Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường đại học lâm nghiệp ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trường đại học lâm nghiệp (luận văn thạc sĩ)

.PDF
112
106
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN ĐỨC CHÍNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN ĐỨC CHÍNH KHÓA: 2017-2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ĐÌNH ĐỨC XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học cùng các thầy cô trong Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đã tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Đình Đức đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy đủ trong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm phục vụ cho luận văn này. Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các quý thầy cô cũng như quý đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Đức Chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Đức Chính MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU *. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 *. Mục đích nghiên cứu *. Đối tượng, phạm vi và vấn đề nghiên cứu *. Phương pháp nghiên cứu *. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài *. Các khái niệm (thuật ngữ) *. Cấu trúc luận văn NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP………………………………4 1.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam....................................................4 1.2. Giới thiệu một số nét chính về trường Đại học Lâm nghiệp ..........................5 1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường ................................................................................6 1.2.2 Quy mô đào tạo ..................................................................................................6 1.2.3 Cơ sở vật chất của nhà trường............................................................................7 1.3. Thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp những năm qua ....................................................................................8 1.3.1 Một số dự án đầu tư xây dựng của Trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang thực hiện ......................................................................................................................8 1.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý dự án tại Trường Đại học Lâm nghiệp.......................15 1.3.3 Quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị dự án...........................................................16 1.3.4 Quản lý dự án giai đoạn thực hiện dự án .........................................................19 1.3.5 Quản lý dự án giai đoạn kết thúc dự án ...........................................................25 1.3.6 Quản lý dự án giai đoạn khai thác sử dụng, bảo trì công trình ........................26 1.4. Kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.....................................................30 1.4.1 Kết quả đạt được ..............................................................................................30 1.4.2. Một số tồn tại ..................................................................................................30 1.4.3 Nguyên nhân ....................................................................................................31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ......................................................................................................33 2.1 Cơ sở khoa học ..................................................................................................33 2.1.1. Một số lý luận chung về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng .................33 2.1.2 Vòng đời của một dự án xây dựng ...................................................................35 2.1.3 Mục tiêu của Quản lý dự án .............................................................................37 2.1.4. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư Xây dựng ................................................38 2.1.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .......................................41 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng ............43 2.1.7 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.........................................48 2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng...........................................50 2.2.1. Luật Xây dựng số 50/2015/QH13 ngày 18/6/2014 [18] .................................50 2.2.2 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 [17] ..............................53 2.2.3. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng [5] ................54 2.2.4. Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi bổ sung một số Điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP [6]..................................................................................57 2.2.5. Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 về hướng dẫn thực hiện một số Điều của nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 [1].....................................58 2.2.6. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình [4] ........................................................................................................61 2.2.7 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng68 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. ..................................................................................................................71 3.1 Một số giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ...........................................................................................................................71 3.1.1 Đề xuất hoàn thiện mô hình quản lý dự án và cơ cấu tổ chức quản lý dự án của Trường Đại học Lâm nghiệp .....................................................................................71 3.1.2 Giải pháp quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án.....................................................74 3.1.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý giai đoạn thực hiện dự án ...........................78 3.1.4 Một số giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc dự án .....................................86 3.1.5 Nâng cao năng lực cán bộ tham gia quản lý dự án của nhà Trường................87 3.2 Công tác quản lý khai thác sử dụng và bảo trì công trình ............................89 3.2.1. Nguồn nhân lực ...............................................................................................90 3.2.2. Kế hoạch bảo trì công trình.............................................................................90 3.2.3. Đề xuất giải pháp công tác bảo trì công trình .................................................91 3.2.4 Các bước bảo trì công trình..............................................................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................98 1. Kết luận .................................................................................................................98 2. Kiến nghị ...............................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ATLĐ/VSMT An toàn lao động/Vệ sinh môi trường CĐT Chủ đầu tư Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ĐHLN Đại học Lâm nghiệp ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐVTC Đơn vị thi công HSMT/HSDT/HSYC Hồ sơ mời thầu / Hồ sơ dự thầu/Hồ sơ yêu cầu KHLCNT Kế hoạch lựa chọn nhà thầu KTCĐT Kỹ thuật chủ đầu tư NĐ-CP Nghị định Chính Phủ NSNN Ngân sách Nhà nước PCCC Phòng cháy và chữa cháy P.QLĐT/P.QTTB/P.TCKT Phòng Quản lý đầu tư / Phòng Quản trị thiết bị/ Phòng Tài chính kế toán QL Quản lý QLDA Quản lý dự án TCKT Tài chính kế toán TDT Tổng dự toán TKCS Thiết kế cơ sở TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công TMĐT Tổng mức đầu tư TVQLDA Tư vấn Quản lý dự án TVGS Tư vấn giám sát XDCB Xây dựng cơ bản XDCT Xây dựng công trình DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường ĐH Lâm nghiệp 6 Hình 1.2. Viện sinh thái rừng và môi trường 11 Hình 1.3. Nhà học lý thuyết 11 Hình 1.4. Nhà thư viện thông tin 12 Hình 1.5. Nhà thực hành thí nghiệm 12 Hình 1.6. Nhà ký túc xá 11 tầng 13 Hình 1.7. Phối cảnh tổng thể quy hoạch Trường 13 Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức QLDA trường ĐH Lâm nghiệp 15 Hình 1.9 Trình tự thực hiện giai đoạn chuẩn bị dự án 18 tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hình 1.10. Trình tự thực hiện giai đoạn thực hiện dự án 23 tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hình 1.11. Trình tự thực hiện giai đoạn kết thúc dự án 26 tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hình 1.12. Hiện trạng mái nhà thư viện T2 27 Hình 1.13. Hiện trạng nhà câu lạc bộ sinh viên 28 Hình 1.14. Hiện trạng Sê nô mái sản nhà A8 28 Hình 1.15. Hiện trạng tường nhà làm việc A1 29 Hình 2.1. Vòng đời của một dự án 35 Hình 2.2. Tam giác mục tiêu quản lý dự án 38 Hình 2.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công 40 trình Hình 2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 41 Hình 2.5. Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng 42 Hình 2.6. Hình thức Chủ đầu tư tự quản lý án 49 Hình 2.7. Hình thức Chủ đầu tư thuê quản lý dự án 50 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý dự án của bộ 72 phận QLDA trường ĐHLN Hình 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thiết kế bản vẽ 80 thi công – Tổng dự toán Hình 3.3. Quy trình kiểm soát chỉ dẫn kỹ thuật 80 Hình 3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thi 84 công xây dựng Hình 3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà 86 thầu tư vấn giám sát Hình 3.6. Trình tự Quản lý dự án giai đoạn khai thác sử 86 dụng, bảo trì công trình của trường Đại học Lâm nghiệp Hình 3.6. Trình tự Quản lý dự án giai đoạn khai thác sử 90 dụng, bảo trì công trình của trường Đại học Lâm nghiệp Hình 3.7. Kế hoạch kiểm tra công trình trong quá trình 91 khai thác sử dụng Hình 3.8. Phân loại nguyên nhân gây hư hỏng công 93 trình Hình 3.9. Nội dung các bước và giai đoạn tiến hành 94 khảo sát tình trạng kỹ thuật công trình Hình 3.10. Trình tự và nội dung chủ yếu của công tác 95 khảo sát kết cấu công trình Hình 3.11. Quy trình thi công xử lý sự cố 92 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Bảng 3.1 Tên bảng, biểu Trang Danh sách bộ phận quản lý dự án Trường 73 Đại học Lâm nghiệp 1 MỞ ĐẦU *. Lý do chọn đề tài Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường như Dự án xây dựng nhà Hiệu bộ, dự án xây dựng viện sinh thái rừng và môi trường, xây dựng các khu ký túc xá, dự án cải tạo nâng cấp Trường, dự án đầu tư mở rộng, dự án giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao, dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2,…. Trong những năm vừa qua, cơ sở vật chất của Nhà trường đã được cải thiện đáng kể, tạo nên một cơ sở vật chất khang trang, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trường. Tuy nhiên với sứ mệnh là trường đại học đầu ngành về Lâm nghiệp, cơ sở vật chất như hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về đào tạo, nâng cao vị thế của Trường. Hiện nay, Trường đã đề xuất các dự án đầu tư nhằm từng bước tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường phục vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học như dự án Đầu tư xây dựng nhà điều hành, dự án xây dựng giảng đường, dự án dự án xây dựng vườn thực vật Quốc Gia, dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra 2019-2020 Trường sẽ thành lập Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp tại Tây Nguyên vẫn sẽ có những dự án sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn sắp tới. Mặc dù trong công tác quản lý dự án Trường luôn được Bộ Nông nghiệp đánh giá cao nhưng trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như tiến độ thực hiện một số công trình bị chậm so với tiến độ được phê duyệt, một số dự án đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao, tổ chức bộ máy quản lý dự án chưa được khoa học, lực lượng quản lý dự án mỏng,… Để khắc phục tình trạng đó, cần tiếp tục cập nhật các lý thuyết quản lý dự án đầu tư hiện đại, đồng thời nâng cao năng lực lý luận và các phương pháp khoa học, cũng như những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm 2 góp phần thực hiện dự án đạt hiệu quả cao. Là cán bộ đang công tác tại Trường Đại học Lâm nghiệp, thường xuyên tham gia công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Trường, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp” kết quả nghiên cứu với mong muốn sẽ đóng góp tích cực cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp. *. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp *. Đối tượng, phạm vi và vấn đề nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: - Công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng Phạm vi nghiên cứu: - Các dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 20102025; *. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích để tiếp cận giải quyết các vấn đề nghiên cứu. *. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn hệ thống lý luận cơ bản về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và vận dụng để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Ý nghĩa về thực tiễn: Đánh giá những tồn tại, khiếm khuyết trong công tác quản lý dự án tại Trường Đại học Lâm nghiệp những năm qua để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trường Đại học Lâm nghiệp. *. Các khái niệm (thuật ngữ) *. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của 3 Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương 3: Đề xuất một số giải pháp Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. 1.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam Hiện nay khái niệm Quản lý dự án ngày càng được coi trọng, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới việc quản lý dự án cần phải được nâng cao cả về lượng và chất. Trên thực tế vẫn đang tồn tại một số hình thức quản lý dự án như: quản lý theo kiểu đối phó, quản lý theo kiểu không phương hướng, quản lý theo kiểu nước đến chân mới nhảy, quản lý có bài bản. Trên thực tế có rất nhiều dự án phải gánh chịu hậu quả và rủi ro lớn do coi nhẹ công tác quản lý dự án. Chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện. Việc phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư. Báo cáo của lãnh đạo kiểm toán Nhà nước cho thấy, qua kết quả kiểm toán các dự án đầu tư cho thấy công tác phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 hoặc chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Một số đơn vị chưa lập, trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành theo quy định để làm căn cứ thẩm định, phê duyệt các dự án. Còn tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, không phù hợp với kế hoạch đầu tư hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn. Một số dự án thực hiện đầu tư khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi 5 trường; hồ sơ khảo sát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế. Thiết kế kỹ thuật chưa tuân thủ thiết kế cơ sở hoặc chưa phù hợp với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công tại nhiều dự án; phê duyệt dự toán còn sai sót, có trường hợp tổng giá trị dự toán được duyệt vượt tổng mức đầu tư. Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình còn thiếu sót, không đầy đủ xảy ra ở hầu hết các dự án; công tác giám sát thi công ở một số dự án không chặt chẽ theo quy định; một số dự án chủ đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo giám sát đầu tư; chất lượng thi công một số hạng mục chưa đảm bảo, có hiện tượng nhanh bị xuống cấp, hư hỏng… 1.2. Giới thiệu một số nét chính về trường Đại học Lâm nghiệp [24] Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1964 theo Quyết định số 127/CP ngày 19/8/1964 của Hội đồng Chính phủ. Giai đoạn từ 1964 đến 1984: trường đặt trụ sở tại khu sơ tán Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Giai đoạn này Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực bậc đại học cho ngành Lâm nghiệp, toàn trường có 03 khoa, đào tạo 04 ngành học trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Giai đoạn 1984 đến nay, Trường có trụ sở tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà nội. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã thực hiện chiến lược phát triển thành trường đại học đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu nhân lực và giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ của đất nước. Năm 2008 Trường thành lập Cơ sở 2 đặt tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp trường Trung học Lâm nghiệp số 2 thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để thực hiện đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về lâm nghiệp cho các tỉnh phía Nam. Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đạo tạo đã ký Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai 6 1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Lâm nghiệp [24] 1.2.2 Quy mô đào tạo [24] Nhà trường hiện đang đào tạo 36 chương trình đào tạo bậc đại học (Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiên tiến đào tạo bằng tiếng Anh liên kết với Đại học Colorado - Hoa Kỳ) ; Công nghệ sinh học (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh); Lâm nghiệp (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh liên kết với Đại học Oregan - Hoa Kỳ); Kỹ thuật cơ khí (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh); Công nghệ chế biến lâm sản (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh); Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt); Khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên và Môi trường; Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm); Bảo vệ thực vật; Công nghệ sinh học (Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt); Thú y; Chăn nuôi; Quản lý đất đai; Khoa học cây trồng; Khuyến nông; Kế toán; Kinh tế; Kinh tế Nông nghiệp; Quản trị kinh doanh; Hệ 7 thống thông tin (Công nghệ thông tin); Công tác xã hội; Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành; Lâm sinh; Lâm nghiệp (Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt); Kỹ thuật công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật cơ khí (Công nghệ chế tạo máy); Công thôn (Công nghiệp phát triển nông thôn); Thiết kế công nghiệp; Thiết kế nội thất; Kiến trúc cảnh quan; Lâm nghiệp đô thị; Công nghệ chế biến lâm sản (Công nghệ gỗ); Công nghệ vật liệu); 10 ngành học bậc thạc sĩ (Lâm học; Công nghệ chế biến Lâm sản; Kỹ thuật cơ khí; Quản lý tài nguyên rừng; Kinh tế nông nghiệp; Khoa học môi trường; Quản lý kinh tế; Công nghệ sinh học; Mỹ thuật ứng dụng; Quản lý đất đai) và 06 ngành học bậc tiến sĩ (Lâm sinh; Điều tra và Quy hoạch rừng; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật chế biến Lâm sản; Kinh tế nông nghiệp; Quản lý tài nguyên rừng). 1.2.3 Cơ sở vật chất của nhà trường [24] a. Tổng diện tích đất toàn trường: - Cơ sở chính 143 ha (trong đó 45 ha xây dựng và 98 ha rừng nghiên cứu thực nghiệm) - Cơ sở 2 tại Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: 18,388 ha b. Hiện trạng Cơ sở vật chất tại cơ sở chính chắp vá được đầu tư qua nhiều giai đoạn từ năm 1986 đến nay + Khối nhà hành chính (A1->A8): 10 công trình, cao từ 3-5 tầng xây dựng từ những năm 1988->2014 tổng diện tích 14.887m2 + Khối giảng đường, hội trường (G1->G6): 06 công trình cao từ 1-5 tầng xây dựng từ những năm 1992->2006 tổng diện tích 10.867m2 + Khối phòng thí nghiệm (T1->T8): 08 công trình, cao từ 3-5 tầng xây dựng từ những năm 1993->2004 tổng diện tích 8.482m2 + Khối nhà xưởng thực hành thực tập: 10 công trình, xây dựng từ những năm 1991->2013 tổng diện tích 6.365m2 + Khối nhà phục vụ (nhà xe, bếp ăn sinh viên, …): 19 công trình xây dựng từ những năm 1995-> 2017 tổng diện tích 4.100m2 + Khối ký túc xá sinh viên: 19 công trình (K1-K15, K20, K21, KTX Cúc 8 Phương, KTX 11 tầng), xây dựng từ những năm 1997 ->2018 tổng diện tích 40.802m2; 1.3. Thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Lâm nghiệp những năm qua [23] 1.3.1 Một số dự án đầu tư xây dựng của Trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang thực hiện [23] a. Các dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đã thực hiện Từ năm 2010 đến 2018 - Dự án Xây dựng viện sinh thái Rừng và Môi trường (2009-2014): + Tổng mức đầu tư 66 tỷ + Nội dung đầu tư: San nền, thi công hạ tầng kỹ thuật diện tích 11.000m2; Xây dựng nhà hành chính diện tích 5.289m2; San nền, Xây dựng trạm cứu hộ động vật rừng diện tích 1.911m2; - Dự án: Tăng cường năng lực đào tạo và thực hành ngành chế biến lâm sản Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015 + Tổng mức đầu tư: 57 tỷ + Nội dung đầu tư: Xây dựng trong khuôn viên Nhà trường, diện tích chiếm đất 1,28ha: Đầu tư xây dựng nhà xưởng và các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật; - Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở 2 giai đoạn 1 Trường Đại học Lâm nghiệp (2011-2017) + Địa điểm: Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai + Tổng mức đầu tư: 66,68 tỷ + Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2017. + Nội dung: Đầu tư xây dựng 03 hạng mục: Nhà thư viện thông tin(1c) 03 tầng, diện tích sàn 4.332,5 m2; Nhà học lý thuyết (2A) 07 tầng, diện tích sàn 3.939m2; Nhà thực hành thí nghiệm (2E) 03 tầng, diện tích sàn 2.108 m2; Hạ tầng kỹ thuật. Dự án đã hoàn thành các hạng mục công trình và đưa vào sử dụng trong năm 2017 theo đúng tiến độ dự án. Các hạng mục đưa vào sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư đúng như mục tiêu đặt ra. 9 - Dự án Ký túc xá 11 tầng Trường Đại học Lâm nghiệp Dự án Ký túc xá sinh viên giai đoạn I được đầu tư bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Quyết định đầu tư, sau khi nguồn vốn Trái phiếu chính phủ hết, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan cho phép chuyển dự án sang sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. - Dự án Hoàn thiện ký túc xá 11 tầng Trường Đại học Lâm nghiệp + Địa điểm dự án: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tp Hà Nội. + Thời gian thực hiện dự án: Năm 2016--> 2018 + Tổng mức đầu tư: 60 tỷ đồng + Qui mô, công suất: Hoàn thiện công trình công cộng, cấp II, cao 11 tầng, 1 tum thang. Diện tích xây dựng khoảng 1.433 m2, tổng diện tích sàn 15.433m2. Bố trí 305 phòng ở và công trình phụ trợ (nhà ăn, bếp nấu, phòng sinh hoạt chung). b. Các dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đã thực hiện Từ năm 2014 đến 2018 - Sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ năm 2014 Trường Đại học Lâm nghiệp: Tổng mức đầu tư: 17,057 tỷ trong đó: Cơ sở chính: 14,257 tỷ; Phân hiệu Đồng Nai: 2,8 tỷ + Nội dung cải tạo Cơ sở chính: Cải tạo nhà làm việc hiệu bộ A2; Cải tạo hè đường khu vực giảng đường; Cải tạo đường trục chính; Cải tạo nhà trực bảo vệ; Cải tạo sửa chữa G5; Cải tạo hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống tường bao khu vực hồ trục đường 21; Xử lý nước tạm thời cho khu vực hồ cảnh quan; Cải tạo nhà để xe KTX K20; Cải tạo sân vận động + Nội dung cải tạo Phân hiệu Đồng Nai: San lấp mặt bằng nhà học lý thuyết, xây dựng trại trường Ninh Thuận, đường nội bộ từ sân xà cừ đến cổng trường, bể nước cứu hỏa. - Sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ năm 2015 Trường Đại học Lâm nghiệp: Tổng mức đầu tư 13,82 tỷ trong đó: Cơ sở chính 9,41 tỷ; Phân hiệu Đồng Nai: 4,41 tỷ + Nội dung cải tạo Cơ sở chính: Cải tạo nhà thư viện T2; Cải tạo nhà thí nghiệm T6; Cải tạo nhà thí nghiệm T7; Cải tạo nhà thí nghiệm T8; Cải tao hè đường cổng phụ; Cải tạo hệ thống điện đường trục chính;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan