Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nư...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư tỉnh yên bái (luận văn thạc sĩ)

.PDF
136
105
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỖ VĂN ĐÔNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Đỗ Văn Đông * LUẬN VĂN THẠC SỸ * Ngành: Quản lý đô thị và Công trình Năm - 2019 BỘ XÂY DỰNG * BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐỖ VĂN ĐÔNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình Mã ngành: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI MẠNH HÙNG. XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Kính thưa Thầy Cô, cho đến hôm nay tác giả đã gần kết thúc chương trình học Thạc sĩ ngành Quản lý đô thị và công trình. Khi hoàn tất Luận văn tốt nghiệp, tác giả muốn gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô khoa Sau đại học Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội và những người đã giúp đỡ em trong 2 năm vừa qua. Tác giả xin cảm ơn quý Thầy Cô đã tạo điều kiện học tập tốt, đã tận tình hướng dẫn, định hướng khoa học và thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt để tác giả hoàn thiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, người đã hết lòng hướng dẫn trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp. Đề tài nghiên cứu của Luận văn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác nhau, trong đó các cơ sở pháp lý còn hạn chế, số liệu thu thập phục vụ luận văn gặp khó khăn. Mặt khác trình độ người nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định, nên bản Luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được các nhận xét và góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy Cô, bạn bè dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Văn Đông LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Văn Đông DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ATLĐ An toàn lao động BVTC Bản vẽ thi công BXD Bộ Xây dựng DA Dự án ODA Vốn vay của nhà tài trợ nước ngoài CĐT Chủ đầu tư ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình GĐ Giám đốc MT Môi trường QLCP Quản lý chi phí ĐTXD Đầu dư xây dựng GPMB Giải phóng mặt bằng HSDT Hồ sơ dự thầu HSMT Hồ sơ mời thầu NSĐP Ngân sách Địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTU Ngân sách Trung ương QLDA Quản lý dự án TK-DT Thiết kế - Dự toán TKKT Thiết kế kỹ thuật TMĐT Tổng mức đầu tư TVGS Tư vấn giám sát TVTK Tư vấn thiết kế XD (XL) Xây dựng (Xây lắp) XDCB Xây dựng cơ bản XDCT Xây dựng công trình UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư ỦBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội XD Xây dựng KHDT Kế hoạch đầu tư MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1 Mục tiêu nghiên cứu 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Ý nghĩa thực tiễn khoa học 2 Cấu trúc luận văn 2 NỘI DUNG 1.1 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI 4 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 4 1.1.1 Thông tin chung 4 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án 4 1.1.3 Nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 8 1.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 9 1.2.1 Chức năng của Ban Quản lý dự án 9 1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban Quản lý dự án 9 1.3 Tổng quan các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước thuộc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 11 1.3.1 Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi của các dự án được cấp từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước 11 1.3.2 Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý công việc 15 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án từ năm 2015 – 2018 16 1.4. Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn 1 Ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị dự án 17 1.4 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn .2 Ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án giai đoạn thực hiện dự án 21 1.4 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn .3 Ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án giai đoạn kết thúc xây dựng 29 1.4.4 Quy trình quản lý các dự án của Ban Quản lý dự án 32 1.4 Những kết quả trong quản lý chi phí về đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 35 Những hạn chế, tồn tại trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 37 1.6.1 .Những hạn chế, tồn tại trong tổ chức bộ máy quản lý chi phí và trang thiết bị phục vụ chuyên môn 38 1.6.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tổng mức đầu tư 39 1.6.3 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án 39 1.6.4 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chi phí trong tạm ứng, thanh quyết toán 41 Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong quản lý chi phí xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 42 1.5 1.6 1.7 1.7.1 Nguyên nhân chủ quan và khách quan 42 1.7.2 Nguyên nhân trong quản lý dự toán 46 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 49 2.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và phạm vi đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước 49 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vốn ngân sách Nhà nước ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 49 2.1.2 Đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước 51 2.1.3 Phạm vi đầu tư từ ngân sách Nhà nước 53 2.2 54 Cơ sở hình thành chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng 2.2.1 Khái niệm về đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng 54 2.2.2 Các dữ liệu chủ yếu hình thành và đặc điểm của chi phí xây dựng 56 2.2.3 Chi phí xây dựng công trình thể hiện qua các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng 58 2.3 60 Khái quát về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 2.3.1 Sơ lược về giá trong xây dựng 60 2.3.2 Chi phí đầu tư xây dựng 60 2.3.3 Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 61 2.3.4 Bản chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp và nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng 61 2.4 63 Nội dung quản lý chi phí trong dự án đầu tư xây dựng 2.4.1 Quản lý tổng mức đầu tư của dự án 63 2.4.2 Quản lý dự toán công trình thuộc dự án 64 2.4.3 Quản lý định mức, giá xây dựng công trình của dự án 66 2.4.4 Quản lý giá hợp đồng xây dựng thực hiện dự án 67 2.4.5 Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng 68 2.4.6 Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng 69 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 70 2.5.1 Các nhân tố chủ quan 70 2.5.2 Các yếu tố khách quan 72 2.6 Cơ sở pháp lý về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước 73 2.6.1 Quy định về vốn ngân sách và vốn ngoài ngân sách trong đầu tư xây dựng 73 2.6.2 Quy định về nội dung quản lý và điều kiện được cấp phát vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách 76 2.6.3 Quy định về quản lý, quyết toán vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước 78 2.6.4 Quy định về thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước 85 2.6.5 Thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước 86 2.6.6 Những quy định cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật về quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 88 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI 89 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 89 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 92 3.2.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực và chuẩn hoá hồ sơ tại Ban QLDA đầu tư tỉnh Yên Bái 92 3.2.2 Đề xuất điều kiện, nguyên tắc và hình thức cấp phát vốn các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước cấp tỉnh 94 3.2.3 Đề xuất hình thức cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 99 3.1 3.2 3.2.4 Đề xuất quy trình quản lý, quy trình thẩm định dự án đầu tư sử 100 dụng nguồn ngân sách nhà nước 3.2.5 Đề xuất thành phần và nội dung chính trong hồ sơ thẩm định chi 104 phí dự án đầu tư sử dụng vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước 3.2.6 Hoàn thiện một số nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng liên 110 quan đến kiểm soát chi phí 3.2.7 Hoàn thiện một số nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng liên quan đến lập, thẩm tra, phân bổ, thanh quyết toán và quy đổi vốn 115 đầu tư KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 DANH MỤC HÌNH Số hiệu sơ đồ Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA Hình 1.2. Quy trình chung QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA Hình 1.3. Sơ đồ quá trình lập dự toán theo thiết kế và định mức Hình 3.1. Quy trình thẩm định cấp phát vốn đầu tư Hình 3.2. Trình tự kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo hợp đồng Hình 3.3. Quy trình thẩm tra quyết toán vốn dự án hoàn thành Tên sơ đồ DANH MỤC BẢNG Số hiệu BẢNG Bảng 1.1. Bảng 1.2. Bảng 1.3a. Bảng 1.3b Bảng 1.4a Bảng 1.4b Bảng 1.5 Tên BẢNG Nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái Các dự án đầu tư xây dựng thay đổi tổng mức đầu tư 20152018 Kết quả thẩm định dự án xây dựng Đường Hoàng Thi (Giai đoạn 2), huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Kết quả thẩm định dự án xây dựng Hạ tầng Khu di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Khu ủy Tây Bắc, tỉnh Yên Bái Bảng tổng hợp một số dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư Bảng tổng hợp một số dự án tiêu biểu do Ban QLDA làm làm tư vấn QLDA, giám sát thi công Công tác quyết toán vốn dự án hoàn thành của Ban QLDA trong giai đoạn 2015-2018 1 MỞ ÐẦU  Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp thì việc quản lý sử dụng ngân sách cần phải được quan tâm để hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Việc ban hành các Luật, Nghị định và Thông tư có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần hoàn thiện và khắc phục những hạn chế khi thực hiện theo cơ chế cũ. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý chi phí trong dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tồn tại nhiều vướng mắc trong việc thu xếp và quản lý nguồn vốn, tổng mức đầu tư và dự toán phải điều chỉnh nhiều lần, chưa đảm bảo tiết giảm tối đa chi phí thực hiện dự án. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái, học viên lựa chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.  Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn được lựa chọn nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó tìm ra các đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho Ban quản lý dự án.  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chi phí đầu tư xây dựng và công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 2 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nội dung chi phí và công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Chủ đầu tư. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2013 - 2018.  Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp luận: Duy vật biện chứng, phân tích hệ thống - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng, so sánh và tổng hợp kết quả. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thống kê để đánh giá thực trạng, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cơ bản về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đề xuất mô hình quản lý, đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư, - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái, giúp cho Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái có cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư.  Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Cụ thể: 3 Chương 1: Thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái. Chương 2: Cơ sở lý luận chung về chi phí đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI 1.1. Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 1.1.1. Thông tin chung Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 17/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Tại Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái trên cơ sở tách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và khu công nghiệp tỉnh Yên Bái; được đổi tên, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 09/6/2011. Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái thành lập trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái và Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng tại Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 30/5/2018. - Tên giao dịch: Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái. - Trụ sở giao dịch chính: Tổ 36A, phường Yên Thịnh (số 260A đường Trần Phú) thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quang Đức. - Nơi đăng ký hoạt động: Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực của tỉnh Yên Bái, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định 5 hiện hành; là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành của nhà nước và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. Cơ cấu tổ chức và biên chế Ban quản lý dự án như sau: 1) Ban giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái Giám đốc BQLDA Phó Giám đốc Phó Giám đốc Ban QLDA (1) Ban QLDA (2) Phòng Kế toán - Phòng Kế hoạch - Phòng Quản lý Hành chính Tổng hợp dự án Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA Ban giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. - Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, điều động, luân chuyển, thực hiện chế độ chính sách với các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc theo quy định hiện hành của nhà nước và phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của tỉnh. - Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị và việc hoạt động nghề nghiệp, thi hành nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và người lao động thuộc quyền theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật. 6 - Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công và giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực phụ trách. Đối với những vấn đề liên quan nhiều lĩnh vực hoặc liên quan đến cơ quan cấp trên thì phải có ý kiến của Giám đốc trước khi quyết định. Đối với lĩnh vực công tác được phân công hay ủy quyền, quyết định của Phó Giám đốc có hiệu lực như Giám đốc. - Kế toán trưởng Ban quản lý dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm. Có trách nhiệm giúp Giám đốc Ban quản lý dự án trong việc quản lý và thực hiện các chế độ tài chính theo quy định của pháp luật. 2) Khối các phòng chức năng, nghiệp vụ Khối các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm: - Phòng Kế toán - Hành chính; - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; - Phòng Quản lý dự án. Các phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh Trưởng phòng và Phó trưởng phòng theo quy định hiện hành. Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực quản lý. Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác được phân công, quản lý. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được phân công, quản lý. Trực tiếp thực hiện và tham mưu các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được phân công, quản lý. 7 3) Biên chế Ban quản lý dự án: - Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Biên chế và số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được phê duyệt; - Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng lao động của Ban quản lý dự án căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Ban quản lý dự án, quỹ tiền lương được giao và quy định của pháp luật có liên quan. - Giám đốc Ban quản lý dự án quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các viên chức của Ban quản lý dự án theo phân cấp, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Cá nhân đảm nhận thực hiện công việc chuyên môn của Ban quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Ban quản lý dự án hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ công tác, tổ chức bộ máy, quản lý viên chức, người lao động và quản lý tài chính theo Quy chế hoạt động được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Trường hợp quản lý nhiều dự án tại cùng một thời điểm thì có thể thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án cụ thể. 4) Cơ chế hoạt động: Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành của nhà nước và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. Cơ chế hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trên cơ sở tuân thủ quy chế làm việc của đơn vị và các quy định của Nhà nước. [19] 8 1.1.3. Nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái Tổng số cán bộ, viên chức là 30 người, trong đó: - Trình độ đại học 27 người thuộc các chuyên ngành (trong đó: kỹ sư giao thông 10 người, kỹ sư xây dựng 06 người, kỹ sư thủy lợi 02 người, kỹ sư quản lý đất đai 01 người, kỹ sư kinh tế 01 người; cử nhân kinh tế 07 người); - Công nhân kỹ thuật (lái xe) 02 người. Bảo vệ: 01 người Bảng 1.1 Nhân lực của Ban QLDA đầu tư tỉnh Yên Bái TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng vị trí việc làm Số lượng người làm việc Công chức, Hợp Viên chức đồng I NHÓM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH 4 09 1 Giám đốc 01 01 2 Phó Giám đốc 01 02 3 Trưởng phòng 01 03 4 Phó Trưởng phòng 01 03 II NHÓM HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP 5 13 1 Công tác kế hoạch; đánh giá đầu tư 01 01 2 Công tác chuẩn bị đầu tư 01 02 3 Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu 01 02 4 Công tác quản lý, giám sát dự án 01 06 01 02 5 Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, môi trường III NHÓM HỖ TRỢ, PHỤC VỤ 4 03 05 1 Kế toán 01 02 02 2 Văn thư 01 01 3 Lái xe 01 02 4 Bảo vệ 01 01 Tổng số: 13 25 05 9 1.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 1.2.1. Chức năng của Ban Quản lý dự án 1) Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn vay của nhà tài trợ nước ngoài và các dự án khác khi được giao; 2) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông theo quy định của pháp luật; 3) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan; 4) Tổ chức thực hiện các chức năng khác khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT- BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng; 5) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư; 6) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao. [20], [21] 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban Quản lý dự án 1) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm: a. Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện; b. Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan