Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hlu vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ common law 8đ...

Tài liệu Hlu vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ common law 8đ

.DOCX
6
202
113

Mô tả:

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................ 2 I. Khái quát về dòng họ pháp luật Common Law và án lệ .......................... 2 1. Dòng họ pháp luật Common Law ........................................................... 2 2. Án lệ ........................................................................................................ 2 II. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law .................................................. 3 C. KẾT LUẬN ........................................................................................... 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 A. MỞ ĐẦU Nói đến sự hình thành và phát triển của hệ thống luật trên thế giới không thể không nhắc đến Common Law, dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới. Trong đó, các phán quyết của tòa án (án lệ) chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống nguồn luật của dòng họ này, giúp ta hiểu rõ về bản chất, tính chất và sự khác biệt giữa Common Law và Civil Law. Vì vậy em xin chọn vấn đề: “Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Commen Law.” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kỳ của mình. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát về dòng họ Common Law và án lệ 1. Dòng họ Common Law Common Law là dòng họ pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law). Common Law là loại luật có nguồn gốc từ hoạt động của tòa án Hoàng gia Anh, được áp dụng chung cho toàn bộ nước Anh, thay thế cho luật địa phương. Common Law là một bộ phận của hệ thống pháp luật Anh, bên cạnh Equity Law. Nó được hiểu là toàn bộ luật có nguồn gốc án lệ, có thể gọi là Case law, phân biệt với luật thành văn (Status Law). Đây là một dòng họ cơ bản trên thế giới – bao gồm các hệ thống pháp luật của các nước có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước Anh. Common Law hiện nay cần phải được hiểu theo 3 nghĩa khác nhau: Thứ nhất, đó là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh; Thứ hai, trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case law) của Common Law được tạo ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên; Thứ ba, trên phương diện hệ thống Tòa án, Tòa án và các án lệ của Common Law cũng khác biệt với Tòa án và các án lệ của Equity Law. 2. Án lệ Trong lịch sử lập pháp của thế giới, nếu như án lệ chỉ là nguồn thứ yếu nhất trong hệ thống pháp luật Civil Law (Pháp, Đức, Italy,..) thì nó lại là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Common Law (Anh, Mỹ, Australia,...). Về án lệ, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm này. Hiểu theo nghĩa rộng, “án lệ” là một hệ thống những quy tắc bất thành văn đã dược công nhận và được hình thành thông qua những các quyết định của tòa án, đó là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ thống các cơ quan Tòa án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc 2 trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và Tòa án tối cao (Supreme Court hoặc House of Lord Thượng nghị viện, là Tối cao Pháp viện trong hệ thống tòa án Anh), hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Tòa án. Theo nghĩa hẹp, Hiểu theo nghĩa hẹp, “án lệ” là một cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dùng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai, đây chính là phương pháp điển hình của sự hình thành và phát triển truyền thống pháp luật án lệ. Hay nói cách khác án lệ được hiểu bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi Tòa án và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy ra sau này, hay là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Có năm đặc điểm đặc trưng của án lệ. Thứ nhất, nó đáp ứng được điều kiện về nguyên tắc, đòi hỏi của thực tiễn đời sống và pháp luật. Nó khiến cho pháp luật gần gũi hơn với đời sống thực tế. Thứ hai, nó đảm bảo tính chắc chắn và ổn định của hệ thống pháp luật. Thứ ba, nguyên tắc stare decisis (học thuyết án lệ) khẳng định tranh chấp tương tự cần đạt kết quả pháp lí tương tự, thẩm phán phải tuân thủ các phán quyết đã được tuyên trước đó, đặc biệt đối với những phán quyết của tòa án cấp cao hơn, điều này góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất, tránh được hiên tượng một vụ án mà tòa án các cấp khác nhau đưa ra chế tài khác nhau. Thứ tư, tồn tại từ lâu, phù hợp với vụ án cần xét xử. Thẩm phán chính là người tìm ra và áp dụng án lệ. Tuy nhiên trên thực tế công việc này hết sức khó khăn vì tìm ra một án lệ phù hợp trong cả một hệ thống án lệ đồ sộ để áp dụng một cách thỏa đáng không phải là dễ. Thứ năm, chỉ có những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ và có tính pháp lí. Còn các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham khảo. Ví dụ như ở Anh, chỉ có Tòa án tối cao mới được phép ban hành án lệ, các tòa án cấp dưới phải tuân theo. Các án lệ bắt buộc được viết trong Law Reports, All England Law Reports, Weekly Law Reports...tức là nhìn ở khía cạnh nào đó là đã được pháp điển hóa. Đây có thể coi là một minh chứng cho sự xích lại gần nhau của 2 hệ thống Common law và Civil law. II. Vị trí của án lệ trong các hệ thống nguồn luật thuộc dòng họ Common Law Trước hết phải khẳng định án lệ có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nguồn luật thuộc dòng họ Common Law. Pháp luật Anh – Mỹ đã thừa nhận án lệ là nguồn giải thích pháp luật và là nguồn của pháp luật trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng. Theo đó, án lệ đựơc hiểu là đường lối áp dụng của toà án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ mà các thẩm phán có thể theo đó để xét xử trong các trường hợp tương tự. Án lệ có hai nhiệm vụ: một là giải thích và áp dụng 3 pháp luật; hai là dự bị các cải cách pháp luật. Ở những nước này, toà án có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “sáng tạo” ra pháp luật thông qua các quyết định xét xử của mình. Các quy tắc pháp luật đã được đưa ra trong một phán quyết của toà án khi xét xử một vụ việc tương tự đều có hiệu lực ràng buộc đối với thẩm phán của các toà án cùng cấp hoặc cấp dưới (trừ phán quyết của toà án sơ cấp). Phán quyết của toà án tối cao không chỉ có hiệu lực ràng buộc với các toà án sơ cấp, mà với cả toà án cao cấp có vị trí thứ bậc thấp hơn toà án đó, thậm chí đối với cả toà án cùng cấp với toà án đó. Tuy nhiên, thẩm phán có thể không áp dụng quy tắc tiền lệ này trong trường hợp họ cho rằng, các tình tiết của vụ án mình đang xét xử không giống với các tình tiết trong vụ án đã xét xử trước. Ngay cả trong trường hợp các tình tiết được coi là giống nhau, thẩm phán cũng có quyền không chịu sự ràng buộc của một quy tắc tiền lệ đã được lập ra trong một phán quyết ban hành trước đó, nếu cho rằng quy tắc đó không phải là một căn cứ có tính chất quyết định, đặc biệt là trong trường hợp căn cứ đó chỉ có tính chất bổ sung, còn đang được tranh cãi hay trong trường hợp quy tắc được đưa ra vượt quá khuôn khổ của vụ việc cần xét xử Ngoài việc thừa nhận nguyên tắc tiền lệ là nguồn của pháp luật, pháp luật các nước này còn thừa nhận quy tắc giải thích luật. Theo quy tắc này, tuỳ theo mức độ không rõ ràng của văn bản luật, toà án có quyền giải thích luật theo theo câu chữ (câu chữ của quy phạm cần giải thích và ngữ cảnh của quy phạm đó); căn cứ vào mục đích điều chỉnh của quy phạm (mục đích của nhà làm luật muốn đạt được khi xây dựng quy phạm); hoặc cách giải thích trung gian, gọi là quy tắc vàng, như vậy, khi giải thích, toà án phải căn cứ vào câu chữ của luật, trừ trường hợp nếu giải thích như vậy có thể dẫn đến một kết quả phi lý hoặc không công bằng mà nhà làm luật chắc chắn không muốn khi ban hành quy phạm đó. Án lệ có vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Common Law, tuy nhiên vai trò ấy ở mỗi nước lại có sự khác nhau, điển hình là giữa Anh và Mỹ. Trong cả hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ thì đều tôn trọng nguyên tắc “stare decisis” nghĩa là tuân thủ các pháp quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này thì tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do các tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Tuy nhiên sự tuân thủ nguyên tắc “stare decisis” ở Anh có phần khắt khe hơn rất nhiều so với ở Mĩ. Án lệ ở Anh đậm nét hơn vì ở Anh nó đã trở thành một nguyên tắc đã ăn sâu vào tiềm thức của người Anh. Mức độ tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc stare decisis của các tòa án ở Anh thể hiện ở sự không muốn phủ nhận các phán quyết trong quá khứ của chính mình. Ngoài ra, họ tạo ra luật và thay đổi luật bằng các bản án của họ nhưng các thẩm phán có xu hướng ra sức biện luận trong các bản án của mình rằng trong các vụ án đang thụ lý họ không làm gì hơn ngoài việc “ tìm ra” các quy định pháp luật đã có và đã được động đến trong án lệ. Ở Mỹ, tiền lệ pháp được các tòa án trích dẫn thường xuyên nhưng trong các 4 bản án cũng dành nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chính sách chung, so với các thẩm phán Anh, thẩm phán Mỹ đề cập nhiều hơn đến hệ quả thực tiễn của một phán quyết xem nó có phù hợp với nhu cầu chính sách hay không. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể là do lịch sử phát triển của từng nước khi Mỹ ban đầu là thuộc địa của Anh nhưng từ khi giành được độc lập thì muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh nên không thực sự ưa chuộng tiền lệ pháp có nguồn gốc từ Anh; hơn nữa Mỹ là một hợp chủng quốc, đa tôn giáo, sắc tộc, khong phù hợp với án lệ cứng nhắc và lâu đời; ngoài ra cấu trúc tòa án của Mỹ với 50 bang, phán quyết của tòa án tối cao cấp bang và liên bang không chịu sự ràng buộc của chính mình, tòa án bang không bị bắt buộc tuân thủ án lệ của các tòa án ở các bang khác, khiến cho việc áp dụng án lệ ở Mỹ không nghiêm ngặt như ở Anh. Việc sử dụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lí của Common law: đó là chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận qui nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc. Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống Common law mở, gần gũi với đời sống thực tế, tạo cho thẩm phán vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật (các vụ việc luôn được toà án thụ lý giải quyết, ngay cả khi pháp luật thiếu các quy định điều chỉnh), nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, bảo vệ sự công bằng, công lý trong quan hệ hợp đồng. Đồng thời cũng hạn chế sự phát sinh của luật (trong trường hợp nhiều vụ án tương tự nhau có thể cùng áp dụng một án lệ). Nó cũng Tuy nhiên việc sử dụng án lệ là nguồn chính cũng có mặt tiêu cực. Nguyên nhân là vì án lệ là một nguồn mà cần phải liên tục thay đổi, điều này vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật: đó là tính ổn định (dù chỉ ở mức tương đối). Có 3 lí do chính cần phải đổi mới hệ thống án lệ. Thứ nhất là do bản thân án lệ ngay từ đầu đã bất hợp lí nên thay đổi là cần thiết. Thứ hai là do cuộc sống thay đổi liên tục và ngày càng phức tạp. Án lệ có thể đã tồn tại trong một khoảng thời gian nhưng những qui phạm tiềm ẩn trong án lệ không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội. Thứ ba, với việc trao cho thẩm phán thẩm quyền lớn như vậy sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ thẩm phán vừa là người tạo ra luật, vừa là người áp dụng pháp luật. Như thế sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của toà án và dẫn đến tình trạng cơ quan tư pháp “lấn át” quyền lập pháp. C. KẾT LUẬN Cùng với luật công bình (ở Anh), luật thành văn, tập quán pháp, các tác phẩm nghiên cứu pháp luật, lẽ phải tự nhiên, án lệ đã trở thành các nguồn luật cho dòng họ Common Law, tuy nhiên nó đã vượt lên trên và trở thành nguồn chính cho hệ thống pháp luật này vì những ưu điểm mà nó đem lại và hiện nay nó đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là với dòng họ Civil Law. Em xin cảm ơn! 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật So sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân – Hà Nội – 2008. 2. Luật so sánh (Bản Tiếng Việt) – Michael Bogdan - NXB.Kluwer – 2002. 3. Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Commom Law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil Law) - Lưu Tiến Dũng - Tạp chí Tòa án nhân dân - 1/2006. 4. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Michel Fromont, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2001. 5. Www.wikipedia.com 6. www.Luathoc.vn 7. www.Tuoitre.com.vn 8. www.luathoc.cafeluat.com 9. www.wattpad.com 10. www.thongtinphapluatdansu.edu.vn 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan