Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Học kỳ lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới...

Tài liệu Học kỳ lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

.DOCX
6
106
76

Mô tả:

A. LỜI MỞ ĐẦU. Có thể nói, bộ luật Hammurabi và luật La Mã là hai bộ luật toàn diện và tiến bộ nhất trong lịch sử pháp luật cổ đại. Một trong những điểm tiến bộ rõ nét của 2 bộ luật này chính là lĩnh vực dân sự. Vì lẽ đó, bài tiểu luận của em sau đây xin đi sâu phân tích vấn đề: So sánh lĩnh vực luật dân sự của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì. B. NỘI DUNG CHÍNH. I. Khái quát chung về hai bộ luật. Bộ luật Hammurabi là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại, do vị vua thứ sáu là Hammurabi ban hành. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá nhiều văn bản trước đó và sự kế thừa luật lệ người Xu-me, người Amôrít. Đây là một bộ luật tương đối hoàn chỉnh của thời kì cổ đại gồm 282 điều. Là một bộ luật tổng hợp, Hammurabi được xây dựng dưới dạng luật hình, gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu là đối với những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Luật pháp La Mã ra đời rất sớm vào khoảng thế kỉ VI – IV TCN khi nhà nước La Mã hình thành. Tuy nhiên, thời kỳ cộng hòa hậu kì trở đi là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của Luật La Mã. Vì vào thời kỳ này, lãnh thổ của đế quốc La Mã được mở rộng nhất và nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Luật La Mã lúc này có những phát triển vượt bậc như: đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có giá trị pháp lý cao, kỹ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng. Thêm đó, bộ luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt là các quan hệ trong lĩnh vực dân sự. II. Những nét tương đồng và điểm khác biệt về lĩnh vực dân sự trong bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì. 1. Những nét tương đồng cơ bản: - Nguồn của hai bộ luật nói chung và luật dân sự nói riêng: bao gồm các quyết định của vua hay hoàng đế (ở đây là vua Hammurabi và các hoàng đế La Mã) và sự kế thừa các tập quán, các bộ luật của thời kì trước hay các quốc gia bị chiếm đóng. - Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự trong hai bộ luật hết sức đa dạng và phong phú bởi một nguyên nhân chủ yếu sau: nền kinh tế hàng hóa ở hai quốc gia này phát triển mạnh. 1 - Vì lẽ trên, các chế định của luật dân sự trong cả hai bộ luật hết sức phong phú, bao quát hầu hết các quan hệ dân sự như: quyền sở hữu, hợp đồng, hôn nhân và gia đình, thừa kế. - Nội dung của một số chế định luật dân sự có sự tương đồng nhau, cho thấy sự tiến bộ hơn cả của hai bộ luật so với những bộ luật khác trong thời kì cổ đại. 2. Những điểm khác biệt cơ bản: a. Đối tượng điều chỉnh: Lĩnh vực luật dân sự trong bộ luật Hammurabi bao gồm hầu như các quy định liên quan đến quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân hầu như vắng bóng. Nếu có cũng chỉ một số ít trong chế định hôn nhân và gia đình. Luật dân sự La Mã điều chỉnh không những quan hệ tài sản mà còn cả những quan hệ nhân thân phát sinh giữa công dân La Mã với nhau, giữa người La Mã và người không có quốc tịch La Mã, giữa công dân và nô lệ. Ví dụ như các quy định về quốc tịch La Mã, danh dự, uy tín, xác định quyền công dân cho đứa trẻ khi sinh ra, … b. Chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự: Về các loại chủ thể nói chung: Lĩnh vực dân sự trong bộ luật Hammurabi chỉ thừa nhận một chủ thể duy nhất là cá nhân. Bộ luật không hề có quy định nhắc đến pháp nhân hay các chủ thể khác. Trong luật La Mã, thuật ngữ “pháp nhân” cũng không tồn tại. Tuy nhiên, trong các quan hệ dân sự đã có sự xuất hiện phổ biến của các tổ chức như tôn giáo, hội buôn, tổ chức kinh tế và các tổ chức này thông qua hành vi của người đại diện tham gia các quan hệ tài sản vì lợi ích của tổ chức. Bên cạnh đó, luật đã công nhận quyền của một tổ chức của nhiều người với một tài sản nhất định như lập quỹ dù chưa quy định đó là pháp nhân. Tài sản của quỹ sở hữu chung thuộc sở hữu chung của nhiều người, quyền gắn liền với tài sản không thuộc về các thành viên mà thuộc về tổ chức. Từ đó cho thấy, các dấu hiệu của pháp nhân đã chứa đựng trong các yếu tố cấu thành nên tổ chức. Chính các dấu hiệu đó (tài sản, hình thức định đoạt tài sản, trách nhiệm tài sản,…) là căn cứ giá trị để xây dựng khái niệm pháp nhân sau này. Vì thế, chủ thể trong quan hệ luật dân sự La Mã không đơn thuần chỉ có cá nhân mà còn có các tổ chức mang dấu hiệu pháp nhân. 2 Về chủ thể là cá nhân: Bộ luật Hammurabi: - Không quy định rõ độ tuổi được coi là Luật La Mã: - Quy định nam trên 14 tuổi, nữ trên 12 người “trưởng thành”, được tham gia tuổi có năng lực hành vi toàn phần, vào các quan hệ dân sự. được phép tham gia giao dịch dân sự. - Nô lệ là một chủ thể hạn chế trong - Nô lệ không phải là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự: có quyền có tài quan hệ dân sự La Mã. Nô lệ không có sản riêng, được tham gia quan hệ hôn quyền công dân và không được phép nhân gia đình với người tự do. Tuy vậy, tham gia vào bất cứ một giao dịch dân tài sản riêng đó vẫn thuộc khối tài sản sự nào. chung của chủ nô như bản thân nô lệ ấy. c. Sự khác biệt trong các chế định cơ bản: Về chế định quyền sở hữu tài sản: Căn cứ phân loại tài sản Bộ luật Hammurabi: Luật La Mã: - Giá trị, khả năng di dời: động - Giá trị về mặt pháp lý của tài sản: sản (nô lệ, gia súc…); bất động Res mancipi (nhà ở, nô lệ, đất đai, gia sản (đất đai, nhà ở…). súc,…); Res nec mancipi (tài sản khác). - Ở phương Đông, người ta coi - Việc dịch chuyển quyền sở hữu tài Ý nghĩa trọng nhất là bất động sản vì sản Resmancipi phải thông qua của sự đây là những tư liệu sản xuất – những nghi thức trọng thể, phải được phân loại tiêu dung quan trọng, có giá trị tuyên bố theo những công thức nhất lớn. định và cần có người làm chứng. - Quan điểm của các nhà lập - Các nhà lập pháp La Mã đã chỉ ra cụ Nội dung pháp Lưỡng Hà trong chế định thể hơn các quyền năng của chủ sở quyền sở là đề cao các quyền năng của hữu: sử dụng; thu nhận thành quả và hữu chủ sở hữu: chiếm hữu; sử lợi nhuận; định đoạt số phận thực tế dụng; định đoạt. Về chế định hợp đồng: và pháp lý; chiếm hữu; đòi lại vật. Nói chung, chế định này có sự khác nhau cơ bản ở hai bộ luật như sau: Điều kiện Bộ luật Hammurabi: Luật La Mã: - Chỉ ghi nhận riêng đối - Có sự thỏa thuận của hai bên. có hiệu lực với hợp đồng mua bán. - Phù hợp với quy định pháp luật. 3 - Hợp đồng được lập - Hợp đồng giao kết theo hình thức thề Hình thức hợp đồng Biện pháp bảo đảm. thành văn bản, có người (thề có đồng và câu). làm chứng. - Hợp đồng miệng (dưới dạng câu nói: hỏi và trả lời). - Hợp đồng viết (dạng văn bản). - Thường là những chế - Khi có vi phạm hợp đồng, trái vụ xuất tài hình sự (tử hình, …). hiện, các biện pháp bảo đảm là: cầm cố - Phạt tiền. vật, sự bảo lãnh của người trung gian. Bên cạnh đó, giữa một số loại hợp đồng thông dụng của chế định này ở hai bộ luật cũng có sự khác nhau: - Hợp đồng mua bán: trong bộ luật Hammurabi ghi nhận 3 điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Đó là: người bán là chủ sở hữu thực sự; tài sản mua bán phải đảm bảo đúng giá trị sử dụng của nó; khi tiến hành hợp đồng phải có người thứ ba làm chứng. Điều này không quy định trong hợp đồng mua bán của luật La Mã. - Hợp đồng vay mượn: trong luật La Mã quy định bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho vay cho bên vay và bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc số tiền đã vay khi hết hạn hợp đồng. Còn bộ luật Hammurabi quy định mức lãi tối đa của hợp đồng vay tiền (1/5) và vay thóc (1/3). Chủ nợ có quyền giữ người nợ hay các thành viên trong gia đình người nợ làm con tin (có thể là bất động sản). Về chế định hôn nhân và gia đình: Chế Bộ luật Hammurabi: - Chế độ đa thê. Luật La Mã: - Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng. độ - Sự bất bình đẳng, không tự do (sự - Cơ sở là sự tự nguyện đồng ý của hôn thỏa thuận 2 bên gia đình, người phụ nữ cả hai người. nhân được mua về làm vợ) Hình - Hôn nhân bắt buộc phải thành lập trên - Hôn nhân phải tiến hành theo nghi thức Chế giấy tờ. lễ của người La Mã. - Gia đình được xây dựng theo hình - Pháp luật đã hạn chế bớt quyền lực độ mẫu gia trưởng, phụ quyền. của người chồng, người cha. gia - Người chồng, người cha nắm quyền - Giết trẻ em là một tội nặng, người đình làm chủ, quyết định mọi việc trọng đại cha không có quyền bán con mình. của gia đình. Quyền lực người chồng - Người vợ có quyền ly hôn nếu có 4 rất lớn: có quyền bán, gán nợ vợ con, ly lý do chính đáng và được tòa án hôn với vợ hoặc lấy vợ lẽ. chấp thuận. - Trong quá trình hôn nhân, tài sản của - Tài sản của 2 vợ chồng là riêng Quan hệ tài sản vợ chồng là một khối chung nhất, thuộc biệt, mọi chi phí trong thời kì hôn người chồng quản lý. nhân do người chồng gánh vác. - Người chồng có quyền khai thác, sử - Trong quá trình hôn nhân, của hồi dụng tài sản là của hồi môn của vợ. Khi môn hoàn toàn là của người chồng. ly hôn, tài sản ấy trao về cho người vợ. Về chế định thừa kế: Khi ly hôn, vợ được phép đòi lại. Cả 2 bộ luật đều quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy vậy vẫn tồn tại sự khác nhau. Đối với hình thức thừa kế theo di chúc, bộ luật Hammurabi hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như quy định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng. Còn luật La Mã thì hạn chế bằng cách quy định về kỷ phần bắt buộc (phần tối thiểu của di sản thừa kế) cho những người không được hưởng thừa kế theo di chúc. Đối với hình thức thừa kế theo pháp luật, một điểm khác nữa là luật La Mã quy định cụ thể diện và hàng thừa kế theo quan hệ huyết thống trong phạm vi 6 đời. Trong khi đó, bộ luật Hammurabi có một số quy định khác về việc con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau, hay nếu được gia chủ cho phép, con ngoài giá thù của gia chủ với nữ nô lệ cũng được hưởng thừa kế. → Từ các chế định trên đây, có thể thấy nguyên tắc bình đẳng giữa các đương sự trong các quan hệ dân sự được thể hiện hết sức đậm nét trong luật La Mã. Trong khi đó, lĩnh vực dân sự trong bộ luật Hammurabi lại ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự. Một điểm khác biệt nữa là các quan hệ dân sự trong bộ luật Hammurabi thường bị hình sự hóa với các chế tài hết sức hà khắc, dã man. C. KẾT LUẬN. Rõ ràng, trong lĩnh vực luật dân sự giữa bộ luật Hammurabi và luật La Mã có những điểm tương đồng cũng như những sự khác nhau cơ bản. Đánh giá hai bộ luật này, có thể nói bộ luật Hammurabi và luật La Mã là những bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý nói riêng mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quý giá để chúng ta nghiên cứu nền văn minh thế giới cổ đại nói chung. 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – Đại học Luật Hà Nội. 2. Giáo trình Luật La Mã – Đại học Luật Hà Nội. 3. Khảo lược bộ luật Hammurabi của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại. (Tác giả Nguyễn Anh Tuấn) 4. Bộ luật Hammurabi – Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại. (ThS. Nguyễn Minh Tuấn - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) 5. Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục. (Tác giả Lương Ninh) 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan