Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án huyện trực ninh, tỉnh nam định (luận văn thạc sĩ)

.PDF
102
94
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -------------- NGUYỄN ĐỨC THIỆN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------- NGUYỄN ĐỨC THIỆN KHÓA 2017-2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH QUANG VINH Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Trường. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.Trịnh Quang Vinh người thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy trong tiểu ban luận văn đã cho tôi những góp ý quý báu để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, đồng nghiệp tại UBND huyện Trực Ninh, Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi rất mong nhận được các nhận xét, đóng góp của quý Thầy, quý Cô và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Thiện LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Thiện MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình minh họa, sơ đồ  MỞ ĐẦU …………….………………………………………………… 1 * Lý do chọn đề tài * Mục đích nghiên cứu * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Cấu trúc của Luận văn.  NỘI DUNG ……………………………………………………..……… 4 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH ........................................................................................... 4 1.1 Khái quát chung về huyện Trực Ninh........................................................ 4 1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên................................................................ 4 1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................... 6 1.1.3 Thực trạng đầu tư xây dựng tại huyện thời gian qua............................. 10 1.2 Giới thiệu về Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh.................................. 11 1.2.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh ..................................................................................................... 11 1.2.2 Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh................................................................................................................ 13 1.2.3 Một số kết quả đạt được........................................................................ 18 1.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh ............................................................................ 20 1.3.1 Mô hình quản lý và phân cấp quản lý dự án ......................................... 20 1.3.2 Một số dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh quản lý ........................................................................................................... 22 1.3.3 Kết quả, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh ..................................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ PHÁP LÝ .................................. 32 2.1 Cơ sở khoa học......................................................................................... 32 2.1.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng .............................................. 32 2.1.2 Nguyên tắc quản lý chất lượng công trình xây dựng ........................... 34 2.1.3 Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng................. 35 2.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 39 2.2.1 Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu ............................................................. 39 2.2.2 Các văn bản dưới Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng ..... 41 2.3 Các yếu tố tác động tới công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ........................................................................................................................ 50 2.3.1 Các yếu tố chủ quan.............................................................................. 53 2.3.2 Các yếu tố khách quan........................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH ................................................................. 55 3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh............................... 59 3.1.1. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát ....... 59 3.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế và lập dự toán............................................................................................................ 62 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công công trình tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh.................. 65 3.2.1. Quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị đầu vào ....................................... 67 3.2.2. Quản lý chất lượng trong quá trình thi công ....................................... 68 3.3 Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ..................................................................................... 74 3.3.1 Khi có điều kiện bổ sung thêm cán bộ, công chức, viên chức cho BQLDA huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.................................................... 74 3.3.2 Khi chưa có điều kiện, chưa thể bổ sung thêm cán bộ, công chức, nhân viên cho BQLDA ………………………………………………………… 79 3.4 Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh ....................... 80 3.4.1. Đào tạo cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ........................................................................................................ 80 3.4.2. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................................................................ 82 3.5. Một số giải pháp khác ............................................................................ 82 3.5.1. Giải pháp ứng dụng tiêu chuẩn ISO kết hợp giám sát cộng đồng trong công tác quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh ........... 82 3.5.2. Giải pháp bố trí và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho dự án, công trình ....................................................................................................... 86  KẾT LUẬN VÀ KIẾN ............................................................................ 88 * Kết Luận ..................................................................................................... 88 * Kiến Nghị ................................................................................................... 89  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BQLDA Ban quản lý dự án BPTC Biện pháp thi công BVTC Bản vẽ thi công CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình xây dựng ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐVSD Đơn vị sử dụng ĐVTC Đơn vị thi công GPMB Giải phóng mặt bằng HĐ Hợp đồng QLDA Quản lý dự án QLCL Quản lý chất lượng TVĐT Tư vấn đấu thầu TVGS Tư vấn giám sát TVQLDA Tư vấn quản lý dự án TVTK Tư vấn thiết kế UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Cơ cấu ngành kinh tế 09 Bảng 1.2 Thu, chi ngân sách huyện giai đoạn từ năm 20142018 Bảng 1.3 Chi ngân sách huyện giai đoạn từ năm 2014- 2018 10 18 Một số tồn tại và sự cố trong quá trình quản lý chất Bảng 1.4 lượng các công trình tại Ban quản lý dự án huyện thực 22 hiện từ năm 2014-2018 Một số dự án trong Kế hoạch đầu tư xây dựng trên địa Bảng 3.1 bàn huyện giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.2 Bảng nhu cầu trang thiết bị cần đầu tư cho Ban 56 84 DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Số hiệu Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 1.6 Hình 2.1 Hình 3.1 Hình 3.2 Tên hình Bản đồ hành chính và mối liên hệ vùng huyện Trực Ninh Sơ đồ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý dự án huyện Trực Ninh Mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án huyện Sơ đồ mô hình quản lý và phân cấp quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án huyện Sơ đồ quản lý và phân cấp quản lý dự án tại huyện Trực Ninh Sơ đồ quản lý và phân cấp quản lý dự án tại tỉnh Nam Định Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư xây dựng công trình Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế và lập dự toán Trang 5 12 15 16 20 21 35 61 64 Hình 3.3 Sơ đồ trình tự điều kiện khởi công 66 Hình 3.4 Sơ đồ trình tự kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào 67 Hình 3.5 Hình 3.6 Sơ đồ quy trình QLCL trong giai đoạn thi công xây dựng Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành huyện Trực Ninh 71 76 1  MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đầu tư xây dựng là một trong những nhân tố quan trọng nhất; trong đó, vai trò quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này là hết sức to lớn. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng các dự án nói chung và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng các dự án trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nói riêng còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn; trong khi đó các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao. Tình trạng đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như: - Khung hành lang pháp lý gần đây mới được đầy đủ và có hệ thống, sự thông thạo và vận dụng tại ban quản lý dự án là chưa tốt; - Cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý chưa hoàn thiện, chưa chặt chẽ, chưa theo kịp sự đổi mới, hoàn thiện của khung pháp lý; - Tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đôi khi chưa theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật được áp dụng trong đầu tư xây dựng các công trình và tính năng động, chủ động trong cập nhật và áp dụng khung pháp lý đối với công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng trong xây dựng chưa cao. Ban Quản lý dự án huyện Trực Ninh tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND huyện Trực Ninh làm Chủ đầu tư: Từ các bước chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trong những năm qua, Ban Quản lý dự án huyện Trực Ninh đã thực hiện rất nhiều dự án, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót trong quản lý chất lượng các công trình xây dựng cần khắc phục. 2 Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế cho công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Trực Ninh nói riêng, tỉnh Nam Định nói chung. * Mục đích nghiên cứu. Đánh giá trực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Phạm vi nghiên cứu: Các công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã hoàn thành, đang trong quá trình thi công mà Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định quản lý từ năm 2014 đến nay. * Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa khoa học: Hệ thống lại những lý luận cơ bản về quản lý chất lượng công trình xây dựng và vận dụng để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho công tác quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nói 3 riêng, trên toàn tỉnh Nam Định và các địa phương, đơn vị khác nói chung khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng. * Cấu trúc của Luận văn. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 Chương: - Chương 1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. - Chương 2. Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý. - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định 4  NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH 1.1. Khái quát chung về huyện Trực Ninh [23] Huyện Trực Ninh ngày nay nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định; diện tích tự nhiên 14.395,4 ha; dân số 178.103 người. Huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 18 xã: Trung Đông, Trực Chính, Phương Định, Trực Tuấn, Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Đạo, Trực Thanh, Trực Nội, Trực Mỹ, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Thuận, Trực Cường, Trực Đại, Trực Hùng, Trực Thái, Trực Thắng và 03 thị trấn: Cổ Lễ , Cát Thành, Ninh Cường; thị trấn Cổ Lễ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện. Đảng bộ và Nhân dân có bề dày truyền thống văn hiến và cách mạng; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [23] - Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình, lấy sông Hồng làm ranh giới; phía Nam giáp huyện Hải Hậu; phía Đông giáp huyện Xuân Trường; phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng. Với địa thế có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, như: Quốc lộ 21B, Quốc lộ 21B kéo dài, Quốc lộ 37B; tỉnh lộ 490C, 487, 488B, là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các ngành dịch vụ, thương mại. Sông Hồng, sông Ninh Cơ là những mạch giao thông thủy quan trọng, thuận lợi cho Trực Ninh trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế với các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh. 5 Hình 1.1 Bản đồ hành chính và mối liên hệ vùng huyện Trực Ninh [23] 6 - Đặc điểm địa hình: Huyện Trực Ninh có 2 tiểu vùng rõ rệt là vùng Bắc và vùng Nam. Vùng Bắc ở Tây Bắc sông Ninh Cơ gồm 13 xã và 2 thị trấn (Cổ Lễ, Cát Thành) địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng Nam nằm phía Tây Nam sông Ninh Cơ, gồm 5 xã và 1 thị trấn ven Quốc lộ 37B, QL21B kéo dài, địa hình khá bằng phẳng, nghiêng đều về phía Nam. - Thuỷ văn: Đất đai của huyện nằm ven sông Hồng và 2 bên sông Ninh Cơ, được bao bọc bởi 6,3 Km đê sông Hồng và 37 Km đê tả, hữu sông Ninh Cơ; đất đai màu mỡ có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ, bão và thuỷ triều; mật độ kênh mương nội đồng khá dày, trung bình 0,7- 0,9 km/km2, nguồn nước tưới tiêu thuận tiện. - Nguồn nước mặt do sông Hồng và Sông Ninh Cơ cung cấp dồi dào, vùng hạ lưu sông Ninh Cơ bị ảnh hưởng nước mặn. Lượng mưa bình quân hằng năm 1.500- 1.800 mm. Nguồn nước ngầm phong phú có thể khai thác tới độ sâu 120- 200 m. Lượng phù sa bồi đắp hằng năm, cùng với hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh cũng là điều kiện tốt để Trực Ninh phát triển nông nghiệp, là một trong những huyện trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh. 1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội [23] * Văn hoá- xã hội: - Huyện Trực Ninh có truyền thống văn hoá, cách mạng; nhân dân lao động cần cù, sáng tạo; nhân dân, cán bộ 14 xã, thị trấn và nhân dân và cán bộ huyện Trực Ninh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp; nhân dân và cán bộ huyện Trực Ninh được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 2012 và Huân chương lao động hạng Nhì năm 2016; huyện có hàng trăm đền chùa, nhà thờ và nhiều công trình kiến trúc cố, trong đó có 12 công trình được Bộ Văn hoá và UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá; có nghệ thuật hát chầu văn, múa rối, hát chèo ... Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá 7 ở khu dân cư phát triển, các thôn, làng đã xây dựng và triển khai thực hiện quy ước nếp sống văn hoá; phong trào xây dựng gia đình hòa thuận, chung sức làm giàu chính đáng phấn đấu trở thành gia đình văn hoá phát triển mạnh. - Phong trào khuyến học khuyến tài phát triển mạnh, những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo của huyện liên tục xếp tốp đầu tỉnh. - Cán bộ đảng viên và nhân dân trong huyện đoàn kết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, tích cực thi đua lao động, học tập và công tác, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, không còn hộ đói. Nhân dân tích cực hưởng ứng đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng điện, đường giao thông, trường học, trạm Y tế ... - Huyện Trực Ninh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2017, theo Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 09/02/2018. * Cơ sở hạ tầng kỹ thuật [1], [17]: Trực Ninh là huyện có hệ thống giao thông thuận lợi, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 21B kéo dài chạy qua địa bàn Huyện với chiều dài gần 20 km, nối Trực Ninh với các huyện phía Nam tỉnh là Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy; về phía Bắc nối với huyện Nam Trực và thành phố Nam Định. - Quốc lộ: + Quốc lộ 21B: Mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt, quy mô đường cấp III đồng bằng, đã đảm bảo theo quy hoạch giao thông của tỉnh; + Quốc lộ 37B: Mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt, quy mô đường cấp III đồng bằng, đã đảm bảo theo quy hoạch giao thông của tỉnh. - Tỉnh lộ: + Tỉnh lộ 490C: Mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt, quy mô đường cấp III đồng bằng, đã đảm bảo theo quy hoạch giao thông của tỉnh; + Tỉnh lộ 487: Mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt; đoạn từ đê sông Hồng xã Trực Chính đến UBND xã quy mô cấp V đồng bằng, đoạn từ 8 UBND xã Trực Chính đến cầu trạm xá xã Trung Đông quy mô cấp VI đồng bằng, đoạn còn lại từ cầu trạm xá xã Trung Đông đến cầu Trung Lao, quy mô trên cấp V đồng bằng, đã đảm bảo theo quy hoạch giao thông của tỉnh; + Tỉnh lộ 488B: Mặt đường nhựa, quy mô cấp V đồng bằng. - Huyện lộ: Hiện trạng có 04 tuyến huyện lộ: + Đường Vô Tình - Văn Lai (từ cầu Vô Tình đến cống Văn Lai): Hiện tại: 3,0km đã thi công xong, quy mô cấp V đồng bằng; 2km còn lại quy mô đường cấp VI đồng bằng, chuẩn bị đầu tư; giai đoạn 2021-2030, mở rộng lên đường cấp IV đồng bằng; + Đường 53C: Quy mô đường cấp V đồng bằng; giai đoạn 2021-2030, mở rộng lên thành đường cấp IV đồng bằng. + Đường Nam Ninh Hải: Quy mô đường cấp V; quy hoạch mở rộng lên đường cấp IV đồng bằng + Đường Đại Hùng: Kết nối tuyến huyện lộ Hùng Thắng với đường trục xã - Vạn Phú (từ Trực Đại đến Trực Hùng), quy mô đường cấp IV đồng bằng. Trong quy hoạch, nâng cấp mới 3 tuyến huyện lộ [17]: + Tuyến Cổ Lễ- Bà Nữ (ven sông Cổ Lễ - Bà Nữ): Từ ngã 5 thị trấn Cổ Lễ (QL21B) ven theo sông Cổ Lễ - Bà Nữ xuống Cầu Giá (Trực Đạo), chiều dài 10km, hiện tại đang là đường đất, có đoạn là đường bê tông và nhựa, quy mô đường cấp VI đồng bằng; quy hoạch mở rộng toàn tuyến, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. + Tuyến Nam sông Sẻ: Là đường bờ Nam sông Sẻ, từ xã Trực Hùng đến xã Trực Thái, hiện tại có đoạn đường đất, có đoạn bê tông, có đoạn chưa hình thành đường, tuy nhiên việc giải phóng mặt bằng để tạo tuyến tương đối thuận lợi; quy hoạch kết nối và mở rộng đường đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. 9 + Tuyến Nam Thái - Trực Mỹ (cống Quỹ Ngoại -Nam Thái): Hiện tại là đường cấp VI đồng bằng; quy hoạch mở rộng đường đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. - Đường trục xã: Quy hoạch mở rộng các đường trục xã tối thiểu đạt đường cấp A (theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải) B nền tối thiếu 6,5m; B mặt tối thiểu 3,5m. - Đường thôn, xóm: Tổng chiều dài 975,1 km; cứng hóa 100% mặt đường đạt tiêu chuẩn đường cấp B trở lên (theo Quyết định số 4927/QĐBGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải), B nền tối thiểu 4m; B mặt tối thiểu 3m. - Đường ra đồng: Phương hướng phát triển: Cứng hóa 100% mặt đường đạt tiêu chuẩn đường cấp B trở lên (theo quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT), B nền tối thiểu 4m; B mặt tối thiểu 3m. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai tích cực các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn phát triển, đạt kết quả đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, được nêu chi tiết trong bảng 1.1. Bảng 1.1 Cơ cấu ngành kinh tế [9] Đơn Năm Năm Năm Năm Năm vị 2014 2015 2016 2017 2018 Nông nghiệp, thủy sản % 28,6 27,65 25,2 23,69 22,59 Công nghiệp, xây dựng % 38,4 39,71 41,1 41,58 41,63 Dịch vụ % 33,0 32,64 33,7 34,73 35,78 Cơ cấu ngành kinh tế 10 1.1.3. Thực trạng đầu tư xây dựng tại huyện thời gian quan [1] Hiện nay, UBND huyện Trực Ninh đang áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban quản lý kiêm nhiệm trực thuộc UBND huyện. Nguồn vốn dành cho chi đầu tư phát triển trên địa bàn chủ yếu được lấy từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất, khuyến khích các đơn vị tiết kiệm chi thường xuyên và lấy nguồn tăng thu trong thu cân đối trên địa bàn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy nguồn vốn dành cho chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện vẫn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hằng năm đều tăng, nhưng để đảm bảo chi, vẫn cần sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên. Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện năm 2018 đạt 818.452 triệu đồng, trong đó thu hỗ trợ từ cấp trên 437.372 triệu đồng (chiếm 53,44% dự toán); qua đó cho thấy nền kinh tế của huyện vẫn còn phụ thuộc nhiều từ ngân sách cấp trên, được nêu chi tiết trong bảng 1.2. Bảng 1.2 Thu, chi ngân sách huyện giai đoạn từ năm 2014- 2018. Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 567.031 579.399 652.794 753.800 818.452 90.149 98.132 110.623 157.300 185.197 - Thu hỗ trợ từ cấp trên 345.103 341.118 393.521 432.200 437.372 - Thu khác 131.779 140.149 148.650 164.300 195.883 Chỉ tiêu Tổng thu Trong đó: - Thu NSNN trên địa bàn Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Trực Ninh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan