Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Học kì công pháp sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28.072013 của quốc gia hela.....

Tài liệu Học kì công pháp sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28.072013 của quốc gia hela..

.DOC
5
12
105

Mô tả:

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28.07/2013 của quốc gia Hela, phe cầm quyền của Đảng nhân dân tuyên bố giành chiến thắng. Tuy nhiên phe đối lập của Đảng cứu nước đã quả quyết phản đối kết quả bầu cử vì cho rằng cuộc bầu cử có dấu hiệu gian lận. Một quốc gia láng giềng của Hela như Sumo và Kata, thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của mình tại Hela, đã thành lập các cơ quan độc lập để điều tra về những bất thường trong ngày bầu cử và tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử, đồng thời, yêu cầu Hela tiến hành bầu cử lại. Bên cạnh đó, Sumo còn bí mật tài trợ để giúp đỡ phe đối lập tiến hành các cuộc biểu tình nhằm vào phe cầm quyền. Để trấn áp biểu tình, phe cầm quyền đã sử dụng các biện pháp mạnh, kể cả dùng xe tăng tấn công vào đòan biểu tình làm rất nhiều người chết và bị thương. Khủng hoảng chính trị tại Hela ngày càng trở nên trầm trọng và có khả năng đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Trước tình hình đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1235 về việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền con người cũng như duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Hãy cho biêt: Tính hợp pháp của các hành vi do quốc gia Dumo và Kata thực hiện? Vì sao? Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua và triển khai thực hiện Nghị quyết 1235? BÀI LÀM Theo như tình huống, quốc gia Hele đang có những mâu thuẫn nội bộ trong vấn đề chính trị. Và chính điều này đã khiến cho hai nước láng giềng là Sumo và Kata có những động thái nhất định. Đẻ tìm hiểu rõ vấn đề này, bài tập này sẽ đi sâu vào phân tích tính hợp pháp của các hành vi do quốc gia Dumo và Kata thực hiện. 1. Tính hợp pháp của các hành vi do quốc gia Dumo và Kata thực hiện ?  Thông qua cơ quan ngoại giao đã thành lập các cơ quan độc lập để điều tra về những bất thường trong ngày bầu cử và tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử, yêu cầu Hela tiến hành bầu cử lại là bất hợp pháp. Giải thích ? Thứ nhất, hành vi trên đã vi phạm nguyên tắc không can thiệp vòa nội bộ quốc gia khác. Các quốc gia này đã có những hành động can thiệp quá sâu vào vấn đề chính trị nội bộ của Hela. Trên thực tế, Hela là chủ thể có quyền tối thượng trong việc thiết lập và thực thi quyền lực để giải quyết các vấn đề quốc gia mà không cần sự can thiệp từ bất kì phía nào khác. Do đó, việc Sumo và Kata can thiệp vào công việc nội bộ nội bộ của Hela là trái với nguyên tắc này và cũng là hành động không tôn trọng chủ quyền đối với Hela. Thứ hai, hành vi trên đã vi phạm những quy định về chức năng, quyền hạn của cơ quan đại diện ngoại giao quy định tại Công ước viên của bộ ngoại giao về quan hệ ngoại giao năm 1961. Cụ thể tại khoản 1điều 3 công ước quy định: “1. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao cụ thể gồm có: a) Đại diện cho Nước cử đi tại Nước tiếp nhận; b) Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế; c) Đàm phán với Chính phủ Nước tiếp nhận; d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ của Nước cử đi; e) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận” như vậy là không hề có quyền năng như cơ quan đại diện ngoại giao củaSumo và Kata đã làm tại quốc gia Hela.  Sumo bí mật tài trợ để giúp đỡ phe đối lập tiến hành các cuộc biểu tình nhằm vào phe cầm quyền là hành vi bất hợp pháp. Giải thích? Thứ nhất, đây là hành vi vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Cụ thể là Sumo đã tiếp tay, giúp đỡ ,đã trực tiếp tham gia vào công việc nội bộ của Hela, mà cụ thể ở đây là nội chiến quốc gia – một vấn đề chỉ được giải quyết trong phạm vi quốc gia đó. Hành vi này của Sumo là sự đi ngược lại với nội dung của nguyên tắc, Sumo đã tổ chức, xúi giục, giúp đỡ và tham gia vào nội chiến của Hela. Thứ hai, hành vi này cũng là sự vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Việc phe đối lập của Đảng cứu nước đã quả quyết phản đối kết quả bầu cử, tiến hành các cuộc biểu tình nhằm vào phe cầm quyền là thì đây là công việc nội bộ của Hela. Vì vậy, Hela là chủ thể có quyền tối thượng trong việc thiết lập và thực thi quyền lực để giải quyết các vấn đề quốc gia mà không cần sự can thiệp từ bất kì phía nào khác. Do đó, việc Sumo can thiệp vào công việc nội bộ nội bộ của Hela là trái với nguyên tắc này và cũng là hành động không tôn trọng chủ quyền đối với quốc gia Hela. Thứ ba, hành vi này của Sumo còn vi phạm nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc – một nguyên tắc chứa đựng nhiều quyền cơ bản đối với một quốc gia. Trên phương diện pháp lý, quyền dân tộc tự quyết là quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc đó trong đời sống quốc tế. Nguyên tắc này ghi nhận quốc gia tự giải quyết các vấn đề đối nội, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Do đó, với nội chiến của đất nước Hela có quyền tự giải quyết vấn đề này, hành vi can thiệp của Sumo là hành vi làm cản trở việc thực hiện quyền của Hela. 2. Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua và triển khai thực hiện Nghị quyết 1235? Xét thấy tại tình huống trên thì việc mầu thuẫn tại Hela dẫn đến khủng hoảng chính trị ngày càng trở nên trầm trọng và có khả năng đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Trước tình hình có xung đột vũ trang được đẩy lên ở mức độ cao, Liên hợp quốc có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm duy trì ổn định hòa bình,an ninh quốc tế. Cụ thể,Hội đồng bảo an liên hợp quốc đã thông qua và triển khai thực hiện Nghi quyết 1235. Quyền năng này được quy định cụ thể tại Điều 39, Điều 41 và Điều 42 Hiến chương liên hợp quốc 1945:“Điều 39:Hội đồng Bảo an xác định sự tồn tại mọi sự đe doạ hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 41:Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao. Điều 42:Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc không còn thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các Thành viên”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội 2) Hiến chương liên hợp quốc 1945 3) Công ước viên của bộ ngoại giao về quan hệ ngoại giao năm 1961 4) Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc quốc tế năm 1970 5) http://www.luatquocte.com/hien-chuong/hien-chuong-lien-hiepquoc/hien-chuong-lien-hiep-quoc-chuong-i-chuong-ix.nd5dt.9.005025.html 6) http://thuvienphapluat.vn/archive/Dieu-uoc-quoc-te/Cong-uoc-Vien-vequan-he-ngoai-giao-1961-vb46281t31.aspx
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan