Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình htkt tại trung tâm phát triển ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình htkt tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện mê linh (luận văn thạc sĩ)

.PDF
98
58
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH HÙNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CH ẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH HÙNG Khóa 2017 - 2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS : Đỗ Đình Đức LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Đỗ Đình Đức người trực tiếp hướng dẫn tác giả làm luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, gia đình và đồng nghiệp tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, cộng tác, động viên, chia sẻ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2019 Nguyễn Mạnh Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mạnh Hùng MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 3 Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội .......... 4 1.1. Giới thiệu chung về huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. ..................... 4 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................... 4 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 6 1.1.3. Cơ sở hạ tầng xã hội............................................................................ 7 1.2. Giới thiệu Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh ................. 12 1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh. ...................................................................................... 12 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Phát triển quỹ đất................ 14 1.2.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong Trung tâm: .................................. 16 1.3. Thực trạng quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh........................................... 21 1.3.1. Một số dự án tiêu biểu đã và đang thực hiện trong thời gian qua. ... 21 1.3.2. Một số vấn đề chất lượng công trình trong thời gian qua. ................ 23 1.4. Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong việc quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật tại trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh. ................................................................................................................ 28 1.4.1. Ưu điểm:............................................................................................ 28 1.4.2 Tồn tại: ............................................................................................... 29 1.4.3 Nguyên nhân: ..................................................................................... 29 Chương 2: Cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn về ...................................... 35 quản lý chất lượng công trình .......................................................................... 35 2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 35 2.1.1. Khái niệm về Dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng. .................................................................................................................... 35 2.1.2. Một số khái niệm về chất lượng, chất lượng công trình và quản lý chất lượng xây dựng công trình .......................................................................... 36 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............. 37 2.1.4. Đặc điểm, nguyên tắc trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng .............................................................................................................. 39 2.1.5. Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công xây dựng ....................................................................................... 41 2.1.6. Một số đặc điểm, tính chất khi thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật. . 47 2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng. ............ 49 2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 54 2.2.1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ...................................................... 54 2.2.2. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ....................................................... 55 2.2.3. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP........................................................... 55 2.2.4. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP........................................................... 55 2.2.5. Thông tư số 16/2016/TT-BXD ......................................................... 55 2.2.6. Thông tư số 26/2016/TT-BXD ......................................................... 56 2.2.7. Các văn bản của thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh về quản lý chất lượng công trình xây dựng .......................................................................... 56 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình HTKT tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, TP Hà Nội. ............................................................................................... 58 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030 .................................... 58 3.2. Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực QLDA ................................... 59 3.3. Giải pháp quản lý chất lượng của chủ đầu tư đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện và công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. ............................................................................................................... 62 3.4. Giải pháp quản lý nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình ...................................................................................... 68 3.5. Giải pháp quản lý quy trình giám sát chất lượng thi công xây dựng. ............................................................................................................... 69 3.6. Giải pháp quản lý công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng. ... 79 3.6.1. Đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu. ........... 79 3.6.2. Tiêu chuẩn hóa các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về kỹ thuật. ............. 79 3.6.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong Trung tâm Phát triển quỹ đất. ........................................................................................ 80 3.6.4. Hoàn thiện quy trình thực hiện đấu thầu. .......................................... 81 3.6.5. Đẩy nhanh việc đấu thầu qua mạng. ................................................. 82 Kết luận .............................................................................................................. 84 Kiến nghị ............................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCKTKT Báo cáo kinh tế - kỹ thuật BVTC Bản vẽ thi công CĐT Chủ đầu tư CNTT Công nghệ thông tin CT Công trình DA Dự án ĐTXD Đầu tư xây dựng HĐND Hội đồng nhân dân HSDT Hồ sơ dự thầu GSCL Giám sát chất lượng KT-XH Kinh tế - xã hội NĐ-CP Nghị định Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước PTQĐ Phát triển quỹ đất QĐ Quyết định QH Quốc hội QL Quản lý QLCL Quản lý chất lượng QLDA Quản lý dự án UBND Ủy ban nhân dân TT-BXD Thông tư - Bộ xây dựng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Bảng 1.1 Tên bảng Trang Trình độ chuyên môn của cán bộ Trung tâm PT 16 quỹ đất huyện Mê Linh Bảng 1.2 Bảng thống kê các loại chứng chỉ của cán bộ Trung tâm PTQĐ huyện Mê Linh 17 Bảng 1.3 Tổng hợp chất lượng một số công trình do Trung tâm PTQĐ huyện Mê Linh làm CĐT giai đoạn 2010 - 2017 22 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Vị trí huyện Mê Linh trong thành phố Hà Nội 4 Hình 1.2 Địa giới hành chính các xã, thị trấn thuộc huyện Mê Linh 5 Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm PT quỹ đất huyện Mê Linh 15 Hình 1.4 Hạ tầng khu đất đấu giá tại khu TTHC huyện Mê Linh 24 Hình 1.5 Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Vườn Dĩm, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. 25 Hình 1.6 Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất tại điểm X4 TDP số 8, thị trấn Quang Minh 26 Hình 1.7 Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất tại tổ dân phố số 3 thị trấn Chi Đông 27 Hình 1.8 Hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất tại tổ dân phố số 3 thị trấn Chi Đông 27 Hình 2.1 Hình thức chủ đầu tư tự quản lý dự án 38 Hình 2.2 Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 39 Hình 2.3 Sơ đồ mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng 47 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình kiểm tra nhân sự của nhà thầu 68 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình kiểm tra thiết bị thi công của nhà thầu trước khi đưa và sử dụng 69 Hình 3.3 Sơ đồ nghiệm thu công việc xây dựng 70 Hình 3.4 Sơ đồ nghiệm thu bộ phân, giai đoạn thi công xây dựng 74 Hình 3.5 Sơ đồ quy trình nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa và sử dụng 76 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Huyện Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội với quy mô là 14.251 ha. Trong phạm vi của Vùng Hà Nội, huyện Mê Linh có vị thế quan trọng, nằm trong vùng giao thoa giữa trục hành lang kinh tế Đông Tây của quốc gia và tuyến vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội. Huyện Mê Linh nằm trong chuỗi đô thị mở rộng về phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, chuyển dịch dần dân cư từ khu vực nội đô ra các khu mới. Vì vậy công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội là một trong những vấn đề then chốt nhất. Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện được UBND huyện phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong linh vực đất đai. Trong những năm gần đây thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh xác định công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là nhiệm vụ phải được tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất từ những năm gần đây đã góp phần tạo nguồn thu để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất đấu giá, tạo nguồn đất sạch phục vụ việc đấu giá đất hàng năm là rất cần thiết. Đối với QLDA ĐTXD công trình thì công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, một trong những yếu tố quyết định tới thành công của dự án. Mặc dù vậy, một số công trình không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật do Trung tâm PTQĐ làm chủ đầu tư. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều cấu kiện, bộ phận hạng mục công trình không đảm bảo an toàn, kém chất 2 lượng bị phá bỏ làm lại hoặc xử lý bằng các biện pháp gia cố tốn kém. Nhiều công trình tiềm ẩn sự kém chất lượng chưa được kiểm tra, nhanh chóng xuống cấp. Đối với học viên, hiện là một kỹ sư công tác tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh tôi nhận thấy rằng, chất lượng của dự án xây dựng công trình HTKT là yếu tố quan trọng quyết định đến tuổi thọ của công trình cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng hạ tầng đó khi công trình bàn giao cho người sử dụng ( người mua). Nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình HTKT trên địa bàn huyện Mê Linh. Với luận văn này học viên chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình HTKT tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh”. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình HTKT tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật . Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng công trình của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, giai đoạn thực hiện. - Về không gian: Các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Mê Linh do Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh làm CĐT; quản lý và điều hành dự án. - Về thời gian: từ năm 2015 đến 2020. 3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hỗn hợp: Kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thu thập tổng hợp, phân tích số liệu thực tế. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương: Chương 1: Tổng quan công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ tuật tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 4 NỘI DUNG Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 1.1. Giới thiệu chung về huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Hình 1.1: Vị trí huyện Mê Linh trong thành phố Hà Nội. Mê Linh là một huyện nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội. Huyện Mê Linh có vị trí là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 5 khoảng 25km, có đường quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua, gần sân bay Nội Bài...và là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, huyện trung du miền núi phía Bắc. Mê Linh là huyện mới được sáp nhập vào thành phố Hà Nội kể từ ngày 01/08/2008. Ranh giới hành chính huyện Mê Linh được giới hạn: + Phía Bắc giáp huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. + Phía Nam giáp sông Hồng, các huyện Đan Phượng. + Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn. + Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Tổng diện tích tự nhiên của huyện là: 14.251ha. b. Điều kiện tự nhiên Huyện Mê Linh hiện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 2 thị trấn và 16 xã. Hình 1.2. Địa giới hành chính các xã, thị trấn thuộc huyện Mê Linh. 6 Mê Linh là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất đai có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê sông Hồng, tiểu vùng trũng. Địa hình đồng bằng bồi tụ phù sa sông (phù sa mới), bằng phẳng. Phía Đông Bắc huyện có xen núi thấp: Ba Tượng 334m, Coi Vây 319m. Sông Cà Lồ ranh giới phía Bắc huyện, sông Hồng ranh giới phía Nam huyện. Vị trí địa lý của huyện Mê Linh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xă hội. Với điều kiện thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, đường không và đường sông tạo cho Mê Linh có lợi thế trong giao lưu kinh tế với các tỉnh trung du và miền núi phía bắc cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cho Mê Linh phát triển toàn diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội. 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế huyện Mê Linh những năm qua từng bước phát triển ổn định và tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao. Sau khi sáp nhập về Hà Nội huyện Mê Linh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế từ năm 2010 đến nay tăng bình quân hàng năm đạt 12,5%.[18] Các ngành kinh tế đều tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Thu ngân sách đạt kết quả cao. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng gia tăng sản xuất từ năm 2010 đến nay là ngành công nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 28%/năm; tiếp đó là đóng góp của ngành dịch vụ. Giá trị tổng sản phẩm trong huyện Mê Linh đã có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng từ công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp và sự vươn lên của 7 ngành dịch vụ khẳng định giá trị của mình trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện nay, huyện Mê Linh có khoảng hơn 358 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện, trong đó có hơn 65% hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: tư vấn thiết kế, giám sát, thi công xây dựng; cung cấp vật liệu, thiết bị, máy móc phụ vụ thi công xây dựng. 1.1.3. Cơ sở hạ tầng xã hội * Hiện trạng công trình cơ quan, công sở: Khu trung tâm hành chính – chính trị huyện Mê Linh nằm ở xã Đại Thịnh. Trong từng xã đều có UBND xã được bố trí ở vị trí khá thuận lợi cho việc đi lại và làm việc. Ở cấp xã có 18 nhà văn hóa xã thị trấn chủ yếu là cũ, hiện tại mới có 4 nhà văn hóa được xây mới; Cấp thôn có 92 nhà văn hóa thôn trong đó được xây mới từ đầu là 14 nhà văn hóa, còn lại là tận dụng... * Hiện trạng các công trình y tế: Mỗi xã/thị trấn đều có 1 trạm y tế. Nhìn chung, số xã đạt chuẩn y tế quốc gia trung bình (13/18 xã). Các xã còn lại chưa đạt chuẩn quốc gia chủ yếu do yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo, nhà trạm xuống cấp. * Hiện trạng công trình giáo dục: Toàn huyện có 20 trường mầm non, 32 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, và 07 trường trung học phổ thông. Tình hình hệ thống trường học hiện nay trên địa bàn huyện ngoài trường mầm non đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên trong tương lai theo Quy hoạch chung Hà Nội sẽ phát triển thêm rất nhiều các khu đô thị mới. Do vậy khi lập quy hoạch chung xây dựng Huyện sẽ phải tính toán và bổ sung thêm hệ thống trường học cho phù hợp với quy mô dân số mới.[17] * Hiện trạng hệ thống công trình thể dục, thể thao: Hệ thống cơ sở thể dục thể thao của huyện khó khăn do sự tách và sáp nhập hành chính. Hiện nay, huyện Mê Linh đang xây dựng trung tâm văn hóa 8 – thể thao. Hiện tại có 8 xã có sân vận động, có quy hoạch quỹ đất xây dựng công trình văn hóa. 1.1.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện Mê Linh. a. Hiện trạng giao thông Loại hình giao thông hiện có trên địa bàn huyện Mê Linh hiện nay chủ yếu là giao thông đường bộ và có vị trí rất gần sân bay Quốc Tế Nội Bài, trên địa bàn huyện có cảng Chu Phan nhưng chỉ sử dụng để khai thác cát sông Hồng. * Giao thông đối ngoại - Giao thông hàng không: (Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài): + Là của ngõ giao lưu quốc tế cũng như trong nước của thành phố Hà Nội nói chung và huyện Mê Linh nói riêng. Sân bay quốc tế Nội Bài có vị trí rất gần huyện Mê Linh và được kết nối trực tiếp với huyện bằng đường Bắc Thăng Long Nội Bài. * Giao thông đường bộ Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài:Đoạn qua huyện dài 2,3km, từ Km 7 + 300 đến Km 9 + 600, đi qua địa phận thị trấn Quang Minh. Mặt đường rộng 23m, có dải phân cách cứng và mềm. Trung bình một ngày có khoảng 40500 lượt phương tiện giao thông trên đường. Quốc lộ 23b: Là trục giao thông chính của huyện, dài 12 Km, chạy qua 4 xã (Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh và Thanh Lâm). Mặt đường nhựa rộng 5,80m, Đoạn qua ủy ban huyện và nghĩa trang Thanh Tước đã được cải htạo mở rộng 10,5m. Trung bình một ngày có khoảng 20500 lượt phương tiện các loại tham gia giao thông. Tình trạng đường hiện nay đang xuống cấp, chật hẹp. * Giao thông đường sắt: Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, dài 7km, từ Km29 đến Km36, có 1 nhà ga (ga Thạch Lỗi nằm ở thị trấn 9 Chi Đông đóng vai trò là ga hàng hóa) Trung bình một ngày có khoảng 30 chuyến tàu đi qua, trong đó có 14 chuyến tầu khách và 16 chuyến tầu hàng. * Giao thông đường sông: Sông Hồng: Dài 15,2 km đi qua địa bàn 7 xã: Vạn Yên, Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Dọc theo tuyến giao thông đường thủy của sông Hồng có 3 bến, bãi (1 bến phà, 2 bãi bốc dỡ hàng hóa) * Các tuyến đường tỉnh lộ: Gồm 5 tuyến đường: đường 35, đường 36, đường 308, đường 301 và đường 312 Đường 35: Dài 7,1 km (từ cầu Kim Anh đến đê sông Hồng thuộc xã Tráng Việt), mặt đường rộng 3,5m; chạy qua 6 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Chi Đông, xã Kim Hoa, xã Thanh Lâm, xã Đại Thịnh, xã Mê Linh, xã Tráng Việt. Trung bình một ngày có khoảng 15230 lượt phương tiện lưu thông trên đường. Đường 36: Dài 4,5 km, rộng 36.0m, có dải phân cách giữa từ đường Bắc Thăng Long thị trấn Quang Minh rồi qua khu CN ra thị trấn Chi Đông. Mật độ giao thông tham gia tập trung chủ yếu vào các đầu giờ và cuối giờ làm việc của các doanh nghiệp. Đường 301: Dài 3,7 km, mặt bê tông rộng 6÷7m (từ Công ty Hamatra xã Tiền Phong đến đê sông Hồng thuộc xã Tráng Việt), qua địa bàn 2 xã Tiền Phong và Tráng Việt. Trung bình một ngày có khoảng 11500 phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông. Đường 308: Dài 9,7km, rộng 7÷8m đi qua 5 xã Tiến Thắng, Tự Lập, Liên Mạc, Tiến Thịnh ra cảng Chu Phan. Trung bình một ngày có khoảng 19320 lượt các phương tiện lưu thông trên đường. 10 Đường 312: Dài 7,2 km, mặt đường bê tông, rộng 6,0m (chạy từ Quốc lộ 23B đến đê sông Hồng thuộc Thạch Đà), đi qua 2 xã Thạch Đà và Tam Đồng. Trung bình một ngày có khoảng 9530 phương tiện tham gia lưu thông. * Các tuyến đường Huyện lộ, Liên xã: 3 tuyến đường huyện lộ chính: Đường từ thị trấn Quang Minh đi qua thị trấn Chi Đông và xã Kim Hoa: Dài 5km, rộng 3,5 m. Mật độ giao thông tham gia trong ngày có khoảng 7500 lượt phương tiện lưu thông trên đường. Đường từ đường 312 đến đường 308, qua xã Tam Đồng và xã Kim Hoa:Dài 4,5km, rộng 5 m. Mật độ giao thông tham gia trong ngày có khoảng 3 200 lượt phương tiện lưu thông trên đường. Đường từ xã Thạch Đà đi xã Vạn Yên: Dài 6,1 km, đi qua địa bàn 3 xã: Thạch Đà, Liên Mạc, Vạn Yên, mặt rải nhựa rộng 4 đến 6 m. Mật độ giao thông trung bình tham gia trong ngày có khoảng 3700 lượt người và phương tiện lưu thông trên đường. Các tuyến đường liên xã, liên thôn hầu hết đã được bê tông hóa, mặt đường rộng từ 5– 7m. Đường liên thôn, trục thôn: Tổng số 66,7 km, đã bê tông hóa: 30,3 km (đạt 45,4%). Trong đó có 14km đã xuống cấp, cần đầu tư nâng cấp chiếm 21%. * Tuyến đường đê sông Hồng: Dài 19,865 km(từ Km 28 + 900 đến Km 48 + 165) đi qua địa bàn 7 xã: Vạn Yên, Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Mặt đường bê tông rộng 5,5 m. Trung bình một ngày có khoảng 12580 lượt phương tiện giao thông. b. Hệ thống bến bãi đỗ xe: Hệ thống bãi đỗ xe đối ngoại: Trên địa bàn huyện Mê Linh không có bến xe ô tô. Có 02 điểm cuối của xe buýt chạy trên 2 tuyến đường gồm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan