Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp...

Tài liệu Hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp

.PDF
160
52
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thu Thủy HỒI KÍ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: - Các thầy cô và cán bộ của Phòng Khoa học công nghệ và Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học. - Các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã hỗ trợ tôi tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn. - Tất cả các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 23 chuyên ngành Lí luận văn học. - Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. - Đặc biệt tôi vô cùng tri ân TS. Nguyễn Hoài Thanh, người đã gợi ý cho tôi đề tài luận văn này đồng thời đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Lê Thị Thu Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 6 5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................................ 6 6. Bố cục luận văn .................................................................................................................... 7 Chương 1: KHÁI QUÁT THỂ LOẠI HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP ............ 8 1.1. Thể loại hồi kí .................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 8 1.1.2. Đặc điểm hồi kí ...................................................................................................... 10 1.1.2.1. Tính xác thực........................................................................................... 10 1.1.2.2. Tính chủ thể đậm nét ............................................................................... 12 1.1.2.3. Kể chuyện theo sự hồi tưởng .................................................................. 13 1.1.3. Phân biệt hồi kí với các khái niệm gần gũi ............................................................ 14 1.1.3.1. Hồi kí với bút kí ...................................................................................... 15 1.1.3.2. Hồi kí với kí sự........................................................................................ 17 1.1.3.3. Hồi kí với tự truyện ................................................................................. 18 1.2. Thể loại hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam ..................................... 20 1.2.1. Quá trình phát triển của hồi kí trong văn học Việt Nam ........................................ 20 1.2.2. Vị trí của hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam............................................. 25 1.3. Hồi kí Võ Nguyên Giáp ................................................................................... 28 1.3.1. Đôi nét về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp................................................. 28 1.3.2. Nhà văn Hữu Mai – người có “mối duyên” đặc biệt với Võ Nguyên Giáp ........... 32 1.3.3. Thời gian hình thành, nội dung cơ bản và giá trị hồi kí Võ Nguyên Giáp ............. 35 1.3.4. Vị trí hồi kí Võ Nguyên Giáp trong hồi kí cách mạng ........................................... 41 Chương 2: THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI ANH HÙNG TRONG HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP ..................................................................................................................... 43 2.1. Thời đại hào hùng ........................................................................................... 43 2.1.1. Buổi đầu cách mạng – “Từ nhân dân mà ra” ......................................................... 43 2.1.2. Nhà nước non trẻ - khó khăn chồng chất khó khăn................................................ 50 2.1.3. Kháng chiến trường kì và những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ............................ 53 2.2. Chân dung những con người anh hùng vĩ đại .............................................. 57 2.2.1. Chân dung lãnh tụ dân tộc – Hồ Chí Minh ............................................................ 58 2.2.1.1. Hồ Chí Minh – một trí tuệ tuyệt vời ....................................................... 59 2.2.1.2. Hồ Chí Minh – nhân cách sáng ngời....................................................... 63 2.2.1.3. Hồ Chí Minh – con người hết lòng vì dân vì nước ................................. 66 2.2.2. Chân dung các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân .......................................................... 68 2.2.2.1. Những con người gan dạ, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu .............. 68 2.2.2.2. Những con người luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi ....................... 72 2.2.2.3. Tập thể những con người đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi trong đời sống ...... 73 2.3. Võ Nguyên Giáp – chân dung một vị dũng tướng, trí tướng, nhân tướng 78 2.3.1. Võ Nguyên Giáp – thiên tài quân sự Việt Nam ..................................................... 78 2.3.1.1. Võ Nguyên Giáp - Nhà chiến lược tài ba................................................ 79 2.3.1.2. Võ Nguyên Giáp - Nhà chỉ huy xuất chúng............................................ 82 2.3.2. Võ Nguyên Giáp – vị tướng tiêu biểu cho dũng khí dân tộc Việt Nam ................. 86 2.3.2.1. Vị tướng tự tin và quyết đoán ................................................................. 87 2.3.2.2. Vị tướng với tinh thần quyết chiến quyết thắng ..................................... 91 2.3.3. Võ Nguyên Giáp – một nhân cách cao đẹp ............................................................ 93 2.3.3.1. Tình yêu tha thiết với tổ quốc, với nhân dân .......................................... 93 2.3.3.2. Cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng ....................................... 97 2.3.3.3. Khiêm nhường, bình dị, giàu lòng nhân ái ............................................. 99 Chương 3. HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT102 3.1. Nghệ thuật khai thác và trình bày tư liệu ................................................... 102 3.1.1. Nghệ thuật khai thác tư liệu ................................................................................. 102 3.1.2. Nghệ thuật trình bày tư liệu .................................................................................. 108 3.1.3. Hiệu quả thông tin – thẩm mĩ ............................................................................... 112 3.2. Nghệ thuật kể chuyện.................................................................................... 114 3.2.1. Sự kết hợp giữa người kể và người ghi ................................................................ 115 3.2.2. Sự linh hoạt về kết cấu trần thuật ......................................................................... 118 3.2.2.1. Tuần tự, đảo chiều, hồi cố về thời gian ................................................. 118 3.2.2.2. Nghệ thuật giảm tốc, tăng tốc trong trần thuật...................................... 122 3.2.3. Giọng điệu người kể chuyện ................................................................................ 126 3.2.3.1. Giọng bình luận chính luận ................................................................... 126 3.2.3.2. Giọng trữ tình ........................................................................................ 129 3.2.3.3. Giọng dí dỏm, hài hước, châm biếm ..................................................... 131 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...................................................................... 134 3.3.1. Sự phong phú của các lớp từ ................................................................................ 134 3.3.2. Sự đa dạng của các kiểu câu ................................................................................. 137 3.3.3. Sự linh hoạt trong cách thức biểu đạt và sử dụng biện pháp tu từ ....................... 139 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 149 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tính từ mốc thời gian lịch sử năm 1975, đất nước Việt Nam đã lập lại hòa bình thống nhất gần 40 năm nhưng đến hôm nay dư âm của chiến tranh vẫn còn như vang vọng trong tâm thức mỗi người dân đất Việt. Ngay trong những năm tháng kháng chiến các áng văn thơ về đề tài chiến tranh đã rất nhiều, những năm hòa bình lập lại, tiếng nói cá nhân được thể hiện mạnh mẽ, con người có dịp nhìn lại, chiêm nghiệm những gì đã trải qua, nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau như truyện, thơ, tiểu thuyết…đã có những thành công nhất định. Trong các thể loại ấy thì kí với đặc điểm nặng về tính sự kiện, tính xác thực cũng đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh thành công, sâu sắc những tháng năm nhiều gian khổ nhưng đầy vinh quang của dân tộc. Nhắc đến kí chúng tôi không quên đề cập đến hồi kí. Hồi kí với những đặc điểm riêng của thể loại không chỉ cung cấp cho người đọc những tư liệu chính xác mà trong đó còn bao hàm cả những suy nghĩ, trăn trở, cảm nhận mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Từ sau những năm đổi mới nhiều tác phẩm nhật kí chiến tranh, hồi kí của các tướng lĩnh được xuất bản với số lượng lớn, được đông đảo bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Hồi kí là một tiểu loại thuộc kí văn học. Từ xưa đến nay, người nghiên cứu khi tìm hiểu thể loại này thường chỉ chú ý tới tác phẩm của các nhà văn như hồi kí Nguyên Ngọc, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Đặng Thai Mai…hồi kí của các tướng lĩnh do nặng về tính sự kiện nên nhiều khi chưa được quan tâm như một tác phẩm văn học. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng đại tài của dân tộc, một chứng nhân lịch sử quan trọng, từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ngay từ những ngày đầu tiên, ông cũng là người thân cận, là học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng so với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc thì chân dung Đại tướng trong văn học chưa được chú trọng. Chân dung ấy mới chỉ cụ thể, đầy đủ và khá sắc nét trong những cuốn hồi kí của chính Đại tướng. Hồi kí của Võ Nguyên Giáp ngay từ khi mới ra đời đã được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. Các tác phẩm không chỉ có giá trị lịch sử mà cũng giàu giá trị văn học. Qua hồi kí, Võ Nguyên Giáp không chỉ giúp người đọc hình dung rõ nét bức tranh 2 hiện thực hào hùng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà còn thể hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, trăn trở của vị tướng về nhân dân, về cách mạng, về Bác Hồ. Và mặc dù không nhiều lần nhắc đến mình nhưng ẩn sau bức tranh hiện thực người đọc vẫn nhận ra chân dung một vị tướng tài, một con người tận tâm, tận sức với đất nước. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, người viết sách đã trích một đoạn trong hồi kí Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp đặt tên là “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” đưa vào nội dung bài học cũng cho thấy ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Với những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài Hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm vấn đề nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Trong các Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học và các bộ sách Lí luận văn học, thể hồi kí cũng được nhắc đến một cách sơ nét. Phần lớn các ý kiến đều thống nhất đây là một tiểu loại của thể kí, là thể loại chú trọng nhiều đến những biến cố, những sự kiện trong quá khứ mà người kể là người tham dự trực tiếp hoặc đã từng chứng kiến sự việc xảy ra. Giữa tháng 5 – 1966, Tạp chí văn học đã mở đợt trao đổi về thể kí và vấn đề viết về người thật việc thật. Từ 1966 đến 1967 đã có nhiều bài viết đề cập đến thể kí trong đó cũng có điểm qua về thể loại hồi kí. Viết về quá trình hình thành cũng như những đổi mới của thể kí trong thời kì mới trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2006 tác giả Đỗ Hải Ninh có bài viết “Kí trên hành trình đổi mới”. Trong bài viết, tác giả cho rằng: hồi kí không phải là thể loại xa lạ trong đời sống văn học tuy nhiên phải đến giai đoạn sau năm 1975 và đặc biệt sau 1986 hồi kí mới phát triển mạnh mẽ. Tác giả đã đi vào lí giải nguyên nhân của vấn đề này. Nguyên nhân thứ nhất phải kể đến đó là từ nhu cầu nội tại của nhà văn, muốn lưu giữ lại những câu chuyện đã xảy ra, những kí ức xa xưa, những sự thật chưa được khám phá; thứ hai trong thời kì đổi mới “không khí cởi mở và dân chủ tạo điều kiện cho nhà văn có cơ hội bộch bạch, hé lộ những nỗi niềm gan ruột, nhưng trăn trở, suy tư của cái tôi” [66, tr.74]. Trong số các tác phẩm hồi kí được xuất bản, tác giả điểm qua các hồi kí cách mạng – hồi kí do các vị tướng, nhà hoạt động chính trị, những 3 người tham gia trực tiếp trong cuộc kháng chiến viết và thứ hai là hồi kí của các nhà văn. Tác giả chỉ ra điểm khác biệt giữa hồi kí cách mạng và hồi kí của nhà văn từ đó đi sâu vào tìm hiểu một số đặc điểm hồi kí thời kì đổi mới. Hồi kí thời kì đổi mới là hành trình khám phá những số phận, nhân cách và thế giới tâm hồn con người. Các tác giả không chỉ bao quát bức tranh cuộc sống, các chân dung thời đại mà trong đó chứa đựng những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về số phận của đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong đó có hình ảnh của chính người viết. Về phương diện nghệ thuật, tác giả Đỗ Hải Ninh chỉ ra rằng mỗi tác giả đều có một cách kể riêng với dụng ý nghệ thuật rõ ràng. Phần cuối bài viết, tác giả chỉ ra những thách thức của các cây bút trong việc viết hồi kí nhưng vẫn khẳng định rằng mặc cho những thách thức của thể loại, nhà văn vẫn tiếp tục viết. Năm 2008 cũng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 10, tác giả Lí Hoài Thu có bài viết “Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới”. Mở đầu bài viết tác giả đi vào lí giải sức hấp dẫn mà thể loại hồi kí mang đến. Sau đó người nghiên cứu phân tích hồi kí, bút kí thời kì đổi mới trên hai phương diện nội dung và hình thức. Về phương diện nội dung, tác giả Lí Hoài Thu nhấn mạnh: “bên cạnh bức tranh muôn màu muôn sắc của cuộc sống đương đại – vẫn là chân dung hiện thực của đất nước, của dân tộc qua chiều dài thế kỉ, đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại” [86, tr.77]. Cùng với việc khai triển nội dung trên, tác giả cũng chỉ ra rằng một vấn đề được các tác giả thời kì này quan tâm là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và những biến động trên thế giới. Bên cạnh những mảng đề tài lớn thì một vấn đề mà các tác giả cũng đặc biệt chú ý sau thời kì đổi mới đó là cuộc sống thời bình với nhiều ngổn ngang, bề bộn, xô bồ, đó là những số phận và chân dung con người. Nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh và Lí Hoài Thu đều cùng quan điểm cho rằng hồi kí sau đổi mới quan tâm đến nhiều vấn đề trong cuộc sống, cả những vấn đề vĩ mô và vấn đề vi mô, cả đời sống xã hội và đời sống văn học. Đặc biệt nhiều vấn đề mà trước đây né tránh thì đến nay với một độ lùi thời gian nhất định và sự cởi mở, dân chủ trong đời sống văn học nhiều tác giả không ngại ngần đề cập tới. Về mặt nghệ thuật, Lí Hoài Thu cho rằng hồi kí thời kì này khá đa dạng về giọng điệu, mỗi tác giả đều có dụng ý trong việc kể để tạo nên giọng điệu riêng cho tác 4 phẩm của mình. Cũng chính sự phong phú về giọng điệu ấy đã góp phần đa dạng hóa kết cấu cho tác phẩm. Tháng 11- 2008, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Lan Anh Hồi kí của một số nhà văn Việt Nam hiện đại (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội) nghiên cứu khá công phu về thể loại hồi kí của văn học Việt Nam hiện đại. Do điều kiện cách trở về không gian, người viết chưa có điều kiện tham khảo đề tài này. Năm 2011, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thúy Đặc điểm của hồi kí Văn học Việt Nam từ 1986 đến nay (Đại học Vinh) nghiên cứu một cách tổng quan về thể loại hồi kí và đi vào phần chính của luận văn là tìm hiểu đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam từ 1986 qua hai phương diện nội dung và hình thức. Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung khảo sát các hồi kí của tác giả Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Tố Hữu, Đào Xuân Quý, Bùi Ngọc Tấn, Hoàng Minh Châu. Ngoài ra cũng có nhiều đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn nghiên cứu về thể loại hồi kí của một số nhà văn, có thể kể đến như luận văn tốt nghiệp Đặc điểm của tự truyện và hồi kí Nguyên Hồng (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh); Đóng góp của Ma Văn Kháng cho thể loại hồi kí (Đại học Vinh)… Hồi kí Võ Nguyên Giáp gồm tổng tập sáu hồi kí, lúc đầu là những cuốn hồi kí riêng lẻ được xuất bản vào những khoảng thời gian khác nhau, sau đó được tổng hợp lại thành một tổng tập hồi kí Võ Nguyên Giáp. Năm 1975 Nguyễn Công Hoan, có bài viết “Suy nghĩ về Những năm tháng không thể nào quên” trên Tạp chí văn học. Tiếp sau đó đến năm 1976, Đoàn Thu Hương cũng trên Tạp chí văn học có bài viết: “Hình ảnh Bác Hồ trong Những năm tháng không thể nào quên”. Tác giả đã đưa ra những đánh giá mang tính tổng thể về cuốn hồi kí Những năm tháng không thể nào quên và khẳng định giá trị nhiều mặt của tác phẩm. Người nghiên cứu tập trung vào hình tượng nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm: hình tượng Bác Hồ, từ đó chỉ ra vẻ đẹp của Bác qua những trang hồi kí. Năm 1977 nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong bài viết “Đọc hồi kí cách mạng nghĩ về vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam” in trên Tạp chí văn học đã khẳng định giá trị của dòng hồi kí cách mạng. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một điểm độc đáo, hiếm thấy ở hồi kí trên thế giới đó là hiện tượng phối hợp chặt chẽ giữa 5 người kể - chiến sĩ cách mạng và người ghi – nghệ sĩ cách mạng. Chính sự phối hợp độc đáo này đã tạo nên nhiều tác phẩm hồi kí vừa giàu tính tư liệu, vừa giàu giá trị văn học mà nếu thiếu nó thì “văn học của chúng ta sẽ nghèo đi biết bao nhiêu” [77, tr.18]. Trong bài viết, nhà nghiên cứu đề cập đến vẻ đẹp cao cả của những chiến sĩ cách mạng và đặc biệt chú ý đến những người cộng sản lớp đầu, những con người “tràn đầy nhiệt tình yêu nước”. Năm 2013, năm đánh giá một mất mát lớn với dân tộc Việt Nam khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Trước sự ra đi của người con ưu tú của dân tộc, người dân Việt Nam và cả thế giới, không kể già trẻ đã không quản ngại sự cách trở về không gian tề tựu về bên Đại tướng để được thắp nén nhang cuối cùng trước ngày tiễn biệt Đại tướng về nơi yên nghỉ cuối cùng. Tháng 11 năm 2013, khoảng một tháng sau ngày Đại tướng qua đời, trên Văn học và Tuổi trẻ, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tùng đã có bài viết Vẻ đẹp sáng ngời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài viết đi vào giới thiệu những hình tượng trung tâm trong đoạn trích Những ngày đầu của nước Việt Nam (Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1), đó là hình tượng Nhà nước, hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh và hình tượng nhân dân. Đằng sau những hình tượng trung tâm ấy, nhà nghiên cứu chỉ ra vẻ đẹp sáng ngời của một nhà lãnh đạo cách mạng. Đó là “một Đại tướng đã ghi những chiến công hiển hách, chấn động địa cầu, nhưng không hề có ý khoa trương tên tuổi và công trạng” [90, tr.6]. Quả thật, dù Đại tướng đã ra đi những những cống hiến và tấm lòng của ông với dân tộc sẽ luôn được con cháu đời đời ghi nhớ. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hồi kí là một thể loại cơ bản của loại hình kí. Như trên cũng đã đề cập tới, xưa nay những công trình nghiên cứu về thể kí thường chỉ tập trung tìm hiểu tác phẩm của các nhà văn và gần như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về các tác phẩm kí của các tướng lĩnh, chiến sĩ cách mạng. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích đầu tiên là hệ thống về thể loại kí và đánh giá về vị trí, vai trò các tác phẩm kí của các tướng lĩnh, chiến sĩ nói chung và Võ Nguyên Giáp nói riêng trong văn học cách mạng Việt Nam; thứ hai chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu cụ thể về hồi kí của Võ Nguyên Giáp. 6 Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát tất cả các tác phẩm hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổng hợp trong Tổng tập hồi kí gồm: Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử và Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng. Trên cơ sở tìm hiểu một cách có hệ thống về thể loại hồi kí chúng tôi hướng đến nghiên cứu các tác phẩm hồi kí trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng tôi vận dụng các phương pháp sau: Phương pháp loại hình: Luận văn sử dụng phương pháp loại hình nhằm xác định những điểm gặp gỡ giữa hồi kí Võ Nguyên Giáp với thể kí nói chung và những nét đặc trưng riêng của hồi kí so với các thể loại khác. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng nhằm tiếp cận và khảo sát từng tác phẩm cụ thể, từ kết quả phân tích, chúng tôi sẽ khái quát nên những luận điểm chính về bức tranh thời đại, con người được phản ánh trong tác phẩm và những đặc điểm nghệ thuật của hồi kí Võ Nguyên Giáp. Phương pháp so sánh: so sánh giữa tác phẩm hồi kí của Võ Nguyên Giáp với hồi kí của một số tướng lĩnh cách mạng khác để từ đó thấy rõ hơn về đặc điểm riêng trong nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của hồi kí Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống. 5. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu thể hồi kí nói chung và hồi kí của các tướng lĩnh cách mạng một cách hệ thống, toàn diện. Lấy hồi kí Võ Nguyên Giáp làm đối tượng cụ thể để nghiên cứu, chúng tôi muốn thông qua tác phẩm của một vị tướng có vị trí quan trọng trong hai cuộc kháng chiến của Việt Nam để tìm hiểu bức tranh xã hội, con người của một thời kì lịch sử đầy gian khổ nhưng vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh đó những phương diện về mặt nghệ thuật cũng được chúng tôi chú trọng nghiên cứu để lí giải tính hấp dẫn, sự đón nhận nồng nhiệt của người đọc dành cho tác phẩm. 7 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần thư mục tham khảo, luận văn chia làm ba chương: Chương 1: Khái quát thể loại hồi kí và hồi kí Võ Nguyên Giáp. Trong chương một chúng tôi tập trung tìm hiểu một cách hệ thống các hệ thống khái niệm, đặc điểm, quá trình phát triển của hồi kí và giới thiệu hồi kí Võ Nguyên Giáp. Chương 2: Thời đại và con người anh hùng trong hồi kí Võ Nguyên Giáp. Trong chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung phản ánh trong cuốn hồi kí. Đó là bức tranh toàn cảnh đất nước trong suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến, đó là hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh chiến sĩ, nhân dân qua cảm nhận của tướng Giáp. Cũng qua cuốn hồi kí, chân dung của một vị tướng đại tài của dân tộc cũng hiện lên rõ nét. Chương 3: Hồi kí Võ Nguyên Giáp nhìn từ phương diện nghệ thuật. Chương này chúng tôi đi vào khám phá những đặc điểm nghệ thuật trong cuốn hồi kí gồm: nghệ thuật khai thác tư liệu, nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ. 8 Chương 1: KHÁI QUÁT THỂ LOẠI HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP 1.1. Thể loại hồi kí 1.1.1. Khái niệm Xưa nay khi nhắc đến những tác phẩm nghệ thuật, các nhà nghiên cứu thường xem tính hư cấu là một đặc điểm quan trọng. Trong nhiều năm gần đây, bên cạnh văn xuôi nghệ thuật hư cấu, văn xuôi nghệ thuật không hư cấu cũng giữ vị trí quan trọng. Nói đến văn xuôi nghệ thuật không hư cấu là nhắc đến kí với đặc điểm cơ bản là coi trọng tính xác thực. Trong các thể loại của kí, hồi kí đòi hỏi rất cao việc tôn trọng sự thật. Theo Từ điển văn học hồi kí là “thuật ngữ chỉ một thể loại nằm trong nhóm thể tài kí. Tác phẩm hồi kí là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến” [34, tr.646]. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) lại định nghĩa: “Hồi kí là thể kí ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [68, tr.459]. Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt do Nguyễn Văn Đạm chủ biên thì cho rằng “hồi kí là thể văn thuật lại theo thứ tự thời gian những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến, một phần nào trong mối quan hệ với thời đại” [20, tr.386]. Tác giả này trong phần khái niệm của mình cũng đồng nghĩa tự truyện với hồi kí và giải thích khái niệm tự truyện là hồi kí. Thể loại hồi kí không chỉ được nhắc đến trong các cuốn từ điển mà trong nhiều giáo trình lí luận văn học cũng được đề cập đến. Trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) dù không trực tiếp định nghĩa về thể hồi kí nhưng trong khi nói về các thể kí văn học, nhóm tác giả cũng đề cập tới hồi kí và cho rằng “chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể theo dạng kết cấu cốt truyện hoặc dạng kết cấu - liên tưởng” [56, tr.436]. Cuốn Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) chia kí làm ba loại: kí tự sự, kí trữ tình và kí chính luận trong đó hồi kí được xếp vào kí tự sự. Trong hồi kí, người viết “kể lại những điều mình có dịp 9 quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỉ niệm riêng nhưng đồng thời lại có nội dung xã hội phong phú. Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về một quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại” [26, tr.230]. Nhà nghiên cứu cho rằng thể hồi kí phát triển nhiều trong văn học Việt Nam những năm gần đây với đối tượng thông thường là những nhân vật có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân. Bộ lí luận văn học mới do Trần Đình Sử chủ biên trong phần phân loại cũng đề cập đến hồi kí: “Hồi kí là thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thực hiện, cũng là một hình thức văn học riêng tư, mình nói về mình, một dạng tự truyện của tác giả. Hồi kí cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói được. Tuy nhiên, do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà không tự biết” [75, tr. 379-380]. Nhóm tác giả này cũng cho rằng “Hồi kí chỉ thực sự có giá trị khi tác giả là người có địa vị xã hội, được nhiều người quan tâm, có thái độ trung thực, không tô vẽ cho mình và thêm thắt cho người khác. Chẳng hạn hồi kí của các nhà văn hóa và các nhà cách mạng” [75, tr.380]. Trong Kí và giảng dạy kí, Hoàng Như Mai cho rằng: “Hồi kí ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kì lịch sử xa xôi mà phải gần gũi, có liên quan khá mật thiết đến hiện tại. Hồi kí thường là do người còn sống kể lại” [58, tr.218]. Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhau ở chỗ hồi kí ghi lại các sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ và người kể là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến. Điều mà tác giả kể lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó chân thực, có ý nghĩa xã hội. Trong các ý kiến đã nêu trên, một số nhà nghiên cứu cũng đồng nhất tự truyện và hồi kí hoặc cho rằng hồi kí là một dạng của tự truyện. Điều này có lẽ cũng chưa hoàn toàn chính xác. Chúng tôi cho rằng mặc dù giữa hồi kí và tự truyện có những điểm tương đồng nhau nhưng không thể đồng nhất chúng với nhau. Trong sáng tác văn học có những tác phẩm nằm ở thể loại giáp ranh giữa hồi kí và tự truyện, tuy nhiên xét trên tổng thể về mặt thể loại, sự phân biệt giữa hai thể loại này thiết nghĩ là một việc cần thiết. Mặc dù tên gọi là hồi kí tức “ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã 10 chứng kiến sự việc” thế nhưng những sự việc được ghi lại thường là những kỉ niệm gây ấn tượng sâu sắc đối với cá nhân và có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Một đặc điểm quan trọng của hồi kí là người viết thường không có tính chất “hướng nội” tức là kể về mình mà “hướng ngoại” tức là kể những điều liên quan đến những sự việc, con người xung quanh người viết. Chính vậy chúng tôi nhận thấy rằng việc làm rõ đặc điểm của hồi kí và phân loại nó với những thể loại gần gũi là việc quan trọng. 1.1.2. Đặc điểm hồi kí Hồi kí nằm trong loại hình kí văn học. So với một số thể loại khác trong thể kí, hồi kí có những điểm tương đồng và khác biệt. Và để phân biệt giữa những thể loại có nhiều điểm gặp gỡ nhau, việc xác lập những đặc điểm cơ bản là một việc cần thiết. Khi bàn đến những đặc trưng cơ bản của hồi kí, chúng tôi xác định ba điểm chính: thứ nhất đó là tính xác thực, thứ hai là tính chủ thể rõ nét và cuối cùng là kể chuyện theo sự hồi tưởng. 1.1.2.1. Tính xác thực Kí là một loại hình văn học có đặc trưng cơ bản là chú trọng đến người thật, việc thực. Hà Minh Đức nhận xét: “Không gắn với sự thật xác thực của đời sống kí dễ chơi vơi và tự xóa đi ranh giới giữa mình với các thể loại khác” [26, tr.211]. Ở một đoạn khác ông cũng cho rằng: “Nguyên tắc cơ bản xác định đặc điểm của kí văn học là tính xác thực trong việc miêu tả cuộc sống và con người có thật trong đời sống. Người viết kí có thể viết về một chiến dịch, một cuộc hành quân, một phong trào, một nông trường hay xí nghiệp, một tập thể hay một cá nhân, nhưng những đối tượng này là những đối tượng xác định, có địa chỉ cụ thể” [26, tr.217-218]. Đặc điểm tôn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả là một điểm quan trọng của thể kí và nó càng đòi hỏi cao với hồi kí. Mặc dù hồi kí có thể hiểu là những hồi ức của cá nhân, tuy nhiên vì những sự việc được đề cập tới thường là những điều có ý nghĩa xã hội rộng lớn, hoặc liên quan đến nhiều người, nhiều việc, chính vậy việc thêm thắt, bịa đặt những điều không có thực sẽ làm cho tác phẩm không còn giá trị. Hồi kí ghi lại các sự kiện, sự việc trong quá khứ theo sự hồi tưởng. Chính vậy có những điều, những việc đã xảy ra nhưng do thời gian nên có thể nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ nhầm. Nhà văn Hữu Mai đã từng tâm sự khi thể hiện hồi kí cho 11 tướng Giáp rằng: “Một việc rất quan trọng nữa là anh xác định sự đúng, sai của những tư liệu mà tôi đã thu thập từ nhiều nguồn. Mặc dù anh Văn có một trí nhớ rất tốt, nhưng tài liệu sử dụng trong hồi ức đều dựa đến mức tối đa vào những văn bản, hoặc kiểm định bằng trí nhớ của nhiều người trong cuộc. Yêu cầu của anh Văn đặt ra là bộ sách phải đảm bảo tính chính xác, có tính “toàn diện”, “toàn quốc”, không thiếu những chiến trường quan trọng, những con người tiêu biểu, nhiều trận đánh cần được miêu tả cụ thể. Thư viện riêng của anh có khá nhiều tư liệu, những công trình tổng kết về chiến tranh của Trung ương cũng như địa phương. Nhưng vẫn tìm thêm ở những nơi khác. Một việc quan trọng là gặp các nhân chứng lịch sử. Có lúc phải tổ chức cả một buổi họp nhiều tướng, tá lão thành chỉ để xác minh một chi tiết. Có lúc phải tra cứu rất nhiều tư liệu, sách nước ngoài để tìm hiểu về một trận đánh không có hoặc chỉ được ghi lại rất sơ sài trong các hồ sơ của ta” [47, tr.60-61]. Đề cập đến điều này để thấy rằng tính chân thực, khách quan, chính xác trong hồi kí là một yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với những tác giả có ý định lựa chọn thể loại này để sáng tác. Tất cả những điều tưởng tượng, bịa đặt không chính xác sẽ phá hủy tính chân xác - một yêu cầu nhất thiết cần phải có ở hồi kí. Vậy vấn đề đặt ra, với thể loại yêu cầu cao về tính xác thực như trên, liệu trong tác phẩm có tồn tại sự hư cấu? Và nếu có cần hiểu hai chữ “hư cấu” trong kí văn học nói chung và hồi kí như thế nào cho chính xác? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lí giải về hư cấu trong sáng tác như sau: “Vì quen nghĩ rằng hư cấu có nghĩa là thêm vào thực tại một cái gì đó tự nó không có, nhiều người đã quên đi quá trình ngược lại của hư cấu, nghĩa là loại bỏ ra khỏi thực tại những gì bị xem là thừa thãi. Cho nên dù chỉ ở dạng cấu tạo bằng những gì đã có sẵn trong thực tế, thì với sự lựa chọn trong lúc quan sát, sự loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên và những chất thô, sự tổ chức các tài liệu theo một cấu trúc nào đó (giống như trong trò chơi ghép hình của trẻ em), một tác phẩm kí chỉ được sinh thành sau một quá trình hư cấu, trong đó ý thức sáng tạo hoạt động kín đáo nhưng quyết liệt” [92, tr.170]. Với một nhà văn có nhiều kinh nghiệm viết kí, quan điểm của Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải không có lí. Chúng tôi cho rằng, trong kí nói chung và hồi kí nói riêng vẫn có hư cấu. Tuy nhiên với mỗi thể loại khác nhau thuộc loại hình kí, hư cấu sẽ ở những mức độ khác nhau và ngay trong kí nói chung, 12 mức độ của sự hư cấu cũng cần xác định giới hạn hợp lí. Rõ ràng đối với những tác phẩm hồi kí lớn như hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải bất kì sự kiện, con người nào người kể cũng được tiếp xúc, chứng kiến trực tiếp. Điều này dễ hiểu bởi những sự kiện được kể rất nhiều, những con người được nói đến không phải là ít, chính vậy những cách trở về không gian, thời gian không cho phép người kể lúc nào cũng có điều kiện trực tiếp chứng kiến mọi chuyện xảy ra. Như vậy sẽ có những chi tiết, những sự kiện được kể lại theo lối gián tiếp – đó là sự thể hiện qua tư liệu hoặc lời kể của những người đáng tin cậy trực tiếp chứng kiến. Thứ hai, với đầy rẫy các sự kiện và con người liên quan đòi hỏi người thể hiện cũng cần xây dựng, tổ chức, sắp xếp các dữ kiện sao cho hợp lí, thống nhất thể hiện cho người đọc hiểu được toàn cảnh sự việc. Chính vậy, theo chúng tôi trong hồi kí cũng có hư cấu nhưng mức độ, hình thức thường dưới dạng hư cấu kĩ thuật tức là tổ chức, sắp xếp các sự việc theo một logic hấp dẫn, có thể để tô đậm cái này, cái kia hoặc làm nổi rõ điều này, điều nọ. 1.1.2.2. Tính chủ thể đậm nét Ở trên chúng tôi đã đề cập đến tính chân xác của đối tượng được đề cập trong hồi kí và coi đó là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với loại hình kí nói chung và đặc biệt với hồi kí nói riêng. Tuy nhiên, với thể loại hồi kí, ngoài tính chân thực lịch sử thì tác phẩm còn mang cách cảm, cách nhìn, tầm nhìn của tác giả. Hiện thực được nói đến là hiện thực khách quan, tuy nhiên tác giả viết hồi kí hoàn toàn có thể đưa vào những chi tiết thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá đối với sự việc, con người được đề cập đến. Hơn nữa do được viết ở một độ lùi thời gian nhất định, tức là ở hiện tại nhìn lại quá khứ, chính vậy những đánh giá, nhìn nhận được đề cập đến cũng là những ý kiến đã qua một khoảng thời gian nhất định suy nghĩ, trăn trở. Nhà văn Hữu Mai từng chia sẻ những chuyện xung quanh việc viết hồi kí cho tướng Giáp: “Với loại hình hồi ức, ngoài tính khoa học, tính chân xác lịch sử, giá trị tổng kết, bộ sách còn phải mang cách cảm nghĩ, cách nhìn, tầm nhìn, văn phong…của anh Văn. Anh Văn còn là một nhân cách đặc biệt, rất thông minh, giàu nghị lực, có tư duy rất biện chứng, luôn luôn nghĩ đến cái chung tới mức cầu toàn, kết hợp với một tâm hồn giàu tình cảm, dễ rung động, không muốn làm ai bị tổn thương” [47, tr.61]. Quả thực, xét về những hồi kí của các tướng lĩnh, chiến sĩ cách mạng nói riêng, nếu nó không gắn với đặc điểm thể hiện 13 những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của bản thân tác giả có lẽ nó sẽ xóa nhòa ranh giới giữa hồi kí với các thể loại khác. Nó có thể gần với dạng các tư liệu lịch sử đơn thuần. Trong hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngoài những nội dung tư tưởng lớn lao cũng thể hiện nhiều những đánh giá của Đại tướng về các trận đánh, các nhân vật; những suy nghĩ về nhân dân, về Bác Hồ; những cảm xúc khi rời xa quê hương, khi đất nước được độc lập…Người đọc không khỏi xúc động trước những cảm xúc của một cái tôi nồng nàn tình yêu với đất nước, bồi hồi xúc động trong những ngày đầu đất nước được tự do: “Sau bao năm hoạt động bí mật, sinh sống trong rừng sâu, núi hiểm, mỗi khi qua các làng mạc đều phải đi đêm, nén từng tiếng ho, nhẹ từng bước chân, đến bây giờ, chúng tôi bỗng ra khỏi rừng, giữa ban ngày ung dung đi trên đường cái, trên cánh đồng, được đồng bào nhiệt liệt đón mừng[…]. Những làng, bản, những mái nhà lúc này như mới trở về tay nhân dân. Trời như cao hơn, nắng như ấm hơn, ngọn tre, nhành lá đều có vẻ tươi sáng hơn mọi ngày. Hương vị tự do, độc lập tràn khắp núi rừng, làng mạc. Thực không thể nào tả được cái không khí thơm nhẹ, cái cảm tưởng hớn hở của những người lần đầu được hưởng hương vị độc lập, tự do” [28, tr.112113]. Khi bàn đến đặc điểm thứ hai của hồi kí, một vấn đề nảy ra, liệu rằng tính chủ thể đậm nét của hồi kí có mâu thuẫn với yêu cầu đảm bảo tính xác thực nghiêm ngặt như đã nói ở trên không? Câu trả lời theo chúng tôi là không. Những điều được kể lại không được vi phạm tính trung thực của sự việc nhưng hiện thực được tái hiện còn là tư tưởng, tình cảm của chủ thể. Mặt khác, hồi kí không phải là những tác phẩm phản ánh hiện thực “nóng hổi” mà nó cần một độ lùi thời gian nhất định thế nên cách nhìn nhận, đánh giá ở thời điểm hiện tại nhìn lại quá khứ cũng có những điểm khác biệt. 1.1.2.3. Kể chuyện theo sự hồi tưởng Một tác giả khi viết hồi kí thì sự việc được đề cập có thể ở một quá khứ gần với hiện tại được nói đến hoặc cũng có thể là một quá khứ cách xa thời điểm hiện tại. Sự việc được đề cập nhiều khi chỉ là một câu chuyện xoay quanh một chiến dịch, một con người, một quyết định nhưng nhiều khi là cả một quá trình dài. Ngày nay nhiều người yêu thích viết hồi kí và nó là thể loại mà bất kì ai cũng có thể sáng tác, tuy nhiên không phải tác phẩm hồi kí nào cũng có giá trị nghệ thuật và được bạn đọc đón nhận. 14 Thông thường, hồi kí đòi hỏi người viết cần có một độ lùi nhất định về mặt thời gian để chiêm nghiệm, suy ngẫm, đánh giá. Do đó, thường ít người trẻ tuổi chọn hình thức viết hồi kí mà nó phổ biến hơn ở những người “đứng tuổi” đã ít nhiều có những trải nghiệm trong cuộc sống. Hồi kí của Võ Nguyên Giáp từ những tập đầu tiên cho đến cuối cùng là những hồi ức về nhân dân, về cách mạng, về lịch sử đấu tranh của dân tộc tính từ mốc thời gian 1939 đến tận những năm 1975 (tác phẩm đầu tiên xuất bản năm 1964 và cuối cùng là vào năm 2000). Nói đến vấn đề này để trả lời cho câu hỏi: Sự việc được nói đến trong hồi kí thường được kể lại theo phương thức nào? Chúng ta có ngay câu trả lời từ tên gọi của thể loại. Đó là theo sự hồi tưởng. Nó có thể bắt đầu từ những sự việc đầu tiên cho đến sự việc cuối cùng để kết thúc câu chuyện tức là nội dung được kể lại theo trật tự tuyến tính hoặc cũng có thể có sự xáo trộn, đảo lộn xen kẽ các không – thời gian trong thế giới hoài niệm của mình. Trong quá trình kể, không phải mọi chi tiết, mọi sự việc đều được đề cập mà người kể chỉ lựa chọn những sự việc lớn, những chi tiết để lại dấu ấn sâu đậm với tác giả. Về cơ bản câu chuyện được kể lại theo tuần tự, tuy nhiên theo cơ chế của hồi ức nên câu chuyện hoàn toàn có thể bị “tạt ngang” sang một câu chuyện có liên quan. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng cách kể chuyện theo sự hồi tưởng này cũng không hoàn toàn được vận dụng như một thủ pháp nghệ thuật như trong tiểu thuyết. Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn hiện nay sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” như một cách thức để tổ chức cốt truyện sao cho hấp dẫn, riêng với hồi kí điều này vốn dĩ là một đặc điểm tự thân xuất phát từ đặc điểm sự việc được kể là một sự việc xảy ra trong quá khứ. Mà cơ chế của hồi ức vốn dĩ không phải lúc nào cũng tuân thủ theo trật tự thời gian thông thường mà có sự xáo trộn, đảo lộn khi nhắc đến các sự việc, con người. Đặc điểm kể chuyện theo sự hồi tưởng cũng là một đặc điểm quan trọng góp phần phân biệt thể loại này với các thể loại gần gũi với nó. 1.1.3. Phân biệt hồi kí với các khái niệm gần gũi Để làm rõ hơn các đặc điểm hồi kí, chúng tôi đặt kí trong tương quan so sánh với những thể loại gần gũi để chỉ ra những điểm giống nhau, khác nhau từ đó có cách hiểu đầy đủ và toàn diện hơn về hồi kí. 15 1.1.3.1. Hồi kí với bút kí Bút kí và hồi kí đều là những thể loại thuộc loại hình kí, vì thế giữa chúng có những điểm gần gũi nhất định; tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng việc phân định rạch ròi giữa hai thể loại này là một việc cần thiết. Trong cuốn Lí luận văn học (tập 2) do Trần Đình Sử chủ biên, bút kí được định nghĩa là “một thể của kí, thuộc loại trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi. Nó kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình. Nhiều khi nó nghiêng hẳn về trữ tình, có thể trình bày những nhận xét, những liên tưởng triền miên, phóng túng như tuỳ bút. Có lúc nó lại tăng cường phần nghị luận và trở thành bút kí chính luận” [75, tr.380]. Như vậy điểm giống nhau cơ bản nhất của hai thể loại là chúng cùng thuộc loại hình kí. Cũng vì vậy nó mang những đặc trưng chung của kí. Và đặc trưng quan trọng nhất đó là cả hai đều yêu cầu rất cao trong việc tôn trọng tính chân xác của sự việc, con người được nói đến. Cùng dựa trên những điều mắt thấy, tai nghe, những điều đã trải nghiệm nhưng cách thức phản ánh và thể hiện của hai loại rất khác nhau. Khác với bút kí là những sáng tạo “nóng hổi” ghi lại trực tiếp những điều trong thời điểm hiện tại thì ngược lại hồi kí yêu cầu một độ lùi nhất định về thời gian. Ở đây cũng cần xác định rõ một điều, không phải bất cứ bút kí nào cũng được sáng tạo trực tiếp ngay trong một chuyến đi nhưng dù sáng tác sau đó một thời gian thì về mặt nguyên tắc nội dung, sự kiện được phản ánh cũng ở thì hiện tại. Điểm thứ hai cũng thể hiện sự giống nhau tương đối của hai thể loại trên là nó đều mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết. Với bút kí người viết để sáng tạo ra tác phẩm cần phải dựa vào chuyến đi; phải trực tiếp nhìn, nghe, cảm nghĩ; phải làm nhân chứng đảm bảo những điều được ghi lại là hoàn toàn đúng sự thật. Cùng với việc tái hiện dồi dào những chi tiết xác thực về con người và sự việc mà người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu, bút kí cũng ghi lại những cảm nghĩ của tác giả về những sự việc, hiện tượng được phản ánh, qua đó biểu hiện cách nhìn, cách đánh giá, khuynh hướng cảm nghĩ cũng như quan niệm của nhà văn. Vì thế bút kí mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn. Người viết bút kí phải có nhiệt tình công dân và cảm hứng thời sự. Theo Tô Hoài: “Giáp mặt với thực tế, tình cảm và ngòi bút họ nhạy bén trước cái mới và nhất định sáng tạo của họ phải sắc sảo, sức lực nhất. Bút kí là một thể văn luôn thúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất