƣợc âm hƣởng của bài thơ. Nâng cao lên một bƣớc, giáo viên dẫn dắt học viên hiểu đƣợc những giá trị gợi cảm trong bản hòa tấu của 16 những yếu tố nghệ thuật đó. Ở bốn câu thơ đầu trong bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu, luật B, T bị phá cách. Đòn cân thanh điệu ở câu đầu lẽ ra là T - B - T nhƣng lại là B - B - T và không gieo vần ở chữ cuối câu. Đây là lối khởi đầu mạch ý tự nhiên. Sau này, vần B gieo ở tiếng cuối câu chẵn đầy đủ, do đó, phá cách nhƣng không lạc vận. Câu thơ thứ hai đến năm thanh B phù bình, làm cho âm hƣởng thơ từ thanh thoát nhẹ nhàng bổng trở nên trầm hùng, để rồi lại lắng dịu nhƣ ban đầu. Âm hƣởng ấy là tình điệu diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, buồn bực trƣớc sự mất còn trên cõi đời đang choán hết tâm hồn nhà thơ. Trên cái nền thanh luật, niêm, vần bài thơ là nhạc điệu, tình điệu, hồn thơ. Đó là những khía cạnh tinh tế. Chỉ có dày công trên con đƣờng cheo leo của thi pháp thơ. Đƣờng mới có thể năm bắt đƣợc qui luật của những yếu tố nghệ thuật đó. 4. Phép đối trong thơ Đƣờng: Phép đối là linh hồn thi pháp của thơ Đƣờng, là mục tiêu khai thác trong giảng dạy thơ Đƣờng. Về hình thức có đối thanh, đối từ loại và đối ý trong liên. Nội bộ câu còn có phép tự đối. Về nội dung có chính đối và nghịch đối. Trong bài bát cú, dù ngũ ngôn hay thất ngôn hai liên giữa đều phải thực hiện phép đối. Một bài luật thi, có hai liên thực đối và luận đối đƣợc xem là chỉnh thể, "Đăng cao" của Đỗ Phủ là mộc ngoại lệ điển hình. Ông thực hiện phép đối ở cả 4 liên. Nhìn vào sơ đồ luật B, T, học viên có thể nhận ra phép đối thanh. Từng cặp chữ sóng đôi trên dƣới, B đối T, T đối B xen kẽ theo luật. Ví dụ, ở liên đề, tác giả dùng "trắc khởi cách" (*) để mở: Phong Chử (*) cấp thanh thiên sa cao bạch “Cấp” chữ thứ hai ở câu đầu là T khởi cách 17 viên khiếu điểu phi ai hồi . Ở đây có 5/7 cặp đổi thanh, trừ cặp 3 rơi vào "nhất, tam, ngũ bất luận" và cặp 7 làm vần. Đối từ loại có nghĩa là danh từ đối danh từ, động từ đối động từ, tính từ đối tính từ, thực từ đối thực từ và hƣ từ đối hƣ từ... Ở luận đối của bài "Đăng cao" có các cặp từ đối sau: Vạn lý / bi thu / thường tác khách Bách niên / đa bệnh / độc đăng đài Vạn lý - Bách niên là danh từ đối danh từ. Bi thu - đa bệnh là tính từ đối tính từ. Thƣờng tác khách - độc đăng đài là cụm động từ đối cụm động từ. Các vế đối từ loại có thể chia nhỏ hơn nhƣng xét thấy không cần thiết, để ở mức độ hiện tại nó sẽ cùng khuôn với hình thức dối ý. Đọc lên, ta thấy cặp luận có hình thức chính đối, ý tƣơng hỗ, phối hợp lẫn nhau mở rộng trƣờng liên tƣởng. Ngƣời đọc nhận ra, chỉ bằng hai câu thất ngôn, Đỗ Phủ đã diễn tả tám tầng ý thƣơng đau (**) đè nặng cuộc đời tàn tạ của nhà thơ. Mặt khác phép đối thanh, đối từ, góp phần cùng với nhịp điệu, tạo âm hƣởng trầm hùng, diễn tả nỗi lòng trầm uất bi thƣơng của ông. Khai thác đến mức đó cũng khẳng định tài hoa của Đỗ Phủ. Các phép đối ở đây đạt đến mức công chỉnh, vừa khéo vừa không trùng lặp, ý tình lại sâu xa. Trong "Hoàng Hạc lâu" Thôi Hiệu đã dùng từ láy "lịch lịch" đối "thê thê" (mồn một Mơn mởn), Sử dụng từ láy tiếng Hán trong thơ Đƣờng là trƣờng hợp hiếm thấy. Thôi Hiệu đã đạt đƣợc cả ba phƣơng diện đối ngẫu. Lịch lịch - thê thê là đối thanh, T với B, đối từ láy với từ láy. Về ý, mức độ hiện rõ mồn một đối (**) Tám tầng ý thƣơng đau : - Xa quê nhà "vạn lý" - Sống giũa mùa thu ảm đạm "bi thu" - Phải ăn nhờ ở đậu "tác khách" - Cảnh sống nhờ ấy lại thƣờng xuyên diễn ra "thƣờng tác khách" - Tấm thân nhiều bệnh "đa bệnh" - Sống lẻ loi một mình "độc" - Đã đau yếu lại lên đài cao một mình "độc đăng dài" 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất