Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hoạt động tự do dịch chuyển dòng vốn trong asean,...

Tài liệu Hoạt động tự do dịch chuyển dòng vốn trong asean,

.DOC
5
38
76

Mô tả:

BÀI LÀM Các quốc gia thành viên của ASEAN đang nỗ lực để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào 2015 sắp tới. Và tự do dịch chuyển dòng vốn là một trong bốn yếu tố của sản xuất được AEC hướng tới. 1.Những vấn đề lý luận và pháp lý * Vấn đề lý luận Theo như lí luận Mác – Lê nin thì cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng có tác động ngược trở lại. “Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định”. “Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức,tôn giáo, triết học, văn hóa, nghệ thuật .... cùng với đó là những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội được hình thành dựa trên cơ sở hạ tầng nhất định”. Do đó trong một tổ chức khu vực như ASEAN, một liên kết kinh tế khu vực và một liên kết chính trị - an ninh khu vực cũng nên đi kèm cũng nhau. Đây là hai trong ba trụ cột để xây dựng công đồng ASEAN. “Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu”.1 Các quốc gia thành viên đang nỗ lực để hoàn thành các trụ cột vào năm 2015 – đã được rút ngắn, thời gian dự định trước đây là 2020. Trong kinh tế học thì vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của nhà kinh doanh. Và ở góc độ là một liên kết kinh tế khu vực thì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia thành viên cùng giúp đỡ lẫn nhau để dòng vốn được tự do di chuyển từ nước này sang nước khác đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của liên kết kinh tế đó – AEC. Tự do hóa dòng vốn được thực hiện thông qua tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn của khu vực( đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chứng khoán, thanh toán quốc tế, thị trường vay nợ) và cho phép di chuyển các khoản vốn lớn và có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất trong đó có “vốn”, ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các nước và khu vực khác, đồng thời thúc đẩy kinh tế các nước thành viên phát triển hơn. * Cơ sở pháp lý Hoạt động hợp tác trong tự do dịch chuyển dòng vốn chính là một mục tiêu kinh tế quan trọng của ASEAN được đề ra từ khi ý tưởng thành lập AEC. Và nó được quy định ở các văn bản pháp lý sau: 1 Trung tâm Luật châu Á-Thái Bình Dương, Tập bài giảng pháp luật cộng đồồng ASEAN – HN 2011, Trang 123 1 - Tuyên bố về tầm nhìn ASEAN 2020 - Tuyên bố Bali II tại phần B.1 và B.3 - Hiến chương ASEAN tại Mục 5,6 Điều 1 - Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC( AEC Blueprint) tại Điều 31, 32 - Lộ trình chiến lược xây dựng AEC (Strategy Schedule for AEC) 2.Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai So với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thì AEC là cấp độ liên kết kinh tế khu vực cao hơn bằng việc hướng tới một thị trường chung ngoài sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư còn bổ sung thêm hai nội dung mới là sự di chuyển dòng vốn và lao động có tay nghề cao. Tuy nhiên sự tự do di chuyển dòng vốn và nguồn lao động ở đây là “không hoàn toàn”. Và đây cũng là lý do tại sao gọi AEC trong tương lai là “thị trường chung trừ” Tự do di chuyển dòng vốn được thực hiện với việc tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn ASEAN; cho phép dòng vốn được di chuyển rộng. 2.1 Sáng kiến đã được triển khai Để thực hiện việc tăng cường hội nhập phát triển thị trường vốn khu vực và cho phép dòng vốn được di chuyển rộng đã có nhiều sáng kiến được đưa ra trong đó phải kể đến sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI ) được khởi xướng năm 2003. Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á không những đem đến lợi ích cho tất cả các nước khu vực cộng đồng chung ASEAN, mà còn giúp các nước thành viên có thể thu hút vốn hiệu quả hơn, quay vòng vốn một cách dễ dàng. Ví dụ như nếu Malaysia hay Singapore có nhiều vốn hơn Việt Nam, khi đó Việt Nam có thể phát hành trái phiếu ra thị trường ASEAN, các nhà đầu tư Malaysia và Singapore có thể mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam. Như thế, việc sử dụng dòng vốn sẽ có thể được dễ dàng và hợp lý hơn. Để phù hợp với tình hình phát triển mới trên thị trường trái phiếu khu vực, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFDM+3) đã nhất trí với đề xuất sáng kiến nghiên cứu lộ trình ABMI mới. 2.2 Các biện pháp được triển khai Các biện pháp được cụ thể hóa tại Bản kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. * Thứ nhất: để tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn ASEAN cần áp dụng các biện pháp sau( được quy định tại Điều 31 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC): - Thực hiện hài hòa các tiêu chuẩn về thị trường vốn trong ASEAN, các quy tắc về chứng khoán nợ và các quy tắc về phân phối trong khu vực. - Tạo điều kiện để các bên thừa nhận các thoả thuận hoặc công nhận các hiệp định về trình độ và giáo dục và kinh nghiệm của các chuyên gia thị trường. 2 - Thực hiện linh hoạt hơn nữa các thuật ngữ và các yêu cầu pháp luật điều chỉnh về phát hành chứng khoán. - Tăng cường khấu trừ thuế (nếu có thể), để thúc đẩy sự mở rộng các cơ sở của các nhà đầu tư trong việc phát hành nợ ASEAN; - Tạo điều kiện thuận lợi, nỗ lực phát triển thị trường theo định hướng thiết lập các mối liên kết thị trường ngoại hối và nợ, bao gồm cả qua biên giới hoạt động huy động vốn. * Thứ hai: cho phép dòng vốn được di chuyển rộng cần áp dụng các biện pháp (được quy định tại Điều 32 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC) - Hủy bỏ hoặc nới lỏng hạn chế (nếu thích hợp và có thể) để tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch tài khoản hiện hành; - Hủy bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế về luồng vốn (nếu thích hợp và có thể), để hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài và các sáng kiến để thúc đẩy phát triển thị trường vốn 2.3 Các chương trình Thị trường vốn khu vực ASEAN đang được ưu tiên phát triển với việc đưa ra Khung Chiến lược Trung hạn (MTSF) nhằm xác định các lĩnh vực trọng tâm cần giải quyết để tiến tới hội nhập các thị trường vốn ASEAN vào năm 2015. Các chương trình mang tính thực tiễn cao được đưa ra như phát hành trái phiếu CSHT xuyên biên giới, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên, triển khai chương trình tăng cường năng lực cho các nước thành viên để từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển thị trường theo những tiêu chí trong Bộ thang bảng chấm điểm đã có. Nước chủ trì Singapore xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển thị trường vốn, mức độ mở cửa cũng như thanh khoản của thị trường. Bộ chỉ số được sử dụng như một “Biểu đánh giá” để cập nhật tình hình phát triển thị trường vốn tại các nước ASEAN từ nay cho đến năm 2015. Hội nghị các Bộ trưởng Bộ tài chính ASEAN được tổ chức hàng năm để thảo luận đánh giá các vấn đề tài chính trong khu vực trong đó có phát triển thị trường vốn khu vực đồng thời đưa ra các chính sách, biện pháp cụ thể. Gần đây ngày 30/3/2012 cũng đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Bộ tài chính ASEAN lần thứ 16 tại Phnompenh cũng thảo luận về vấn đề này. 3. Vai trò của họat động hợp tác này tới việc xây dựng thành công cộng đồng AEC vào năm 2015 Hoạt động này được đẩy mạnh triển khai, nỗ lực thực hiện trong các nước thành viên. Tức là đã thực hiện xong một phần trong mục tiêu thành lập của AEC. Cùng với với sự thành công của các mục tiêu khác sẽ góp phần đẩy nhanh và đáp ứng kịp tiến độ xây dựng thành công AEC vào năm 2015. Giả giả nếu hoạt động này thực hiện không thành công, giữa các nước thành viên không có thiện chí hợp tác thì khả năng để xây dựng thành công AEC là rất khó hoặc cần có thời gian lâu dài. AEC chậm hoàn thành sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các trụ cột còn lại. Mà trước mắt là một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất sẽ rất xa vời, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi 3 ích của cộng đồng dân cư của từng nước thành viên khi những mặt tích cực của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất không được thể hiện. MỤC LỤC 1.Những vấn đề lý luận và pháp lý............................................................................1 * Vấn đề lý luận.........................................................................................................1 * Cơ sở pháp lý..........................................................................................................1 2.Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai..................2 2.1 Sáng kiến đã được triển khai............................................................................2 2.2 Các biện pháp được triển khai..........................................................................2 2.3 Các chương trình..............................................................................................3 3. Vai trò của họat động hợp tác này tới việc xây dựng thành công cộng đồng AEC vào năm 2015............................................................................................................3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm Luật châu Á-Thái Bình Dương, Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN – HN 2011 2. Hiến chương ASEAN – Tại www.aseansec.org/AC-VietNam.pdf 3. Kế hoạch tổng thể xây đựng AEC (AEC Blueprint). Tại www.aseansec.org/21083.pdf 4. Nguyễn Tuân - Phát triển thị trường trái phiếu châu Á và ASEAN+3 Tại http://infotv.vn/ngan-hang-tai-chinh/tin-tuc/44460-phat-trien-thi-truong-traiphieu-chau-a-va-asean3 5. Phương Dung.Xây dựng lộ trình phát triển thị trường trái phiếu châu Á ASEAN+3 - TTXVN Tại.http://dvt.vn/201112051001547p0c85/xay-dung-lo-trinh-phat-trien-thitruong-trai-phieu-chau-a.htm 6. TTXVN - Hội nghị các Bộ trưởng tài Chính ASEAN lần thứ 16 Tại http//www.vietnamplus.vn/Home/Hoi-nghi-cac-Bo.../133534.vnplus 4 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan