Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án các công trình xây dự...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án các công trình xây dựng sở xây dựng tỉnh yên bái (luận văn thạc sĩ)

.PDF
110
85
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỞ XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG SƠN Khóa 2017-2019. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỞ XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH QUANG VINH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG SƠN Khóa 2017-2019. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỞ XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH QUANG VINH XÁC NHẬN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ................................................................................................1 *Lý do chọn đề tài…………………………………………………1 * Mục đích nghiên cứu của đề tài…………………………………3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………3 * Phương pháp nghiên cứu đề tài…………………………………3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………4 * Kết cấu của luận văn…………………………………………….4 NỘI DUNG………………………………………………………..………….4 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌ NH XÂY DỰNG - SỞ XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI ..............................................................................................4 1.1. Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái............................................................................................4 1.1.1. Quá trình hình thành Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái ....................................................................................4 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái ............................................................5 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái.....................................................7 1.2. Thư ̣c tra ̣ng công tác quản lý dự án ta ̣i Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dư ̣ng - Sở Xây dư ̣ng tỉnh Yên Bái...............................................13 1.2.1. Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án các công triǹ h xây dựng - Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái ..................................................13 1.2.2. Công tác chuẩn bị đầu tư......................................................................17 1.2.3. Công tác thực hiện dầu tư..…………………………………………...18 1.2.4. Công tác khác........................................................................................21 1.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và Mô ̣t số dự án tiêu biể u do Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái thực hiêṇ từ năm 2015 - 2018.....................................................................................................22 1.3. Những kết quả đạt được và và hạn chế vướng mắc trong quản lý dự án tại Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dư ̣ng - Sở Xây dư ̣ng tỉnh Yên Bái...................................................................................................................24 1.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................24 1.3.2. Những hạn chế vướng mắc...................................................................25 1.4. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án xây dựng công trình…………………………………………………………….29 1.4.1. Nguyên nhân khách quan......................................................................29 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan..........................................................................31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG........................................34 2.1. Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................34 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của dự án đầu tư xây dựng..............34 2.1.2. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và tầm quan trọng quản lý dự án đầu tư xây dựng..........................................................................................38 2.1.3. Nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng..........................................................................................................43 2.1.4. Các mô hình tổ chức và biện pháp quản lý dự án công trình xây dựng... .........................................................................................................................46 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng................................51 2.2.1. Các văn bản luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng..............................51 2.2.2. Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng................54 2.2.3. Quy định của các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t khác liên quan đế n quản lý dự án đầu tư xây dựng.................................................................................58 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌ NH XÂY DỰNG - SỞ XÂY DỰNG TỈ NH YÊN BÁI......................................................................64 3.1. Định hướng, quan điểm của Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dư ̣ng - Sở Xây dư ̣ng tỉnh Yên Bái................................................................64 3.1.1. Định hướng về công tác quản lý............................................................64 3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp của Ban Quản lý dự án………………...65 3.1.3. Mục tiêu của Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái trong thời gian tới……………………………………………...66 3.2. Đề xuất nâng cao năng lực bô ̣ máy quản lý và quy trình quản lý tại Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dư ̣ng - Sở Xây dư ̣ng tỉnh Yên Bái...................................................................................................................67 3.2.1. Nâng cao năng lực của bô ̣ máy quản lý tại Ban Quản lý......................67 3.2.2. Quy trình quản lý tại Ban Quản lý........................................................72 3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dư ̣ng - Sở Xây dư ̣ng tỉnh Yên Bái................................79 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn chuẩn bị dầu tư...........................79 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện đầu tư.........................85 3.3.3. Một số giải pháp khác...........................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................99 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Trịnh Quang Vinh người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy, cô giáo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt quá trình học tập, góp phần cho tác giả có đủ kiến thức để hoàn thành khóa học tại trường. Xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả triển khai công việc, cung cấp tài liệu và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này với chất lượng cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hoàng Sơn LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công trình nghiên cứu khoa ho ̣c đô ̣c lâ ̣p của chính tác giả. Các số liêụ khoa ho ̣c, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hoàng Sơn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viế t tắ t Tên đầy đủ ATLĐ An toàn lao động CTXD Công trình xây dựng DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐT&XD Đầu tư và xây dựng NSNN Ngân sách nhà nước PCCC Phòng cháy chữa cháy QL Quản lý QLDA Quản lý dự án QLNN Quản lý Nhà nước THCS Trung học cơ sở TKCS Thiết kế cơ sở UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng VĐT Vốn đầu tư VSMT BQL Vệ sinh môi trường Ban Quản lý DANH MỤC HÌ NH VẼ Số hiệu hình Tên hình Cơ cấu tổ chức Ban QLDA Trang các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái 8 Hình 1.2. Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức thực hiện một dự án đầu tư XDCT 14 Sơ đồ tổ chức thực hiện một dự án đầu tư XDCT 15 Hình 1.4. Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức thực hiện một dự án đầu tư XDCT 16 Sơ đồ công tác chỉ đi ̣nh thầ u 19 Hình 1.6. Hình 2.1. Sơ đồ công tác tổ chức đấu thầu 20 Mô hình chủ đầu tư tự quản lý dự án 63 Hình 2.2. Hình 2.3. Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 64 Mô hình chìa khóa trao tay 65 Hình 3.1. Quy trình lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng 78 Hình 3.2. Trình tự lập dự án đầu tư XDCT 82 Hình 1.1. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biể u Trang Bảng 1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Ban Quản lý dự án từ năm 2015 - 2018 23 Bảng 1.2. Một số dự án tiêu biểu do Ban quản lý dự án thực hiện từ năm 2015 – 2018 23 1 MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài: Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn). Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước. Với lợi thế này, Yên Bái được Chính phủ quy hoạch và xác định là một trong những trung tâm liên kết vùng và là trục động lực phát triển của vùng trung du, miền núi phía Bắc. Để phát triển kinh tế xã hội, hàng năm ngân sách Nhà nước bỏ ra một lượng vốn đáng kể cho các dự án đầ u tư xây dựng. Việc quản lý các dự án ĐTXD thuộc nguồn ngân sách Nhà nước thời gian qua đã có tiến bộ, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại trong công tác quản lý dự án ĐTXD, một số công trình chất lượng chưa cao, thời gian thực hiện còn bị kéo dài. Ngày nay, với nền kinh tế đa thành phần, những người tham gia hoạt động xây dựng đã trở nên đa dạng, ngay cả đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, việc quản lý chỉ đạo của Nhà nước cũng có những thay đổi. Việc quản lý dự án tốt sẽ góp phần thuận lợi trên con đường hội 2 nhập của ngành Xây dựng phân định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý của từng chủ thể tham gia để tránh chồng chéo trong cùng một dự án. Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái ngoài chức năng quản lý nhà nước về xây dựng thì hàng năm vẫn đươ ̣c Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao làm chủ đầ u tư các dự án đầ u tư xây dựng công trình dân dụng, viê ̣c tổ chức triể n khai các dự án đã đươ ̣c thực hiê ̣n đảm bảo yêu cầ u, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án vẫn còn những khó khăn vướng mắc như: Công tác lập, phê duyệt dự án; công tác đấu thầu; công tác quản lý thi công; công tác khác. Vì vậy, học viên chọn vấn đề: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dư ̣ng - Sở Xây dư ̣ng tin ̉ h Yên Bái” làm đề tài luận văn. * Mu ̣c đích nghiên cứu đề tài: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý dự án nói chung và công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. - Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình do Ban quản lý dự án các công triǹ h xây dựng - Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái quản lý từ năm 2015 - 2018. * Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở các nghiên cứu đã có về quản lý dự án ĐTXD công trình, các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý chất 3 lượng công trình xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các Văn bản pháp lý hiện hành. - Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua các báo cáo, hồ sơ dự án của Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái có liên quan đến công tác quản lý dự án ĐTXD. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. * Ý nghiã khoa ho ̣c và thư ̣c tiễn của đề tài: - Làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về quản lý dự án ĐTXD. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong công tác quản lý dự án ĐTXD tại Yên bái và các địa phương khác. * Kế t cấ u của luâ ̣n văn: Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, luận văn có phần NỘI DUNG bao gồm 3 chương: Chương I: Thực trạng công tác quản lý dự án đầ u tư xây dựng tại Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái. Chương II: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án các công triǹ h xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌ NH XÂY DỰNG - SỞ XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI. 1.1. Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. 1.1.1. Quá trình hình thành Ban quản lý dự án các công trình xây dựng Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái. - Xuất phát từ việc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái được UBND tỉnh giao cho làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng các trụ sở cơ quan làm việc của nhà nước, các dự án quan trọng của tỉnh. Để tổ chức triển khai thực hiện các dự án được giao, Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban quản lý dự án các công triǹ h xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái trên cơ sở lấy cán bộ của các phòng chuyên môn của Sở đồng thời bổ sung thêm nhân sự. Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái được thành lập tại Quyết định số 325/QĐ-SXD ngày 30/12/2014 của Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái, tại thời điểm thành lập Ban quản lý dự án các công triǹ h xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái có 12 cán bộ bao gồm một đồng chí Giám đốc, 02 đồng chí phó giám đốc và cùng các bộ phận kế hoạch hành chính, kỹ thuật. Trong quá trình hoạt động Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái đã có thời gian được sát nhập với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 30/5/2008 của UBND tỉnh Yên Bái, tuy nhiên do quá trình sát nhập gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức triển khai các dự án đang triển khai, mặt khác UBND tỉnh vẫn giao cho Sở Xây dựng làm chủ đầu tư các dự án xây dựng 5 dân dụng đồng thời trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa có Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp theo đúng quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ vì vậy ngày 30/7/2018 UBND tỉnh Yên Bái đã có Quyết định số 1245/QĐ-UBND về việc không sát nhập và giữ nguyên Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái để tiếp tục triển khai các dự án dang dở và các dự án mới được UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án các công triǹ h xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. 1) Chức năng - Tổ chức triển khai thực hiện các dự án do UBND tỉnh Yên Bái giao cho Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư. - Thực hiện các thủ tục về giao đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho công việc xây dựng công trình; - Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình; - Lập và phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn khảo sát + lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đối với các công trình chưa có quyết định đầu tư; - Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát và thiết kế; - Tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; - Đàm phán, ký hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của Chủ đầu tư; - Thực hiện nhiệm vụ giám sát và phối hợp với đơn vị quản lý, sử dụng công trình giám sát thi công xây dựng công trình, báo cáo tiến độ với Chủ đầu tư; - Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết; - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công tình xây dựng; 6 - Nghiệm thu, bàn giao công trình; - Lập báo cáo kết quả thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định; - Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ đầu tư uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư. 2) Nhiệm vụ và quyền hạn: - Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện; - Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác; - Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác; - Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình; 7 - Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban Quản lý dự án theo quy định; - Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban Quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban Quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng. - Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban quản lý dự án các công trin ̀ h xây dựng - Sở Xây dựng tin̉ h Yên Bái. 1) Cơ cấu tổ chức: Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. - Giám đốc Ban Quản lý dự án là người đứng đầu Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án. 8 - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án là người giúp Giám đốc Ban Quản lý dự án phụ trách một số lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban Quản lý dự án và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Ban quản lý dự án các công trình xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái gồm các Phòng Hành chính - Kế toán; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng kỹ thuật. Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án Giám đốc Ban ra chủ Phó giám đốc Ban Phó giám đốc Ban trương đầu tư ra chủ ra chủ trương trương đầu tư Phòng HC - KT đầu tư Phòng KH - TH Phòng Kỹ thuật chủ trình xâyradựng – Sơ chủ Nguồn: BQL dự ra án các công tin̉ h Yênchủ Bái ̉ Xây dựngra trương đầu tư trương đầu tư trương đầu tư 2) Quyền, trách nhiệm của các thành viên Ban Quản lý dự án - Quyền và trách nhiệm của giám đốc Ban Quản lý dự án: + Giám đốc Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái và pháp luật về quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án và là chủ tài khoản của đơn vị; Xây dựng, ban hành Nội quy, quy chế làm việc và các quy định khác về hoạt động của Ban Quản lý dự án; + Phân công nhiệm vụ của các phó giám đốc và thành viên Ban Quản lý dự án; tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Trưởng, Phó trưởng phòng (ban), nhân viên thuộc Ban Quản lý dự án; + Ký các văn bản, hợp đồng xây dựng với các nhà thầu được lựa chọn, hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức Ban Quản lý dự án. 9 - Quyền và trách nhiệm của các Phó giám đốc Ban Quản lý dự án + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được giám đốc Ban Quản lý dự án phân công hoặc ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; + Chịu trách nhiệm trước giám đốc Ban Quản lý dự án và người quyết định thành lập Ban Quản lý dự án về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; - Quyền, nghĩa vụ của viên chức Ban Quản lý dự án + Được bảo đảm về điều kiện làm việc, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật; + Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng (ban) và Ban Giám đốc Ban Quản lý dự án về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; + Có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt pháp luật, chính sách hiện hành và quy chế làm việc của đơn vị; có quyền từ chối thực hiện công việc được giao khi xét thấy công việc đó ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của đơn vị, nhưng phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng (ban) phụ trách; 2) Quy chế làm việc: (1) Đối với Ban giám đốc Ban Quản lý dự án: + Giám đốc làm việc theo chế độ Thủ trưởng, giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án tỉnh. + Các Phó giám đốc và các Phòng chức năng làm chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị. (2) Đối với phòng (ban) chức năng, nghiệp vụ: - Phòng Tổ chức - Hành chính: 10 + Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc Ban về các lĩnh vực: Tổ chức quản lý lao động, quản lý tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ chính sách, công tác quy hoạch cán bộ, bố trí nhân sự và đề bạt các chức danh quản lý các phòng trực thuộc công tác hành chinh, công tác kế toán, công tác báo cáo quyết toán, công tác thanh quyết toán, công tác mua sắm tài sản… + Xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hàng năm và từng thời kỳ, phù hợp với kế hoạch của đơn vị. + Tham mưu cho giám đốc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chế độ nghỉ phép năm, nghỉ việc, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, bồi thường vật chất theo quy định của Pháp luật hiện hành. + Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác lao động tiền lương trong đơn vị, đề xuất và lập các thủ tục đề nghị xếp lương, nâng bậc lương, phụ cấp lương. + Tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên ngoài lương khoán. + Hướng dẫn người lao động thực hiện chế độ BHXH, BHYT theo quy định. + Quản lý hồ sơ của người lao động đóng và hưởng BHXH, BHYT theo quy định. + Thực hiện công tác văn thư: Tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ, in ấn, đóng dấu, đánh số, đánh máy, phát hành, theo dõi các văn bản đi và đến… + Thực hiện công tác lễ tân, hội nghị, liên hoan, tổng kết, bố trí sắp xếp nơi làm việc cùng các phương tiện dụng cụ cần thiết cho lãnh đạo đơn vị và các phòng trực thuộc. + Chủ trì thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thanh quyết toán cho các đối tác và thu hồi công nợ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan