Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo nhỡ Skkn một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hànhvi đạo đức c...

Tài liệu Skkn một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hànhvi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

.DOCX
21
82
86

Mô tả:

1. Mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò to lớn trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Vì thế chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước, chiến lược này được cụ thể hoá trong chương trình giáo dục Mầm non của nước ta hiện nay. Trẻ độ tuổi mầm non chiếm vị trí quan trọng trong việc lĩnh hội những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng trong việc hình thành hành vi phù hợp với những khái niệm ấy. Trong khi giao tiếp với những người xung quanh, trong quá trình giáo dục và dạy học, dựa vào kinh nghiệm trực tiếp, trẻ biết được như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, biết được sự đánh giá của người lớn đối với điều tốt và điều xấu. Mặt khác lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành nhân cách, vốn kinh nghiệm xã hội của trẻ còn ít ỏi, tình cảm chi phối mạnh mẽ đến đời sống của trẻ, trẻ dễ xúc động trước con người và cảnh vật xung quanh. Những ấn tượng đầu tiên của thời thơ ấu thường để lại những dấu ấn trong suốt cả cuộc đời sau này. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục hình thành rèn luyện tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy cần phải tạo cho trẻ những biểu tượng, khái niệm đạo đức, những dấu ấn ban đầu thật chính xác, phản ánh được hành vi đạo đức của xã hội, đồng thời phải hình thành cho trẻ những thái độ thói quen hành vi đạo đức, tình cảm đúng đắn đối với con người và thế giới xung quanh. Ngày nay giữa cuộc sống bộn bề lo toan ngày càng phức tạp, nhiều tệ nạn xã hội, và hành vi phạm pháp của những em nhỏ chưa đủ tuổi vị thành niên đã làm không ít người phải đau lòng, phải chăng đạo đức của các em chưa được quan tâm giáo dục đúng mức và đúng cách? Theo tôi, tôi thiết nghĩ vấn đề này không phải là của mỗi cá nhân ai hay tập thể nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội, xã hội cần chung tay nhằm cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết, mối quan hệ trong giao tiếp với cộng đồng, đưa trẻ vào môi trường sống thật lành mạnh, trong sáng, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Việc hình thành những tình cảm thói quen hành vi đạo đức của con người ngay từ ban đầu là một nền tảng để phát huy nguồn nhân lực nhân tài của thế hệ trẻ cho đất nước. Chính vì vậy đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người ngay từ lúc còn nhỏ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Đặc biệt là trẻ mầm non, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Đối với trẻ mầm non, hàng ngày dưới tác động của người lớn, rồi bằng những kinh nghiệm trực tiếp, trẻ đã có thể hiểu và nắm bắt được những khái niệm, biểu tượng đạo đức sơ đẳng như thế nào là xấu, là tốt, ngoan, hư…, có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó, dần dần trẻ biết đánh giá về những điều ấy. chẳng hạn trong quá trình giao tiếp với người lớn, trẻ chứng kiến những hành vi, sự đánh giá của họ “tốt, nên, không nên, không được phép…, từ đó trẻ biết cái gì là tốt nên làm, điều gì không nên làm…”.Nhờ đó mà những biểu tượng, khái niệm đạo đức, hành vi đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầu tiên đó thường để lại dấu ấn suốt đời,việc uốn nắn, sửa lại rất khó khăn. Bởi vậy nếu ngay từ tuổi mầm non, chúng ta chútrọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, biểu tượng hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng cho nhân cách mai sau của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế ở trường mầm non cho thấy trẻ những tình cảm thói quen, hành vi đạo đức sơ đẳng ban đầu còn hạn chế như: Đến lớp cô nhắc thì trẻ mới chào cô, tranh giành đồ chơi với bạn, phá hỏng đồ chơi, vứt rác bừa bãi, nói to, đùa nghịch, xô, đẩy bạn, ngắt lá, bẻ cành. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển nhân cáchtoàn diện của trẻ và từ nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục nhằm hìnhthành những tình cảm đạo đức cho trẻ thực tế như trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tàinghiên cứu “Một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bảnthân với mong muốn đưa ra được một số biện pháp phù hợp có tác dụng góp phầnnâng cao hiệu quả của việc rèn luyện tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức cho trẻmẫu giáo 4-5 tuổi. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm thói quen và hành viđạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.Giúp trẻ có những hành vi văn minh và tình cảm đạo đức tốt Nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và quan tâm sâu sắc hơn về việc giáodục đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Góp phần giúp giáo viên có những biện pháp phù hợp, sáng tạo để rèn luyệntình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ ở trường mầm non. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp góp phần rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. - Trê mẫu giáo 4- 5 tuổi truờng mầm non Kim Tân 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài - Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lí của trẻ 4- 5 tuổi và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách. - Phương pháp sử dụng lời nói, giáo dục bằng tình cảm và khích lệ. - Phương pháp thực hành - so sánh. - Phương pháp nêu gương - đánh giá kết quả- Phương pháp thực nghiệm 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lý luận Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ có những hiểu biết về những qui tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống. Như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết coi trọng cả tài lẫn đức”, trong đó người nhấn mạnh: “Đức là cái gốc rất quan trọng”, là nền tảng của nhân cách con người. Vì thế việc giáo dục đạo đức cần phải bắt đầu ngay từ tuổi mầm non vàphải coi đây là vấn đề trung tâm. A.X. Macarenco – nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã nói “Những gì không có được ở trẻ mầm non thì sau này khó có thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc, giáo dục lại rất khó khăn”. Trong điều kiện kinh tế phát triển và đang trên con đường hội nhập, đất nướcchúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa phổ biến, rộng rãi khác. Nhưng làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan" trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những cái thuộc về "Văn hoá của dân tộc Việt Nam”. Như vậy trong thời đại ngày nay việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi chưa đủ mà còn phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ những tình cảm, thói quen hành và hành vi đạo đức ban đầu ngay từ lứa tuổi mầm non đó là nhiệm vụ cấp thiết trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Mặt khác trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ phải hình thành và phát triển cho trẻ hài hòa, cân đối, biết giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. Bởi vậy, từ lâu việc hình thành tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, nó chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và là nền văn hóa đặc biệt đối với trẻ. Chúng ta có thể thấy tác động to lớn của giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách bằng những nhận định đề ra rất xúc tích “Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Trên thực tế hiện nay, thì việc hình thành tình cảm thói quen hành vi đạo đức ban đầu cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày, qua các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động góc và hoạt động mọi lúc mọi nơi, qua các tác phẩm âm nhạc, văn học mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát, bài thơ, câu chuyện, chưa gợi lên tình cảm, xúc cảm của trẻ. Để làm tốt điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, sự hiểu biết vềđặc điểm tâm sinh lý của trẻ một cách sâu sắc hơn. Với tình hình thực tế của lớp tôiphụ trách thì bản thân tôi cảm thấy phần lớn trẻ chỉ ngoan ngoãn, lễ phép nghe lờ icô giáo khi đến lớp còn khi về nhà thì không nghe lời, ông bà, cha mẹ, anh chị… Từ những thực tế đó bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì để rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ để trẻ có được kỹ năng, nhận thức tốt trong cuộc sống. Hiểu cái đúng, cái sai, biết nghe lời không chỉ ở trường mà cả ở gia đình và ngoài xã hội. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trong năm học 2018- 2019, khi áp dụng các biện pháp rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi, bản thân gặp những thuậnlợi và khó khăn sau: 2.2.1 Thuận lợi: Là một giáo viên trẻ luôn mang trong mình lòng nhiệt huyết năng động, sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn có tinh thần tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân nên luôn nhận được sự quan tâm tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh. Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phâncông phụ trách nhóm lớp 4- 5 tuổi. Được nhà trường quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ về chuyên môn, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm tương đối đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập của trẻ. Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Về nhà trường: Trường mầm non Kim Tân là một đơn vị có bề dày về thành tích. Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao, 100% đạt trên chuẩn,có kinh nghiệm quản lý, làm việc có kế hoạch cụ thể khoa học, sáng tạo. Đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ 100% đạt chuẩn, đa số là giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình sáng tạo tâm huyết yêu nghề mến trẻ. Môi trường làm việc luôn dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Trẻ 4- 5 tuổi đã hoàn thiện về hệ thống phát âm và vốn từ phong phú nên khả năng hiểu nghĩa của từ cao. Khi cô giáo giải thích về các biểu tượng và hành vi đạo đức trẻ đã phần nào nhận ra và bắt chước theo. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến bậc học mần non nên họ có ý thức cho con đi học đều, đúng độ tuổi, đưa đón đúng giờ quy định và phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường để có biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất. 2.2.2. Khó khăn Cơ sở vật chất của nhà trường đã đuợc đầu tư quan tâm tuy nhiên phòng học đang còn thiếu, số trẻ trong đến lớp đông, đội ngũ giáo viên nhà truờng còn thiếu nhiều dẫn đến tình trạng quá tải cũng ảnh huởng phần nào đến việc tổ chức các hoạt động của giáo viên trong lớp. Bên cạnh đó địa bàn của thị trấn Kim Tân chúng tôi còn một số bố mẹ trẻ do quá bận với việc lo cơm áo, gạo tiền .... thời gian gần guic con còn ít do đó việc uốn nắn tình cảm, hành vi thái độ cho trẻ chưa được nhiều. Một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà nên sự quan tâm trao đổi với giáo viên không được sát sao. Một số phụ huynh lại quá cưng chiều con cháu của mình nên việc hình thành tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho con em mình chưa được thựchiện đúng mức và đúng cách và phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác trẻ ở độ tuổi này nhu cầu được độc lập trong các hoạt động, được tự khẳng định mình phát triển rất mạnh, từ đó đã nảy sinh ra mâu thuẫn là nguyện vọng của trẻ và khả năng của trẻ chưa cho phép. Trẻ không thoả mãn dẫn đến biểu hiện chống đối hoặc hành động ngược lại ý người lớn. Những thói quen hành vi đó do môi trường giáo dục ở gia đình không quan tâm chú trọng nên đến lớp cô rất khó khăn trong việc rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh chưa nhận thức rõ, chưa quan tâm đến tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức hình thành thói quen hành vi văn minh cho con em mình nên chuyện trẻ ứng xử không phù hợp cũng chưa thực sự được quan tâm. Cụ thể khi khảo sát thực tế trên 44 trẻ tại lớp tôi phụ trách vào tháng 9/2017 tôi đã thu nhập được kết quả như sau: 2.2.3 Bảng khảo sát kết quả trẻ: (Thời điểm tháng 9/2017) Tổng số trẻ 44 Nội dung đánh giá Trẻ đạt Số trẻ Tỉ % Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người, biếtnhường nhịn em nhỏ, đoàn Chưa đạt lệ Số Tỉ lệ trẻ % kết với bạn bè. Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung, thực hiện đúng giờ nào việc ấy Trẻ có hành vi văn minh trong giao tiếp, biết lắng nghe và thể hiện tình cảm thái độ của mình phù hợp với từng tình huống thực tế hàng ngày. Trẻ biết phân biệt những hành vi tốt, hành vi sấu biết yêu quê hương đất nước, yêu quý và bảo vệ môi trường Từ kết quả trên cho thấy: Việc rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi chưa cao. Hiệu quả của việc giáo dục trong gia đình và nhà truờng còn nhiều hạn chế. Từ thực tế đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ và đã đưa áp dụng một số biện pháp sau. 2.3. Các biện pháp rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức chotrẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. 2.3.1. Cô giáo là tấm guơng sáng cho trẻ học tập và noi theo. Như chúng ta đã biết, trẻ lứa tuổi này trực quan hình tượng chiếm ưu thế hàng ngày trẻ đến trường mọi hoạt động của trẻ đều có hình bóng cô cùng sự dạy bảo ân cần từ cô, 2/3 thời gian trẻ ở bên cô. Có thể nói đối với trẻ mầm non nóichung và trẻ lớp 4- 5 tuổi tôi phụ trách nói riêng thì cô giáo được xem như một người thầy, người mẹ, là người bạn gần gũi hàng ngày và được trẻ tin yêu hết mực. Chính vì vậy mà cô giáo cũng là đối tượng mà trẻ hay bắt chước nhiều nhất. Trẻ thường bắt chước cô từ lời nói, cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài, thái độ, cách cư xử đối với người xung quanh, nên để hình thành tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ thì trước hết bản thân cô giáo phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo về mọi mặt. Bởi hàng ngày thời gian của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu, trẻ luôn thích đượccô yêu thương, gần gũi. Mọi hành vi của cô được trẻ để ý và thích bắt chước làm theo. Vì vậy tôi luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn vàmọi người xung quanh. Với trẻ tôi giáo không được to tiếng quát tháo mà luônxưng hô dịu dàng bằng cô và cháu. Ví dụ: Trong giờ đón- trả trẻ tôi luôn ân cần dịudàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, khi nói vớitrẻ tôi phát âm chuẩn, rõ ràng song không khô khan, cứng nhắc. Tôi nhận thấy tưduy của trẻ gắn với yếu tố tình cảm, hành động suy nghĩ theo hứng thú trẻ ghi nhớchủ yếu qua những gì ấn tượng mạnh: Một giọng nói hấp dẫn nhẹ nhàng, khi trẻ hỏi tôi về một vấn đề gì tôi sẽ trả lời trẻ rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa chiếu lệ. Có thể nói phẩm chất đạo đức của giáo viên là một điều kiện rất quan trọng trong việc rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ, chính vì vậy người giáo viên mầm non muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của mình thì bản thân phải thường xuyên trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ tư tưởng lí luận vàtrình độ nghiệp vụ. Nhận thức rõ những điều trên bản thân tôi luôn tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn. Để trình độ chuyên môn của mình được vững vàng hơn, tôi đang tham gia học lớp đại học ngoài ra tôi còn tự nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức như truy cập Internet để nghiên cứu kỹ các tài liệu, chương trình có liên quan đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầmnon, đặc biệt tôi đi sau tìm tòi, nghiên cứu về đối tượng trẻ 4- 5 tuổi để xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể, lựa chọn nội dung phương pháp phù hợp và lồng ghép cá biện pháp rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ sao cho phù hợp với từng hoạt động. Tham dự và ghi chép đầy đủ nội dung các buổi bồi dưỡngchuyên môn do các cấp tổ chức. Thực hiện tốt sự chỉ đạo chuyên môn của nhàtrường. Học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức và học tập “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Với những biện pháp tự rèn luyện đạo đức, học tập nâng cao chuyên môn này đã giúp cho trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân được nâng lên, và có thêm rất nhiều kinh nghiệm về rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng. 2.3.2. Giáo dục trẻ những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn. * Hình thành những biểu tượng và khái niệm đạo đức đúng đắn cho trẻ. Để hình thành cho trẻ những tình cảm, thói quen hành vi đạo đức trước hết cô giáo phải biết reo vào tâm hồn trẻ những biểu tượng và khái niệm đạo đức đúng đắn để giúp trẻ hiểu và phải nhận thức đúng hành vi đạo đức đó. Qua đó trẻ hiểu thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào là ngoan, là không ngoan, thế nào là lễ phép, thế nào là không lễ phép từ đó giúp trẻ nhận thức việc mình làm. Từ yêu cầu thiết thực trển trong qua trình hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ khi giải thích cho trẻ biết nên hành động như thế nào tôi thường dẫn chứng cụ thể, rõ ràng và giải thích cho trẻ biết người bạn tốt phải là người biết nhường đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết chơi chung, biết quan tâm đến bạn khác từ đó hình thành cho trẻ tình cảm yêu thương, quý mến bạn bè, biết nhận lỗi khi mình sai, không đổ thừa cho người khác. Trẻ hiểu đuợc đạo đức như lòng tốt, sự khiêm tốn, dũng cảm, dám nhận trách nhiệm khi mình làm sai việc gì đó biết đối xử côngbằng không phân biệt . Ví dụ: Cô ơi con xin lỗi cô vì con đã làm hỏng hộp bút mầu của cô không phải bạn Quỳnh Anh đâu ạ. Giáo viên cần giúp trẻ biết so sánh, đối chiếu với các hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của mình và của người khác. Trẻ có đáo đức tốt sẽ là cơ sở để phát triển các động cơ hành vi, thúc đẩy trẻ đi đến các hành động và thói quen đúngđắn. * Rèn luyện thói quen văn minh trong giao tiếp. Để rèn luyện thói quen văn minh trong giao tiếp cho trẻ, hàng ngày tôi luôn dạy trẻ biết kính trọng, chào hỏi, lễ phép khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác. Chơi đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ, biết chia sẻ tình cảm với mọi người xung quanh. Ví dụ: Khi cô phát bé ngoan cho trẻ trẻ biết nhận bằng hai tay và nói “con cảm ơn cô”. Bên cạnh đó cần phải giáo dục trẻ có những hành vi văn hóa, vệ sinh như:giữ mặt mũi, chân tay sạch sẽ, ăn uống gọn gàng… Tôi còn chú trọng đến việc rèn cho trẻ có thói quen văn minh khi ở nơi công cộng. Ví dụ: Tôi thường xuyên dạy cho trẻ thói quen vỏ rác vào đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi hay vẽ bẩn lên tường, không bẻ cành cây hoặc ngắt hoa nơi công cộng. Việc giáo dục ý thức đạo đức là việc làm giúp trẻ hiểu tính đúng đắn của các chuẩn mực hành vi đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ thực hiện. Chính vì vậy, việc hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực hành vi đạo đức phải cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chước, đồng thời cô giáo cần phải mở rộng, nâng dần yêu cầu về chuẩn mực hành vi đạo đức trong quá trình rèn luyện thói quen đạo đức chotrẻ. * Rèn luyện thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn cho trẻ Việc hình thành cho trẻ những thái độ tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng đầu tiên đối với trẻ từ những năm đầu. Tình cảm đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong mỗi con người, nó chi phối mạnh mẽ hành vi đạo đức. Trong quá trình giao tiếp, cần giáo dục trẻ tình cảm quyến luyến và yêu mến người khác, dạy trẻ mong muốn làm theo lời chỉ dẫn của người lớn, làm người lớn hài lòng, biết kìm hãmnhững hành động làm người lớn buồn phiền đến. Đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cần rèn luyện cho trẻ những tình cảm đạo đức như lòng nhân ái, bao dung, biết yêu mến, vâng lời người lớn, lòng tự trọng, dũng cảm tinh thần trách nhiệm với những người xung quanh và với công việc. Ví dụ 1: Trong lớp có bạn Vân Anh bị đau chân, khi trò chuyện tôi đã giáo dục trẻ: Các con ơi! Hôm nay bạn Vân Anh lớp mình bị đau chân đấy, khi chơi hay hoạt động cũng bạn các con nhớ để ý đừng đụng vào chỗ đau của bạn nhé. Có bạn nào hỏi thăm xem bạn Vân Anh vì sao bị đau? Và bạn có đỡ đau không chưa? Các con ạ khi thấy bạn bị ốm, đau chúng mình phải biết quan tâm, động viên bạn cho bạn mau khỏi để cùng học tập và vui chơi với chúng mình nhé. Như thế các con mới là những bé ngoan được cô giáo và mọi người yêu quý. Ví dụ 2: Những hôm cô giáo Hương cùng nhóm bị mệt tôi thu hút trẻ lại với mình và cùng trò chuyện hỏi thăm cô, gợi cho trẻ tự quan tâm chăm sóc cô,như lấy nước mời cô, hỏi thăm cô những câu như: “Hôm nay cô giáo mệt à? Cô có cần con làm gì giúp không?”. * Hình thành cho trẻ những thói quen và hành vi đạo đức Đặc điểm của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói riêng tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, trẻ bắt trước rất nhanh và thường bắt chước cả những hành vi tốt lẫn hành vi xấu vì nhiều khi trẻ thực sự chưa kiểm tra được hành động của mình, chưa nắm vững nội dung đạo đức của hành vi, từ đó có thể dẫn đến trẻ học cả những hành vi xấu. Bởi vậy việc rèn luyện cho trẻ những kỹ xảo và thói quen hành vi đạo đức đúng đắn là vô cùng quan trọng. Do đó hàng ngày tôi thường xuyên, liên tục giáo dục trẻ biết nghe lời, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi đểgiúp trẻ phát triển tính tự giác, khả năng tự ý thức làm mà không cần người lớn nhắc. Cũng từ đó phát huy tình cảm thái độ tốt đối với bạn bè. Biết quan tâm, nhường nhịn nhau khi chơi đồ chơi, biết chơi đoàn kết và biết giúp đỡ bạn khi bạn gặn khó khăn trong khi học cũng như khi chơi và gói phần hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn bảo vệ các đồ dùng đồ chơi xung quanh mình. Ví dụ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ, lau chùi, sắp xếp gọn gàng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không quăng ném đồ chơi, biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Hình ảnh: Cô và trẻ đang lau dọn và sắp xếp đồ dùng * Rèn luyện hành vi văn hoá văn minh khi giao tiếp cho trẻ. Các hành vi giao tiếp của trẻ đuợc hình thành và phát triển chủ yếu từ việc bắt chước và phản ánh rất chân thực những điều trẻ học được. Do đó việc rèn luyện hành vi văn hoá, văn minh khi giao tiếp cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vì nếu không có sự can thiệp kịp thời của nguời lớn, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực của nguời xung quanh sẽ ăn sâu vào nhận thức và trở thành những hành vi giao tiếp không văn hoá của trẻ. Do đó khi tổ chức các hoạt động tôi thườngxuyên tạo tình huống mở, nêu guơng, khích lệ, những hành vi đúng mà trẻ cần học tập và noi theo, cạnh đó tôi chỉ ra những hành vi xấu để trẻ nắm được và nhắc nhở trẻ không nên bắt trước. cạnh đó tôi cho trẻ đánh giá và tự đánh giá những vẫn đề tôi nêu ra. Thường xuyên nhắc trẻ không nói to, không làm ảnh hưởng đến người khác,… Có thể nói: Việc bồi dưỡng và rèn luyện cho trẻ có những khái niệm, biểu tượng đạo đức, thói quen văn minh trong giao tiếp, những thái độ tình cảm đạo đức, thói quen và hành vi đạo đức là một việc làm thiết thực và đặc biệt quan trọng trong quá trình với rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mầm non nóichung và trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nói riêng. 2.3.3. Rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ định. Đây là biện pháp chủ đạo để lồng ghép rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ. Bởi vì chỉ thông qua hoạt động học trẻ mới lĩnh hội được qui tắc, hành vi trong cuộc sống theo các tiêu chuẩn đạo đức, hình thành những thói quen của hành vi đạo đức, nhờ vậy mà trẻ có những thái độ, những hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày như lễ phép, tôn trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, em nhỏ, giữ gìn và bảo vệ, bảo quản đồ dùng đồ chơi. Cụ thể tôi đã lồng ghép nội dung rèn luyện cho trẻ trong từng hoạt động học như sau: * Hoạt động âm nhạc: Thông qua hoạt động âm nhạc, tôi giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước,yêu con người, yêu quý con vật, yêu quý bản thân, biết giữ gìn vệ sinh thân thể. Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, người thân, yêu quý cô giáo và các bạn. Ví dụ 1: Khi dạy trẻ hát, múa bài “Cả nhà thương nhau”, của nhạc sỹ PhanVăn Minh. Tôi giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng lễ phép với bố mẹ trẻ biết quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình mình. Hay qua bài hát “Cô giáo em”, của nhạc sỹ Trần Kiết Tường, tôi giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng lễ phép với cô giáo. Từ đó trẻ có tình cảm yêu trường, mến lớp, yêu cô giáo, yêu bạnbè và thích được đến trường đi học để gặp cô gặp bạn. Ví dụ 2: Khi dạy bài hát “Chào hỏi”, của nhạc sĩ Trần Hoàng Tiến, mục đích của tôi không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ hát đúng hát hay mà qua đó tôi rèn chocho trẻ thói quen chào hỏi khi đi học về, khi đến trường, khi có khách đến lớp, khi gặp người lớn... Khi trẻ đã có thói quen chào hỏi thì tôi tiến hành luyện tập cách thức chào hỏi thông qua các trò chơi như: “Người lịch sự”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Tôi muốn nói câu chào”... với mục đích rèn cho trẻ cách thức chào hỏi như: khi chàongười lớn thì vòng tay cúi chào, chào bạn bè thì giơ tay, chào em nhỏ thì âuy ếm... nhờ thế thói quen chào hỏi dễ dàng chuyển thành kỹ năng trong cuộc sống của trẻ. Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc âm nhạc * Hoạt động làm quen với văn học: Qua bài thơ “Bạn mới” tôi giáo dục cho trẻ tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, khi trẻ đã ghi nhớ lời cô tôi tiến hành luyện tập bằng cách cho trẻ chơi các tròchơi có liên quan đến các tình huống giúp đỡ bạn bè trò chơi: “Gọi bạn đi học”, “Gói quà tặng bạn” “Bạn cần gì”... hay trong bài thơ “Giờ ăn” tôi luyện tập cho trẻcách thức ăn uống hợp vệ sinh...hay thông qua nội dung câu truyện “Mỗi người một việc” tôi luyện tập cho trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể mình. Qua chuyện: “Bông hoa cúc trắng” trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương kính trọng đối với bà. Hay qua bài thơ “Lấy tăm cho bà” giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép chăm sóc yêu thương, quan tâm đến các thành viên trong gia đình mình khi ăn xong biết lấy tăm rót nước cho người lớn. Bên cạnh tình yêu thương đối với ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh cần hình thành cho trẻ tính thật thà, lòng dũng cảm biết nhận lỗi, nhận trách nhiệm về mình khi làm sai không được đổ lỗi cho người khác và điều đó sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn khi trẻ được nghe câu truyện: “Bé Minh Quân dũng cảm. Quan trọng hơn nữa qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ khắc sâu trong tâm hồn trẻ lòng yêu thích thơ ca, hò vè… * Hoạt động khám phá khoa học: Hoạt động khám phá khoa học cũng giúp trẻ hình thành được tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu vạn vật cỏ cây hoa lá, yêu con người. Do đó trong các hoạt động cụ thể như qua đề tài: “Trò chuyện về các loạicây xanh”, để giúp trẻ hiểu hơn về ích lợi của cây xanh đối với đời sống con ngườivà vạn vật thì tôi hướng và gợi mở cho trẻ biết trồng cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào đối với đời sống của con người và vạn vật? Để có nhiều câyxanh và giúp cây luôn xanh tốt thì cần phải làm gì? Từ đó giúp trẻ hình thành và ý thức được tầm quan trọng và ích lợi to lớn của cây xanh đối với con người và vạn vật xung quanh, giúp trẻ biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây xanh, bằng cách thường xuyên tưới nước cho cây, nhổ cỏ, bắt sâu, và đặc biệt là không được ngắt lá bẻ cành cây để cây luôn tươi tốt tạo nhiều bóng mát cho con người đặc biệt góp phần làm cho môi trường của chúng ta xanh- sạch- đẹp... Bên cạnh đó thông qua hoạt động khám phá khoa học, trẻ được quan sát tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh bằng những vật thật như tìm hiểu về các loại hoa, quả, tìm hiểu về nước… Khi tìm hiểu khám phá về các loại quả trẻ được sờ được ngửi được nếm qua đó hình thành cho trẻ thói quen trước khi ăn quả phải rửa sạch, gọt vỏ, không được ăn những quả dập quả thối… * Hoạt động phát triên thể chất: Trước khi vào hoạt động tôi luôn trò chuyện với trẻ muốn cơ thể luôn khoẻ mạnh thì các con cần phải làm gì? Cho trẻ kể ra những gì mà trẻ biết giúp trẻ biết từđó giúp trẻ yêu quý giữ gìn và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Để cho cơ thể lớn lên khoẻ mạnh cần phải ăn đấy đủ các chất dinh dưỡng và siêng năng luyện tập thể dụcthể thao tập đều đặn, tập thường xuyên để có một cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Dạy trẻ biết cách xếp hàng theo hiệu lệnh của cô, trong lúc tập khôngđược chen lấn, hay xô đẩy nhau. Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ khi đến lớp. *Hoạt động tạo hình: Khi cho trẻ hoạt động tạo hình tôi giải thích cho trẻ biết để giữ cho vở của mình luôn sạch đẹp thì các con cần phải làm gì. Trong quá trình hoạt động như vẽ, tô màu tôi thường nhắc nhở trẻ giữ gìn và bảo quản đồ dùng của mình như không làm nhàu, quăn mép vở, không vẽ bậy ra vở, không xé vở, không bẻ màu… Hay khi cho trẻ thực hiện các bài nặn, xé dán cụ thể là “Nặn các loại quả” cô chuẩn bị khăn lau tay cho trẻ và thường xuyên nhắc trẻ khi thực hiện các con không đượccho tay vào miệng, không được lau tay vào quần áo, thực hiện xong các con lau tayvào khăn lau tay cô đã chẩn bị sẵn, không được lăn lẫn các màu đất nặn lại vớinhau mà phải lăn riêng từng màu và cất gọn gàng vào hộp và kiểm tra xem hộp của mình đã đủ các màu chưa sau đó cho trẻ đi rửa tay. Qua hoạt động tạo hình giúp trẻhình thành được những ý thức thói quen kỹ năng hàng ngày như giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức tự giác gọn gàng độc lập tính trách nhiệm và đặc biệt là đã hình thành cho trẻ thói quen kỹ năng rửa tay sau khi hoạt động với các đồ vật, đất, cát.. . Hơn nữa qua hoạt động tạo hình trẻ còn biết giữ gìn, quý trọng sản phẩm của mình củabạn làm ra. * Hoạt động làm quen với toán: Khi trẻ được hoạt động làm quen với toán trẻ được hoạt động trực tiếp với các đồ dùng từ đó cô có thể hình thành cho trẻ kỹ năng giữ gìn đồ dùng khi hoạt động không được ngậm đồ dùng vào miệng, không được xé đồ dùng, không làm bẩn đồ dùng và khi hoạt động xong biết cất đồ dùng vào nơi quy định cùng cô. Ví dụ: Khi trẻ học tiết “phân biệt chiều cao của ba đối tuợng”, cô đã chuẩnbị cho mỗi trẻ 3 ngôi nhà đuợc làm từ bìa cứng và giấy màu, đồ dùng này nếu kđuợc giữ cẩn thận sẽ dễ hỏng nên cô phải rèn trẻ phải biết giữ gìn trong lúc họccũng như lúc cất đồ dung vào đúng nơi quy định.Việc lặp lại có hệ thống cùng một hình thức hành vi trong những hành độngcụ thể sẽ hình thành ở trẻ thói quen đạo đức vững chắc. Những thói quen đạo đức giúp trẻ tích luỹ được những kinh nghiệm đạo đức,tức là những hành vi khi trẻ xử sự tốt không phải vì người khác yêu cầu trẻ phải hành động như vậy, mà là vì các em không thể làm khác được. Giáo dục hình thành tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ thông qua các hoạtđộng học là rất cần thiết vì thông qua hoạt động học đó sẽ hình thành cho trẻ những tình cảm kỹ năng thói quen, hành vi có văn hóa. 2.3.4. Tăng cường rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức chotrẻ ở mọi lúc, mọi nơi. * Hoạt động đón trẻ: Hàng ngày khi đón trẻ tôi thường rèn luyện thói quen đến lớp biết chào cô, chào bạn, chào ông bà, bố mẹ, anh chị khi họ ra về. Vì hoạt động đón trẻ là hoạt động thường xuyên liên tục nên việc rèn luyện thói quen cho trẻ sẽ có nhiều thuận lợi, khi đón trẻ vào lớp cô luôn nhắc trẻ các con đến lớp phảibiết chào hỏi lễ phép, biết chơi với bạn biết giúp đỡ bạn… Việc cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, vui vẻ niềm nở tạo cho trẻ cảmgiác vui vẻ thoải mái, cảm giác được yêu thương tôn trọng điều đó giúp trẻ càng yêu trường, yêu lớp, yêu mến cô giáo và thích được đến lớp với cô với bạn. Chínhvì vậy, hàng ngày tôi rất chú trọng, kiên trì rèn luyện đạo đức cho trẻ, Tôi luôngần gũi, yêu thương và trò chuyện với trẻ một cách cởi mở, tự nhiên để trẻ tự bộclộ bản thân. Ví dụ: Khi trò chuyện cùng trẻ về gia đình trẻ, tôi hỏi trẻ: Gia đình của các con có những ai? Bố mẹ các con làm nghề gì? Nhà các con có mấy anh, chị em? Con sẽ làm gì khi em bé đòi đồ chơi của con? Con sẽ làm gì khi ông bà, bố mẹ…đau ốm? ( Nên cho hình ảnh cô đang trò chuyện với trẻ). Hình ảnh: Cô giáo đang ân cần niềm nở đón trẻ vào lớp * Hoạt động ngoài trời: Giờ hoạt động ngoài trời giúp trẻ được trải nghiệmđược tiếp xúc với những đồ dùng đồ chơi, đồ vật cây cối, hoa lá một cách trực tiếpnên việc hình thành những tình cảm đạo đức cho trẻ rất gần gũi, dễ dàng và thực tế. Ví dụ: Khi cho trẻ được quan sát chăm sóc vườn rau ở sân trường tôi cho trẻđược trực tiếp quan sát, được sờ vào cây được cảm nhận vẻ đẹp từ cây được nhổ cỏ, nhặt lá tưới nước bắt sâu.Từ đó giúp trẻ ý thức được rằng muốn cho vườn rauluôn tươi tốt thì cần phải chăm sóc bảo vệ một cách cẩn thận chu đáo thường xuyên và đặc biệt không được ngắt lá, dẫm vào rau điều đó sẽ giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Hình ảnh: Cô và trẻ đang chăm sóc vườn rau * Hoạt động góc: Đối với trẻ mầm non thì việc “Học bằng chơi – chơi mà học”, vì thế khitham gia hoạt động góc trẻ được trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộcsống, qua đó đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phải sáng tạo và chủ động khi chơi, khi trẻ chơi tôi luôn quan sát và hướng dẫn trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ. Tôi luôn gợimở cho trẻ khi chơi phải làm những gì? biết đoàn kết, giao lưu với bạn, không xô đẩy quang ném đồ chơi biết giữ gìn lau chùi, sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định cùng cô. Thông qua hoạt động góc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh. * Hoạt động ăn trưa - ngủ trưa: Trước khi vào giờ ăn tôi nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạchsau đó cho trẻ ngồi vào bàn ăn và đọc bài thơ: Giờ ăn Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa bát đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi cơm vãi ( Tác giả: Lê Thị Hoa) Hàng ngày đến giờ ăn tôi cho trẻ đọc bài thơ này để giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ những gì trong giờ ăn mình cần thực hiện. Trong các giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn cho trẻ gợi ý cho trẻ mời cô mời bạn cùng ăn cơm, trong khi trẻ ăn, tôi âncần, khích lệ, động viên trẻ ăn hết suất, trong khi ăn không làm rơi vãi cơm, thức ăn ra bàn, xuống đất, không nói chuyện riêng khi ăn, khi ho hoặc sặc phải biết chemiệng hoặc quay ra ngoài. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như: Rửa tay sạch tay, mặt trước và sau khi ăn, lau miệng sau khi ăn, trẻ biết cáchsử dụng những đồ dùng, dụng cụ trong ăn uống một cách đúng đắn. Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyện, ăn hết suất. biết mời cô và các bạn trước khi ăn, biết tự dọn, cất đồ dùng, bát, đĩa, thìa… đúng nơi quy định hoặc biết giúp cô chuẩn bị bàn ăn, ngồi ngay ngắn, không làmảnh hưởng đến người xung quanh khi ăn. Bên cạnh hoạt động ăn, thông qua hoạt động ngủ của trẻ cũng giúp trẻ biết rằng phải ngủ đủ giấc ngủ đúng giờ quy định, khi ngủ không được nói chuyện riêng, không được kéo gối không được gác chân, tay lên người bạn. * Hoạt động nêu gương cuối ngày: Tâm lý của con người nói chung đều rất thích được khen hơn là chê nhất là trẻ nhỏ, trẻ rất thích được khen ngợi, động viên khi làm được việc tốt. Những lời độngviên, những phần thưởng nhỏ cũng làm trẻ vui sướng và khích lệ trẻ cố gắng hơnnữa để lại được khen, được thưởng. Khi dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ biết cách nhận xét tự nhận xét về mình về bạn hôm nay mình có ngoan hay không ngoan và lí do vì sao chưa ngoan. Từ đó tôi luôn để ý quan sát từng lời nói, hành vi cử chỉ của trẻ, xem những điều trẻ nói có đúng với việc trẻ làm không để kịp thời nêu gương bạn ấy trước lớp cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đã làm được nhiều việc tốt hoặc đã nhận ra khuyết điểm của mình rất đáng được khen và thưởng cắm cờ bé ngoan trong ngày. Tôi luôn đưa ra các chỉ tiêu yêu cầu để tặng hoa bé ngoan như “Bé sạch sẽ, bé lễ phép, bé học ngoan”, điều này đã giúp tôi khuyết khích trẻ thíchthú và mong muốn ngày nào cũng ngoan để được cắm cờ hoa bé ngoan của cô. Ví dụ: Cuối ngày tôi thường cho trẻ nhận xét xem hôm nay đến lớp cón hững bạn nào ngoan sau khi trẻ nhận xét xong tôi sẽ đưa ra nhận xét chung. À đúng rồi đấy các con ạ hôm nay đến lớp bạn Thiện Nhân rất ngoan vì đến lớp biết chào cô, trong giờ ăn bạn ăn rất nhanh không làm rơi vải cơm thức ăn ra bàn không nói chuyện riêng vậy bạn có ngoan không? cả lớp hãy học tập và tuyên dương các bạn nào.Hoạt động nêu gương sẽ hình thành ở trẻ sự tự tin, lòng dũng cảm. Còn với những bạn chưa ngoan thì tôi tạo cơ hội cho trẻ bằng cách mời trẻ lên đọc thơ, hát múa và tặng những món quà nhỏ để khuyến khích động viên trẻ cố gắng hơn nữa để lần sau cũng được nhận nhiều quà như các bạn. * Hoạt động trả trẻ: Khi trả trẻ tôi cho trẻ hát bài “Đi học về” cho trẻ đứng dậy chào cô chào bạn trước khi về, qua hoạt động trả trẻ nhắc trẻ về nhà biết vâng lời ông bà, cha mẹ, trước khi ăn biết mời người lớn, khi ăn không nói chuyện không làm rơi vải cơm ra ngoài, ăn xong biết lấy tăm mời người lớn, về nhà biết nhường nhịn đồ chơi với embé, không tranh dành đồ chơi với bạn, không vẽ bậy lên tường ăn xong biết vứt rácvào nơi quy định.Từ đó tôi đã tạo được sự tin tưởng lớn từ phụ huynh, tôi thấyphấn khởi, thoải mái để trao đổi với tôi về tình hình của trẻ ở nhà và cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của trẻ từ khi đến lớp. 2.3.5. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh. Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai tròkhông nhỏ trong việc giáo dục trẻ, vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh trongviệc rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt điều đó tôi đã lên kế hoạch cụ thể như: Trong buổi họp phụhuynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ, trò chuyện với phụ huynh để hiểu thêm về đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu ở nhà, từ đó giúp cô kịp thờinắm được đặc điểm tình hình của từng trẻ trong lớp ngay từ đầu năm và kịp thời có những biện pháp, phương giáo dục uốn nắn trẻ tích cực và hiệu quả nhất. Tôi cũng đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về việc phụ huynh không nên nuông chiều con thái quá, phải giải thích cho trẻ hiểu cái gì là tốt, cái gì chưa tốt, cáigì nên làm và cái gì không nên làm. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn củamình đó là sai, là không đúng, là chưa ngoan. Hơn nữa phụ huynh phải mẫu mựctrong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ những hiếu sót về hành động cử chỉ trong giao tiếp với mọi người xung quanh từ đó sẽ giúp cho công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh thuận tiện hơn. Bên cạnh đó tôi xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh tại lớp, thườngxuyên thay đổi nội dung tuyên truyền để phụ huynh nắm được thông tin kịp thời. Ở góc trao đổi với phụ huynh tôi treo những hình ảnh bé nói lời hay, bé làm việc tốt, hoặc những bài thơ có nội dung liên quan đến hành vi đạo đức của trẻ, từ đó giúp phụ huynh hiểu cảm nhận được rằng từ khi trẻ đi học về nhà trẻ đã có thói quenchào ông bà , bố mẹ, biết ăn xong vứt rác vào thùng rác, biết mời người lớn trướckhi ăn biết nhận quà bằng hai tay, biết cảm ơn khi nhận được quà, biết xin lỗi khi mình làm sai. Nên việc trao đổi với phụ huynh sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Qua khảo sát thực tế khi đã áp dụng các biện pháp mà tôi đã đưa ra tôi đã nhậnđược kết quả như sau: * Đối với hoạt động giáo dục: Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm hình thànhtình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi do tôi phụ trách, bản thân thấy có sự chuyển biến rõ nét: Trẻ có thói quen tốt trong vệ sinh ăn uống, vệsinh cá nhân, hành vi của trẻ văn minh hơn. * Kết quả khảo sát trên trẻ cuối năm học 2018- 2019: Tổng Nội dung đánh giá số trẻ Trẻ đạt Số trẻ Tỉ % 44 Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép với mọi Chưa đạt lệ Số Tỉ lệ trẻ % người, biếtnhường nhịn em nhỏ, đoàn kết với bạn bè. Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung, thực hiện đúng giờ nào việc ấy Trẻ có hành vi văn minh trong giao tiếp, biết lắng nghe và thể hiện tình cảm thái độ của mình phù hợp với từng tình huống thực tế hàng ngày. Trẻ biết phân biệt những hành vi tốt, hành visấu biết yêu quê hương đất nước, yêu quý và bảo vệ môi trường * Đối với bản thân: Qua việc thực hiện đề tài này, bản thân đã phần nào được trang bị thêm rất nhiều kiến thức về các biện pháp nhằm rèn luyện cho trẻ có tình cảm thói quenhành vi đạo đức tốt.Thông qua các hoạt động hành ngày để có phương pháp và biện pháp giáo dục uốn nắn trẻ kịp thời. * Đối với đồng nghiệp: Khi trẻ đã có tình cảm thói quen hành vi đạo đức tốt sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho các đồng nghiệp nhận những trẻ này ở năm học tiếp theo vì trẻ đã có nền tảng tiền đề ngay từ ban đầu, chỉ cần củng cố phát huy hơn nữa về tình cảm thói quen hành vi đạo đức cho trẻ phù hợp với tâm sinh lý của độ tuổi mình phụ trách. 3. Kết luận, kiến nghị Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu tìm ra các biện pháp rèn luyện tình cảm,thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi đạt hiệu quả, tôi đã rút ra một số bài học sau: Việc rèn luyện những tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mẫugiáo 4- 5 tuổi là vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi vì nó rất gần gũi, thiết thực đối với trẻ, góp phần vào sự phát triển nhân cách, đạo đức tình cảm của trẻ chính vìvậy giáo viên cần phải tạo môi trường không gian cho trẻ được trải nghiệm dần dần “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Để giúp việc rèn luyện tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ đượcnâng cao và tốt hơn nữa giáo viên phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tựnghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, luôn có ý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan