Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

.PDF
60
216
110

Mô tả:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, là vấn đề cơ bản nhất hiện nay của nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, cũng như trong thời kỳ hậu gia nhập WTO. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước và một xã hội phát triển tiên tiến. Ở nước ta để đảm bảo phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, một trong những vấn đề chiến lược là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, việc hoàn thiện đổi mới hệ thống pháp luật nước ta trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Trong đó, nội dung yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với công cuộc đổi mới và dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Điều quan trọng là phát huy tối đa tính dân chủ, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều kiện hết sức quan trọng đẻ xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã chính thức Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Vì khi hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ thúc đẩy xã hội phát triển một cách nhanh chóng, nhất là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ nhu cầu kinh tế - xã hội nước ta hiện nay đòi hỏi phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn. Với lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền”. 2. Nội dung của đề tài Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng từ đó thấy được việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền như thế nào. Khi nghiên cứu đề tài này chúng ta sẽ phân tích những ưu nhược điểm của hệ thống pháp luật nước ta, để thấy được những điểm cần phát huy, những điểm nào cần hạn chế của hệ thống pháp luật, từ đó có những giải pháp hoàn thiện góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền. GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền TH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền 3. Mục đích của đề tài Việc xác định rõ mục đích nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những định hướng vững chắc cho quá trình thực hiện đề tài, không đi chệch hướng khỏi những định hướng đã chọn. Mục đích của đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đồng thời đóng góp cho đọc giả thêm một tài liệu về vấn đề này. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong đề tài này tác giả sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích, chứng minh. - Phương pháp tiếp cận thông tin: dựa trên những quy định của pháp luật, sách báo, tạp chí. 5. Bố cục đề tài Bố cục đề tài gồm: -Mục lục Trung tâm -Học liệu1:ĐH Cần Thơ Tài liệu tậphộivàchủnghiên Chương Cơ sở lý luận về @ hệ thống pháphọc luật Xã nghĩa vàcứu Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa - Chương 2:Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành – giải pháp và phương hướng hoàn thiện – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa - Kết luận Đề tài chỉ nghiên cứu ở một chừng mực nào đó, với mong muốn đóng góp ý kiến phần nào vào hệ thống pháp luật để làm cho hệ thống pháp luật ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Do trình độ và năng lực còn hạn chế nên bài viết của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của quý thầy cô và đọc giả để đề tài được hoàn thiện hơn!!! GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền TH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... Trung…………………………………………………………………………………….... tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………….... GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền TH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền LỜI CẢM ƠN Thành kính biết ơn gia đình đã vất vả chăm lo cho con ăn học suốt những năm qua để có được như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn: Tất cả quý thầy cô trong Trường Đại học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô Khoa luật nói riêng đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi suốt bốn năm đại học qua. Thư viện Trung tâm Trường Đại học Cần thơ, Thư viện Thành phố Cần thơ và thư viện Khoa Luật cùng quý thầy cô trong thư viện đã cung cấp những tài liệu quan trọng trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham khảo tài liệu để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn này đến cô Huỳnh Thị Sinh Hiền đã tận tình giúp đở, chỉ dẫn cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Và xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên Khoa Luật khóa 30 đã giúp đở cho tôi trao Học dồi cùng tôi ĐH những kiến Thơ thức quý Trungvàtâm liệu Cần @ báo. Tài liệu học tập và nghiên cứu Cuối cùng, Tôi xin gửi đến toàn thể quý thầy và các bạn sinh viên lời chúc tốt đẹp nhất!!! Huỳnh Thanh Tốt Luật Thương mại K30 GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền TH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1.1. Khái niệm hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm triết học Mac-Lênin “Pháp luật là công cụ thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, để duy trì sự thống trị của mình, giai cấp nắm chính quyền thông qua bộ máy Nhà nước đặt ra pháp luật nhằm hướng dẫn hoạt động của mọi người trong xã hội, nhằm đặt mọi người trong khuôn khổ phù hợp với lợi ích của nó”. Pháp luật Xã hội chủ nghĩa thể hiện sự thống nhất ý chí của giai cấp lãnh đạo mà giai cấp lãnh đạo trong Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp khác. Đây là nguyên tắc không thể thiếu được của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Mặc khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích diều chỉnh quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh giữa các tầng lớp xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật Trungtựtâm liệu ĐH Thơ @ trị, Tàibảo liệu tậpcốvà cứu phù Học hợp với ý chí củaCần giai cấp thống vệ học và củng địanghiên vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội, pháp luật là do Nhà nước, đại diện chính thức cho toàn xã hội ban hành. Vì vậy, ở chừng mực nào đó pháp luật còn thể hiện ý chí của giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ví dụ: pháp luật xã hội chủ nhgiã cùng với việc thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao đông dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển nhất định không thể không tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội. Xét về bản chất, pháp luật là một hiện tựợng vừa mang tính giai cấp lại vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính này quan hệ mật thiết với nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Nói cách khác, không một kiểu pháp luật nào chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; và ngược lại cũng không có kiểu pháp luật nào chỉ thể hiện tính xã hội. GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 1 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa là hệ thống ý chí, nguyện vọng của nhân dân được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật. Trong đó, tất cả các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhân viên Nhà nước và công dân phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh triệt để, chính xác. Tóm lại, Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật, được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo một trình tự và hình thứ nhất định. Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau: - Tính khách quan: Đây là điểm quan trọng nhất, thể hiện tính phụ thuộc của cả hệ thống pháp luật, của từng ngành luật, chế định pháp luật và cả từng quy phạm pháp luật trong các chế định vào tồn tại xã hội. Nghĩa là các quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội của thực tiễn khách quan quyết định sự tồn tại cũng như đặc điểm nội dung, tính chất của cả hệ thống pháp luật và từng bộ phận cấu thành nó. Trung tâm -Học liệu ĐH Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tính thống nhất,Cần hài hoà bên trong: Đây là đặc trưng của hệ thống. Trong bức thư gửi Smít năm 1890 Ph. Ằnghen viết: “Trong một quốc gia hiện đại, pháp luật không những phải là sự biểu hiện các điều kiện kinh tế, mà còn phải thể hiện sự hài hoà bên trong”.Tính thống nhất, hài hoà bên trong thể hiện ở nhiều khía cạnh: Trước hết, về mặt khách quan, tính thống nhất, hài hoà bên trong của hệ thống pháp luật được quyết định bởi tính thống nhất của của chế độ kinh tế, chính trị - xã hội của một quốc gia hiện đại. Hai là, hệ thống ấy được xây dựng và được thực hiện trong thực tiễn đời sống dựa trên những nguyên tắc chung – những tư tưởng chủ đạo thống nhất. Ba là, sự liên kết chặt chẽ, hài hoà, không mâu thuẫn nhau giữa các quy phạm pháp luật trong từng văn bản, từng chế định, từng ngành luật và giữa tất cả các bộ phận ấy với nhau trong hệ thống pháp luật. - Sự phân chia hệ thống pháp luật thành những bộ phận cấu thành: + Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật. Nó cấu thành chế định pháp luật, các ngành luật và cả hệ thống pháp luật. GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 2 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền + Chế định pháp luật là một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có những đặc điểm chung và có quan hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một loại quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh. + Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh cùng một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất thuộc mọi lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Một hệ thống bao giờ cũng có cơ cấu bên trong của nó. Hệ thống pháp luật bao gồm các tiểu hệ thống hợp thành là các ngành luật. Các ngành luật lại bao gồm các tiểu hệ thống nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật hoặc phân ngành luật. Các chế định được hợp thành từ những quy phạm pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài những đặc điểm chung của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa thì hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một số đặc điểm riêng sau: 1.1.2.1. Pháp luật Xã hội chủ nghĩa phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân Ý chí nguyện vọng của nhân dân là đòi hỏi ước muốn nhằm đáp ứng những nhu cầu về tồn tại và phát triển của họ. Tức là thoả mãn tối đa những nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân. Quan điểm này thể hiện bản chất của Nhà nước và đãHọc đượcliệu khẳng định trong tất cả bảnliệu Hiếnhọc pháp. Đặc là Hiếncứu pháp Trungtatâm ĐH Cần Thơ @các Tài tập vàbiệt nghiên 1992 (sửa đổi) đã khẳng định: “Nhà nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa các giai cấp công nhân với nông dân và trí thức”. Pháp luật là quyền lực cao nhất của Nhà nước, công cụ này được Nhà nước sử dụng nhằm để điều chỉnh các quan hệ phát sinh. Ngày nay bài học lấy dân làm gốc với tư tưởng bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành đều của dân luôn nhất quán trong lịch sử xây dựng và phát triển Nhà nước ta càng trở nên hết sức quan trọng. Sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh, ý chí của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; phải xây dựng hệ thống pháp luật trong sạch, vững mạnh, gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí nguyện vọng của nhân dân; đảm bảo thực tế pháp luật phải thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, pháp luật là tư tưởng ý chí của giai cấp cầm quyền nhưng ở Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Nên ý chí của giai cấp cầm quyền cũng là ý chí nguyện vọng của nhân dân. GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 3 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền 1.1.2.2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa phản ánh các quyền của nhân dân Đó là quyền con người, quyền công dân, quyền cộng đồng, quyền dân tộc và các biểu hiện qua quyền kinh tế, chính trị, xã hội…Đương nhiên các quyền điều dựa trên một trình độ kinh tế nhất định. Trong một nước còn kém phát triển như nước ta hiện nay có thể có hai khuynh hướng tiêu cực ảnh hưởng đến lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền đó là sự thiếu vắng hai yếu kém sự tự ý thức về các quyền và đi kèm với sự yếu kém đó là không ý thức được đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, hoặc do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, tự ý thức về quyền cao hơn trình độ kinh tế - xã hội đang có bảo đảm cho nó, gây ra những áp luật chính trị không lành mạnh đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. 1.1.2.3. Pháp luật xã hội chủ nghĩa sự ngự trị tối cao trong đời sống xã hội Đây là một nguyên tắc cơ bản của Nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền không một tổ chức, cá nhân nào đứng trên pháp luật, vượt qua ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Đối với Đảng ta là một thành viên cũng lại là người lãnh đạo, vấn đề đặt ra là giải quyết các mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, một nguyên tắc Hiến định với việc Đảng hoạt động trong khuôn khổ và liệu pháp ĐH luật, Cần giải quyết Đảng viênhọc chấptập hànhvà điều lệ, kỷ cương, TrungHiến tâmpháp Học Thơvấn @đềTài liệu nghiên cứu cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. Trong thực tế hiện nay có nhiều mâu thuẫn không thể vượt qua. Bởi nhiều trường hợp Đảng viên vẫn tôn trọng tuân thủ pháp luật Nhà nước, nhưng có thể vi phạm điều lệ, nghị quyết của Đảng. Trong thực tiễn tồn tại khác nhau giữa yêu cầu với hai phẩm chất, tư cách, hành vi một Đảng viên với một công dân. Mặt khác quá trình soạn thảo các văn bản luật và nghị quyết là rất khác nhau về chủ thể sáng kiến, mục đích và yêu cầu. Đây là vấn đề quan trọng đặt ra trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, nhiều trường hợp pháp luật của Nhà nước chưa phải là quy phạm bao quát nhất, cao nhất mà lại là nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Một Đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng nhưng không thể coi là vi phạm pháp luật Nhà nước. 1.1.2.4. Pháp luật xã hội chủ nghĩa phản ánh xu thế chung của nhân loại Những chuẩn mực chung của nhân loại không phải lúc nào cũng dễ dàng được sự thừa nhận chung. Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào cũng xác định được chuẩn mực, những giá trị tiến bộ chung của nhân loại. Nhà nước pháp quyền của ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đây là một vấn đề tương đối mới chưa có khuôn mẫu. Nếu GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 4 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền chúng ta lấy chuẩn mực của các nước tiên tiến mà không có sự chọn lọc, tiếp nhận một cách phù hợp với điều kiện nước ta thì vô hình dung làm cho vấn đề càng thêm phức tạp. Không chỉ phức tạp trong quá trình lãnh đạo của Đảng mà còn trong việc quản lý của Nhà nước, xây dựng pháp luật, mà còn trong cả việc hội nhập quốc tế và việc chấp nhận của quần chúng trong nước. 1.1.3. Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng tỏ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật. 1.1.3.1. Tính toàn diện của một hệ thống pháp luật Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thể Cần nói đâyThơ là tiêu để “định mộtnghiên hệ thốngcứu pháp Trungthống tâmpháp Họcluật. liệuCóĐH @chuẩn Tài liệu họclượng” tập và luật nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định lượng được mới có thể nghiên cứu để “định tính”. Xã hội bao giờ cũng tồn tại với tính cách là một chỉnh thể, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả các lĩnh vực ấy điều đòi hỏi một sự điều chỉnh của pháp luật ở mức độ này hay mức độ khác. Do vậy tính toàn diện của hệ thống pháp luật đòi hỏi khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, đảm bảo không một lĩnh vực nào của xã hội đứng ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở hai cấp độ: -Ở cấp độ chung đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung lôgíc và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng. -Ở cấp độ cụ thể đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật ngay trong bản thân một ngành luật. Cơ sở xác định cơ cấu các ngành luật là tính đặc thù của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh pháp luật. Yêu cầu chung của tính toàn diện không chỉ đòi hỏi sự đầy đủ của các ngành luật mà còn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các ngành luật, tức là các ngành luật phải nằm chung trên một mặt phẳng phát triển. trong mấy chục năm qua, hệ thống pháp luật GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 5 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của chúng ta rơi vào tình trạng chấp vá, phát triển lệch, là nhiều ngành luật quan trọng như luật dân sự, luật lao động, đã có một trình độ thấp lạc hậu, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế thiếu các đạo luật tương ứng, không được điều chỉnh hay “điều chỉnh vay mượn” từ các ngành luật khác, nên phát triển kém hiệu quả, dẫn đến không phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. 1.1.3.2. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú ý xem giữa các bộ phận của hệ thống có trùng lập, chồng chéo hay mâu thuẫn nhau? Sau khi xem xét tiêu chuẩn tính toàn diện cần phải dựa theo tính đồng bộ để đi sâu phân loại, đặt các hệ thống pháp luật trong mối liên hệ qua lại để phân tích, đối chiếu, xác định rõ mức độ thống nhất (đồng bộ) trên cơ sở đó xác định tính chất và trình độ của một hệ thống pháp luật. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng thể hiện ở hai mức độ: -Ở cấp độ chung đó là sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau. Để đạt tới mục tiêu này cần giải quyết tốt hai vấn đề lớn: Một là, phải xác định rõ ranh giới giữa các ngành luật. Hai là, phải tạo ra được một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản (thể hiện trong các văn bản luật) để tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của toàn hệ thống pháp luật. Trung tâm -Ở Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cấp độ cụ thể tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lập, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Như vậy, xét theo cơ cấu của mỗi ngành luật với ba thành tố cơ bản thì ngành luật có tính chất loại, chế định pháp luật có tính chất nhóm còn quy phạm pháp luật có tính chất tế bào. Để tạo ra tính đồng bộ phải giải quyết triệt để, đúng đắn mối quan hệ loại - nhóm - tế bào. Điều đó đòi hỏi một mặt phải có quan điểm tổng quát để có thể xác định tính chất chung của của mỗi ngành luật, cơ cấu các chế định, mặt khác phải có quan điểm cụ thể để dự kiến chính xác các tình huống và hoàn cảnh cụ thể, từ đó đề ra các quy phạm phù hợp. 1.1.3.3. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể hiện cao hơn hoặc thấp hơn trình độ đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán và các quy phạm xã hội khác. GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 6 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Một hệ thống pháp luật có thể được xây dựng khá toàn diện, không có mâu thuẫn, nhưng lại không phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, là một hệ thống ảo. Đó có thể là một hệ thống pháp luật vay mượn hay sao chép. Tuy nhiên trên thực tế ít có trường hợp cả hệ thống pháp luật rơi vào tình trạng không phù hợp, mà thường là không phù hợp của từng bộ phận thuộc hệ thống pháp luật nói chung. Sở dĩ, một bộ phận của hệ thống pháp không phù hợp với đời sống xã hội do sai lầm chủ quan khi xây dựng chúng hoặc bộ phận bị lạc hậu do các quan hệ mà chúng điều chỉnh đã thay đổi, nhưng các quy phạm ấy chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, tạo ra khoảng cách nhất định làm cho chúng mất tác dụng. 1.1.3.4. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao Kỹ thuật pháp lý là tổng thể những phương pháp phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật, chứa đựng các nguyên tắc, các quy tắc khoa học nhằm bảo đảm cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Hoạt động lập pháp trong một ý nghĩa nào đó mang tính chất công nghệ. Toàn bộ hoá trình này được thực hiện bởi một hệ thống các phương pháp công nghệ, từ phương pháp phát hiện các nhu cầu cần điều chỉnh của pháp luật, điều tra, Trungkhảo tâmcứu, Học Cầntiêu, Thơ Tàitắc, liệuđếnhọc nghiên xácliệu định ĐH các mục các @ nguyên việctập chọnvà hình thức thểcứu hiện, sử dụng ngôn ngữ pháp lý xây dựng các quy phạm, các chế định và dự thảo văn bản, kiểm nghiệm dự thảo văn bản trên thực tế, giám định văn bản… Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là: - Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. - Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật. - Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgic, chính xác và một nghĩa. 1.1.4. Một số nguyên tắc chung đối với xây dựng pháp luật Xã hội chủ nghĩa. 1.1.4.1. Bảo đảm và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng pháp luật. Trong điều kiện Đảng cầm quyền thì bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là vấn đề sinh tử của cách mạng. Bởi vì, chỉ tăng cường sự lãnh đạo của GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 7 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Đảng mới “giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng Xã hội chủ nghĩa”. Để lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện đổi mới, Đảng phải tự đổi mới, chỉ trên cơ sở đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng mới bảo đảm được chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức quản lý xã hội. Vì vậy, Đảng phải cụ thể hoá nội dung, phương thức lãnh đạo với từng lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. Đối với xây dựng pháp luật – khâu tiếp nối sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời là mắt khâu đầu tiên của quản lý Nhà nước – thì sự lãnh đạo của Đảng phải được xác lập trên hết và trước hết. Điều này đòi hỏi: - Các cơ quan lãnh đạo của Đảng đảm bảo tính nhất quán trong chủ trương, đường lối; bất kì một sự không ăn khớp, một sự mâu thuẫn nào đều ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật, đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Mặt khác, các cơ quan của Đảng phải tôn trọng các cơ quan Nhà nước có chức năng xây dựng pháp luật, tránh tình trạng “ở một số nơi, cấp uỷ đồng tình, thậm chí còn ra nghị quyết trái pháp luật để chính quyền thực hiện”. - Tập trung sự lãnh đạo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng pháp Trungluật, tâmtrước Học ĐHhội, Cần Thơ Tàithời liệu tậpđường và nghiên cứu hếtliệu là Quốc Chính phủ@ để kịp thểhọc chế hoá lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật. - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp luật, đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng cơ chế và quy chế về mối quan hệ giữa các cơ quan của Đảng và các Uỷ ban của Quốc hội, làm rõ mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Bộ Chính Trị với Ban cán sự Chính phủ, các bộ phận và giữa các Ban cán sự với nhau cho phù hợp với mối quan hệ về mặt Nhà nước. - Phát huy vai trò tích cực của đội ngũ Đảng viên là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, các Đảng viên là các cán bộ có thẩm quyền ban hành pháp luật. 1.1.4.2. Nguyên tắc khách quan Tính khách quan của pháp luật quy định tính khách quan của xây dựng pháp luật. Từ lâu, Mác đã khẳng định: “quyền lập pháp không tạo ra luật pháp, nó chỉ phát hiện và nêu luật pháp”. Để đảm bảo tính khách quan trong xây dựng pháp luật một số vấn đề đặt ra: GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 8 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền - Nói xây dựng pháp luật phải khách quan không có nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền chỉ bê nguyên, sao lại, chụp lại các sự kiện, hiện tượng thực tế. Ngược lại, xây dựng pháp luật trong khi tôn trọng sự thật khách quan phải phát hiện ra cái bản chất, khuynh hướng, động lực từ những mối liên hệ phổ biến của các hiện tượng, tái tạo lại ở trình độ tư duy lôgic những quan hệ xã hội có tính phổ biến, tính chung, lọc bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tự phát và bằng hoạt động mang tính tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ để mô tả chung dưới dạng các quy tắc xử sự của hành vi. - Để xây dựng pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, đòi hỏi các cơ quan xây dựng pháp luật phải bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thực tiễn và yêu cầu của quản lý Nhà nước trong từng thời kỳ, bám sát thực tiễn pháp lý trên cơ sở tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến dự án khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, thực trạng thái độ, tâm lý phản ứng của dư luận xã hội. Mặt khác tính khách quan trong xây dựng pháp luật cũng đòi hỏi phải khắc phục, gạt bỏ căn bệnh cục bộ địa phương, cục bộ ngành, coi thường lợi ích chung, lợi ích chính đáng của xã hội. 1.1.4.3. Nguyên tắc dân chủ Xã hội chủ nghĩa Dân chủ là thuộc tính cơ bản của pháp luật Xã hội chủ nghĩa bởi nó là Trungphương tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tiện tổ chức của một nhà nước dân chủ, một xã hội dân chủ, bảo đảm trên thực tế mọi quyền lực “không chia sẻ thống nhất trong tay nhân dân, những việc hệ trọng điều do dân quyết định, dân đều được tham gia công việc quản lý xã hội với các hình thức thích hợp, mọi người đều bình đẳng, đều có điều kiện và cơ hội ngang nhau trong việc trong việc thực hiện các quyền tự do dân chủ, phát triển toàn diện nhân cách trí lực và sức lực phù hợp với quyết định của mình. Nói cách khác, pháp luật dân chủ phải là pháp luật vì con người, phục vụ con người, đảm bảo sự an toàn cho con người, hướng dẫn tạo điều kiện cho con người làm chủ được bản thân, Nhà nước và xã hội là pháp luật tồn tại chỉ vì con người”. Đó là định hướng xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác xây dựng pháp luật mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “làm cho pháp luật ngày càng nhiều hơn, tốt hơn”. 1.1.4.4. Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng pháp luật trên cơ sở của pháp luật; Mọi cán bộ và nhân viên Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám xác và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 9 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền luật. Tại điều 12 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Pháp chế là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của Nhà nước. Nguyên tắc pháp chế không chỉ có tính độc lập trong hệ thống các nguyên tắc mà còn chi phối, hỗ trợ, bảo đảm cho các nguyên tắc khác thực hiện. Chẳng hạn, nguyên tắc dân chủ sẽ chỉ là hình thức, thậm chí bị lợi dụng, bị chà đạp nếu như những giá trị dân chủ không được thể chế hoá, không được đảm bảo bởi sự nghiêm minh của pháp luật và bộ máy thi hành pháp luật. 1.1.4.5. Nguyên tắc khoa học Nguyên tắc khoa học trong xây dựng pháp luật có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: - Trước hết, nguyên tắc khoa học đòi hỏi phải tổ chức một cách khoa học quá trình xây dựng pháp luật, tức là thực hiện quản lý khoa học lĩnh vực xây dựng pháp luật. - Tổ chức khoa học công tác biên soạn từng văn bản pháp luật cụ thể, nhất là các văn bản liên tịch do nhiều cơ quan, tổ chức ban hành. - Tuân thủ triệt để các quy tắc kỹ thuật soạn thảo văn bản, bảo đảm văn bản có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với nội dung, đúng chức năng sử dụng từng thể loại Trungvăn tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu bản, ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày các quy định sáng, rõ, mạch lạc, dễ hiểu, giải quyết được hài hoà mâu thuẫn của pháp luật. 1.1.5. Hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật trong công cuộc xây dựng Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Hiện nay, việc xây dựng hệ thống pháp luật nước ta là một đòi hỏi cấp thiết, một tất yếu khách quan. Tính cấp thiết và tính khách quan bắt nguồn từ đòi hỏi xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì nhân dân, từ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, từ việc mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mà hệ thống pháp luật nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khu vực và thế giới. Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam có rất nhiều văn bản mâu thuẫn, chồng chéo nhau hoặc lỗi thời cần sửa đổi bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới.Ngoài ra, còn có những nhóm quan hệ xã hội quan trọng chưa được pháp luật điều chỉnh đầy đủ. Có nghĩa là còn nhiều lỗ trống của pháp luật. Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu, tham khảo pháp luật của các quốc gia thuộc các hệ thống khác nhau và rất cần thiết. Qua việc nghiên cứu này chúng ta có thể chọn lọc những ý tưởng kinh nghiệm của họ, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 10 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, vừa phù hợp với nền tảng pháp lý chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Trước tình hình đó, chúng ta phải đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng của hoạt động lập pháp là một yêu cầu tất yếu. Ngoài ra chúng ta còn phải đưa các quy định của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và các tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận vào pháp luật trong nước. Đây là công việc đặc biệt quan trọng nó góp phần làm hài hòa hệ trong pháp luật Việt Nam với môi trường pháp luật chung trên thế giới. Mặt khác cần phải khắc phục tình trạng luật xa rời cuộc sống, không phù hợp với cuộc sống thực tiễn, quy định cao hơn hoặc thấp hơn điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực, không được cuộc sống chấp nhận. Luật phải quy định rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội hạn chế tối đa các quy định chung chung phải chờ đợi văn bản dưới luật cụ thể hoá mới điều chỉnh được các quan hệ trên thực tế. Xây dựng hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam phải phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo to lớn, mang tính quyết định đối với hoạt động xây dựng pháp luật. Quy trình xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng mang tính dân chủ rộng rãi hơn, có kế hoạch, được lập luận về mặt khoa học và Trungnăng tâmđộng Họchơn. liệu ĐH Cần @ Tài liệu tậpphạm và nghiên Như vậy, nhằmThơ hạn chế những vănhọc bản quy pháp luậtcứu chưa thích ứng với các quy định khách quan của sự phát triển xã hội. Chính điều đó là cơ sở để việc nâng cao hiệu quả xã hội của pháp luật nước ta, sự tham gia tích cực của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay gồm có các loại văn bản sau: - Các văn bản luật: là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan cao nhất của quyền lực ban hành. Gồm Hiến pháp, Luật (Bộ luật), Nghị quyết. Trong đó, Hiến pháp là van bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, tiếp đến là Luật (Bộ luật) và Nghị quyết. - Các văn bản dưới luật: là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. + Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật nhưng có giá trị pháp lý cao hơn các văn bản dưới luật. + Lệnh, Quyết định của chủ tịch nước là văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao sau Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. + Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh nhưng cao GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 11 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. + Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng và cơ quan thuộc Chính phủ có giá trị pháp lý tiếp theo sau các văn bản dưới luật của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. + Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao và Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có giá trị pháp lý sau các văn bản dưới luật do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành. + Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ ban hành; Thông tư liên tịch giữa Tòa án Nhân dân Tối cao với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữacơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp có giá trị pháp lý ở địa phương. + Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp có giá trị pháp lý ở địa phương. CƠHọc SỞ LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ và HỘInghiên CHỦ NGHĨA Trung1.2. tâm liệu ĐH VỀ Cần Thơ @ Tài liệu học tập cứu 1.2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, thường được hiểu theo nhiều cấp độ. Do vậy khó có thể có một định nghĩa bao quát hết nội dung của nó.Tuy nhiên, cũng có thể nói đơn giản Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là: “Nhà nước tuân theo pháp luật và quản lý bằng pháp luật, xem pháp luật có vị trí chi phối mọi hành vi của cơ quan công quyền và công dân”. Thật ra khái niệm trên chỉ có ý nghĩa tương đối, chưa bao quát hết nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là tư tưởng dân chủ, nhân quyền, là khẳng định: “Cội nguồn quyền lực Nhà nước là của dân”, “Cái gì mà dân không giải quyết được đối với bản thân thì người làm luật cũng không thể giải quyết được điều đó đối với nhân dân”. Vì thế, C.Mac khẳng định và coi đó là “mục đích hướng tới của chúng ta”. C.Mac viết “Ở Can-Tơ, nước cộng hoà với tính cách là Nhà nước duy nhất hợp lý, trở thành định đề của lý trí thực tế không bao giờ thực hiện được, GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 12 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng việc thực hiện được định đề đó luôn luôn là mục đích của chúng ta, và là đối tượng tư duy của chúng ta”. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã sớm đặt ra yêu cầu xây dựng một Nhà nước pháp quyền.Trong bức thư tám điểm gửi hội nghị Vecxay đăng trên báo Nhân đạo (Pháp) năm 1919 Người đã đề cập những quyền rất cơ bản của con người “Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam, bỏ hẳn Toà án đặc biệt; đòi quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng, hội họp, lập hội, tự do cư xá, xuất dương, học tập và mở trường kỹ thuật chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh. Là tám yêu sách, nhưng khái quát lại là hai nội dung cơ bản: một là đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân; hai là để đảm bảo quyền tự do dân chủ phải quản lý bằng các đạo luật, nhất là Hiến pháp”. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng đóng vai trò quyết định phải quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ của dân, do dân và vì dân. Hiến pháp 1992 (sửa đổi) là Hiến pháp thể chế hoá đường lối, chính sách của Bác và của Đảng. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Qua đó việc xây dựng Nhà nước pháp quyền phải xuất phát từ bản chất Nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Có như vậy thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền mới thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Qua quá trình đổi mới toàn diện đất nước mà trọng tâm là đổi mới kinh tế theo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam đang diễn ra sôi động, nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện đường lối mở cửa và yêu cầu dân chủ hoá đời sống xã hội đòi hỏi phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một khâu trọng yếu trong đổi mới hệ thống chính trị, là đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền phải theo những nguyên tắc sau: 1.2.2.1. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của Nhà nước vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Đồng thời chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với Nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân uỷ thác cho. Quyền giám sát đó được thực hiện bằng các cơ chế và công cụ pháp lý hữu hiệu. Điều này được ghi nhận tại điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi). GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 13 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền “Nhà nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của thể chế Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đó là: Trong chủ nghĩa xã hội quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Xét theo quan điểm chủ thể, nguyên tắc này phản ánh sự thay đổi về chất, nhân dân lao động từ chỗ đứng bên ngoài quyền lực Nhà nước đã trở thành người nhập cuộc, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước; từ chỗ phục tùng, khuất phục, lệ thuộc vào quyền lực nhà nước đã trở thành chủ thể của quyền lực Nhà nước, nhân dân không chỉ tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực mà còn có quyền kiểm tra hoạt động của bộ máy Nhà nuớc và các nhân viên của bộ máy Nhà nuớc. 1.2.2.2. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật chứ không phái chỉ bằng đạo lý. Pháp luật đóng vai trò như những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc định ra hành lang pháp lý an toàn cho các quan hệ chung của xã hội. Theo Trungnghĩa tâmđóHọc Cần @ Tài liệulà học tập hoá và các nghiên cứu Nhàliệu nướcĐH không “làmThơ ra” luật, mà chỉ hình thức quy tắc, các hành vi xã hội. Các thiết chế Nhà nước phải là công cụ đắc lực để thực thi pháp luật. Pháp luật đảm bảo tất cả các quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản và phổ biến điều được điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật phải giữ vị trí điều chỉnh chủ đạo trong toàn xã hội, xử sự các chủ thể quan hệ xã hội. Hệ thống các quy phạm pháp luật phải tuyệt đối tuân thủ tính thống nhất của pháp luật, trong đó tính tối cao thuộc về luật mà trước hết là Hiến pháp. Các luật không được trái với Hiến pháp. Tương tự như vậy, các văn bản dưới luật phải phù hợp với luật, các văn bản của ngành, địa phương phải phù hợp với văn bản cấp cao hơn. 1.2.2.3. Mọi công dân, tổ chức trong Nhà nước pháp quyền đều bình đẳng trước pháp luật Mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật, công dân có trách nhiệm đối với nhà nước và Nhà nước cũng có trách nhiệm với nhân dân. Quan hệ giữa công dân và Nhà nước là quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Tức giữa một bên là người đại diện quyền lực Nhà nước và một bên vừa là chủ thể vừa là khách thể của quyền lực Nhà nước. Ở đây Nhà nước xác định trách nhiệm pháp lý rõ ràng về các GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 14 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hành vi của họ. Công dân được bảo đảm quyền và khả năng buộc cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình đối với họ. Nhà nước đề ra pháp luật, nhưng chính Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, các công chức Nhà nước, cũng như mọi tổ chức cá nhân điều có nghĩa vụ tuân thủ triệt để pháp luật; không một tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ngoài, đứng trên pháp luật, mọi người điều bình đẳng trước pháp luật. Với nguyên tắc này xã hội ta sẽ dần dần tiến tới thực hiện phương châm công dân “có thể làm những gì luật không cấm”, tất nhiên trong khuôn khổ đạo đức xã hội và tôn trọng lợi ích xã hội, của người khác. Điều này một mặt chống lại những hành vi lộng quyền, lạm quyền mặt khác chống lại những hành vi tự do vô tổ chức vô Chính phủ. Tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do cơ bản,các lợi ích chính đáng, danh dự và nhân phẩm của con người. Chúng phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được pháp luật bảo vệ trong trường hợp bị xâm phạm, thông qua các công cụ pháp lý hữu hiệu của Nhà nước. 1.2.2.4. Công khai hoá hoạt động của các cơ quan Nhà nước và những người có chức vụ Thực hiện rộng rãi quyền thông tin và tiếp thu thông tin. Quán triệt và thực Trunghiện tâmtriệt Học liệunguyên ĐH Cần Thơ @là Tài liệu học nghiên cứu để các tắc trên chính sự vận dụng tư tập tưởngvà Nhà nước pháp trị của Hồ Chí Minh. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, chỉ có thể trở thành hiện thực nếu thực sự đổi mới từ tổ chức cho đến tổ chức bộ máy Nhà nước và cán bộ. Nếu không, vấn đề Nhà nước pháp quyền chỉ là một mong muốn tốt đẹp mà thôi. 1.2.3. Đặc điểm Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay 1.2.3.1. Đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay đòi hỏi cần phải nâng cao vai trò lãnh của Đảng, đồng thời phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, làm cho chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, quản lý mọi quá trình kinh tế - xã hội. Muốn đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng thì nhân tố quyết định hàng đầu là phải thường xuyên chăm lo xây dựng nội bộ Đảng về tư tưởng và tổ chức, ra sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu nhằm đáp ứng vai trò lãnh đạo của mình trong công cuộc đổi mới. GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 15 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt Hoàn thiện hệ thống pháp luật – điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền 1.2.3.2. Nhà nước của dân do dân Trong Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là quyền lực của dân để thực hiện ý chí tự do của nhân dân, cán bộ của Đảng và Nhà nước là nô bộc của nhân dân. Sự nghiệp chính trị của chúng ta chính là tạo ra một Nhà nước của dân. Trên cơ sở đó mà vì dân tức phục vụ dân. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì thế quyền lực của nhà nước là thống nhất, không có tam quyền phân lập nhưng có sự phân công và phối phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước. nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ. Đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm quyền từ phía cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. 1.2.3.3. Nhà nước hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Hiến pháp và pháp luật đòi hỏi mọi công dân, đồng thời đòi hỏi Nhà nước và tất cả các cơ quan Nhà nước, phải tuân theo pháp luật. muốn thực hiện việc quản lý Nhà nước, trong những trường hợp bản thân những cơ quan đó vi phạm pháp luật. TrungVìtâm liệu ĐH Thơlà@ vậy Học trách nhiệm của Cần Nhà nước mộtTài vấnliệu đề cóhọc liên tập quanvà đếnnghiên xây dựngcứu Nhà nước pháp quyền. Quan niệm Nhà nước thực chất là việc nhận thức đúng mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật. hoặc là Nhà nước đứng trên pháp luật, hoặc là Nhà nước hoạt động tuyệt đối tuân theo pháp luật. Vấn đề quan trọng của Nhà nước pháp quyền là địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật là việc bảo vệ chặt chẽ và triệt để các quyền của công dân, bất cứ một quyết định nào của cơ quan Nhà nước điều có thể bị đưa ra xét xử, nếu nó vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, Nhà nước không những là “người” thể chế quá ý chí của nhân dân thành Hiến pháp và pháp luật mà còn phải tuyệt đối tuân thủ nó, đồng thời phải chịu sự giám sát của Hiến pháp và pháp luật trong mọi công việc hoạt động hàng ngày. 1.2.3.4. Nhà nước thống nhất tổ chức quyền lực Nhà nước và phân công hợp lý Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng sự phân công và phân phối là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên sự thống nhất ở đây là sự thống nhất trong phân công chức năng, không dồn cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tập trung vào chỉ một nơi, tự nó ra luật và GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền 16 SVTH: Huỳnh Thanh Tốt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan