Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sở giáo ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sở giáo dục và đào tạo tỉnh yên bái (luận văn thạc sĩ)

.PDF
118
135
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN THANH BÌNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN THANH BÌNH KHÓA: 2017-2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã ngành: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI NAM HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, Khoa sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Nguyễn Hoài Nam - đã trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Phòng Tài chính - Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cũng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này./. Trân trọng cảm ơn! Yên Bái, ngày 06 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn Thạc sĩ là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ chương trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Bình MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................. 3 Cấu trúc luận văn............................................................................................... 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Ở TỈNH YÊN BÁI .................................................. 5 1.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua .. 5 1.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 5 1.1.2. Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư....................................................................... 5 1.1.3. Quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư ..................................................................... 8 1.1.4. Quản lý giai đoạn kết thúc đầu tư...................................................................... 10 1.2. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, một số Dự án đã thực hiện trong những năm qua. ........................................................................................................................ 11 1.2.1. Giới thiệu một số nét về ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái ................ 11 1.2.2. Các dự án của Sở Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua........................ 14 1.3. Thực trạng công tác QLDA của Ban QLDAđầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái ............................................................................................................ 15 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái .................................................................................................................. 16 1.3.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện tại của Ban QLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái................................................................ 19 1.3.3. Phân tích đánh giá một số công tác chủ yếu về QLDA của Ban QLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái......................................................... 21 1.4. Đánh giá công tác QLDA của BQLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái .................................................................................................................. 37 1.4.1. Những mặt tích cực ............................................................................................ 37 1.4.2. Những hạn chế vướng mắc................................................................................ 38 1.5. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác QLDA của Ban Quản lý dự án .......................................................................................................................... 42 1.5.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................. 42 1.5.2. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................................... 43 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ................................................. 45 2.1. Cơ sở khoa học về QLDA đầu tư xây dựng ........................................................ 45 2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 45 2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dự án đầu tư xây dựng........................................ 53 2.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ..................................................... 56 2.1.4. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng dự án ........................................................ 57 2.1.5. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................... 58 2.1.6. Nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng......................................................... 61 2.1.7. Các hình thức quản lý dự án ............................................................................. 62 2.1.8. Nội dung chủ yếu của quản lý dự án đâu tư xây dựng công trình ............... 65 2.1.9. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng ........................................... 66 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 66 2.2.1. Văn bản luật liên quan đến công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình....................................................................................................................... 66 2.2.2. Văn bản dưới luật về QLDA đầu tư xây dựng công trình. .............................. 69 2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 71 2.3.1. Tại Việt Nam. ..................................................................................................... 71 2.3.2. Tại Yên Bái ........................................................................................................ 73 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI .................................................................................................................. 76 3.1. Định hướng phát triển đầu tư xây dựng của tỉnh Yên Bái đối với ngành Giáo dục và Đào tạo...................................................................................................................... 76 3.2. Kế hoạch triển khai các dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái trong những năm tới..................................................... 81 3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái. ............................................ 82 3.3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức .................................................... 82 3.3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................................................................... 85 3.3.3. Đầu tư trang thiết bị và phương tiện phục vụ công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. ............................................................................................................................ 877 3.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLDA trong giai đoạn thực hiện dự án. ........................................................................................................................................ 89 3.5. Đề xuất giải pháp phối hợp của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái với các chủ thể có liên quan................................................ 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 DANH MỤC VIẾT TẮT BQLDA Ban Quản lý dự án QLDA Quản lý dự án QPPL Quy phạm pháp luật HSMT Hồ sơ mời thầu UBND Ủy ban nhân dân CĐT Chủ đầu tư TVGS Tư vấn giám sát TVQLDA Tư vấn Quản lý dự án TVTK Tư vấn thiết kế TMĐT Tổng mức đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1. Dự án được lập năm 2013 – 2017 15 Bảng 1.2. Thống kê số dự án chậm tiến độ qua các năm 23 Bảng 1.3. Kết quả phê duyệt các dự án doSở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư 31 Bảng 1.4. Hạng mục công trình xây dựng cơ bản của Sở Giáo dục và ào tạo được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt 32 Tình hình các dự án Xây dựng cơ bản tại Ban quản Bảng 1.5. lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2017 34 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang Hình 1.1. Khu Trụ sở làm việc BQLDA chung với các phòng ban của Sở GD&ĐT 17 Hình 1.2. Trường THPT Cảm Ân chụp tháng 8 năm 2017 25 Hình 1.3. Các dự án do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư 37 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Sơ đồ 1.1. Tên sơ đồ Tổ chức bộ máy BQLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Yên Bái Trang 16 Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý dự án đẩu tư xây dựng công trình tại BQLDA 20 Sơ đồ 2.1. Các chủ thể tham gia quản lý dự án 58 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ 3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức BQLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái Sơ đồ quá trình quản lý chi phí xây dựng 81 92 1 MỞ ĐẦU • Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng được toàn thể nhân dân ta nhiệt tình hưởng ứng. Toàn dân chung sức xây dựng nền kinh tế đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng ổn định nhiều năm. Đất nước từng bước tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng. Để đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước thì lĩnh vực đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Trong những năm vừa qua, Sở GDĐT nói riêng và ngành giáo dục Yên Bái đã được tỉnh quan tâm, luôn dành một nguồn ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng cho giáo dục, tập trung đầu tư kiên cố hóa trường lớp và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia kết hợp xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ phòng học kiên cố theo số liệu hết năm 2017 đạt 71,9%. Về cơ bản đáp ứng đủ việc học 2 ca và đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, 2 các trường dân tộc nội trú. Hàng năm một phần các dự án được UBND tỉnh Yên Bái giao trực tiếp cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư. Để đảm bảo các dự án đầu tư xây dựng được triển khai hiệu quả Ban quản lý dự án Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái được thành lập nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ bao gồm: Nhận ủy thác quản lý dự án các công trình do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư; dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án. Đồng thời có những khó khăn phải đề xuất các giải pháp giải quyết trong quá trình thực hiện dự án. Đến nay sau nhiều năm hoạt động, Ban QLDA được giao thực hiện tổng cộng khoảng trên 500 dự án, công trình lớn nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý một số dự án đầu tư còn một số hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý chưa đáp ứng, tính chuyên nghiệp hóa chưa cao, địa bàn quản lý rộng, nhiều dự án triển khai tại khu vực đặc biệt khó khăn, vướng mắc về vấn đề mặt bằng thi công, điều kiện địa chất phức tạp...; Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác quản lý dự án còn nhiều bất cập chưa đồng nhất và hay thay đổi gây khó khăn cho cán bộ thực hiện công tác quản lý. Để thực hiện quản lý các dự án nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị một cách hiệu quả, phù hợp. Do vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và đưa ra những giải pháp quản lý dự án đầu tư trong thời gian tới. • Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về QLDA đầu tư xây dựng ở Việt Nam. 3 - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về QLDA, nghiên cứu cơ sở khoa học pháp lý về QLDA đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái. - Đánh giá chung, thực trạng công tác quản lý dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái. - Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học liên quan đến quản lý dự án. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA đầu tư xây dựng các công trìnhdo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư. - Phạm vi nghiên cứu. + Về không gian: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu chất lượng công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái trong giai đoạn thực hiện đầu tư. + Về thời gian: Các dự án đầu tư xây dựng công trình do Ban QLDAđầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái quản lý trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 để đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới. • Phương pháp nghiên cứu - Áp dụng phương pháp thống kê, phân tích hệ thống. - Phân tích định tính, phân tích định lượng, đánh giá và tổng hợp. • Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để hoàn thiện công tác quản lý tại Ban QLDA đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái. 4 - Ý nghĩa thực tiễn: Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA được thực hiện tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả, lợi ích kinh tế cho Ban QLDA nói riêng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái nói chung. • Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Thực trạng về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái. 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Ở TỈNH YÊN BÁI 1.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua 1.1.1. Giới thiệu chung Trong những năm gần đây tỉnh Yên Bái đã đổi mới rất nhiều về quản lý các dự án công trình xây dựng, đặc biệt là các văn bản, thông tư, nghị định, quyết định ngày càng chặt chẽ để tránh được lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái tham mưu, đề xuất quá trình các bước thực hiện và triển khai dự án thuộc vốn ngân sách tỉnh như sau để trình và báo cáo UBND tỉnh Yên Bái: 1.1.2. Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư a. Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư - Lập hồ sơ chủ trương đầu tư: +Các ngành, các địa phương căn cứ nhu cầu đầu tư của ngành, địa phương mình lập danh mục các dự án trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư với tất cả các nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 (không bao gồm nguồn vốn sự nghiệp, sự nghiệp có tính chất đầu tư). + Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giao nhiệm vụ cho các ngành, các địa phương lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. - Thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư: 6 + Đối với các dự án nhóm B, nhóm C có sử dụng vốn ngân sách địa phương cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định các dự án nhóm B, nhóm C có sử dụng vốn ngân sách tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm B; Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm C. + Đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm B; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm C. + Đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm B; Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm C sau khi có ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. b. Phân cấp thẩm định và quyết định phê duyệt dự án đầu tư 7 - Phân cấp thẩm định dự án + Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: Giao Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định. Trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và nội dung trình duyệt của Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (nếu có), tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt dự án theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 31, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. + Đối với các dự án được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt: Giao phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái và Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ; phòng Kinh tế hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện chủ trì tổ chức thẩm định. Trên cơ sở kết quả thẩm định của phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, phòng Kinh tế hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện và nội dung trình duyệt của Chủ đầu tư; phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (nếu có), tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định phê duyệt dự án theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 31, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. - Phân cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư + Đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 39, Luật Đầu tư công: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý theo quy định. 8 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt đầu tư dự án có cấu phần xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng, dự án không có cấu phần xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng do Uỷ ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư hoặc đơn vị cấp dưới trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư. + Đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định phê duyệt đầu tư dự án. 1.1.3. Quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư a. Quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án - Thẩm định thiết kế, dự toán dự án: Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 24, Nghị định số 59/2015/NĐCP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định hiện hành. - Phê duyệt thiết kế, dự toán dự án: thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 24, Nghị định số 59/2015/NĐCP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định hiện hành. - Trường hợp điều chỉnh thiết kế, dự toán không làm thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình, điều chỉnh dự toán theo các chế độ chính sách của nhà nước, chỉ điều chỉnh tăng, giảm các cơ cấu thành phần chi phí nhưng không vượt tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng) thì Chủ đầu tư được tự quyết định phê duyệt, đảm bảo đúng các quy định tại Điều 84, Luật Xây dựng; Điều 11, Nghị định số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan