Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Học kỳ đc văn hóa phân tích luận điểm sau văn hóa vừa là động lực, vừa là mục ti...

Tài liệu Học kỳ đc văn hóa phân tích luận điểm sau văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

.DOC
11
121
92

Mô tả:

A.MỞ ĐẦU Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO. Sau đây trong phạm vi bài luận em xin đưa ra một số ý kiến của mình về quan điểm: "Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội” . B.NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA Văn hóa xuất hiện từ rất lâu và bao hàm phạm vi vô cùng phong phú, chính vì thế khó mà ta có thể định nghĩa một cách đầy đủ và trọn vẹn về văn hóa được. Nhưng văn hóa có ba đặc trưng không thể thiếu được: - Văn hóa là cái phân biệt giữa người và vật - Văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học, mà phải học tập, giao tiếp. - Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa. Năm 2002 UNESCO đã đưa ra định nghĩa văn hóa là: " Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình" II. VĂN HÓA VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH - TẾ XÃ HỘI Đời sống của mỗi con người cũng như đời sống của xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần (hình minh họa phần mục lục). Nếu kinh tế là nền tảng 1 vật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người và xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người và xã hội. Là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa biểu hiện sự hiểu biết, tài năng và trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn, tình cảm, thẩm mỹ... của con người và của cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ hài hòa với xã hội, với tự nhiên. Vì vậy khả năng phát triển của một dân tộc không chỉ dựa vào nền tảng vật chất (kinh tế) của xã hội mà còn cần phải dựa vào nền tảng tinh thần (văn hóa) của xã hội. Trong vài thập kỷ trước đây, có một số nước cho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái (hình minh họa phần mục lục), không phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa - xã hội cho sự phát triển và đã bị phá sản. Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mô hình: tăng trưởng kinh tế, cùng với việc phát triển tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bền vững, xã hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, được các nhà khoa học, các chính khách thừa nhận. Từ đó, cho rằng: Phát triển là một quá trình nội sinh và tự hướng tâm của sự tiến hóa toàn cục đặc thù cho mỗi xã hội. Vì vậy, cho nên ở đây có sự tương đồng về nghĩa và khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển và văn hóa. Văn hóa bao trùm tất cả các phương diện của hoạt động xã hội. 1. Văn hóa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm 2 cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu (hình minh hoa phần mục lục) khi từ con vật phát triển thành con người. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội. Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng 2. Văn hóa đồng thời là động lực phát triển kinh tế- xã hội. Văn hóa là động lực của sự phát triển vì mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Còn ngày nay một nước 3 giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹcủa mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người văn hóa trong sản xuất, trong sinh hoạt gia đình, trong giao tiếp, trong quản lý, trong giao lưu quốc tế, trong ẩm thực..(hình minh họa phần mục lục)Tức là hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. Tổng kết lại văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực phát triển kinh tếxã hội mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là một sinh vật có văn hóa. Thí dụ tai nạn giao thông, chủ yếu do thiếu văn hóa, không chấp hành luật lệ giao thông, chỉ lo phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến phát triển văn hóa thì xây dựng một lại phá gần nửa, có thêm thì lại mất cái không đáng mất. Giàu có chưa chắc đã có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có một trình độ văn hóa tương đương Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi vì, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền. Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng 4 sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền "xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác". Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa. Khi xây dựng kinh tế- xã hội, văn hoá là một yếu tố quyết định . III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Mặt tích cực Bây giờ trở lại văn hóa Việt Nam, chung ta không phải mặc cả gì khi nền văn hóa đó đã sinh ra nhân vật như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, khi họ đã ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đã đưa xã hội Việt Nam lên một đỉnh cao mới. Trong bài thơ của Trần Quang Khải, lời bạt trong Thượng Sĩ Ngũ Lục của thượng tướng Trần Khắc Chung thì ta sẽ thấy các quan võ ấy vaen hóa rất cao. Còn bây giờ chúng ta cảm thấy thua kém vì chung ta chưa hiểu nên chưa áp dụng được những gì mà các nhà vua Nhà Lý đã làm. Chưa hiểu được chỗ "bất biến" của dân tộc và do đó chưa thể "ứng với vạn biến" ngày nay. Chính vì vậy mà ngay từ những năm 1942-1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Theo hướng đó Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam 5 tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"(Điều 30 HP1992đã sửa đổi, bổ xung năm 2001), một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Như vậy, theo quan điểm của Đảng ta, phát triển là một bước tiến toàn diện và đồng bộ về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường. Phát triển bao hàm sự tăng trưởng về kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá tiên tiến mang đậm phong cách Việt. Coi nhẹ nhân tố văn hoá, xã hội, con người và môi trường trong phát triển, chạy theo tăng trưởng kinh tế thuần túy và mô hình "xã hội tiêu thụ" là ngõ cụt của phát triển. Vậy nên, Đảng ta và nhân loại tiến bộ mạnh mẽ phê phán việc coi nhẹ nhân tố văn hoá trong phát triển. Trên đất nước ta và nhiều quốc gia khác trên thế giới quan niệm về "những kích tấc văn hóa của phát triển" đã và đang được nhấn mạnh trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia và vai trò của văn hóa đối với phát triển đang trở thành một vấn đề trung tâm của dân tộc và của thời đại. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau. Đến nay trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư duy kinh tế và chính trị, Đảng ta đã có những đổi mới quan trọng trong tư duy về vai trò của vắn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cho đến kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương khoá IX (2004) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã xác lập vị trí của văn hoá là một trong ba bộ phận hợp thành sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự nhận thức sâu sắc của Đảng về mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển, là bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vai trò to lớn, sâu sắc của văn hoá trong phát triển bền vững và toàn diện của đất nước. Đây là sự năng động của nhận thức trong 6 việc nắm bắt các vấn đề thời đại, cũng là sự xác định chính xác định hướng phát triển văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam theo học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập: Hiện nay khi quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhâp. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị trường..., đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước Như vậy đối với Việt Nam văn hóa rất được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên văn hóa là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhưng đồng thời văn hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nếu không có một sự tiếp thu, sử dụng hợp lý văn hóa. Trong thời buổi hiện nay thì ta cần phải luôn phải cảnh giác với hiện tượng “xâm lăng văn hóa” , phim ảnh Mỹ, Hàn, Trung Quốc. .. thực ra đã chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường! Chẳng hạn, trong mảng “phim thiếu nhi”, báo Bưu Điện (số 47-2007) cho biết trong danh sách phim hè cho thiếu nhi 2007 tại các rạp trên toàn quốc vẻn vẹn chỉ có... một phim “nội”, tám phim còn lại đều là hàng “nhập ngoại” đang đắt khách tại Mỹ. Ngay cả phim hoạt hình dài tập chiếu trên các kênh truyền hình hiện nay như chuột Mickey, vịt Donald hay chú chó Pluto... cũng đều là “hàng ngoại” (báo Hà Nội Mới số ngày 17-6). Ngoài phim ảnh, tất nhiên còn các loại hình nghệ thuật khác, trong đó phải kể đến âm nhạc, các loại trò chơi truyền hình hoặc trò chơi trực tuyến. Câu hỏi đặt ra cho các nhà chức trách do đó không chỉ là quy định về tỷ lệ “phim nội” có phù hợp hay không với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, 7 mà còn phải làm sao để các sản phẩm văn hóa của ta đủ sức cạnh tranh, trước hết là trên thị trường nội địa (rồi sau sẽ tính tới thị trường bên ngoài)? Một thống kê mới đây cho biết 70% du khách nước ngoài tới Việt Nam là “một đi không trở lại”. Đã có nhiều bài báo nói về yêu cầu thay đổi những ứng xử kiểu “đuổi khách” của nhiều tác nhân trong ngành du lịch. Nhưng có thể nào quên vai trò của những di sản và những sản phẩm văn hóa của đất nước. Tóm lại, những yếu tố văn hóa có tầm quan trọng không thể xem nhẹ trong bài toán nội lực của con người và xã hội của một dân tộc trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, dù chỉ nhìn về phương diện “thuần kinh tế”. Thiết nghĩ, ngoài sự cần thiết phải có những chính sách kinh tế có hiệu lực tăng trưởng tốt và bền vững, câu hỏi đặt ra còn là Việt Nam cần tăng cường nội lực của mình thông qua những chính sách văn hóa như thế nào, để có thể giành thắng lợi trong hội nhập, như đã nói trên? IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Xuất phát từ đánh giá về những mặt hạn chế và điểm yếu của nền văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, để áp dụng văn hóa vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội có hiệu quả chúng ta cần phải có những giải pháp hợp lý: - Thứ nhất, phải đặt nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội lên hàng đầu. - Thứ hai, phải thực sự coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển. Tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và xã hội cho phát triển văn hóa, tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hoá văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực này. - Thứ ba, phải gắn chặt nhiệm vụ phát triển văn hóa với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng văn hóa trong Đảng và trong bộ máy Nhà 8 nước, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cho cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, hội viên và nhân dân. Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, thực sự "là đạo đức, là văn minh” (Hồ Chí Minh), từ đó mà phát huy mạnh mẽ nhất vai trò lãnh đạo "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới. - Thứ tư, xuất phát từ quan điểm sinh viên, mỗi chúng ta hãy tích cực giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học tập, tiếp thu khoa học – kĩ thuật tiên tiến, tinh hoa văn hóa của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Từ đó, đưa Việt Nam lên một bậc mới, lên một tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu…. C. KẾT LUẬN Với mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế. Trên thế giới, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào đều tìm mọi cách giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của riêng mình, vì mất bản sắc sẽ không còn là một quốc gia, một dân tộc nữa. Bản sắc văn hóa mỗi dân tộc đã đóng góp chung cho nền văn minh nhân loại, làm cho nó đa dạng, phong phú, kết tinh những tinh hoa văn hóa của các dân tộc ở khắp các châu lục. Việc giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới là rất cần thiết, nó là nguồn bổ sung, làm giàu có thêm cho nền văn hóa mỗi dân tộc. Một nền văn hóa đóng cửa khép kín sẽ khô héo, thiếu sức sống và kém phát triển. Vấn đề đặt ra là khi giao lưu, hội nhập quốc tế là không chỉ tiếp thụ những tinh hoa văn hóa của nhân loại, đồng thời phải giữ được nền văn hóa dân tộc, không đánh mất bản sắc của chính mình. Bởi vậy, mỗi sinh viên nói chung, mỗi con người trong cộng đồng nói chung, Hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống và kế thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần nâng Việt Nam lên một tầm cao mới. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------0000---------------1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2008; 2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam , Nxb. GD,1999. 3. Nguyễn Duy Bắc, Đề cương văn hóa Việt Nam với vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí văn hóa Ngệ thuật, số 08, 2003. 4. K. Gasratjan. Toàn cầu hóa kinh tế và tính đồng nhất văn hóa. Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin KHXH, số 16, 2002. 5. Phạm Xuân Nam, Bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa với khu vực và thế giới. Tạp chí văn học Nghệ thuật, số 05, 1998. 6. Hoàng Trinh, Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 7. Website:  Wikipedia.com  http://vov-khoahoc.net.vn  http://tailieu.vn  http://vnexpress.net 10 MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA II. VĂN HÓA VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH - TẾ XÃ HỘI 1. Văn hóa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 2. Văn hóa đồng thời là động lực phát triển kinh tế- xã hội. III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Mặt tích cực 2. Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP C.LỜI KẾT 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan