Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hoạt động Góc 2018

.DOCX
4
1003
75

Mô tả:

Giáo án hoạt động góc lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên các bài tập, cách chơi của từng bài trong góc - Trẻ nhận biết được các góc chơi, biết phân vai chơi, giao tiếp thể hiện hành động vai chơi giữa các mối quan hệ bố, mẹ, người bán hàng, bác kỹ sư… - Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi. 2. Kỹ năng - Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động. - Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ. - Rèn kỹ năng cho trẻ: Giải quyết độc lập, hợp tác, chia sẻ, thảo luận nhóm. - Rèn ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ - Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua các nhân vật chơi. - Trẻ thực hiện đúng nội quy của từng góc chơi. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết, chia sẻ, hợp tác với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị 1. Địa điểm: - Trong lớp học. 2. Nôi dung chơi và đồ chơi theo góc STT Góc chơi Nội dung chơi Đồ dùng 1 Góc gia đình - Trộn salad Nga - khoai tây, cà rốt, xúc xích luộc chin, cắt hạt lựu. - Ngô ngoạt, đậu hà lan - Sốt mayonnaise - Rau xà lách, cà chua. 2 Góc bán hàng - Bán các mặt hàng phục vụ trong sinh hoạt đời sống của các gia đình chuẩn bị đón Tết. - Thực phẩm sống/chín, hoa quả, các loại rau, củ, quả, quần áo, câu đối tết, lì xì… 3 Góc xây dựng - Xây dựng “Công viên mùa xuân” - Đồ chơi lắp ghép, hàng rào, các loại cây, hoa, xích đu, cầu trượt, ghế đá,… 4 Góc kỹ năng thực hành cuộc sống - Thực hành: sử dụng đũa, sử dụng kẹp, xúc hạt, đóng cài khuy, kéo phéc-mơtuya, buộc dây,… - bộ kỹ năng gắp bằng đũa, bộ kỹ năng sử dụng kẹp, bộ kỹ năng xúc hạt, bộ kỹ năng đóng cài khuy, bộ kỹ năng kéo phéc-mơ-tuya, bộ kỹ năng buộc dây… 5 Góc học tập - Làm bài tập ôn hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác; bài tập ôn số lượng trong phạm vi 4, in số, làm lô tô theo số lượng - Các bài tập toán ôn hình, ôn số lượng trong phạm vi 4, bút màu, giấy, kéo - Gộp trong phạm vi 4 - Bộ đồ chơi gộp - Tìm chữ số tương ứng - Bộ ghép số 6 Góc văn học - Xem tranh truyện, tập kể chuyện sáng tạo - Tranh truyện, rối các nhân vật, con vật 7 Góc nghệ thuật - Trang trí bao lì xì, tô chữ làm câu đối - bao lì xì, câu đối, bìa màu, keo dán, bút màu, màu nước, các nguyên liệu khác… 8 Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây xanh (Tưới nước, lau lá, tỉa lá úa) - Theo dõi quá trình phát triển của cây. - Dụng cụ chăm sóc cây: bình tưới, rổ, khăn lau - Kính lúp III. Cách tiến hành Hoạt động của cô 1. Ổn định tổ chức, thỏa thuận - Cô và trẻ hát bài hát “Xúc xắc xúc xẻ” và trò chuyện về nội dung bài hát. - Cô cho trẻ phát hiện nhanh góc có đồ chơi mới *Giới thiệu nội dung chơi mới - Cô giới thiệu khay nguyên liệu để trộn món “Salad Nga” - Cô có những nguyên liệu gì đây? - Đố các con biết với những nguyên liệu này, các con sẽ làm được những món ăn gì? - Bạn nào muốn biết cách làm thì lát nữa sẽ theo cô về góc gia đình và cô sẽ hướng dẫn cụ thể hơn nhé. - Ngoài góc gia đình ra, trong lớp còn rất nhiều các góc chơi khác. Các con thích chơi ở góc chơi nào? - Khi về các góc chơi, các con phải chú ý điều gì? Ai có thể nhắc lại cho cô và các bạn nghe? - Khi chơi xong các con sẽ phải làm gì? - Các con chú ý, trong khi chơi các con không được nói to, phải di chuyển nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến bạn chơi khác. Mỗi góc chơi đều có nội quy riêng, khi chơi các con nhớ tuân thủ nội quy của góc chơi và cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cô - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe Cô chúc các con hôm nay có một buổi chơi thật là vui vẻ. Xin mời các con về góc chơi mà các con thích nào! 2. Quá trình trẻ chơi - Trong quá trình chơi, cô đi bao quát và xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi, gợi mở nội dung chơi nếu thấy nội dung chơi của trẻ còn đơn điệu hoặc trẻ đã chơi chán. - Cô chú ý tới góc chơi chính hướng dẫn trẻ kỹ năng mới, khuyến khích động viên trẻ tập trung vào vai chơi của mình. - Cô luôn động viên trẻ để trẻ phát huy hết khả năng của mình và có sự liên kết giữa các vai chơi (góc chơi) 3.Kết thúc - Cô đi đến từng nhóm chơi để nhận xét các nhóm chơi, nhóm nào hết hứng thú cô kết thúc nhóm chơi đó. - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm, chia sẻ cảm nhận sau buổi chơi ở từng góc chơi. - Trẻ thỏa thuận tại nhóm chơi để thống nhất nội dung chơi - Trẻ chơi theo ý thích, chơi cùng bạn, tuân thủ nội quy góc chơi. - Trẻ nhận xét, nói lên cảm nhận của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan