Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư x...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tam dương (luận văn thạc sĩ)

.PDF
101
61
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN MINH TUẤN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN MINH TUẤN KHÓA 2017-2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình. Mã Số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH QUỐC THẮNG HÀ NỘI – 2019 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới: Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Quốc Thắng, người thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Huyện Tam Dương đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, tài liệu và thời gian trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp! Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Minh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Minh Tuấn MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Phương pháp nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Kết cấu luận văn NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BQLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN TAM DƯƠNG…………………………………………………………………… 03 1.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương............................................................................................................... 03 1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Tam Dương....................... 03 1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................. 05 1.1.3 Khái quát về ban quản lý dự án xây dựng huyện Tam Dương...... 07 1.2. Giới thiệu một số công trình thuộc Ban quản lý dự án dầu tư xây dựng huyện Tam Dương................................................................................. 10 1.2.1 Các công trình đã hoàn thành ................................................................. 10 1.2.2 Các công trình đang thực hiện ................................................................ 16 1.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại một số công trình thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương.................. 17 1.3.1 Ưu điểm................................................................................................. 17 1.3.2 Một số công trình còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng........ 17 1.4. Các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương...................................... 21 1.4.1 Tồn tại trong cơ cấu tổ chức, bộ máy của BQLDA .............................. 21 1.4.2 Tồn tại trong công tác khảo sát. ............................................................ 23 1.4.3 Tồn tại trong công tác thiết kế................................................................ 25 1.4.4 Tồn tại trong quá trình thi công xây dựng............................................... 27 1.4.5 Tồn tại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chất lượng công trình................................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH…………………………………………. 32 2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng ................ 32 2.1.1 Luật Xây dựng...................................................................................... .. 32 2.1.2 Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng CTXD......................... 36 2.1.3 Văn bản pháp lý của Bộ Xây dựng về QLCL công trình xây dựng........ 42 2.1.4 Văn bản pháp luật của địa phương về QLCL ........................................ 42 2.2. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng ............... 46 2.2.1 Khái niệm về chất lượng và QLCL công trình xây dựng......................... 46 2.2.2 Các tầm mức phát triển của quản lý chất lượng...................................... 50 2.2.3 Các chủ thể tham gia vào quản lý chất lượng.......................................... 52 2.2.4 Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng .................... 55 2.2.5 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng........... 55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLCL CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BQLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN TAM DƯƠNG………………………………………………… 57 3.1. Yêu cầu của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của huyện Tam Dương giai đoạn 2018-2020.................................................. 57 3.2. Đề xuất giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức,năng lực cán bộ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương............................................ 58 3.2.1 Sơ đồ tổ chức........................................................................................... 58 3.2.2 Bố trí nhân sự……………………………………………………… 64 3.2.3 Trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị……………………………… 68 3.3. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng tại BQLDA huyện Tam Dương............................................................................................................... 70 3.3.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát........... 70 3.3.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thiết kế............ 73 3.3.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thi công........... 76 3.4. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong QLCL công trình xây dựng thời kỳ công nghệ 4.0............................................................................. 82 3.4.1 Ứng dụng CNTT trong công tác thông tin liên lạc.................................. 82 3.4.2 Ứng dụng CNTT trong quản lý chất lượng công trình xây dựng........... 83 3.4.3 Ứng dụng CNTT trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………….………………. 86 Kết luận…………………………………………………………………... 86 Kiến nghị…………………………………………………………………. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BXD Bộ xây dựng CĐT Chủ đầu tư CNTT Công nghệ thông tin CTXD Công trình xây dựng CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng DA Dự án ĐTXD Đầu tư xây dựng GTNT Giao thông nông thôn HĐND Hội đồng nhân dân HĐTĐ Hội đồng đầu tư HSMT Hồ sơ mời thầu NĐ Nghị định UBND Ủy ban nhân dân QĐ Quyết định QLCL Quản lý chất lượng QLDA Quản lý dự án TMĐT Tổng mức đầu tư TKBVTC-DT Thiết kế bản vẽ thi công - đầu tư TT Thông tư TVGS Tư vấn giám sát VHTT Văn hóa thể thao KÝ HIỆU TRÍCH DẪN [8, 11] nghĩa là trích lục tại tài liệu tham khảo số 8, trang 11. [11, Đ8] là xem cụ thể tại tài liệu tham khảo số 11, Điều 8. DANH MỤC HÌNH Số hình Tên hình Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Tam Dương Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Tam Dương Hình 1.3 Biểu đồ đánh giá hạn chế thiếu xót trong quá trình tư vấn thiết kế Hình 1.4 Biểu đồ đánh giá hạn chế thiếu xót trong quá trình thi công Hình 1.5 Trụ sở trung tâm văn hóa thể thao huyện Tam Dương Hình 1.6 Nhà dịch vụ trung tâm văn hóa thể thao huyện Tam Dương Hình 1.7 Khán đài sân vận động huyện Tam Dương Hình 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật về QLCL công trình xây dựng ở VN Hình 2.2 Sơ đồ khái quát chung về QLDA và ĐTXD Hình 2.3 Nội dung QLCL công trình xây dựng theo Nghị định 46/2015 NĐ-CP Hình 2.4 Các bước phát triển của quản lý chất lượng Hình 3.1. Sơ đồ đề xuất hoàn thiện công tác quản lý chất lượng của luận văn Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý dự án tại ban Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của phòng hành chính – kế toán Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của phòng giải phóng mặt bằng Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức của phòng tổ chức đấu thầu. Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức của phòng giám sát - QLCL Hình 3.7 Sơ đồ tổ chức của phòng quản lý dự án – kế hoạch Hình 3.8. Quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát Hình 3.9. Quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế Hình 3.10. Quy trình quản lý chất lượng vật liệu xây dựng. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Bảng 1.1 Tên bảng Nhân lực và nhân sự của Ban QLDA xây dựng huyện Tam Dương Bảng 1.2 Một số công trình xây dựng của huyện Tam Dương trong những năm gần đây. Bảng 1.3 Một số công trình đang xây dựng của huyện Tam Dương. Bảng 3.1 Đề xuất cơ cấu nhân lực và trình độ chuyên môn 1 MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài Bộ Xây dựng đã xác định công tác quản lý chất lượng là một khâu quan trọng, then chốt trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu của toàn ngành Xây dựng. Ba giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn quan trọng nhất, trong giai đoạn này chất lượng thi công xây dựng công trình là một khâu quyết định nhất đến chất lượng công trình thuộc dự án. Tuy nhiên, trong thực tế chất lượng thi công các dự án nói chung và nhất là các dự án xây dựng thuộc các ban quản lý mới thành lập còn tồn tại nhiều khiếm khuyết trong công tác quản lý chất lượng công trình, nên đã xảy ra nhiều sự cố kỹ thuật gây bức xúc cho xã hội. Hiện tượng coi thường, lãng quên quản lý chất lượng, ỷ nại, không nghiên cứu cải tiến chất lượng vẫn tồn tại trong một số chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, nhất là nhà thầu thi công xây dựng. Nhận thức được vấn đề trên, với mong muốn tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại một công trình cụ thể, sau đó nhân rộng cho các công trình xây dựng tại khu vực tương đồng. Tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương” làm đề tài luận văn của mình. * Mục tiêu của đề tài Xuất phát từ những tồn tại của công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại một số công trình tại huyện Tam Dương. Dựa trên việc hệ thống lại cơ sở lý luận và pháp lý, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác đảm bảo chất lượng thi công xây dựng công trình góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng thuộc huyện Tam Dương. 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Tam Dương. Phạm vi nghiên cứu: Các gói thầu thi công xây dựng công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương thực hiện từ 2013-2018 * Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. - Phối hợp giữa phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu khảo sát số liệu thực tế. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài giúp chỉ ra một số hạn chế trong công tác quản lý chất lượng và nguyên nhân của các thiếu xót trong công tác quản lý chất lượng tại BQLDA huyện Tam Dương. Đề tài kiến nghị một số giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án tại huyện Tam Dương. * Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 Chương nội dung: Chương 1: Tổng quan công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương. Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học về quản lý chất lượng xây dựng công trình. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN TAM DƯƠNG 1.1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án dầu tư xây dựng huyện Tam Dương. 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Tam Dương a. Vị trí địa lý Hình 1.1. Vị trí địa lý huyện Tam Dương [15] 4 Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạ độ 21018’đến 21025’ vĩ độ Bắc 105036’ đến 105038’ kinh độ Đông. Huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối với huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang. Huyện Tam Dương có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên. - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. - Phía Tây giáp huyện Lập Thạch. Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương nằm ở khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh lỵ 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. [15] b. Địa hình, địa mạo Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện. Có độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội). c. Khí hậu Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài. 5 Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.348,87mm. Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6), thấp nhất là 16,30C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.441,82 giờ, số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 205,7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27,4 giờ (tháng 2). Độ ẩm không khí trung bình năm 82,33%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 4, tháng 8). Độ ẩm trung bình thấp nhất là 76% (tháng 12). Gió theo 2 mùa chính trong năm. - Mùa hạ: Gió mùa Đông Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10. - Mùa Đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. [15] d. Thuỷ văn Chế độ thuỷ văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh Bến Tre ngoài ra còn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm dải rác trong toàn huyện. Tạo nên nguồn nước khá dồi dào cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. 1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội. Theo thống kế đến hết tháng 8/2018: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 10,02%, tăng khá so cùng kỳ xong giảm 4,8% so chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 14,26%, giảm 4,74% so chỉ tiêu kế hoạch; Nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 8,26%, tăng 4,26% so chỉ tiêu kế hoạch; Thương mại - dịch vụ tăng 5,83%, giảm 12,17% so chỉ tiêu kế hoạch. 6 a. Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá nguyên liệu và diện tích đất canh tác giảm, nhưng do đẩy mạnh ứng dụng KHKT, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các giải pháp tăng năng suất nên giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn vượt mục tiêu đề ra, bình quân tăng 4,4%/năm. Về trồng trọt: Đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá ổn định, hiệu quả kinh tế cao như: gạo Long Trì (Hợp Hoà), rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở Vân Hội, cánh đồng mẫu lớn ở Hợp Thịnh,… Nhiều giống cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất; các hoạt động khuyến nông, bảo vệ cây trồng được đẩy mạnh. Năng suất lúa bình quân đạt 52,31 tạ/ha, ngô đạt 40,26 tạ/ha. Về chăn nuôi: các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại vừa và nhỏ theo hướng an toàn tiếp tục tăng nhanh, giảm mạnh số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, toàn huyện hiện có 186 trang trại chăn nuôi; 25 trang trại tổng hợp, trong đó đàn gia cầm vẫn giữ thế mạnh với tổng đàn lớn nhất tỉnh (năm 2016 đạt 2,6 triệu con, tăng 1,1 triệu so năm 2010). Lâm nghiệp: Công tác trồng và chăm sóc rừng được duy trì ổn định. Năm 2016 trồng được 9,8 ha; Số cây trồng phân tán trồng được 38.400 cây. Diện tích được chăm sóc 82 ha. Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh 24,5 ha. b. Sản xuất Công nghiệp - xây dựng Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng năm 2016 đạt 1.668.560 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng chiếm 40,55% cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng có sự đóng góp của nhà máy sản xuất Gạch ốp lát VITTO đã cho sản phẩm ổn định, công suất đạt 7 35.000 m2/ngày, tăng gấp 2 lần so với thời gian bắt đầu đi vào sản xuất năm 2015, doanh thu cả năm đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm công nghiệp của các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim trên địa bàn tiếp tục được duy trì và phát triển. Ngoài ra còn có sự đóng góp của một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn mới đi vào sản xuất đóng góp vào giá trị sản xuất ngàng công nghiệp trên địa bàn (giầy da, may mặc). Các công trình hạ tầng đấu giá được gấp rút đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu và đã khởi công: Hạ tầng khu đấu giá đất Đồng Quao, thị trấn Hợp Hòa; Hạ tầng khu đấu giá đất Gò Xoan, xã Thanh Vân; Hạ tầng khu đấu giá đất đồng Canh Nông, xã Duy Phiên… trong các tháng cuối năm đã tiến hành đấu giá từng phần để thu hồi vốn cho Ngân sách. [15] 1.1.3. Khái quát về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tam Dương. a. Vị trí: Ban là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ. Thực hiện các nhiệm vụ được UNBD huyện giao theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban. b. Chức năng: Ban Quản lý dự án xây dựng huyện có nhiệm vụ quyết định những chủ trương công tác quan trọng, công tác tổ chức, điều hành những công việc của Ban trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được UBND huyện giao theo Quyết định số: 893/ QĐ-UBND ngày 01/ 09/2017 c. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA xây dựng: - Lập kế hoạch hàng năm về thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình do Sở xây dựng làm chủ đầu tư; - Tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, lập BCKTKT; - Tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; 8 - Tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc (nếu có); - Tổ chức trình cấp có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng; - Tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình; - Giám sát thi công xây dựng các công trình theo quy định; - Tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Tổ chức kiểm tra chất lượng, vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có); - Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Tổ chức khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo (nếu có); - Tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác do UBND huyện giao; - Thực hiện công tác báo cáo theo quy định và yêu cầu của UBND huyện. - Ngoài ra quản lý triển khai các đồ án quy hoạch do UBND huyện làm chủ đầu tư. d. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Tam Dương 9 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Tam Dương Trưởng ban Phó ban Phó ban Phòng QLDA Phòng giải phóng mặt bằng Bảng 1.1 Nhân lực và nhân sự của Ban QLDA xây dựng huyện Tam Dương STT Tên phòng ban Số lượng Trình độ chuyên môn 1 Lãnh đạo Ban 03 02 Thạc sĩ và 01 Kỹ sư 2 Phòng QLDA 08 05 kỹ sư, 02 cử nhân và 01 cao đẳng 3 Phòng giải phòng mặt 07 bằng 03 kỹ sư ,03 cử nhân và 01 trung cấp Lãnh đạo Ban: Một Trưởng ban và hai Phó ban - Trưởng phó Ban do hội đồng nhân dân huyện bầu , Trưởng ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước Pháp luật về những lĩnh vực hoạt động của Ban quản lý dự án theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Phó ban, là người giúp việc cho Trưởng ban thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công, thay mặt Trưởng ban điều hành một số công việc khi được Trưởng ban đi vắng uỷ quyền. * Các Phòng chuyên môn thuộc Ban: 10 - Phòng giải phóng mặt bằng - Phòng quản lý dự án Tổng số cán bộ CNV là 18 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học có 16 người, trung cấp là 1 người và cao đẳng 1 người. 1.2. Giới thiệu một số công trình thuộc Ban quản lý dự án xây dựng huyện Tam Dương. 1.2.1. Một số công trình đã hoàn thành thuộc BQLDA huyện Tam Dương:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan